30 bài tập Quy luật Menđen: Quy luật phân li độc lập mức độ dễ
Làm đề thiCâu hỏi 1 :
Di truyền độc lập là sự di truyền
- A của các gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau.
- B của các gen alen nằm trên cặp NST tương đồng.
- C của các cặp tính trạng không phụ thuộc vào nhau.
- D của các cặp tính trạng khác nhau.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Di truyền độc lập là sự di truyền là sự di truyền của các của các gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau.
Đáp án A
Câu hỏi 2 :
Quy luật phân li độc lập của Menden được giải thích theo thuyết nhiễm sắc thể (NST) đúng với nội dung nào sau đây ?
- A Do cặp NST tương đồng phân li khi con lai F1 giảm phân tạo giao tử, đồng thời có sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử trong quá trình thụ tinh
- B Do các cặp NST tương đồng khác nhau phân li độc lập và tổ hợp tự do khi con lai F1 giảm phân tạo giao tử, đồng thời có sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử trong quá trình thụ tinh.
- C Do giữa các NST của cặp tương đồng có hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo khi con lai F1 giảm phân tạo giao tử, đồng thời có sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử trong quá trình thụ tinh.
- D Do các cặp NST tương đồng khác nhau phân li độc lập và tổ hợp tự do khi con lai F1 giảm phân tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Quy luật phân li độc lập của Menden được giải thích theo thuyết nhiễm sắc thể (NST) đúng với nội dung: do các cặp NST tương đồng khác nhau phân li độc lập và tổ hợp tự do khi con lai F1 giảm phân tạo giao tử, đồng thời có sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử trong quá trình thụ tinh.
Đáp án B
A giải thích chưa chính xác và thiếu nhiều.
C là giải thích trong hoán vị gen
D giaỉ thích thiếu so với B
Câu hỏi 3 :
Cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập là
- A sự tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng trong giảm phân.
- B sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng.
- C sự PLĐL và tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng qua GP đưa đến sự PLĐL và tổ hợp tự do của các cặp gen.
- D sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng trong giảm phân.Trắc nghiệm khách quan
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập là sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng và tổ hợp tự do của các cặp gen.
Đáp án C
Câu hỏi 4 :
Ở đậu Hà Lan, gen A : hạt vàng > a : hạt lục, B : hạt trơn > b : hạt nhăn. Hai cặp gen này di truyền độc lập với nhau. Cho 2 cây đậu Hà Lan thuần chủng hạt vàng, trơn và lục, nhăn lai nhau được F1, cho F1 tự thụ phấn, ở F2 sẽ xuất hiện tỉ lệ phân tính:
- A 3 vàng, trơn : 1 lục, trơn
- B 3 vàng, trơn : 1 lục, nhăn
- C 9 vàng, trơn : 3 vàng, nhăn : 3 lục, trơn : 1 lục, nhăn
- D 3 vàng, nhăn : 3 lục, trơn : 1 vàng, trơn : 1 lục, nhăn
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
P : AABB x aabb
F1 : AaBb
F1 tự thụ phấn AaBb x AaBb
F2: (3A- : 1aa) x ( 3B- : 1bb)
Hay 9A-B- : 3A-bb : 3 aaB- : aabb
Kiểu hình sẽ là 9 vàng, trơn : 3 vàng, nhăn : 3 lục, trơn : 1 lục, nhăn
Đáp án C
Câu hỏi 5 :
Lai cặp bố mẹ thuần chủng: hạt vàng, trơn với hạt lục, nhăn, ở F1 được toàn hạt vàng, trơn. Mỗi tính trạng chỉ do 1 cặp gen quy định thì kiểu gen của cây F1 là
- A AaBB
- B AaBb
- C aaBB
- D AABB
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Mỗi tính trạng do 1 cặp gen qui định
Bố mẹ thuần chủng hạt vàng, trơn với hạt lục, nhăn
P : AABB x aabb
Vậy F1 : AaBb
Vậy đáp án B
Câu hỏi 6 :
Ở đậu Hà Lan, hạt vàng > hạt xanh, hạt trơn > hạt nhăn. Hai tính trạng di truyền độc lập nhau. Để chắc chắn F1 đồng tính thì bố, mẹ đem lai phải là :
- A Cây hạt vàng, trơn x cây hạt vàng, trơn
- B Cây hạt vàng, trơn x cây hạt xanh, nhăn
- C Cây hạt xanh, nhăn x cây hạt xanh, nhăn.
