20 bài tập Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 1991). Liên bang Nga (1991 - 2000) mức độ khó

Làm đề thi

Câu hỏi 1 :

Yếu tố nào dưới đây quyết định sự thành công của Liên Xô trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm (1946 – 1950)?

  • A Liên Xô là nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
  • B Nhân dân Liên Xô có tinh thần tự lực, tự cường
  • C Liên Xô có lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú
  • D Liên Xô có sự hợp tác hiệu quả với các nước Đông Âu

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 10)

Liên Xô là nước chiu tổn thất nặng nề nhất trong Chiến tranh thế giới thứ hai: 27 triệu người chết, 1710 thành phố, 7 vạn làng mạc, gần 32000 xí nghiệp bị tàn phá nặng nề.

Với tinh thần tự lực tự cường, nhân dân Liên Xô đã hoàn thành kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946 – 1950)  trong vòng 4 năm 3 tháng. Tinh thần tự lực tự cường của nhân dân Liên Xô là nhân tố qyết định thắng lợi của công cuộc khôi phục kinh tế ở Liên Xô.

Chọn đáp án: B         

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Thành tựu quan trọng nhất mà Liên Xô đạt được sau chiến tranh là:

  • A Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của trái đất
  • B Năm 1961, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ có người lái
  • C Giữa thập niên 70 (thế kỉ XX), sản lượng công nghiệp của Liên Xô chiếm khoảng 20% tổng sản lượng công nghiệp của toàn thế giới
  • D Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử

Đáp án: C

Phương pháp giải:

đánh giá.  

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 10)

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô phải gánh chịu hậu quả nặng nề. Vì thế, nhiệm vụ chính của Liên Xô là khắc phục hậu quả của chiến tranh, phục hồi kinh tế là quan trọng nhất. Sau khi thực hiện kế hoạch 5 năm (1946 – 1950), Liên Xô đã đạt được nhiều thành tựu, quan trọng nhất la sản lượng công nghiệp của Liên Xô chiếm khoảng 20% sản lương công nghiệp toàn thế giới.

Các đáp án: A, B, D là thành tựu của Liên Xô về lĩnh vực khoa học – kĩ thuật, không đóng vai trò chủ chốt nhất như công nghiệp.

Chon đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Nguyên nhân nào có vai trò quyết định nhất đến sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu ?

  • A Tiến hành cải tổ lại phạm phải sai lầm trên nhiều mặt
  • B Không bắt kịp bước phát triển của khoa học – kĩ thuật tiên tiến
  • C Đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, cơ chế tập trung quan liêu bao cấp
  • D Sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước

Đáp án: C

Phương pháp giải:

đánh giá.  

Lời giải chi tiết:

Có 4 nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ cảu chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, trong đó nguyên nhân đầu tiên quan trọng nhất là: đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, cơ chế tập trung quan liêu bao cấp làm cho sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, thành tựu đạt được có ý nghĩa quan trọng nhất là:

  • A Nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo
  • B Trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ 2 thế giới sau Mĩ
  • C Chế tạo thành công bom nguyên tử
  • D Nước đầu tiên đưa con người bay vòng quanh trái đất

Đáp án: B

Phương pháp giải:

đánh giá.

Lời giải chi tiết:

Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô tiếp tục thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn nhằm tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội. Liên Xô đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, trong đó nổi bật nhất là Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ). Một số ngành công nghiệp có sản lượng cao nhất thế giới như dầu mỏ, than, thép,..

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Từ năm 1994, nước Nga chuyển sang chính sách đối ngoại là

  • A Định hướng Âu - Á”.
  • B “ Định hướng Đại Tây Dương”.
  • C Hòa bình, trung lập
  • D Ủng hộ sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc vì độc lập dân chủ và tiến bộ xã hội

Đáp án: A

Phương pháp giải:

(Sgk trang 17)

Lời giải chi tiết:

Chính sách đối ngoại của Nga từ năm 1991 đến năm 200o là:

-          Ngả về phương Tây với hi vọng nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ về kinh tế.

