30 bài tập Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 - 1954) mức độ dễ
Làm đề thiCâu hỏi 1 :
Tháng 9-1953, Bộ chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đề ra chủ trương tập trung lực lượng, mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu nhằm
- A Làm thất bại kế hoạch tập trung binh lực của thực dân Pháp
- B Giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào
- C Tiêu diệt toàn bộ lực lượng quân sự của thực dân Pháp
- D Buộc thực dân Pháp phải đàm phán để kết thúc chiến tranh
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
(Sgk trang 147)
Cuối tháng 9 – 1953, Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng họp ở Việt Bắc để bàn về kế hoạch quân sự trong đông – xuân 1953 – 1954, đề ra phương hướng chiến lược: “Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng mà địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai, đồng thời buộc chúng phải bị động phân tán lực lượng đối phó với ta trên những địa bàn xung yếu mà chúng không thể bỏ, do phải phân tán lực lượng mà tạo cho ta những điều kiện thuận lợi mới để tiêu diệt thêm từng bộ phận sinh lực của chúng”.
ð Kế hoạch này nhằm làm thất bại âm mưu tập trung binh lực của Pháp ở Đồng bằng Bắc bộ. Đảng ra đã thực hiên bốn cuộc tiến công trong 2 năm 1953 và 1954 buộc Nava phải chia thành 5 nơi tập trung quân.
Chọn đáp án: A
Câu hỏi 2 :
Những điểm chính trong bước một của kế hoạch Nava là
- A Phòng ngự chiến lược ở miền Nam, tấn công chiến lược ở miền Bắc
- B Phòng ngự chiến lươc ở miền Bắc, tấn công chiến lược ở miền Nam
- C Tấn công chiến lược ở cả hai miền Nam – Bắc
- D Phòng ngự chiến lược ở cả hai miền Nam – Bắc
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Sgk trang 146
Lời giải chi tiết:
Kế hoạch Nava được đề ra (7-5-1953) được chia thành hai bước chính. Trong đó, bước 1 là: thu đông 1953 và xuân năm 1954, giữ thế phòng ngực chiến lược ở Bắc Bộ, tiến công chiến lược để bình định Trung Bộ và Nam Đông Dương, giành lấy nguồn nhân lực và vật lực; xóa bỏ vùng tự do Liên khu V, đồng thời ra sức mở rộng ngụy quân, tập trung binh lực, xây dựng đội quân cơ động chiến lược mạnh.
Chọn đáp án: B
Câu hỏi 3 :
Theo kế hoạch Nava, từ thu - đông năm 1954 thực dân Pháp tiền công chiến lược ở Bắc Bộ (Việt Nam) nhằm giành thắng lợi quyết định về?
- A ngoai giao
- B quân sự
- C chính trị và ngoại giao
- D chính trị
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
(Sgk trang 146)
- Kế hoạch Nava được chia thành hai bước:
+ Bước một: thu - đông 1953 và xuân 1954 giữ thế phòng ngự chiến lược ở miền Bắc, tiến công chiến lược để bình định miền Trung và Nam, giành nhân lực, vật lực, thanh toán Liên khu V, đồng thời mở rộng ngụy quân, xây dựng đội quân cơ động mạnh.
+ Bước hai: từ thu - đông 1954, chuyển lực lượng ra chiến trường miền Bắc, thực hiện tiến công chiến lược, cố giành thắng lợi quân sự quyết định, buộc ta đàm phán theo điều kiện có lợi cho Pháp và “kết thúc chiến tranh trong danh dự”.
Chọn đáp án: B
Câu hỏi 4 :
Cho đoạn trích: “Chiến dịch này là một chiến dịch lịch sử của quân đội ta, đánh thắng chiến dịch này có ý nghĩa quân sự và ý nghĩa chính trị quan trọng”. (Trích thư của chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện khen ngợi, động viên cán bộ, chiến sĩ ngoài mặt trận năm 1954).
- A Chiến dịch Tây Bắc
- B Chiến dịch Trung Lào
- C Chiến dịch Bắc Tây Nguyên
- D Chiến dich Điện Biên Phủ
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Sgk trang 150
Lời giải chi tiết:
Đầu tháng 3-1954, công tác chuẩn bị về mọi mặt đã hoàn tất. Ngày 13-5-1954, quân ta nổ súng tấn công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Ngày 15-3-1954, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện khen ngợi, động viên cán bộ, chiến sĩ ngoài mặt trận. Bức điện có đoạn viết: “Chiến dich này là một chiến dịch lich sử của quân đội ta, ta đánh thắng chiến dịch này có ý nghĩa quân sự và ý nghĩa chính trị quan trọng”.