- D Cây hạt xanh, trơn x cây hạt xanh, trơn
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Giả sử cây bố mẹ đem lai có cây mang tính trạng trội. khi đó không thể xác định được cây ấy là ở thể dị hợp hay đòng hợp trội.
Do đó để chắc chắn F1 đồng tính thì bố, mẹ đem lai phải là cây đồng hợp lặn về cả 2 cặp gen
Đáp án C
Câu hỏi 7 :
Một tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBb khi giảm phân có thể hình thành các loại giao tử
- A AB, ab, Ab, aB.
- B AB và ab.
- C AB và ab hoặc Ab và aB.
- D aB và Ab.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Một tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBb, khi giảm phân, do sự sắp xếp trên mặt phẳng phân bào ở kì giữa 1 mà có thể xảy ra 1 trong 2 trường hợp sau:
TH1:2 chiếc NST A và B phân li về cùng một phía còn 2 chiếc a và b phân li phía ngược lại. giao tử tạo ra là AB và ab
TH2: 2 chiếc A và b về cùng một phía còn a và B về phía còn lại. giao tử là Ab và aB
Đáp án C
Câu hỏi 8 :
Menđen đã chứng minh sự di truyền độc lập của hai cặp tính trạng ở đậu Hà Lan trong thí nghiệm của mình bằng cách dựa vào
- A giả thuyết các loại giao tử thuần khiết của cơ thể lai F1.
- B các loại kiểu hình mới biểu hiện ở thế hệ lai F2.
- C lí thuyết xác suất của 2 sự kiện độc lập.
- D các loại biến dị tổ hợp đa dạng ở thế hệ lai F2.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Menđen đã chứng minh sự di truyền độc lập của hai cặp tính trạng ở đậu Hà Lan trong thí nghiệm của mình bằng cách dựa vào lí thuyết xác suất của 2 sự kiện độc lập. có thể hiểu đơn giản như sau
Ông cho lai các cây khác nhau về hai tính trạng khác, Mendel cũng đều nhận thấy tỉ lệ phân li kiểu hình là 9:3:3:1=(3:1) x (3:1)
Đáp án C
Câu hỏi 9 :
Theo thí nghiệm của Menđen, khi lai đậu Hà Lan thuần chủng hạt vàng, trơn và hạt nhăn, xanh được F1 toàn hạt vàng, trơn. Khi cho F1 tự thụ phấn thì F2 có tỉ lệ kiểu hình là
- A 9 vàng trơn : 3 xanh trơn : 3 xanh nhăn : 1 vàng nhăn
- B 9 vàng trơn : 3 vàng nhăn : 3 xanh trơn : 1 xanh nhăn
- C 9 vàng trơn : 3 vàng nhăn : 3 xanh nhăn : 1 xanh trơn
- D 9 xanh nhăn : 3 vàng nhăn : 3 xanh trơn : 1 vàng trơn
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
A vàng >> a xanh
B trơn >> b nhăn
P: AABB x aabb
F1: AaBb
F1 tự thụ: AaBb x AaBb
F2: 9A-B- : 3 A-bb : 3aaB- : aabb
Kiểu hình F2 là 9 vàng trơn : 3 vàng nhăn : 3 xanh trơn : 1 xanh nhăn
Đáp án B
Câu hỏi 10 :
Lai cặp bố mẹ thuần chủng: hạt vàng, trơn với hạt lục, nhăn, ở F1 được toàn hạt vàng, trơn. Sau đó cho F1 tự thụ phấn. Mỗi tính trạng chỉ do 1 cặp gen quy định thì ở F2 kiểu hình vàng, trơn chiếm tỉ lệ:
- A
- B
- C
- D
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Vàng trơn x lục nhăn
F1 cho toàn vàng trơn
Vậy A vàng >> a lục; B trơn >> b nhăn
P: AABB x aabb
F1: AaBb
F1x F1: AaBb x AaBb
F2 A-B- =
Đáp án B
Câu hỏi 11 :
Trong quy luật di truyền phân li độc lập với các gen trội hoàn toàn. Khi P thuần chủng khác nhau bởi n cặp tính trạng tương phản thì số loại kiểu gen khác nhau ở F2 là
- A
- B (1:2:1)n
- C (1:1)n
- D 2n
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Trong quy luật di truyền phân li độc lập với các gen trội hoàn toàn. Khi P thuần chủng khác nhau bởi n cặp tính trạng tương phản thì số loại kiểu gen khác nhau ở F2 là 3 n
Đáp án A
Câu hỏi 12 :
Kiểu gen nào sau đây được xem là thể dị hợp?