-          Khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước châu Á (Ấn Độ, Trung Quốc, ASEAN,...)

ð  Chính sách Định hướng Âu – Á.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Nhận định nào sau đây đúng khi nói về điều kiện của Liên Xô khi bước vào công cuộc khôi phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A Thu được nhiều vũ khí từ Đức, Nhật Bản
  • B Bị chiến tranh tàn phá nặng nề
  • C Thu được nhiều lợi nhuận từ việc buôn bán vũ khí
  • D Là nước thắng trận, chiếm được nhiều thuộc địa

Đáp án: B

Phương pháp giải:

suy luận, phân tích

Lời giải chi tiết:

Liên Xô là nước chịu tổn thất nặng nề nhất trong chiến tranh thế giới thứ hai: khoảng 27 triệu người chết, 1710 thành phố, hơn 7 vạn làng mạc, gần 32000 xí nghiệp bị tàn phá nặng nề.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của Liên Bang Nga và Mĩ sau chiến tranh lạnh là

  • A cả hai nước đều trở thành trụ cột trong trật tự thế giới hai cực
  • B đều ra sức điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình để mở rộng ảnh hưởng
  • C trở thành đồng minh, là nước lớn trong Hội đồng bảo an Liên hợp quốc
  • D người bạn lớn của EU, Trung Quốc và ASEAN.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

: So sánh, sgk 12 trang 17, 46

Lời giải chi tiết:

- Chính sách đối ngoại của Nga sau chiến tranh lạnh: một mặt ngả về phương Tây hi vọng nhận được sự ủng hộ về chính trị và viện trợ về kinh tế; mặt khác, Nga khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ, các nước ASEAN,…).

- Chính sách đối ngoại của Mĩ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc và Liên  Xô tan rã là: Mĩ tìm cách vươn lên cho phối, lãnh đạo toàn thế giới. Tuy nhiên, sau vụ khủng bố ngày 11-9-2001, đã thấy cần phải có những thay đổi trong chính sách đối nôi và đối ngoại khi bước vào thế kỉ XXI. Mĩ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam này 11-7-1995.

=> Như vậy cả Nga và Mĩ sau chiến tranh lạnh đều ra sức điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình để mở rộng ảnh hưởng.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Đầu những năm 70 của thế kỉ XX, thành tựu của Liên Xô thể hiện sức mạnh cạnh tranh với Mĩ và Tây Âu

  • A Thế cân bằng chiến lược về sức mạnh quân sự nói chung và sức mạnh hạt nhân nói riêng
  • B Thế cân bằng chiến lược về kinh tế
  • C  Thế cân bằng chiến lược về chinh phục vũ trụ.
  • D   Thế cân bằng chiến lược về sức mạnh quốc phòng

Đáp án: A

Phương pháp giải:

phân tích.

Lời giải chi tiết:

Mĩ, Tây Âu, Liên Xô đều là các quốc gia và khu vực có tiềm lực kinh tế mạnh sau chiến tranh thế giới thứ hai. Để cạnh tranh với nhau về kinh tế không thể làm nổi bật lên vị thế của từng quốc gia. Bằng chứng là đầu những năm 70, Mĩ không còn là trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất thế giới nữa mà đã xuất hiện thêm Tây Âu và Nhật Bản. Trong khi đó, Liên Xô đã khắc phục được hậu quả sau chiến tranh một cách nhanh chóng và trở thành cường quốc đứng thứ hai thế giới sau Mĩ. Hơn nữa, khoa học kĩ  thuật của các nước này đều phát triển mạnh, nhất là Liên Xô và Mĩ.

