30 bài tập Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen mức độ khó - phần 2
Làm đề thiCâu hỏi 1 :
Ở một loài thực vật, chiều cao cây do 3 cặp gen không alen phân li độc lập, tác động cộng gộp. Sự có mặt mỗi alen trội làm chiều cao tăng thêm 5cm. Cho giao phấn cây cao nhất với cây thấp nhất của quần thể được F1 có chiều cao 190cm, tiếp tục cho F1 tự thụ phấn, về mặt lý thuyết thì cây có chiều cao 180cm ở F2 chiếm tỉ lệ :
- A 3/32
- B 5/16
- C 1/64
- D 15/64
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Phương pháp: vận dụng quy luật tương tác gen và quy luật phân ly độc lập, áp dụng toán xác suất.
Giả sử 3 cặp gen đó là Aa, Bb, Cc
Ta có kiểu gen của P: AABBCC × aabbcc → F1: AaBbCc
Cây F1 có 3 alen trội và cao 190cm, vậy cây cao 180cm có 1 alen trội. ( mỗi alen trội làm tăng chiều cao 5cm).
Cho F1 tự thụ phấn: AaBbCc × AaBbCc
Tỷ lệ cây mang 1 alen trội ở F2 là: ( có 6 cặp gen dị hợp)
Đáp án A
Câu hỏi 2 :
Ở một loài thực vật lưỡng bội, khi cho cây hoa đỏ giao phân với cây hoa đỏ (P) ở thế hệ F1 thu được kiểu hình gồm 3 cây hoa đỏ:1 cây hoa trắng. Biết không xảy ra đột biến, sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào môi trường. Theo lý thuyết, trong các trường hợp tỷ lệ phân ly kiểu gen dưới đây, có bao nhiêu trường hợp thỏa mãn F1 ?
(1) 1:2:1
(2) 1:1:1:1
(3) 1:1:1:1:1:2:2
(4) 3:3:1:1
- A 3
- B 4
- C 1
- D 2
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Phương pháp : dựa vào tỷ lệ bài cho, giả thiết các trường hợp về gen quy định tính trạng
Cho cây hoa đỏ x hoa đỏ → 3 hoa đỏ : 1hoa trắng
- TH 1 : 1 gen quy định 1 tính trạng : A – hoa đỏ trội hoàn toàn so với a – hoa trắng :Aa × Aa → 1AA:2Aa:1aa → (1) đúng
- TH2 : 2 Gen quy định 1 tính trạng :
+ kiểu tương tác 13:3
A-B- ; A-bb;aabb : hoa đỏ ; aaB- hoa trắng
AaBb × aabb → 1AaBb:1Aabb:1aaBb:1aabb : 3 đỏ:1 trắng → (2) đúng
+ kiểu tương tác 9:7
A-B-: đỏ ; aaB-/A-bb/aabb: trắng
AaBB ×AaBb → (1AA:2Aa:1aa)(1BB:1Bb) → 1:1:1:1:2:2 (3 đỏ: 1 trắng) → (3) đúng.
Vậy có 3 tỷ lệ kiểu gen thỏa mãn.
Đáp án A
Câu hỏi 3 :
Ở một loài, tính trạng màu lông tuân theo qui ước sau: A-B-: màu đỏ; A-bb: màu tím; aaB- : màu vàng; aabb: màu trắng. Một gen lặn thứ ba nằm trên một cặp NST khác khi tồn tại ở trạng thái đồng hợp (dd) gây chết tất cả các cá thể đồng hợp tử về màu tím, nhưng không ảnh hưởng đến các kiểu gen khác, gen trội hoàn toàn D không biểu hiện kiểu hình và không ảnh hưởng đến sức sống cá thể. Cho hai cá thể đều dị hợp tử về mỗi gen đem lai với nhau thu được F1. Kết luận nào sau đây đúng về khi nói về các cá thể có kiểu hình màu tím ở đời F1 ?
- A Có 6 kiểu gen qui định màu tím.
- B Có 3 kiểu gen dị hợp 1 cặp, mỗi kiểu chiếm tỉ lệ 1/32
- C Có 2 kiểu gen đồng hợp.
- D Có 2 kiểu gen dị hợp hai cặp gen
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Theo bài ra, có dd là chết tất cả các cá thể đồng hợp tử về màu tím : AAbb
P: AaBbDd x AaBbDd
F1 (lý thuyết) : (1AA: 2Aa : 1aa).(3B- : 1bb).(3D- : 1dd)
Xét màu tím:
F1 (lý thuyết) : (1AA : 2Aa).bb.(1DD : 2Dd : 1dd)
↔ (1AA : 2Aa).bb.(1DD : 2Dd) : (1AA : 2Aa).bb.dd <phá ngoặc ở kiểu gen thứ 3>
Kiểu gen Aabbdd bị chết
→ thực tế, F1: (1AA : 2Aa).bb.(1DD : 2Dd) : 2Aabbdd
Hay là : 9A-bbD- : 2Aabbdd
Số kiểu gen qui định mà tím là: 2 x 2 + 1 = 5 → A sai
Chỉ có 1 KG đồng hợp là : AabbDD → C sai
Chỉ có 1 KG dị hợp 2 cặp gen: AabbDd
Số kiểu gen dị hợp 1 cặp gen là: 3 : AabbDD , AAbbDd, Aabbdd
Chiếm tỉ lệ theo lý thuyết là: 2/4 x ¼ x ¼ = 1/32
→ B đúng
Đáp án B
Câu hỏi 4 :
Màu lông ở thỏ do 2 cặp gen nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể thường quy định, trong đó : B – lông xám, b – lông nâu; A – át chế B,b cho màu lông trắng, a – không át. Cho thỏ lông trắng có kiểu gen đồng hợp lai với thỏ lông nâu được F1 toàn thỏ lông trắng. Cho thỏ F1 lai với nhau được đời con F2 chỉ xuất hiện 2 loại kiểu hình. Tính theo lý thuyết, trong số thỏ lông trắng thu được ở F2 thì số thỏ lông trắng có kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ:
- A 12,5%
- B 16,7%
- C 6,25%
- D 33,3%
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
A-B- = A-bb = trắng aaB- = xám aabb = nâu
P: trắng đồng hợp (AABB / AAbb) x nâu (aabb) →F1 100% trắng (A-)
TH1 : AABB x aabb → F1 : AaBb
F1 x F1 → F2 : 12A- : 3aaB- : 1aabb ↔ 3 kiểu hình → không thỏa mãn đề bài
TH2 : AAbb x aabb → F1 : Aabb
F1 x F1 → F2 : 3A-bb : 1aabb ↔ 2 kiểu hình → thỏa mãn
Trắng F2 : A-bb = ¾
Trắng đồng hợp F2 : AAbb = ¼
→ F2 : AAbb/ A-bb = 1/3 = 33,33%
Đáp án D
Câu hỏi 5 :
Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây do ba cặp gen (A,a; B,b; D,d) phân li độc lập, tương tác cộng gộp quy định, trong đó kiểu gen càng chứa nhiều alen trội thì cây càng cao. Đem lai cây cao nhất với cây thấp nhất thu được F1. Cho hai cây F1 giao phấn với nhau. ở thế hệ F2, các cây cao 120cm và các cây cao 200 cm chiếm tỷ lệ bằng nhau và bằng 9,375%. Biết không xảy ra đột biến, sự biểu hiện của kiểu gen không phụ thuộc vào môi trường. Theo lí thuyết, trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận sai?