- A AaBbDd
- B AaBbdd
- C AabbDd
- D Cả ba kiểu gen trên
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Thể dị hợp là có ít nhất một cặp gen tương đồng mà có hai chiếc không giống nhau về các gen nằm trên nó
Mà các phương án A,B,C đều có các cặp gen như vậy mặc dù B,C không phải hoàn toàn đều có cặp gen khác nhau
Như vậy tất cả các kiểu gen A,B,C đều là các kiểu gen dị hợp
Đáp án D
Câu hỏi 13 :
Kiểu gen nào sau đây được xem là thể đồng hợp?
- A AABBDd
- B AaBBDd
- C aabbDD
- D aaBbDd
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Thể đồng hợp là thể mà toàn bộ các cặp gen tương đồng đều gồm 2 chiếc giống nhau
A,B,D sai là do có cặp gen Dd gồm 2 chiếc không giống nhau
Đáp án C
Câu hỏi 14 :
Nếu P thuần chủng về hai cặp tính trạng tương phản với nhau thì ở F2, kiểu gen chiếm tỉ lệ cao nhất là:
- A Dị hợp một cặp gen
- B Dị hợp hai cặp gen
- C Đồng hợp trội
- D Đồng hợp lặn
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
P thuần chủng về 2 cặp tính trạng tương phản
Giả sử đó là AABB x aabb hoặc AAbb x aaBB
F1 luôn là AaBb
F2 sẽ là AABB : AABb : AaBB : AaBb : AAbb : Aabb : aaBB : aaBb : aabb
Vậy kiểu gen chiếm tỉ lệ cao nhất ở F2 là AaBb
Đáp án B
Câu hỏi 15 :
Cho biết 1 gen qui định một tính trạng, các gen nằm trên các NST thường và sự biểu hiện của gen không chịu ảnh hưởng của môi trường. Tính trạng lặn là tính trạng được biểu hiện ở cơ thể có KG:
- A Đồng hợp lặn
- B Dị hợp
- C Đồng hợp trội và dị hợp
- D Đồng hợp trội
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Một gen qui định một tính trạng, các gen nằm trên các NST thường và sự biểu hiện của gen không chịu ảnh hưởng của môi trường. Tính trạng lặn là tính trạng được biểu hiện ở cơ thể có KG đồng hợp lặn
Khi ở trạng thái dị hợp, gen trội sẽ lấn át hoàn toàn gen lặn, kiểu hình biểu hiện sẽ là kiểu hình trội. như vậy kiểu hình lặn chỉ có khả năng biểu hiện ở trạng thái đồng hợp lặn
Đáp án A
Câu hỏi 16 :
Điều kiện của nghiệm đúng chung cho qui luật phân li và phân li độc lập được xem là bản chất của di truyền học Menđen là:
- A Số cá thể thu được phải đủ lớn
- B Tính trội hoàn toàn
- C Bố mẹ thuần chủng
- D Mỗi tính trạng do một gen qui định
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Điều kiện của nghiệm đúng chung cho qui luật phân li và phân li độc lập được xem là bản chất của di truyền học Menđen là mỗi tính trạng do 1 gen qui định. Khi đó mỗi gen sẽ nằm trên một NST riêng biệt và sẽ phân li về mỗi giao tử, là cơ sở cho qui luật phân li và phân li độc lập
Đáp án D
Câu hỏi 17 :
Nếu ngay đời F1 thu được tỉ lệ kiểu hình 1 : 1 : 1 : 1 thì kiểu gen bố mẹ đem lai phải là:
- A aaBb x aabb
- B Aabb x aabb
- C AaBb x aabb
- D AaBb x AABB
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Ta có
1:1:1:1 = (1:1) x (1:1) =>
1:1 là tỉ lệ phân li của phép lai phân tích cá thể có kiểu gen dị hợp=> Bố mẹ có 2 kiểu gen dị hợp trội cần phân tích .