Lúc này, sự canh tranh chỉ có thể là sức mạnh về quân sự nói chung và sức mạnh hạt nhân nói riêng. Thự chất, quốc phòng cũng bao gồm quân sự nhưng do phạm vi quá rộng nên không cụ thể. Cũng chính vì điều này mà đầu những năm 70, nhiều nước trong đó có Liên Xô, Mĩ, Tây Âu đã phải kí các hiệp ước, hiệp định về cắt giảm vũ khí quân sự. Chứng tỏ, các nước này coi vũ khí quân sự thể hiện vị thế của mình trong thời gian dài. Cho đến nay, chế tạo vũ khí không hoàn toàn là dùng cho chiến tranh mà quan trọng hơn là thể hiện sức mạnh của mình, bao gồm cả sức mạnh hạt nhân nói riêng.

Chọn đáp án: A.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Điểm khác nhau giữa Liên Xô và các nước đế quốc thời kì 1945-1975?

  • A Nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh, đẩy mạnh phát triển công nghiệp
  • B Đẩy mạnh cách mạng khoa học kĩ thuật
  • C Sản xuất chế tạo nhiều vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự hiện đại
  • D Ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc bảo vệ hòa bình thế giới

Đáp án: D

Phương pháp giải:

nhận xét

Lời giải chi tiết:

-          Các nước đế quốc sau chiến tranh thế giới thứ hai thực hiện chính sách đối ngoai là bành trường xâm lược (các nước Tây Âu quay trở lại xâm lược một số nước; Mĩ thành lập khối quân sự NATO, ngăn cản sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới…)

-          Liên Xô lại thực hiện chính sách bảo vệ hòa bình thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc và giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa.      

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Từ năm 1996 đến năm 2000, bức tranh chung về tình hình nước Nga là

  • A chính trị - xã hội không ổn định nên đã ảnh hưởng xấu đến vị thế quốc tế. 
  • B trở thành cường quóc công nghiệp đứng đầu châu Âu và thứ hai thế giới (sau Mĩ). 
  • C chính trị - xã hội đã ổn định nhưng kinh tế vẫn tăng trưởng âm
  • D kinh tế được phục hồi, phát triển, xã hội ổn định, vị thể quốc tế được nâng cao

Đáp án: D

Phương pháp giải:

đánh giá, nhận xét

Lời giải chi tiết:

* Về kinh tế

- Từ 1990 - 1995, GDP là số âm.

-  Giai đoạn 1996 – 2000  kinh tế phục hồi (năm 1997 tốc độ tăng trưởng là 0,5 %,năm 2000 là 9%).

* Về chính trị

-  Tháng 12.1993, Hiến pháp Liên bang Nga được ban hành, quy định thể chế Tổng thống Liên bang.

-  Tình hình chính trị không ổn định do sự tranh chấp giữa các đảng phái và xung đột sắc tộc, nổi bật là phong trào ly khai ở Tréc-ni-a.

* Về đối ngoại: một mặt ngả về phương Tây, mặt khác khôi phục và phát triển các mối quan hệ với châu Á.

* Từ năm 2000 kinh tế dần hồi phục và phát triển, chính trị và xã hội ổn định, vị thế quốc tế được nâng cao. Tuy vậy, nước Nga vẫn phải đương đầu với nhiều thách thức như nạn khủng bố, li khai, việc khôi phục và giữ vững vị thế cường quốc Á - Âu …

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tâm điểm đối đầu giữa hai cực Xô - Mĩ ở châu Âu là sự ra đời và tồn tại

 

  • A khối quân sự NATO.     
  • B kế hoạch Mácsan.
  • C  tổ chức Hiệp ước Vácsava.
  • D hai nhà nước trên lãnh thổ Đức.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết:

Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt, nước Đức bị chia thành bốn vùng chiếm đóng theo Hội nghị Yalta, do các nước Đồng Minh (Mỹ, Liên Xô, Anh và Pháp) kiểm soát và quản lý. Berlin từng là thủ đô của Đức Quốc xã, cũng bị chia làm bốn khu vực tương tự như nước Đức. Cùng lúc đó cuộc Chiến tranh Lạnh giữa Đông và Tây cũng đã bắt đầu trên nhiều phương diện khác nhau. Berlin trở thành trung tâm của cuộc chiến giữa các cơ quan tình báo của cả hai phe. Trong năm 1948 Cuộc phong tỏa Berlin của Liên bang Xô Viết là một trong những cuộc khủng hoảng lớn đầu tiên trong Chiến tranh Lạnh.