1. Sự có mặt 1 alen trội bất kì trong kiểu gen làm cây cao thêm 10cm.
2. Ở F2, có tối đa 4 kiểu gen quy định cây có chiều cao 160 cm.
3. Ở F2, loại kiểu gen quy định cây có chiều cao 120 cm có số lượng lớn nhất.
4. Ở F2, các cây có chiều cao 140 cm chiếm tỉ lệ lớn nhất
- A 1
- B 2
- C 3
- D 4
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Sử dụng công thức tính tỷ lệ kiểu gen mang a alen trội ở đời sau:\(\frac{{C_n^a}}{{{2^n}}}\)
Trong đó n là số cặp gen dị hợp, a là số alen trội của kiểu gen đó.
Lời giải chi tiết:
Cho cây cao nhất (AABBDD) lai với cây thấp nhất (aabbdd) cho F1 có kiểu gen AaBbDd.
Cho cây F1 giao phấn với nhau: AaBbDd × AaBbDd
Ở F2 tỷ lệ cây cao 120cm và 200cm bằng 9,375% , gọi số alen trội có trong kiểu gen của cây cao 120cm là a, ta có
\(\frac{{C_n^a}}{{{2^n}}} = \frac{{C_6^a}}{{{2^6}}} = 0,09357 \to a = 1\)
→ cây 120cm có 1 alen trội và cây có 200cm có 5 alen trội → sự có mặt của 1 alen trội làm tăng \(\frac{{200 - 120}}{{5 - 1}} = 20\)→ (1) sai.
Xét các phát biểu:
(1) Sai.
(2) Ở F2, có tối đa 4 kiểu gen quy định cây có chiều cao 160 cm
Cây cao 160cm có 3 alen trội, số kiểu gen có 3 alen trội,3 alen lặn là 7(AAB,AAD,ABD,ADD,BDD,ABB,BBD) → (2) sai
(3) Ở F2, loại kiểu gen quy định cây có chiều cao 120 cm có số lượng lớn nhất
Cây cao 120cm có 1 alen trội → chỉ có 3 kiểu gen → (3) sai
(4) Ở F2, các cây có chiều cao 140 cm chiếm tỉ lệ lớn nhất
Cây cao 140cm có 2 alen trội chiếm tỷ lệ \(\frac{{C_6^2}}{{{2^6}}} = \frac{{15}}{{64}} < \frac{{C_6^3}}{{{2^6}}} = \frac{{20}}{{64}}\)→(4) sai
\(\frac{{C_6^3}}{{{2^6}}} = \frac{{20}}{{64}}\) là tỷ lệ kiểu gen có 3 alen trội,
Vậy cả 4 ý đều sai.
Chọn D
Câu hỏi 6 :
Ở một loài thực vật, chiều cao cây do 3 gen không alen tác động cộng gộp, mỗi gen gồm 2 alen, các gen PLĐL và cứ mỗi gen trội khi có mặt trong kiểu gen sẽ làm cho cây thấp đi 10cm. Cây cao nhất là 220cm. Cho thụ phấn giữa cây cao nhất và cây thấp nhất thu được đời F1. Cho các cây F1 giao phấn với nhau thu được đời F2. Những cây có chiều cao 190cm chiếm tỷ lệ bao nhiêu ?
- A 6/64
- B 15/64
- C 20/64
- D 1/64
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Sử dụng công thức tính tỷ lệ cây có a alen trội: \(\frac{{C_n^a}}{{{2^n}}}\) , trong đó a là số alen trội, n là số cặp gen dị hợp
Lời giải chi tiết:
Cho cây cao nhất lai với cây thấp nhất: aabbdd × AABBDD → F1: AaBbDd
Cây cao nhất không có alen trội nào, cây cao 190cm có 3 alen trội và 3 alen lặn.
Phép lai giữa cây F1 × F1 cho đời con cây có chiều cao 190 chiếm tỷ lệ \(\frac{{C_6^3}}{{{2^6}}} = \frac{{20}}{{64}}\)
Chọn C
Câu hỏi 7 :
Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do ba cặp gen phân li độc lập cùng quy định. Khi trong kiểu gen có đồng thời cả 3 loại alen trội A, B, D thì hoa có màu đỏ, kiểu gen có hai loại alen trội A và B nhưng không có alen trội D quy định hoa vàng, các kiểu gen còn lại đều quy định hoa trắng. Theo lí thuyết, có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng?
1. Có tối đa 15 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa trắng
2. Cây hoa đỏ dị hợp tử về cả ba cặp gen tự thụ phấn, tạo ra đời con có số cây hoa trắng chiếm tỉ lệ 7/16
3. Cho một cây hoa đỏ giao phấn với một cây hoa trắng có thể thu được đời con có tỉ lệ kiểu hình là: 6 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng.
4. Cho cây hoa trắng thuần chủng giao phấn với cây hoa vàng thuần chủng, luôn thu được đời con gồm toàn cây hoa vàng.
- A 3
- B 1
- C 2
- D 4
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Quy ước gen: A-B-D- Hoa đỏ; A-B- hoa vàng; còn lại hoa trắng
Số kiểu gen quy định hoa trắng là 5×3 =15 → I đúng ( vì có 5 kiểu gen không mang 2 alen B và A; 3 kiểu gen của gen D)
Xét các phát biểu:
I đúng.
II. Cây hoa đỏ dị hợp 3 cặp gen: AaBbDd tự thụ phấn tỷ lệ hoa trắng là \({7 \over {16}}aabb \times 1\left( {DD:Dd:dd} \right) = {7 \over {16}}\)→ II đúng.
III. đúng, phép lai AaBbDd × aabbdd → (1Aa:1aa)(1Bb:1bb)(1Dd:1dd) → 6 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng.