Vậy kiểu gen bố mẹ đem lai là AaBb x aabb hoặc Aabb x aaBb
Đáp án C
Câu hỏi 18 :
Kết quả nào sau đây có thể xuất hiện từ hiện tượng hai tính trạng phân li độc lập và mỗi tính trạng do một gen qui định?
1. (3 : 1) (3 : 1) = 9 : 3 : 3 : 1
2. (1 : 1) (1 : 1) = 1 : 1 : 1 : 1
3. (3 : 1) (1 : 1) = 3 : 3 : 1 : 1
Đáp án đúng:
- A 1
- B 1, 3
- C 1, 2, 3
- D 2, 3
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Lai 2 tính trạng phân li độc lập. xét 1 tính trạng
Giả sử A trội hoàn toàn so với a
Aa x Aa cho đời con là 3:1
Aa x aa cho đời con là 1:1
Như vậy khi lai 2 tính trạng, đời con có thể là
(3:1)x(3:1) = 9:3:3:1
(3:1)x(1:1) = 3:3:1:1
(1:1)x (1:1) = 1:1:1:1
Vậy cả 3 phương án đều đúng
Đáp án C
Câu hỏi 19 :
Lai hai và nhiều cặp tính trạng là phép lai trong đó :
- A cặp bố mẹ thuần chủng đem lai phân biệt nhau nhiều cặp tính trạng tương phản
- B cặp bố mẹ thuần chủng đem lai phân biệt nhau về hai hay nhiều cặp tính trạng tương phản
- C cặp bố mẹ thuần chủng đem lai phân biệt nhau hai cặp tính trạng tương phản
- D cặp bố mẹ đem lai phân biệt nhau về hai hay nhiều cặp tính trạng tương phản
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Lai hai và nhiều cặp tính trạng là phép lai trong đó cặp bố mẹ thuần chủng đem lai phân biệt nhau về hai hay nhiều cặp tính trạng tương phản
Đáp án B
Câu hỏi 20 :
Dựa vào phân tích thí nghiêm Men den cho rằng màu sắc và hình dạng hạt phân li độc lập là vì
- A Tỷ lệ từng cặp tính trạng đều 3 trội 1 lặn
- B F2 có 4 kiểu hình
- C Tỷ lệ kiểu hình bằng tích xác xuất của các tính trạng hợp thành nó
- D F2 xuất hiện các biến dị tổ hợp
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Dựa vào phân tích thí nghiêm Men den cho rằng màu sắc và hình dạng hạt phân li độc lập là vì tỷ lệ kiểu hình bằng tích xác xuất của các tính trạng hợp thành nó
Đáp án C
Câu hỏi 21 :
Cơ chế phát sinh biến dị tổ hợp là gì?
- A Sự tổ hợp lại các gen do phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST, hay do sự hoán vị gen trong giảm phân.