Hai hội nghị hòa bình của phe đồng minh tại Yalta và Potsdam quyết định số phận của những vùng lãnh thổ Đức. Họ chia nước bại trận thành 4 "vùng cai quản của đồng minh". Phần phía đông của đất nước thuộc về Liên Xô, trong khi phần phía tây thuộc về Mỹ, Anh và Pháp.

Dù Berlin nằm hoàn toàn trong vùng Liên Xô kiểm soát (cách ranh giới giữa các vùng cai quản đông và tây hơn 160 km), các hiệp định Yalta và Potsdam chia thành phố thành những phần tương tự. Liên Xô cai quản nửa phía đông, còn các đồng minh khác kiểm soát phần phía tây. Việc chiếm đóng 4 bên ở Berlin bắt đầu vào tháng 6/1945

Trong năm 1949, khi nước Cộng hòa Liên bang Đức (Tây Đức) được thành lập trong ba vùng chiếm đóng ở phía tây và ngay sau đó là nước Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức) được thành lập trong vùng chiếm đóng của Liên bang Xô Viết, biên giới bắt đầu được cả hai bên tăng cường củng cố và canh phòng. Hai quốc gia được thành lập đã tạo nền tảng cho việc chia cắt nước Đức về chính trị. Đầu tiên, chỉ có cảnh sát biên phòng và lực lượng quân đội biên phòng được giao nhiệm vụ canh gác giữa Đông Đức và Tây Đức, sau đó Đông Đức bắt đầu xây dựng nhiều rào chắn.

Vào ngày 13/8/1961, chính phủ Cộng hòa Dân chủ Đức (GDR hay Đông Đức) bắt đầu dựng hàng rào dây thép gai và "bức tường chống phát xít" giữa Đông và Tây Berlin. Mục đích chính thức của Bức tường Berlin này là nhằm ngăn cái gọi là "những kẻ phát xít" phương Tây vào Đông Đức, nhưng nó cũng nhằm ngăn việc di tản quy mô lớn từ Đông sang Tây. Bức tường Berlin vẫn đứng sừng sững cho tới ngày 9/11/1989, khi lãnh đạo đảng Công nhân xã hội thống nhất cầm quyền thông báo công dân của GDR có thể vượt qua biên giới bất kỳ khi nào họ muốn.

Ngày 9/11/1989, Bức tường Berlin sụp đổ sau 28 năm được xây dựng, chấm dứt sự chia cắt nước Đức. Sự sụp đổ của nó dẫn đến thống nhất nước Đức và đánh một dấu mốc quan trọng trong lịch sử thế giới hiện đại.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Điểm khác nhau về mục đích trong việc sản xuất vũ khí nguyên tử của Liên Xô so với Mĩ.

  • A khống chế các nước khác.  
  • B nô dịch các đồng minh.
  • C duy trì hòa bình và an ninh thế giới. 
  • D mở rộng lãnh thổ.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

So sánh

Lời giải chi tiết:

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, chính sách đối ngoại của Mĩ và Liên Xô khác nhau => mục đích sử dụng vũ khó nguyên tử của hai cường quốc này cũng khác nhau:

- Chính sách đối ngoại của Liên Xô là: thực hiện chính sách bảo vệ hòa bình thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc và giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa => mục đích sử dụng vũ khí nguyên tử là duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

- Chính sách đối ngoại của Mĩ là: thực hiện chiến lược toàn cầu để bá chủ thế giới => mục đích sử dụng vũ khí nguyên từ để khống chế các nước khác.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Cơ sở quan trọng nhất để Liên Xô có thể tiến hành cuộc chaỵ đua vũ trang với Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai là?