IV. Sai, cây trắng thuần chủng aabbDD × vàng thuần chủng: AABBdd → cây hoa đỏ.
Chọn A
Câu hỏi 8 :
Ở một loài cây, 2 cặp gen A, a và B, b phân li độc lập cùng quy định hình dạng quả. Kiểu gen có cả A và B cho quả dẹt, kiểu gen có A hoặc B quy định quả tròn và kiểu gen aabb quy định quả dài. Lai 2 cây quả tròn thuần chủng (P). tạo ra F1 toàn cây quả dẹt. F1 tự thụ phấn, tạo ra F2. Cho các cây quả dẹt F2 giao phấn, tạo ra F3. Có bao nhiêu nhận định sau đây là đúng?
(1) F1 dị hợp tử 2 cặp gen. (3) Trong số cây quả dẹt ở F2, tỉ lệ cây mang kiểu gen dị hợp là 8/9.
(2) Ở F3 có 3 loại kiểu hình. (4) Ở F3, cây quả dài chiếm tỉ lệ 1/81
- A 1
- B 3
- C 2
- D 4
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Tính trạng hình dạng quả di truyền theo quy luật tương tác bổ sung
Lai 2 cây quả tròn thuần chủng tạo ra toàn quả dẹt → F1 là AaBb → 1 đúng
F1 tự thụ phấn, F2 phân li theo tỷ lệ 9:6:1
quả dẹt F2 gồm: (1AABB:2AABb:4AaBb:2AaBB)
f2 có tỷ lệ cây dị hợp là 4/9 → 3 sai
quả dẹt F2 giao phấn
F2: (1AABB:2AABb:4AaBb:2AaBB) × (1AABB:2AABb:4AaBb:2AaBB)
G: 4AB: 2Ab: 2aB: 1ab 4AB: 2Ab: 2aB: 1ab
F3 có 3 loại kiểu hình: dẹt A-B-, tròn A_bb, aaB- và dài aabb → 2 đúng
Tỷ lệ quả dài aabb ở F3: 1/9 . 1/9 = 1/81 → 4 đúng
Chọn B
Câu hỏi 9 :
Ở một loài thực vật lưỡng bội, khi lai hai cây hoa trắng thuần chủng với nhau thu được F1 toàn cây hoa trắng. Cho F1 giao phấn với nhau thu được F2 gồm 81,25% cày hoa trắng: 18,75% cây hoa đỏ. Cho F1 giao phấn với tất cả các cây hoa đỏ ở F2 thu được đời con F3. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết ở đời F3 số cây hoa đỏ thuần chủng trong tổng số cây hoa đỏ là:
- A 1/12
- B 1/6
- C 5/12
- D 2/5
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
F2 phân li KH theo tỷ lệ: 13:3, tính trạng di truyền theo tương tác át chế
Ta có:
P: AABB × aabb
F1: AaBb
F1 ngẫu phối
F2: 9A_B_(Trắng) : 3A_bb (Màu) : 3aaB_(Trắng) : 1aabb (Trắng)
Sự có mặt của B át chế sự biểu hiện của A
F1 giao phấn với cây hoa đỏ F2:
AaBb × (1AAbb: 2Aabb)
G: (1AB: 1Ab: 1aB: 1ab) × (2Ab: 1ab)
F3 số cây hoa đỏ là: 2AAbb : 3Aabb
Tỷ lệ hoa đỏ thuần chủng trong số cây hoa đỏ là: 2/5
Chọn D
Câu hỏi 10 :
Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao do 2 cặp gen Ạa, Bb nằm trên 2 cặp NST khác nhau quy định theo kiểu tương tác cộng gộp, trong đó cứ có 1 alen trội thì chiều cao cùa cây tăng lên l0cm. Tính trạng màu hoa do một cặp gen Dd quy định, trong đó alen D quy dịnh hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định hoa trắng. Phép lai giữa hai cây tứ bội có kiểu gen AAaaBbbbDDDd × AAaaBbbbDddd thu được đời F1 cơ thể tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội và các loại giao tử lưỡng bội có khả năng thụ bình thường. Theo lí thuyết, đời F1 có tối đa số loại kiểu gen vá số loại kiểu hình lần lượt là:
- A 45:15.
- B 32; 8.
- C 15; 4.
- D 45: 7
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Phép lai AAaa × AAaa → 5 kiểu gen
Phép lai Bbbb × Bbbb → 3 kiểu gen
Số kiểu hình về tính trạng chiều cao là 7 ( tính theo số lượng alen trội)
Phép lai: DDDd × Dddd → 3 kiểu gen và 1 kiểu hình
Chọn D
Câu hỏi 11 :
Để xác định quy luật di truyền chi phối sự hình thành màu sắc hoa một nhà khoa học đã tiến hành các phép lai sau:
Phép lai 1: lai hai dòng thuần chủng hoa trắng (1) với dòng thuần chủng hoa trắng (2) thu được 100% hoa trắng
Phép lai 2: lai hai dòng thuần chủng hoa trắng (2) với dòng thuần chủng hoa trắng (3) thu được 100% hoa trắng
Phép lai 3: lai hai dòng thuần chủng hoa trắng (1) với dòng thuần chủng hoa trắng (3) thu được 100% hoa xanh
Biết quá trình phát sinh giao tử không xảy ra đột biến. Có các kết luận sau về sự di truyền màu sắc
(1) Khi cho cây hoa xanh ở phép lai 3 lai với dòng hoa trắng (1) hoặc (2) đời con đều cho 25% hoa xanh
(2) Màu sắc hoa được quy định bởi một gen có nhiều alen.
(3) Nếu cho các cây hoa xanh ở phép lai 3 tự thụ phấn thi kiểu hình hoa trắng ở đời con chiếm 43,75%.
(4) Tính trạng màu sắc hoa do gen ngoài nhân quy định.
Có bao nhiêu kết luận đúng ?
- A 3
- B 2
- C 1
- D 4
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Ta thấy hoa trắng lai với hoa trắng cho 100% hoa trắng hoặc 100% hoa xanh → có sự tương tác bổ sung.
Quy ước gen A-B- hoa xanh ; aaB-/A-bb/aabb : hoa trắng
Phép lai 1: (1) AAbb × (2) aabb → Aabb : hoa trắng
Phép lai 2: (2) aabb × (3) aaBB → aaBb : hoa trắng
Phép lai 3: (1) AAbb × (3) aaBB → AaBb: hoa xanh
Xét các phát biểu:
(1) sai, AaBb × AAbb → 50% hoa xanh
(2) sai,
(3) nếu các cây hoa xanh tự thụ phấn, AaBb × AaBb → 9 hoa xanh: 7 hoa trắng → đúng
(4) sai.