Chọn đáp án: D
Câu hỏi 5 :
Tại mặt trận Điện Biên Phủ năm 1954 ta đã loại khỏi vòng chiến đấu
- A 16000 địch, trong đó có 1 thiếu tướng, hạ 16 máy bay, thu toàn bộ vũ khí, phương tiện chiến tranh
- B 16200 địch, trong đó có 1 thiếu tướng, hạ 62 máy bay, thu toàn bộ vũ khí, phương tiện chiến tranh
- C 16200 địch, trong đó có 2 thiếu tướng, hạ 62 máy bay, thu toàn bộ vũ khí, phương tiện chiến tranh
- D 16020 địch, trong đó có 2 thiếu tướng, hạ 62 máy bay, thu toàn bộ vũ khí, phương tiện chiến tranh
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Sgk trang 152
Lời giải chi tiết:
Kết quả của chiến dịch Điện Biên Phủ, ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 16200 tên địch, trong đó có một thiếu tướng, hạ 62 máy bay các loại, thu toàn bộ vũ khí, phương tiện chiến tranh của Pháp.
Chọn đáp án: B
Câu hỏi 6 :
Bộ chính trị Trung ương Đảng họp, thông qua kế hoạch tác chiến của Bộ Tổng tư lệnh và quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ vào thời gian nào?
- A Đầu tháng 3-1954
- B Đầu tháng 1-1954
- C Đầu tháng 2-1954
- D Đầu tháng 12-1953
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Sgk trang 150
Lời giải chi tiết:
Đầu tháng 12-1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp, thông qua kế hoạch tác chiến của Bộ Tổng tư lệnh và quyết định mở chiến địch Điện Biên Phủ.
Chọn đáp án: D
Câu hỏi 7 :
Nội dung cơ bản trong bước một của kế hoạch quân sự Nava là gì?
- A Phòng ngự chiến lược ở miền Bắc, tấn công chiến lược ở miền Nam
- B Phòng ngự ở miền Nam, tiến công chiến lược ở miền Bắc.
- C Tấn công chiến lược ở hai miền Nam – Bắc
- D Phòng ngự chiến lược ở hai miền Bắc – Nam.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Sgk trang 146.
Lời giải chi tiết:
Bước thứ nhất của kế hoạch Nava là trong thu – đông năm 1953 và xuân năm 1954, giữ thế phòng ngự chiến lược ở Bắc Bộ, tiến công chiến lược để bình định Trung Bộ và Nam Đông Dương, giành lấy nguồn nhân lực, vật lực; xóa bỏ vùng tự do Liên khu V, đồng thời ra sức mở rộng ngụy quân, tập trung binh lực, xây dựng đội quân cơ động chiến lược mạnh.
Chọn đáp án: A
Câu hỏi 8 :
Chiến cuộc Đông – Xuân 1953 – 1954, chúng ta đã buộc Nava phải điều quân đóng tại 5 địa điểm quan trọng, thực hiện mục tiêu gì?
- A Tiêu diệt lực lượng quân Pháp.
- B Buộc chúng phải “leo thang”.
- C Buộc chúng phải từ bỏ chiến tranh xâm lược.
- D Buộc chúng phải phân tán lực lượng.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Sgk trang 147.
Lời giải chi tiết:
Phương hướng chiến lược trong Đông – Xuân 1953 – 1954 của ta là: “Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu…..đồng thời buộc chúng phải phân tán lực lượng đối phó với ta trên những địa bàn xung yếu mà chúng không thể bỏ, do phải phân tán lực lượng mà tạo cho ta những điều kiện thuận lợi mới để tiêu diệt thêm từng bộ phận sinh lực của chúng”.
=> Chiến cuộc Đông – Xuân 1953 – 1954 buộc Nava phải điều quân đóng tại 5 địa điểm quan trọng thực hiện mục tiêu buộc chúng phải phân tán lực lượng.
Chọn đáp án: D
Câu hỏi 9 :
“Tháng 12-1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp thông qua kế hoạch tác chiến của Bộ Tổng tư lệnh và quyết định mở chiến dịch….”
Tên chiến dịch trong đoạn ngoặc kép “…” là
- A Thượng Lào.
- B Bắc Tây Nguyên.
- C Trung Lào.
- D Điện Biên Phủ.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Sgk trang 150.
Lời giải chi tiết:
Tháng 12-1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp thông qua kế hoạch tác chiến của Bộ Tổng tư lệnh và quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ”.
Chọn đáp án: D
Câu hỏi 10 :
Chủ trương của quân ta trong chiến cuộc Đông – xuân 1953 – 1954 là
- A trong vòng 18 tháng chuyển bại thành thắng
- B tập trung lực lượng tiến công vào những hướng chiến lược quan trọng mà địch tương đối yếu.
- C tránh giao chiến ở miền Bắc với Pháp để chuẩn bị đàm phán.
- D
giành thắng lợi nhanh chóng về quân sự trong Đông – Xuân 1953 – 1954.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Sgk trang 147.
Lời giải chi tiết:
Nắm vững nhiệm vụ tiêu diệt địch là chính, phương hướng chiến lược của ra trong Đông- xuân 1953 -1954 là: “Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch,…..tạo ra cho ra những điều kiện thuận lợi mới để tiêu diệt thêm từng bộ sinh lực của chúng”.
Chọn đáp án: B
Câu hỏi 11 :
Pháo đài bắt khả xâm phạm” là niềm tự hào của Pháp – Mĩ về?