  • A Nền kinh tế hồi phục và phát triển nhanh.
  • B  Chế tạo thành công bom nguyên tử.
  • C Đạt thành tựu to lớn về khoa học kĩ thuật.
  • D Có nhiều nước đồng minh.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết:

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô khác với Mĩ là chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh gây ra. Chính vì thế, Liên Xô phải thực hiện kế hoạch 5 năm để khôi phục nền kinh tế. Với kế hoạch 5 năm đầu tiên (1946 – 1950), Liên Xô đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, từ năm  1950 trỏ đi, Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ và đạt được nhiều thành tựu cả về công nghiệp, nông nghiệp và khoa học – kĩ thuật. => Đây là cơ sở quan trọng để Liên Xô có thể tiến hành chạy đua vũ trang với Mĩ.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ đã

  • A  làm cho hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới chỉ còn lại ở châu Á và Mĩ Latinh.
  • B chứng tỏ học thuyết Mác – Lê-nin không còn phù hợp ở châu Âu.
  • C làm cho hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới không còn nữa.
  • D giúp Mĩ hoàn thành mục tiêu đề ra trong chiến lược toàn cầu.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

phân tích.

Lời giải chi tiết:

Một trong những mục tiêu của Mĩ trong chiến lược toàn cầu được đề ra sau Chiến tranh thế giới thứ hai là: ngăn chặn và tiên tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới.

=> Khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ đồng nghĩa với hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới sụp đổ => giúp Mĩ hoàn thành mục tiêu đề ra trong chiến lươc toàn cầu.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Từ sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết năm 1991, em có nhận xét gì về công cuộc cải tổ đất nước ở Liên Xô ?

  • A Cải tổ đất Nước là sai lầm lớn của những người Cộng sản Xô Viết. Chính công cuộc cải tổ đã đưa đất nước Xô-viết lâm vào cuộc khủng hoảng toàn diện.
  • B Cải tổ đất nước ở Liên-Xô tại thời điểm đó là hoàn toàn không phù hợp, không cần thiết.
  • C Cải tổ là một tất yếu, tuy nhiên trong quá trình thực hiện, Liên Xô liên tục mắc phải những sai lầm nên đã đẩy nhanh quá trình sụp đổ của Chủ nghĩa xã hội trên quy mô toàn Liên bang.
  • D Mô hình Chủ nghĩa xã hội ờ Liên Xô có quá nhiều thiếu sót, sai lầm nên dù công cuộc cải tổ được xúc tiến tích cực vẫn không thể cứu vãn được tình hình.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

 Phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết:

Cải tổ là tất yếu: khi đất nước lâm vào khủng hoảng, đặc biệt trầm trọng từ cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973. Tháng 3-1985, Goócbachốp lên nắm quyền lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô đã tiến hành cải tổ đất nước.

Công cuộc cải tổ mắc nhiều sai lầm:

+ Chuyển sang nền kinh tế thị trường quá vội vã => kinh tế rối loạn, thu nhập quốc dân giám sút.

+ Những cải cách về chính trị làm cho đất nước rối ren hơn. Thực hiện đa nguyên chính trị làm xuất hiện nhiều đảng phái chính trị đối lập làm suy yếu vai trò lãnh đạo của nhà nước Xô viết và Đảng Cộng sản Liên Xô.

=> Năm 1991, Goócbachốp từ chức tổng thống, lá cờ búa liềm bị hạ xuống, đánh dấu sự chấm dứt chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Yếu tố nào không phải là thách thức của nước Nga dưới thời Tổng thống B. Enxin?

  • A Tình trạng không ổn định về chính trị
  • B Sự tranh chấp quyền lực giữa tổng thống đương nhiệm và các thế lực phản động. 
  • C Những cuộc xung đột sắc tộc, nổi bật là phong trào li khai của vùng Trécxnia
  • D  Sự tranh cấp quyền lực giữa các tập đoàn tài chính – ngân hàng. 

Đáp án: B

Phương pháp giải:

liên hệ, vận dụng kiến thức mở rộng

Lời giải chi tiết:

Thời Tổng thống En-xin (1992 - 1999):

+ Về đối nội:

Đối mặt với hai thách thức lớn:

Tình trạng không ổn định về chính trị do sự tranh chấp quyền lực giữa các tập đoàn tài chính - chính trị và do đòi hỏi dân chủ hóa của nhân dân.