Chọn C
Câu hỏi 12 :
Chiều cao của một loài cây được quy định bởi 4 gen không alen nằm trên 4 cặp NST tương đồng khác nhau. Trong đó cây cao nhất có chiều cao là 320cm và mỗi alen trội làm chiều cao giảm đi 15cm. Cho cây cao nhất lai với cây thấp nhất thu được F1, cho F1 tự thụ phấn thu được F2. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ cây có chiều cao 290cm ở F2 là
- A 7/64
- B 1/64
- C 5/64.
- D 6/64
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Sử dụng công thức tính tỷ lệ kiểu hình mang a alen trội \({{C_n^a} \over {{2^n}}}\) trong đó n là số cặp gen dị hợp
Lời giải chi tiết:
Cây cao 290 có số alen trội là: \({{320 - 290} \over {15}} = 2\)
Tỷ lệ cây cao 290cm là \({{C_n^a} \over {{2^n}}} = {{C_4^2} \over {{2^4}}} = {6 \over {64}}\)
Chọn D
Câu hỏi 13 :
Ở một loài thực vật, màu sắc hoa là do sự tác động của hai cặp gen (A,a và B,b) phân li độc lập. Gen A và gen B tác động đến sự hình thành màu sắc hoa theo sơ đồ:
Các alen a và b không có chức năng trên. Cho các cây dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn thu được F1. Theo lí thuyết, có bao nhiêu nhận định dưới đây là đúng:
I. Trong số các cây hoa đỏ ở F1 thì cây thuần chủng chiếm tỉ lệ 1/9
II. Các cây hoa trắng ở F1 chiếm tỉ lệ 7/9.
III. Tỉ lệ số cây hoa trắng thuần chủng luôn lớn hơn số cây hoa đỏ thuần chủng.
IV. Chọn ngẫu nhiên một cây hoa trắng ở F1; xác suất lấy được cây thuần chủng là 1/4
- A 4
- B 2
- C 3
- D 1
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Quy ước gen
A-B- đỏ; A-bb/aaB-/aabb: Trắng
P: AaBb × AaBb → 9A-B- : 3A-bb:3aaB-: 1aabb 9 đỏ; 7 trắng
I đúng, AABB = 1/16; A-B- = 9/16 → Trong số các cây hoa đỏ ở F1 thì cây thuần chủng chiếm tỉ lệ 1/9
II sai
III đúng, có 3/16 cây hoa trắng thuần chủng còn 1/16 hoa đỏ thuần chủng
IV sai xác suất lấy được cây thuần chủng là 3/7 (1aaBB. 1 AAbb,1aabb)
Chọn B
Câu hỏi 14 :
Ở một loài động vật cho cá thể lông trắng giao phối với cá thể lông đỏ được F1 đồng loạt lông trắng Cho F1 giao phối tự do được F2 có 75% số cá thể có màu lông trắng, 18,75 % các thể lông đỏ, 6,25% số cá thể có lông hung. Trong các câu sau:
(1) Tính trạng màu sắc lông của loài này bị chi phối bởi quy luật tương tác gen át chế (gen trội át).
(2) . Khi cho F1 lai với cơ thể dị hơp Aabb và aaBb thì đời sau của hai phép lai này có tỷ lệ giống nhau.
(3) trong số cá thể lông đỏ ở F2 thì các cá thể thuần chủng chiếm tỷ lệ 1/3
(4) nếu tất cả cá thể lông trắng ở thế hệ F3 giao phối ngẫu nhiên với nhau thì theo lý thuyết số cá thể lông hung chiếm tỷ lệ 1/36
Có bao nhiêu kết luận đúng?
- A 2
- B 4
- C 1
- D 3
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Tỷ lệ phân ly kiểu hình ở F2 là 12:3:1 đây là kiểu tương tác át chế trội
Quy ước gen
A-át chế B và b
a- không át chế B, b
B – lông đỏ
b – lông hung
F1 đồng loạt lông trắng mà ở F2 có 3 kiểu hình → P thuần chủng, F1 dị hợp 2 cặp gen
F1: AaBb × AaBb ↔ (3A-:1aa)(3B-:1bb)
Xét các phát biểu:
(1) Đúng
(2) Sai,
AaBb × Aabb → (3A-:1aa)x(1Bb:1bb) → KH: 6 trắng : 1 đỏ : 1 hung
AaBb × aaBb → (1Aa:1aa)(3B-:1bb) → 4 trắng: 3 đỏ:1 hung
(3) Cá thể đỏ ở F2 : 1aaBB:2aaBb → (3) đúng
(4) Nếu các cá thể trắng ở F2 giao phối ngẫu nhiên: (1AA:2Aa)(1BB:2Bb:1bb) ↔(2A:1a)(1B:1b)
Cá thể lông hung có kiểu gen aabb chiếm tỷ lệ \({1 \over 3} \times {1 \over 3} \times {1 \over 4} = {1 \over {36}}\) → (4) đúng
Chọn D
Câu hỏi 15 :
Sản phâm của hai gen A và B tương ứng là enzim A và enzim B. Hai enzim này xúc tác chuỗi phản ứng hình thành sắc tố đỏ theo sơ đồ dưới đây. Hai alen lặn tương ứng là a và b không tổng hợp đưọc enzim. Mỗi locus gen nằm trên một cặp NST tương đồng khác nhau.
Xét các phát biếu sau:
(1). Các gen tương tác bổ trợ theo tỉ lệ 9:7.
(2). Hai gen A và B tác động trực tiếp lên nhau mà không cần thông qua sản phẩm của chúng.
(3). Ngoài tương tác gen thì hai locus gen Aa và Bb còn chịu chi phối của quy luật phân li dộc lập.
(4). Cho F1 dị hợp tử về hai cặp gen trên lai phân tích thì đời con sẽ có sự phân tính theo tỉ lệ 3 đỏ: trắng.
Số phát biểu đúng là
- A 4
- B 2
- C 1
- D 3
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Quy ước gen :
A-B- đỏ ; aaB-/A-bb/aabb : trắng → tương tác bổ trợ kiểu 9:7→ (1) đúng
(2) sai, các gen tương tác thông qua tương tác sản phẩm của chúng
(3) đúng, vì các gen này nằm trên các NST khác nhau
(4) AaBb × aabb → 3 trắng :1 đỏ → (4) sai
Chọn B
Câu hỏi 16 :
Ở một loài hoa, xét 3 cặp gen phân li độc lập, các gen này quy định các enzim khác nhau cũng tham gia vào một chuỗi phản ứng hóa sinh để tạo nên sắc tố ở cánh hoa theo sơ đồ sau:
Các alen lặn đột biến k, l, m đều không tạo ra được các enzim K, L, M tương ứng. Khi các sắc tố không được hình thành thì hoa có màu trắng. Cho cây hoa đỏ đồng hợp tử về cả ba cặp gen giao phấn với cây hoa trắng đồng hợp tử về ba cặp gen lặn, thu được F1; Cho các cây F1 giao phấn với nhau, thu được F2. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết , trong tổng số cây thu được ở F2, số cây hoa vàng chiếm tỉ lệ.
