30 bài tập Bài toán về chuyển động ném ngang mức độ nhận biết, thông hiểu
Làm đề thiCâu hỏi 1 :
Chọn phát biểu đúng. Quỹ đạo chuyển động của vật ném ngang là
- A đường thẳng.
- B đường tròn.
- C đường gấp khúc.
- D đường parapol
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Phương trình quỹ đạo của vật bị ném nang
Lời giải chi tiết:
Phương trình quỹ đạo của vật bị ném nang có dạng y = ax2, có dạng một parabol
Câu hỏi 2 :
Một vật được ném ngang từ độ cao h so với mặt đất ở nơi có gia tốc rơi tự do g. Thời gian chạm đất của vật là:
- A \(t = \sqrt {\dfrac{{2h}}{g}} \)
- B \(t = \dfrac{{2h}}{g}\)
- C \(t = \dfrac{h}{{2g}}\)
- D \(t = \sqrt {\dfrac{h}{{2g}}} \)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Thời gian chạm đất: \(t = \sqrt {\dfrac{{2h}}{g}} \)
Lời giải chi tiết:
Một vật được ném ngang từ độ cao h so với mặt đất ở nơi có gia tốc rơi tự do g. Thời gian chạm đất của vật là: \(t = \sqrt {\dfrac{{2h}}{g}} \)
Chọn A.
Câu hỏi 3 :
Ở nơi có gia tốc rơi tự gio là g, từ độ cao h so với mặt đất, một vật được ném ngang với tốc độ ban đầu v0. Tầm bay của vật là:
- A \(L = {v_0}.\sqrt {\dfrac{h}{{2g}}} \)
- B \(L = {v_0}.\dfrac{{2h}}{g}\)
- C \(L = {v_0}.\dfrac{h}{{2g}}\)
- D \(L = {v_0}.\sqrt {\dfrac{{2h}}{g}} \)
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Tầm ném xa: \(L = {x_{\max }} = {v_0}.t = {v_0}.\sqrt {\dfrac{{2h}}{g}} \)
Lời giải chi tiết:
Tầm bay xa: \(L = {v_0}.\sqrt {\dfrac{{2h}}{g}} \)
Chọn D.
Câu hỏi 4 :
Một vật được ném từ độ cao h = 45m với vận tốc đầu v0 = 20m/s theo phương nằm ngang. bỏ qua sức cản của không khí, lấy . Tầm ném xa của vật là:
- A 30 m
- B 60 m.
- C 90 m.
- D 180 m.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Câu hỏi 5 :
Một quả bóng bàn được đặt trên mặt bàn và được truyền một vận tốc đầu theo phương ngang. Hình nào miêu tả quỹ đạo bóng khi rời bàn ?
- A
- B
- C
- D
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Đáp án C
Câu hỏi 6 :
Bi A có khối lượng gấp đôi bi B. Cùng một lúc tại cùng một vị trí, bi A được thả rơi còn bi B được ném theo phương ngang với tốc độ vo. Bỏ qua sức cản của không khí. Hãy cho biết câu nào dưới đây là đúng
- A A chạm đất trước B
- B cả hai chạm đất cùng lúc
- C A chạm đất sau B
- D chưa đủ thông tin để trả lời
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Đáp án B
Câu hỏi 7 :
Hai vật ở cùng một độ cao, vật I được ném ngang với vận tốc đầu , cùng lúc đó vật II được thả rơi tự do không vận tốc đầu. Bỏ qua sức cản không khí. Kết luận nào đúng?
- A Vật I chạm đất trước vật II.
- B Vật I chạm đất sau vật II
- C Vật I chạm đất cùng một lúc với vật II.
- D Thời gian rơi phụ thuộc vào khối lượng của mội vật.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Đáp án C
Bỏ qua sức cản không khí thi vật I chạm đất cùng vật II
Câu hỏi 8 :
Chọn câu sai. Từ một máy bay chuyển động đều theo phương nằm ngang, người ta thả một vật rơi xuống đất. Bỏ qua sức cản của không khí.
- A Người đứng trên mặt đất nhìn thấy quỹ đạo của vật là một phần của Parapol.
- B Người đứng trên máy bay nhìn thấy quỹ đạo của vật là một phần của Parapol.
- C Người đứng trên máy bay nhìn thấy quỹ đạo của vật là một đường thẳng đứng.
- D Khi vật rơi tới đất thì máy bay ở ngay phía trên vật.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Đáp án B
Câu hỏi 9 :
Một vật khối lượng m, được ném ngang từ độ cao h với vận tốc ban đầu v0. Tầm bay xa của nó phụ thuộc vào:
- A m và v0.
- B m và h
- C v0 và h
- D m, v0 và h.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Đáp án C
Tầm bay xa của vật ném ngang phụ thuộc vào vận tốc ban đầu và chiều cao.
Câu hỏi 10 :
Trong chuyển động ném ngang, gia tốc của vật tại một vị trí bất kỳ luôn có
- A Phương ngang, chiều cùng chiều chuyển động.
- B Phương ngang, chiều ngược chiều chuyển động.
- C Phương thẳng đứng, chiều lên trên.
- D Phương thẳng đứng, chiều xuống dưới.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Đáp án D
Trong chuyển động ném ngang, gia tốc của vật tại một vị trí bất kỳ luôn có phương thẳng đứng, chiều xuống dưới.
Câu hỏi 11 :
Một vật được ném ngang ở độ cao 20m và lúc chạm đất có v = 25m/s, g = 10m/s2. Tìm vận tốc đầu thả vật.
Lời giải chi tiết:
Câu hỏi 12 :
Một vật được ném theo phương ngang (bỏ qua sức cản của không khí) thì
- A động năng tăng, thế năng giảm.