- B Sự giảm số lượng NST trong giảm phân đã tạo tiền đề cho sự hình thành các hợp tử lưỡng bội khác nhau.
- C Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp tính trạng khi bố, mẹ có kiểu hình khác nhau.
- D Sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử đực và cái, tạo thành nhiều kiểu tổ hợp giao tử.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Cơ chế phát sinh biến dị tổ hợp là sự tổ hợp lại các gen do phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST, hay do sự hoán vị gen trong giảm phân.
Giảm phân là quá trình tạo ra giao tử bằng cách chia bộ NST lưỡng bội thành rất rất nhiều giao tử đơn bội thong qua quá trình sắp xếp lúc phân bào và khi tổ hợp lại trong quá trình thụ tinh. Điều này tạo ra vô vàn các biến dị tổ hợp
Đáp án A
Câu hỏi 22 :
Theo lí thuyết, quá trình giảm phân bình thường ở cơ thể có kiểu gen AaBBDd tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao tử?
- A 8
- B 2
- C 4
- D 6
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Số loại giao tử tối đa là: 2×2 = 4 loại.
Đáp án C
Câu hỏi 23 :
Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, phép lai AABB × AABb cho đời con có bao nhiêu loại kiểu gen?
- A 4
- B 1
- C 3
- D 2
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Số loại kiểu gen là: 2×1 = 2.( Phép lai AA ×AA tạo 1 kiểu gen, BB × Bb cho 2 kiểu gen)
Đáp án D
Câu hỏi 24 :
Xét phép lai P: AaBbDd × AaBbDd. Thế hệ F1 thu được kiểu gen aaBbdd với ti lệ:
- A 1/2
- B 1/32
- C 1/64
- D 1/4
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Phép lai P: AaBbDd × AaBbDd
Tỷ lệ kiểu gen aaBbdd là :
Đáp án B
Câu hỏi 25 :
Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng và trội hoàn toàn. Ở đời con của phép lai AaBBDd × AaBbdd có tỷ lệ kiểu gen , tỷ lệ kiểu hình lần lượt là:
- A 2:2:2:2:1:1:1:1:1:1:1:1 và 9:3:3:1
- B 2:2:2:2:1:1:1:1:1:1:1:1 và 3:3:1:1
- C 2:2:2:2:1:1:1:1 và 3:3:1:1
- D 2:2:1:1:1:1:1:1 và 3:3:1:1
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Phương pháp: áp dụng quy luật phân ly độc lập và nhân xác suất
Phép lai: AaBBDd × AaBbdd
Tỷ lệ kiểu gen: (1:2:1)(1:1)(1:1) ; tỷ lệ kiểu hình : (3:1)1(1:1)
Đáp án B
Câu hỏi 26 :
Menđen tìm ra qui luật phân li độc lập trên cơ sở nghiên cứu phép lai
- A một cặp tính trạng
- B nhiều cặp trạng.
- C hai cặp tính trạng.
- D một hoặc nhiều cặp tính trạng.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Men đen tìm ra quy luật phân ly độc lập trên cơ sở nghiên cứu phép lai 2 cặp tính trạng, ông thấy tỷ lệ phân ly của 1 kiểu hình bằng tích các kiểu tỷ lệ kiểu hình tạo thành.
Chọn C
Câu hỏi 27 :
Một tế bào có kiểu gen AaBbDD khi giảm phân bình thường thực tế cho mấy loại giao tử?
- A 4
- B 9
- C 8
- D 2
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
1 tế bào giảm phân cho đúng 2 loại giao tử.
Chọn D
Câu hỏi 28 :
Trong trường hợp không xảy ra đột biến, nếu các cặp alen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau thì chúng
- A Sẽ phân ly độc lập trong quá trình giảm phân hình thành giao tử
- B Di truyền cùng nhau tạo thành nhóm gen liên kết
- C Luôn có số lượng, thành phần và trật tự các nucleotit giống nhau
- D Luôn tương tác với nhau cùng quy định 1 tính trạng
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Nếu các cặp alen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau thì chúng sẽ phân ly độc lập trong quá trình giảm phân hình thành giao tử.