- A 37/64
- B 9/64
- C 7/16
- D 9/16
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
P: KKLLMM × kkllmm → F1 : KkLlMm × KkLlMm
Cây hoa vàng có kiểu gen K-L-mm chiếm tỷ lệ : \({3 \over 4} \times {3 \over 4} \times {1 \over 4} = {9 \over {64}}\)
Chọn B
Câu hỏi 17 :
Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai gen không alen tương tác với nhau quy định. Nếu trong kiểu gen có cả hai loại alen trội A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ ; nếu chỉ có một loại alen trôi A hoặc B hoặc không có alen trội thì cho kiểu hình hoa trắng. Lai hai cây (P) có hoa trắng thuần chủng với nhau thu được F1 gồm toàn cây hoa đỏ. Cho cây F1 lai với cây hoa trắng có kiểu gen đồng hợp lặn về hai cặp gen nói trên thu được Fa. Biết rằng không có đột biến xảy ra, tính theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở Fa là:
- A 9 cây hoa trắng ; 7 cây hoa đỏ
- B 3 cây hoa đỏ ; 1 cây hoa trắng
- C 1 cây hoa trắng ; 1 cây hoa đỏ
- D 3 cây hoa trắng ; 1 cây hoa đỏ
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Ta có P: AAbb × aaBB → F1: AaBb
AaBb × aabb → 1AaBb: 1aaBb:1Aabb:1aabb
Tỷ lệ kiểu hình là 1 hoa đỏ: 3 trắng
Chọn D
Câu hỏi 18 :
Ở một loài thực vật , xét hai cặp gen (A,a và B ,b) phân li độc lập cùng quy định màu hoa . Khi trong kiểu gen có cả hai loại alen trội A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ , khi chỉ có một loại alen trội A thì cho kiểu hìn hoa vàng , khi chỉ có alen trội B thì kiểu hình hoa hồng , khi có hoàn toàn alen lặn thì cho kiểu hình hoa trắng. Cho biết không xảy ra đột biến có bao nhiêu cách sau đây giúp xác định chính xác kiểu gen của một cây đỏ T thuộc loài này ?
1) Cho cây T tự thụ phấn
2) Cho cây T giao phấn với cây hoa đỏ có kiểu gen dị hợp về hai cặp gen
3) Cho cây T giao phấn với cây hoa đỏ có kiểu gen dị hợp về 1 cặp gen
4) Cho cây T giao phấn với cây hoa hồng thuần chủng
5) Cho cây T giao phấn với cây hoa vàng có kiểu gen dị hợp tử
6) Cho cây T giao phấn với cây hoa đỏ thuần chủng
- A 3
- B 2
- C 5
- D 4
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Quy ước gen:
A-B- hoa đỏ
A-bb : hoa vàng
aaB- hoa hồng
aabb : hoa trắng
Xét các cách để xác định kiểu gen của cây T hoa đỏ là:
(1) Tự thụ phấn
- Nếu cây T có kiểu gen AABB → 100% Hoa đỏ
- Nếu cây T có kiểu gen AaBB → 3 hoa đỏ: 1 hoa hồng
- Nếu cây T có kiểu gen AaBb → 9 hoa đỏ: 3 hoa vàng: 3 hoa hồng: 1 hoa trắng
- Nếu cây T có kiểu gen AABb → 3 hoa đỏ: 1 hoa vàng
→ (1) phù hợp
(2) Cho cây T giao phấn với cây dị hợp 2 cặp gen (AaBb)
- Nếu cây T có kiểu gen AABB → AABB × AaBb → 100% Hoa đỏ
- Nếu cây T có kiểu gen AaBB → AaBB × AaBb → 3 hoa đỏ: 1 hoa hồng
- Nếu cây T có kiểu gen AaBb → AaBb × AaBb → 9 hoa đỏ: 3 hoa vàng: 3 hoa hồng: 1 hoa trắng
- Nếu cây T có kiểu gen AABb → AABb × AaBb → 3 hoa đỏ: 1 hoa vàng
→ (2) phù hợp
(3) Cho cây T giao phấn với cây dị hợp 1 cặp gen:
Không thỏa mãn trong trường hợp cây hoa đỏ dị hợp 1 cặp gen: AaBB hoặc AABb
VD: AaBB × AABB (T) → 100% Hoa đỏ
AaBB × AABb (T) → 100% Hoa đỏ → không xác định được kiểu gen của T
(4) Cho cây T giao phấn với hồng thuần chủng (aaBB)
Không thỏa mãn:
aaBB × AABB (T) → 100% Hoa đỏ
aaBB × AABb (T) → 100% Hoa đỏ → không xác định được kiểu gen của T
(5) Cho cây T giao phấn với cây hoa vàng dị hợp tử (Aabb)
Aabb × AABB (T) → 100% Hoa đỏ
Aabb × AABb (T) → 1 đỏ:1 vàng
Aabb × AaBb (T) → 3đỏ :3 vàng:1hồng:1trắng
Aabb × AaBB (T) → 1 đỏ:1 hồng
→ (5) phù hợp
(6) Giao phấn với cây hoa đỏ thuần chủng → không phù hợp vì tất cả đời con là hoa đỏ, không thể xác định kiểu gen của T
Chọn A
Câu hỏi 19 :
Lai cây bí quả dẹt thuần chủng với cây bí quả dài thuần chủng (P), thu được F1. Cho các câv F1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm 180 cây bí quả dẹt, 120 cây bí quả tròn và 20 cây bí quả dài. Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biêu sau đây đúng?
I. Các cây F1 giảm phân cho 4 loại giao tử.
II. F2 có 9 loại kiểu gen.
III. Tất cả các cây quả tròn F2 đều có kiểu gen giống nhau.
IV. Trong tổng số cây bí quả dẹt F2, số cây thuần chủng chiếm tỉ lệ 1/16.
- A 2
- B 4
- C 3
- D 1
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Tỉ lệ phân li F2: 9 dẹt : 6 tròn : 1 dài. → tính trạng do 2 gen tương tác bổ sung với nhau
Quy ước gen A-B- dẹt; A-bb/aaB- tròn; aabb :dài
I đúng vì F1 có KG dị hợp 2 cặp gen => cho 4 loại giao tử.
II đúng.
III sai vì cây quả tròn F2 có 4 loại KG: Aabb, AAbb, aaBB, aaBb.
IV sai vì số cây thuần chủng chiếm 1/9 số cây quả dẹt.
Chọn A.