 Những cuộc xung đột sắc tộc, nổi bật là phong trào li khai của vùng Tréc-xni-a. Những lực lượng li khai đã tiến hành nhiều vụ khủng bố nghiêm trọng, gây nên nhiều tổn thất nặng nề.

+ Về đối ngoại:

Trong những năm 1992 - 1993, Nga theo đuổi chính sách định hướng Đại Tây Dương, ngả về các cường quốc phương Tây với hi vọng giành được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ kinh tế. Nhưng sau hai năm, nước Nga chỉ nhận được những khoản tín dụng và viện trợ tài chính rất ít ỏi. Từ năm 1994, nước Nga chuyển sang chính sách định hướng Âu - á, trong khi vẫn tranh thủ phương Tây phải khôi phục và phát triển quan hệ với các nước trong khu vực Châu Á (các nước SNG, Trung Quốc, ấn Độ, các nước ASEAN,...).

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam từ sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô là?

  • A Kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản
  • B Tập trung cải cách hệ thống chính trị và đổi mới tư tưởng
  • C Thừa nhận chế độ đa nguyên, đa đảng
  • D . Kiên định con đường tư bản chủ nghĩa, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng

Đáp án: A

Phương pháp giải:

liên hệ

Lời giải chi tiết:

Từ sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam bao gồm:

- Một là, phải thường xuyên chăm lo xây dựng đảng để giữ vững vai trò cầm quyền của Đảng, bộ máy chính quyền trong sạch vững mạnh và gắn bó với nhân dân. Xây dựng đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, luôn luôn gắn bó mật thiết với nhân dân, nắm chắc quần chúng và động viên được sức mạnh của nhân dân.

- Hai là, vấn đề then chốt có ý nghĩa quyết định là xây dựng và thực hiện tốt chiến lược công tác cán bộ, nhất là cán bộ chủ trì và xây dựng nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý kế cận, kế tiếp ở các cấp từ Trung ương đến địa phương.

- Ba là, xây dựng nền kinh tế ổn định và phát triển vững chắc, giữ được độc lập tự chủ trong hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả, giữ vững sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế.

- Bốn là, tăng cường công tác chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm và bản lĩnh chính trị của cán bộ, đảng viên, nhân dân; phòng, chống có hiệu quả chiến lược “diễn biến hòa bình” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

- Năm là, Đảng cầm quyền phải nắm chắc lực lượng vũ trang, đặc biệt chăm lo xây dựng quân đội nhân dân và công an nhân dân thực sự trung thành, tin cậy về chính trị, có chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu cao, làm nòng cốt trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

Xuất phát từ nguyên nhân quan trọng nhất đưa đến sụ sụp đổ của hệ thống XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu: đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí (chấp nhân chế độ đa nguyên, đa đảng và tiến hành tổng tuyển cử, chấm dứt chế độ xã hội chủ nghĩa) => bài học quan trọng nhất là bài học thứ nhất: kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, giữ vững quyền lãnh đạo của đảng.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Điều gì chứng tỏ rõ rệt nhất tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô?

  • A Hoàn thành kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946-1950).
  • B Năm 1972, sản xuất trong 4 ngày đã đạt bằng sản lượng cả năm của đế quốc Nga cũ
  • C Nhanh chóng trở thành cường quốc công nghiệp thế giới
  • D Ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc bảo vệ hòa bình thế giới

Đáp án: C

Phương pháp giải:

liên hệ

Lời giải chi tiết:

Tính ưu việt của Chủ nghĩa xã hội (CNXH) bao gồm 6 biểu hiện sau:

- (1) Mục tiêu cao nhất của CNXH là giải phóng con người khỏi mọi ách bóc lột về kinh tế và nô dịch về tinh thần, tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện.

 - (2) Cơ sở vật chất của CNXH được tạo ra bởi một lực lượng sản suất tiên tiến, hiện đại.

- (3) CNXH là từng bước xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.