Chọn A
Câu hỏi 29 :
Phép lai P: AaBbDd x AaBbDd tạo bao nhiêu dòng thuần về 2 gen trội ở thế hệ sau?
- A 1
- B 4
- C 2
- D 3
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Phép lai tạo ra số dòng thuần về 2 gen trội ở thế hệ sau là AABBdd, AabbDD, aaBBDD
Đáp án D
Câu hỏi 30 :
Điều kiện cơ bản đảm bảo cho sự di truyền độc lập các cặp tính trạng là
- A Mỗi gen phải nằm trên mỗi NST khác nhau
- B Số lượng cá thể nghiên cứu phải lớn
- C Gen trội phải lấn át hoàn toàn gen lặn
- D Các gen không có hoà lẫn vào nhau
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Để cho các tính trạng di truyền độc lập thì các cặp gen quy định tính trạng phải nằm trên các cặp NST khác nhau.
Chọn A
Tổng hợp 30 bài tập trắc nghiệm Quy luật Menđen: Quy luật phân li độc lập mức độ dễ (nhận biết và thông hiểu) có đáp án và lời giải chi tiết giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản.
Tổng hợp 30 bài tập trắc nghiệm Quy luật Menđen: Quy luật phân li độc lập mức độ dễ (nhận biết và thông hiểu) có đáp án và lời giải chi tiết giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản.
Tổng hợp 30 bài tập trắc nghiệm Quy luật Menđen: Quy luật phân li độc lập mức độ dễ (nhận biết và thông hiểu) có đáp án và lời giải chi tiết giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản.
Tổng hợp 30 bài tập trắc nghiệm Quy luật Menđen: Quy luật phân li độc lập mức độ dễ (nhận biết và thông hiểu) có đáp án và lời giải chi tiết giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản.
Tổng hợp 30 bài tập trắc nghiệm Quy luật Menđen: Quy luật phân li độc lập mức độ dễ (nhận biết và thông hiểu) có đáp án và lời giải chi tiết giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản.
Tổng hợp 30 bài tập trắc nghiệm Quy luật Menđen: Quy luật phân li độc lập mức độ dễ (nhận biết và thông hiểu) có đáp án và lời giải chi tiết giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản.
Tổng hợp 30 bài tập trắc nghiệm Quy luật Menđen: Quy luật phân li độc lập mức độ dễ (nhận biết và thông hiểu) có đáp án và lời giải chi tiết giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản.
Tổng hợp 30 bài tập trắc nghiệm Quy luật Menđen: Quy luật phân li độc lập mức độ khó (vận dụng và vận dụng cao) có đáp án và lời giải chi tiết giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản.
Tổng hợp 30 bài tập trắc nghiệm Quy luật Menđen: Quy luật phân li độc lập mức độ khó (vận dụng và vận dụng cao) có đáp án và lời giải chi tiết giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản.
Tổng hợp 30 bài tập trắc nghiệm Quy luật Menđen: Quy luật phân li độc lập mức độ khó (vận dụng và vận dụng cao) có đáp án và lời giải chi tiết giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản.
Các bài khác cùng chuyên mục
- 30 bài tập Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân mức độ khó - phần 4
- 30 bài tập Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân mức độ khó - phần 3
- 30 bài tập Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân mức độ dễ - phần 4
- 30 bài tập Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân mức độ dễ - phần 3
- 30 bài tập Liên kết gen và hoán vị gen mức độ khó - phần 5
- 30 bài tập Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân mức độ khó - phần 4
- 30 bài tập Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân mức độ khó - phần 3
- 30 bài tập Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân mức độ dễ - phần 4
- 30 bài tập Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân mức độ dễ - phần 3
- 30 bài tập Liên kết gen và hoán vị gen mức độ khó - phần 5