Câu hỏi 20 :
Ở bí, khi cho giao phấn giữa cây quả dẹt với cây quả tròn (P), thu được F1 toàn quả dẹt. Cho F1 lai với cây đồng hợp lặn về các cặp gen, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 dẹt: 1 tròn: 2 bầu dục. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2, cho các cây quả bầu F2 giao phấn với nhau thu được F3. Lấy ngẫu nhiên một cây F3 đem trồng, theo lí thuyết, xác suất để cây này có kiểu hình quả tròn là bao nhiêu?
- A 1/9
- B 1/6
- C 1/16
- D 1/3
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
P: dẹt x tròn
F1: 100% dẹt
F1 lai phân tích
Fa: 1 dẹt : 1 tròn : 2 bầu
→ F1 cho 4 loại kiểu gen
→ F1 : AaBb
Fa: 1AaBb : 1Aabb : 1aaBb : 1aabb
F1 dẹt → AaBb : dẹt
Tính trạng do 2 gen tương tác bổ sung qui định theo kiểu 9 : 6 : 1
A-B- = dẹt A-bb = aaB- = bầu aabb = tròn
F1 (AaBb) tự thụ → F2 : 9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb
F2 x F2
F3 : 9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb
Do F2 ngẫu phối, tỉ lệ kiểu gen F3 không đổi
Xác suất lấy ngẫu nhiên 1 cây F3 tròn (aabb) là 1/16
Đáp án C
Câu hỏi 21 :
Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa chỉ có hai kiểu hình là hoa đỏ và hoa trắng. Tính trạng này được quy định bởi các cặp gen (Aa, Bb, Dd) tương tác bổ sung (bổ trợ) trong đó kiểu gen có đủ các loại alen trội cho kiểu hình hoa đỏ, các kiểu gen thiếu một loại alen trội hoặc không có alen trội nào cho kiểu hình hoa trắng. Đem một cây X của loài này thực hiện các phép lai sau:
- Phép lai 1: Cây X tự thụ phấn, thu được 75% hoa đỏ và 25% hoa trắng.
- Phép lai 2: Cây X lai phân tích, thu được 50% hoa đỏ và 50% hoa trắng.
- Phép lai 3: Cây X lai với cây có kiểu gen đồng hợp trội, thu được 100% hoa đỏ.
Kiểu gen của cây X là:
- A AaBBDD
- B AAbbdd
- C AabbDD
- D AaBbDD
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Phép lai 1: X tự thụ
Đời con : hoa đỏ A-B-D- = 75% = 3/4 x 1 x 1
→ X dị hợp 1 cặp gen và đồng hợp trội 2 cặp gen
Phép lai 2: X lai phân tích
Đời con : hoa đỏ A-B-D- = 50% = 1/2 x 1 x 1
→ X dị hợp 1 cặp gen và đồng hợp trội 2 cặp gen
Vậy chỉ có đáp án A là thỏa mãn: AaBBDD
Đáp án A
Câu hỏi 22 :
Ở 1 loài thực vật, chiều cao cây do 3 cặp gen (Aa, Bb, Dd) tương tác cộng gộp quy định. Cây cao nhất có chiều cao 120cm, cây thấp nhất là 60cm. Mỗi gen trội làm cây cao thêm 10cm. Cho cây dị hợp về 3 cặp gen tự thụ phấn. Tỉ lệ cây cao 80cm ở đời con là bao nhiêu?
- A 15/64
- B 27/64
- C 9/64
- D 3/64
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Câu hỏi 23 :
ở một loài động vật, cho con đực (X) lần lượt lai với 3 con cái khác. Quan sát tính trạng màu lông, sau nhiều lứa đẻ, thu được số lượng cá thể tương ứng với các phép lai như sau:
Theo lí thuyết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Con đực X có kiểu hình lông trắng.
II. Tính trạng màu lông di truyền theo quy luật tương tác át chế.
III. Kiểu hình lông nâu được tạo ra từ phép lai 1 có thể do 3 loại kiểu gen quy định.
IV. Cho một con đực lông nâu ở phép lai 2 giao phối với một con cái lông nâu ở phép là 3, thu được đời con có 100% kiểu hình lông nâu có xác suất là 50%.
- A 2
- B 4
- C 1
- D 3
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Tỷ lệ kiểu hình ở các phép lai là
PL1: 3:4:1
PL2: 9:6:1
PL3: 1:2:1
Từ phép lai 2 ta suy ra quy luật di truyền là tương tác bổ sung, con X có kiểu hình lông xám → I, II sai, con X dị hợp 2 cặp gen
Quy ước gen: A-B- : Xám; aaB-/A-bb : lông nâu; aabb: trắng
PL1: Có 8 tổ hợp → con X cho 4 loại giao tử; con còn lại cho 2 loại giao tử (aaBb/ Aabb)
PL1: AaBb (X) × aaBb → (1Aa:1aa)(1BB:2Bb:1bb) → kiểu hình lông nâu: Aabb; aaBB; aaBb → III đúng
PL2: AaBb × AaBb (X) → lông nâu: 1/6 AAbb:2/6Aabb:1/6aaBB:2/6aaBb
PL3: Có 4 tổ hợp → đây là phép lai phân tích do con X đã tạo ra 4 loại giao tử → con còn lại chỉ tạo 1 loại giao tử
AaBb (X) × aabb → lông nâu: 1/2 aaBb:1/2Aabb
Xác suất khi cho một con đực lông nâu ở phép lai 2 giao phối với một con cái lông nâu ở phép là 3, thu được đời con có 100% kiểu hình lông nâu là: 2×1/2×1/6 = 1/6 →IV sai
Chọn C
Câu hỏi 24 :
Ở một loài thực vật lưỡng bội, chiều cao của cây do các gen trội không alen tương tác với nhau theo kiểu cộng gộp quy định. Trong kiểu gen, sự có mặt của mỗi alen trội làm cho cây cao thêm 5cm. Cho lai cây cao nhất với cây thấp nhất (P), thu được F1, cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm 9 loại kiểu hình. Biết rằng cây thấp nhất của loài này cao 70 cm, không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cây cao nhất của loài này cao 110 cm II. Ở F2 cây mang 2 alen trội chiếm 7/64