- B động năng tăng, thế năng không đổi.
- C động năng không đổi, thế năng giảm.
- D động năng giảm, thế năng tăng.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Một vật được ném theo phương ngang (bỏ qua sức cản của không khí) thì động năng tăng, thế năng giảm.
Lời giải chi tiết:
Một vật được ném theo phương ngang (bỏ qua sức cản của không khí) thì động năng tăng, thế năng giảm.
Chọn A.
Câu hỏi 13 :
Một vật được ném theo phương ngang từ độ cao h = 80m, có tầm ném xa là 120m. Bỏ qua sức cản KK, g = 10m/s2. Tính vận tốc ban đầu và vận tốc của vật lúc chạm đất.
Lời giải chi tiết:
Câu hỏi 14 :
Một người đứng ở độ cao 45m so với mặt đất, g = 10m/s2. Ném 1 hòn đá theo phương ngang. Tính thời gian hòn đá chạm đất?.
Lời giải chi tiết:
Câu hỏi 15 :
Từ điểm O cao 45 m so với mặt đất, hai vật được ném ngang theo cùng một hướng với vận tốc đầu lần lượt là v01 = 10 m/s và v02 = 12 m/s . Lấy gia tốc rơi tự do g = 10 m/s2 và bỏ qua sức cản của không khí. Khi chạm đất hai vật cách nhau khoảng
- A 2 m
- B 6 m
- C 4 m
- D 8 m
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Sử dụng công thức tính tầm bay xa
Lời giải chi tiết:
Khoảng cách giữa hai vật khi chạm đất là hiệu tầm bay xa của chúng
\(d = {L_2} - {L_1} = {v_{02}}.\sqrt {\frac{{2h}}{g}} - {v_{01}}.\sqrt {\frac{{2h}}{g}} = 12.\sqrt {\frac{{2.45}}{{10}}} - 10.\sqrt {\frac{{2.45}}{{10}}} = 6m\)
Câu hỏi 16 :
Khi nói về chuyển động ném ngang, câu nói nào dưới đây là sai:
- A Trong chuyển động ném ngang, véc tơ vận tốc của vật luôn luôn thay đổi phương.
- B Trong chuyển động ném ngang, độ lớn của véc tơ vận tốc của vật tăng dần.
- C Gia tốc của chuyển động ném ngang là gia tốc rơi tự do.
- D Từ cùng một độ cao trên mặt đất ta có thể tăng tốc độ ban đầu của vật ném ngang để vật rơi xuống nhanh hơn
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Đặc điểm của chuyển động ném ngang
Lời giải chi tiết:
Công thức tính thời gian rơi liên hệ với độ cao của vật là:
\(t = \sqrt {\frac{{2h}}{g}} \)
Vậy thời gian rơi nhanh hay chậm không phụ thuộc vào vận tốc mà chỉ phụ thuộc vào độ cao ban đầu.
Câu hỏi 17 :
Hòn bi A có khối lượng lớn gấp đôi hòn bi B. Cùng một lúc từ độ cao h, bi A được thả rơi còn bi B được ném theo phương ngang. Bỏ qua sức cản của không khí. Hãy cho biết câu nào dưới đây đúng:
- A A chạm đất trước
- B A chạm đất sau
- C Cả hai chạm đất cùng lúc
- D Phụ thuộc vào vận tốc ném bi B
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Thời gian chuyển động của vật bị ném ngang bằng thời gian rơi tự do của vật được thả từ cùng một độ cao: \(t = \sqrt {\dfrac{{2h}}{g}} \)
Lời giải chi tiết:
Ta có: Thời gian chuyển động của vật bị ném ngang bằng thời gian rơi tự do của vật được thả từ cùng một độ cao.
Hòn bi A có khối lượng lớn gấp đôi hòn bi B. Cùng một lúc từ độ cao h, bi A được thả rơi còn bi B được ném theo phương ngang. Bỏ qua sức cản của không khí thì hai vật chạm đất cùng lúc.
Chọn C.
Câu hỏi 18 :
Một hòn bi lăn dọc theo một cạnh của một mặt bàn hình chữ nhật nằm ngang cao h = 1,25m. Khi ra khỏi mép bàn, nó rơi xuống nền nhà tại điểm cách mép bàn L = 1,50m (theo phương ngang). Lấy g = 10m/s2. Thời gian rơi của bi là:
- A 0,25s
- B 0,35s
- C 0,5s
- D 0,125s
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
áp dụng công thức tính tầm xa của vật ta có
Câu hỏi 19 :
Một vật được ném ngang từ độ cao 5m, tầm xa vật đạt được là 2m. Vận tốc ban đầu của vật là: (Lấy g =10 m/s2)
- A 10 m/s.
- B 2,5 m/s.
- C 5 m/s.
- D 2 m/s.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Các bài khác cùng chuyên mục
- 50 bài tập Quy tắc hợp lực song song cùng chiều mức độ vận dụng
- 50 bài tập Cân bằng của một vật có trục quay cố định - Mômen lực mức độ vận dụng
- 50 bài tập cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song mức độ vận dụng
- 50 bài tập Ôn tập chương 1, chương 2 (Phần 1)
- 50 bài tập Bài toán về chuyển động ném ngang mức độ vận dụng
- 50 bài tập Quy tắc hợp lực song song cùng chiều mức độ vận dụng
- 50 bài tập Cân bằng của một vật có trục quay cố định - Mômen lực mức độ vận dụng
- 50 bài tập cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song mức độ vận dụng
- 50 bài tập Ôn tập chương 1, chương 2 (Phần 1)
- 50 bài tập Bài toán về chuyển động ném ngang mức độ vận dụng