- (4) CNXH tạo ra cách tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới với năng suất cao.

- (5) CNXH thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động.

- (6) Nhà nước trong CNXH là nhà nước dân chủ kiểu mới, thể hiện bản chất giai cấp công nhân, đại biểu cho lợi ích, quyền lực và ý chí của nhân dân lao động.

- (7) Trong xã hội xã hội chủ nghĩa (XHCN), các quan hệ giai cấp - dân tộc - quốc tế được giải quyết phù hợp, kết hợp lợi ích giai cấp - dân tộc với chủ nghĩa quốc tế trong sáng.

=> Dựa vào biểu hiện 2, 3 ở trên, có thể thấy việc Liên Xô nhanh chóng trở thành cường quốc công nghiệp thế giới thể hiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội  ở Liên Xô .

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Từ sự sụp đổ của chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu, cần rút ra bài học gi trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay?

  • A Thực hiện chính sách “đóng cửa” nhằm hạn chế ảnh hưởng từ bên ngoài
  • B Duy trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, không chấp nhận đa nguyên chính trị. 
  • C Cải tổ, đổi mới về kinh tế - xã hội trước tiên, sau đó mới cải tổ về chính trị
  • D Xây dựng nền kinh tế thị trường Tư bản chủ nghĩa để phát triển nền kinh tế

Đáp án: B

Phương pháp giải:

liên hệ. 

Lời giải chi tiết:

Từ sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam bao gồm:

- Một là, phải thường xuyên chăm lo xây dựng đảng để giữ vững vai trò cầm quyền của Đảng, bộ máy chính quyền trong sạch vững mạnh và gắn bó với nhân dân. Xây dựng đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, luôn luôn gắn bó mật thiết với nhân dân, nắm chắc quần chúng và động viên được sức mạnh của nhân dân.

- Hai là, vấn đề then chốt có ý nghĩa quyết định là xây dựng và thực hiện tốt chiến lược công tác cán bộ, nhất là cán bộ chủ trì và xây dựng nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý kế cận, kế tiếp ở các cấp từ Trung ương đến địa phương.

- Ba là, xây dựng nền kinh tế ổn định và phát triển vững chắc, giữ được độc lập tự chủ trong hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả, giữ vững sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế.

- Bốn là, tăng cường công tác chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm và bản lĩnh chính trị của cán bộ, đảng viên, nhân dân; phòng, chống có hiệu quả chiến lược “diễn biến hòa bình” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

- Năm là, Đảng cầm quyền phải nắm chắc lực lượng vũ trang, đặc biệt chăm lo xây dựng quân đội nhân dân và công an nhân dân thực sự trung thành, tin cậy về chính trị, có chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu cao, làm nòng cốt trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

Xuất phát từ nguyên nhân quan trọng nhất đưa đến sụ sụp đổ của hệ thống XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu: đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí (chấp nhân chế độ đa nguyên, đa đảng và tiến hành tổng tuyển cử, chấm dứt chế độ xã hội chủ nghĩa) => bài học quan trọng nhất là bài học thứ nhất: kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, giữ vững quyền lãnh đạo của đảng.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Sau hơn 20 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, Liên Xô đã đạt được thành tựu lớn trong lĩnh vực giáo dục là?

  • A Hoàn thành phổ cập giáo dục Tiểu học.
  • B Bắt đầu thực hiện phổ cập giáo dục Trung học trong cả nước.
  • C Trở thành một trong những nước có mặt bằng dân trí cao nhất thế giới
  • D  Là nước đào tạo được một đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật hùng hậu nhất thế giới.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

liên hệ.

Lời giải chi tiết:

Sau hơn 20 năm  xây dựng chủ nghĩa xã hội, Liên Xô đã được nhiều thành tựu lớn trong lĩnh vực giáo dục, một trong những thành tựu quan trọng  nhất là trở thành một trong những nước có mặt bằng dân trí cao nhất thế giới: ¾ số dân có trình độ trung học và đại học).

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.