III. Ở F2 cây có chiều cao 90 cm chiếm tỉ lệ 35/128 IV. Ở F2 có 81 loại kiểu gen khác nhau.
- A 3
- B 2
- C 4
- D 1
Đáp án: C
Phương pháp giải:
áp dụng công thức tính tỷ lệ kiểu gen mang a alen trội \(\frac{{C_n^a}}{{{2^n}}}\) ; n là số cặp gen dị hợp
Lời giải chi tiết:
Số cặp gen tham gia quy định kiểu hình là \(\frac{{9 - 1}}{2} = 4\) cặp
F1 dị hợp 4 cặp gen
Cây cao nhất mang 8 alen trội và có chiều cao 70 + 8x5 =110 cm → I đúng
Cây mang 2 alen trội \(\frac{{C_8^2}}{{{2^8}}} = \frac{{28}}{{256}} = \frac{7}{{64}}\) → II đúng
Cây cao 90 cm chứa \(\frac{{90 - 70}}{5} = 4\) alen trội chiếm tỷ lệ \(\frac{{C_8^4}}{{{2^8}}} = \frac{{35}}{{128}}\) → III đúng
Ở F2 có 34 =81 kiểu gen →IV đúng
Chọn C
Câu hỏi 25 :
Ở một loài thực vật, cho lai giữa một cặp bố mẹ thuần chủng cây cao, hoa vàng và cây thấp, hoa đỏ thu được F1 gồm 100% cây cao, hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 gồm: 40,5% cây cao, hoa đỏ; 34,5% cây thấp, hoa đỏ; 15,75% cây cao, hoa vàng; 9,25% cây thấp, hoa vàng. Trong phép lai trên, tỉ lệ cây thấp, hoa đỏ thuần chủng ở F2 là bao nhiêu? Cho biết các gen thuộc nhiễm sắc thể thường, diễn biến giảm phân giống nhau trong quá trình tạo giao tử đực và giao tử cái.
- A 5,5%
- B 21,5%.
- C 4,25%
- D 8,5%.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
- Ở F2 ta có:
+ Cao/thấp = 9:7 → Tương tác gen 9:7
(A-B-: Cây cao; A-bb + aaB- + aabb: Cây thấp) → F1: AaBb × AaBb.
+ Đỏ/vàng = 3:1 → Quy luật phân li
(D – hoa đỏ trội hoàn toàn với d – hoa vàng) → F1: Dd × Dd.
- Vì (9:7)(3:1) = 27:21:9:7 ≠ F1: 40,5%:34,5%:15,75%:9,25% → có hoán vị gen (gen Aa và Dd hoặc gen Bb và Dd cùng trên một cặp nhiễm sắc thể và có hoán vị gen).
- Tìm tần số hoán vị gen:
Cây cao, hoa vàng = A-(B-dd) = 15,75% → B-dd = 0,21 → bd/bd = 0,04 → bd = 0,2 → f = 0,4.
- Ta có: F1 tự thụ: Aa Bd/bD (f = 0,4) × Aa Bd/bD (f = 0,4)
- Tỉ lệ con thấp, đỏ thuần chủng ở F2:
AA bD/bD + aa BD/BD + aa bD/bD = 1/4.0,3.0,3 + 1/4.0,2.0,2 + 1/4.0,3.0,3 = 0,055 (5,5%)
Đáp án A
Câu hỏi 26 :
Ở một loài thực vật lưỡng bội, tính trạng màu hoa do hai cặp gen Aa và Bb tương tác kiểu bổ sung. Khi có cả A và B thì quy định hoa đỏ, các kiểu gen còn lại quy định hoa trắng; gen E quy định quả to trội hoàn toàn so với e quy định quả nhỏ, các gen phân li độc lập với nhau. Cho cây hoa đỏ, quả nhỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm hai loại kiểu hình về màu sắc nhưng toàn quả nhỏ trong đó kiểu hình hoa đỏ, quả nhỏ chiếm tỉ lệ 56,25%. Cho cây P giao phấn với một cây khác thu được đời con có 4 loại kiểu hình với tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1. Cho rằng không phát sinh đột biến mới. Theo lí thuyết, có bao nhiêu sơ đồ lai phù hợp với phép lai nói trên?
- A 4
- B 3
- C 2
- D 1
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Ta có P hoa đỏ quả nhỏ tự thụ phấn thu được 2 kiểu hình , tỷ lệ hoa đỏ chiếm 56,25% →cây P có kiểu gen AaBbee
Cho P giao phấn với 1 cây khác cho tỷ lệ kiểu hình 1:1:1:1 =(1:1)(1:1) = (1:1:1:1)×1
TH (1:1:1:1)×1 không thể xảy ra.
Các phép lai có thể xảy ra là AaBbee × AAbbEe ; AaBbee × aaBBEe
Chọn C
Câu hỏi 27 :
Ở môt loài thưc vật, hình dạng quả do hai cặp alen Aa và Bb, nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau quy định. Sự có mặt của hai alen trội A và B cho kiểu hình quả tròn, nếu thiếu một trong hai gen trội A hoặc B hoặc thiếu cả hai gen trội A và B sẽ cho kiểu hình quả dài. Cho cây (P) có kiểu gen dị hợp hai cặp gen tự thụ phấn, thu được F1. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và sự biểu hiện của gen này không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Theo lí thuyết, khi nói về đời lai F1, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trên mỗi cây F1 có hai loại quả, trong đó có 50% số quả tròn và 50% số quả dài.
II. Trong số các cây F1, có 43,75% số cây cho quả dài.
III. Các cây F1 có ba loại kiểu hình, trong đó có 56,25% số cây quả tròn, 37,5% số cây quả dài và 6,25% số cây có cả quả tròn và quả dài.
IV. Trên mỗi cây F1 có hai loại quả, trong đó số quả tròn chiếm 56,25%.
V. Trên mỗi cây F1 chỉ có một loại quả, 100% quả tròn hoặc 100% quả
- A 1
- B 2
- C 3
- D 4
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Quy ước gen
A-B- : quả tròn; A-bb/aaB-/aabb: quả dài
P: AaBb × AaBb → 9A-B- :3A-bb:3aaB-:1aabb; KH 9 quả tròn:7 quả dài
Xét các phát biểu
I sai,
II đúng
III sai
IV Sai
V đúng.
Vì mỗi cây F1 chỉ có 1 kiểu gen nên kiểu hình của các quả thuộc 1 cây là giống nhau
Chọn B
Câu hỏi 28 :
Ở một loài thực vật, khi cho cây quả đỏ lai với cây quả vàng thuần chủng thu được F1 toàn cây quả đỏ. Cho các cây F1 giao phấn với nhau thu được F2 với tỉ lệ 56,25% cây quả đỏ: 43,75% cây quả vàng. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cho cây quả đỏ F1 giao phấn với 1 trong số các cây quả đỏ F2 có thể thu được tỉ lệ kiểu hình ở đời con là 3 cây quả đỏ: 1 cây quả vàng.
II. Ở F2 có 5 kiểu gen quy định cây quả đỏ.
III. Cho 1 cây quả đỏ ở F2 giao phấn với 1 cây quả vàng F2 có thể thu được F3 có tỉ lệ 3 cây quả đỏ: 5 cây quả vàng.
IV. Trong số cây quả đỏ ở F2 cây quả đỏ không thuần chủng chiếm 8/9.
- A 1
- B 4
- C 2
- D 3
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
F2 phân ly theo tỷ lệ 9 quả đỏ: 7 quả vàng → kiểu hình do 2 gen tương tác bổ sung,
P: AABB × aabb →F1: AaBb × AaBb → 9A-B-:3A-bb:3aaB-:1aabb
Xét các phát biểu
I, đúng phép lai: AaBb × AaBB hoặc AABb đều cho kiểu hình 3 quả đỏ:1 quả vàng
AaBb × AaBB → (3A-:1aa)B-: 3 đỏ: 1 vàng
II Sai, chỉ có 4 kiểu gen quy định quả đỏ: AABB, AABb, AaBB, AaBb
III đúng, AaBb ×Aabb hoặc aaBb đều cho kiểu hình đời con là 3 cây quả đỏ: 5 cây quả vàng
AaBb ×Aabb → (3A-:1aa)(1Bb:1bb) <=> 3A-B-:3A-bb:1aaB-:1aabb => 3 đỏ: 5 vàng
IV Đúng, tỷ lệ cây quả đỏ thuần chủng là 1/9 nên cây quả đỏ không thuần chủng chiếm 8/9
P: AABB × aabb →F1: AaBb × AaBb => quả đỏ (1AA:2Aa)(1BB:2Bb)
=> quả đỏ thuần chủng: AABB = 1/3 x 1/3 =1/9 => không thuần chủng= 8/9
Chọn D
Câu hỏi 29 :
Ở một loài thực vật, màu sắc hoa do hai cặp gen A, a và B, b quy định. Khi trong kiểu gen có mặt alen A và B thì cho kiểu hình hoa màu đỏ; các kiểu gen còn lại cho kiểu hình hoa trắng. Cho cây hoa đỏ (P) lai với cây hoa trắng đồng hợp lặn thu được F1 có 4 kiểu tổ hợp giao tử khác nhau. Biết không có đột biến xảy ra. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cho cây hoa đỏ F1 tự thụ phấn thu được F2 có 4 kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ.
II. Cho các cây hoa trắng có kiểu gen khác nhau giao phấn, có thể xuất hiện 4 phép lai thu được cây hoa đỏ.
III.Cho các cây hoa trắng có kiểu gen khác nhau giao phấn, có thể xuất hiện 2 phép lai có tỉ lệ kiểu hình ở đời con là 3 cây hoa đỏ: 1 cây hoa trắng.
IV. Cho cây hoa đỏ (P) giao phấn với cây hoa trắng thuần chủng có thể thu được đời con có tỉ lệ kiểu hình 1 cây hoa đỏ: 1 cây hoa trắng.
- A 2
- B 4
- C 3
- D 1
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
F1 cho 4 tổ hợp giao tử → cây P: AaBb ×aabb →AaBb:Aabb:aaBb:aabb
Xét các phát biểu
I, cho cây hoa đỏ F1 tự thụ phấn:AaBb ×AaBb → 4 loại kiểu gen của cây hoa đỏ: AABB; AABb;AaBB, AaBb→ I đúng
II, Các phép lai giữa các cây hoa trắng thu được hoa đỏ là: AAbb × aaBB; Aabb× aaBB; AAbb× aaBb, Aabb × aaBb → II đúng
III sai, không có phép lai nào giữa các cây hoa trắng cho tỷ lệ kiểu hình 3 cây hoa đỏ: 1 cây hoa trắng.
IV, cho cây hoa đỏ P giao phấn với cây hoa trắng thuần chủng , phép lai AaBb × aaBB hoặc AAbb đều cho kiểu hình hình 1 cây hoa đỏ: 1 cây hoa trắng. → IV đúng
Chọn C
Câu hỏi 30 :
Màu lông đen, nâu và trắng ở chuột do sự tương tác của các gen không alen A và B. Alen A quy định sự tổng hợp sắc tố đen; a quy định sắc tố nâu. Chỉ khi có alen trội B thì các sắc tố đen và nâu được chuyển đến và lưu lại ở lông. Thực hiện phép lai P. AaBb × aaBb, thu được F1. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Màu lông tương ứng của các chuột bố mẹ nêu trên là đen và nâu.
II. Màu lông đen và nâu ở đời con phân li theo tỉ lệ 1: 1.
III. 3/4 số chuột ở đời con có lông đen.
IV. 1/4 số chuột ở đời con có lông trắng.
- A 4
- B 3
- C 2
- D 1
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
P: AaBb × aaBb → (1Aa:aa)(1BB:2Bb:1bb)
Xét các phát biểu
I đúng, vì có alen B trong kiểu gen
II đúng.
III sai, 3/8 số con có màu lông đen
IV đúng.
Chọn B
Tổng hợp 30 bài tập trắc nghiệm Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen mức độ khó (vận dụng và vận dụng cao) có đáp án và lời giải chi tiết giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản.
Tổng hợp 30 bài tập trắc nghiệm Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen mức độ khó (vận dụng và vận dụng cao) có đáp án và lời giải chi tiết giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản.
Tổng hợp 30 bài tập trắc nghiệm Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen mức độ khó (vận dụng và vận dụng cao) có đáp án và lời giải chi tiết giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản.
Tổng hợp 30 bài tập trắc nghiệm Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen mức độ khó (vận dụng và vận dụng cao) có đáp án và lời giải chi tiết giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản.
Tổng hợp 30 bài tập trắc nghiệm Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen mức độ khó (vận dụng và vận dụng cao) có đáp án và lời giải chi tiết giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản.
Tổng hợp 30 bài tập trắc nghiệm Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen mức độ dễ (nhận biết và thông hiểu) có đáp án và lời giải chi tiết giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản.
Tổng hợp 30 bài tập trắc nghiệm Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen mức độ dễ (nhận biết và thông hiểu) có đáp án và lời giải chi tiết giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản.
Các bài khác cùng chuyên mục
- 30 bài tập Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân mức độ khó - phần 4
- 30 bài tập Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân mức độ khó - phần 3
- 30 bài tập Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân mức độ dễ - phần 4
- 30 bài tập Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân mức độ dễ - phần 3
- 30 bài tập Liên kết gen và hoán vị gen mức độ khó - phần 5
- 30 bài tập Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân mức độ khó - phần 4
- 30 bài tập Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân mức độ khó - phần 3
- 30 bài tập Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân mức độ dễ - phần 4
- 30 bài tập Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân mức độ dễ - phần 3
- 30 bài tập Liên kết gen và hoán vị gen mức độ khó - phần 5