- A cứ điểm đồi A1
- B cụm cứ điểm Thất Khê
- C cụm cứ điểm Đông Khê
- D tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Sgk trang 149
Lời giải chi tiết:
Sau khi kiểm tra, các tướng lĩnh Pháp và Mĩ đều coi Điện Biên Phủ là “một pháo đài bất khả xâm phạm”.
Chọn đáp án: D
Câu hỏi 12 :
Tình hình của Pháp ở Điện Biên Phủ sau cuộc tiến công đợt II của quân ta là
- A Toàn bộ phân khu Nam bị tiêu diệt.
- B Sân bay Mường Thanh bị khống chế, phân khu Nam bị tiêu diệt.
- C Nhiều cao điểm phía Đông phân khu trung tâm Mường Thanh mất, tạo điều kiện để bao vây, chia cắt, khống chế địch.
- D Phân khu Bắc tê liệt, phân khu Nam và phân khu Trung tâm bị bao vây chặt chẽ.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Sgk trang 150.
Lời giải chi tiết:
Trong cuộc tiến công đợt I (13 đến 17-3-1954) , ta đã tiêu diệt hoàn toàn cụm cứ điểm Him Lam và toàn bộ Phân khu Bắc.
Đợt II (30-3 đến 26-4-1964): ta đồng loạt tiến công các cứ điểm phía đông phân khu trung tâm như E1, D1, C1, C2, A1,…Ta chiếm phần lớn các cứ điểm của địch, tạo thêm điều kiên để bao vây, chia cắt, khống chế địch.
Chọn đáp án: C
Câu hỏi 13 :
Bộ chính trị Trung ương Đảng họp, thông qua kế hoạch tác chiến của Bộ Tổng tư lệnh và quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ vào thời gian nào?
- A Đầu tháng 12-1953.
- B Đầu tháng 1-1954.
- C Đầu tháng 2 -1954.
- D Đầu tháng 3 -1954.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Sgk trang 150.
Lời giải chi tiết:
Tháng 12-1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp, thông qua kế hoạch tác chiến của Bộ tổng tư lệnh và quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ.
Chọn đáp án: A
Câu hỏi 14 :
Văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận đầy đủ quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam là
- A Tạm ước Việt - Pháp.
- B Hiệp định Giơnevơ.
- C Tuyên ngôn Độc lập.
- D Hiệp định Sơ bộ.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Sgk 12 trang 155.
Lời giải chi tiết:
Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là văn bản pháp lí đầu tiên ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các nước Đông Dương và được các cường quốc tham dự hội nghị cam kết tôn trọng.
Chọn đáp án: B
Câu hỏi 15 :
Phương hướng chiến lược của quân đội và nhân dân Việt Nam trong đông – xuân 1953 – 1954 là tập trung tiến công
- A tại Điện Biên Phủ - trung tâm của kế hoạch Nava.
- B trên toàn bộ chiến trường Đông Dương.
- C ở đồng bằng Bắc Bộ, nơi tập trung cơ động chiến lược của Pháp.
- D vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Sgk 12 trang 147.
Lời giải chi tiết:
Phương hướng chiến lược của ta trong Đông – Xuân 1953 – 1954 là: “Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng đất đai, buộc chúng phải phân tán lực lượng, tạo điều kiện thuận lợi để ta tiêu diệt thêm từng bộ phận sinh lực của chúng.
Chọn đáp án: D
Câu hỏi 16 :
“Kết thúc chiến tranh trong danh dự” là mục đích của Pháp trong kế hoạch
- A Valuy
- B Rơve
- C Nava
- D Đờlat đơ Tátxinhi
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Sgk 12 trang 146.
Lời giải chi tiết:
Ngày 7/5/1953, Nava đề ra kế hoạch quân sự với hi vọng trong 18 tháng sẽ giành lấy một thắng lợi quân sư quyết định để “kết thúc chiến tranh trong danh dự”.
Chọn đáp án: C
Câu hỏi 17 :
Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương, ở Việt Nam, quân đội nhân dân Việt Nam và quân đội viễn chinh Pháp tập kết ở hai miền Nam – Bắc, lấy giới tuyến quân sự tạm thời theO
- A Vĩ tuyến 15.
- B Vĩ tuyến 16.
- C Vĩ tuyến 17.
- D Vĩ tuyến 18
Đáp án: C
Phương pháp giải:
sgk trang 154.
Lời giải chi tiết:
Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương, ở Việt Nam, quân đội nhân dân Việt Nam và quân đội viễn chinh Pháp tập kết ở hai miền Nam – Bắc, lấy giới tuyến quân sự tạm thời theo vĩ tuyến 17.
Chọn đáp án: C
Câu hỏi 18 :
Quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam lần đầu tiên được công nhận đầy đủ ở Hiệp định quốc tế nào?
- A Hiệp định Ianta năm 1945
- B Hiệp định Sơ bộ năm 1946
- C Hiệp định Giơnevơ năm 1954.
- D Hiệp định Pari năm 1973.
Đáp án: C
Câu hỏi 19 :
Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 là thắng lợi quân sự lớn nhất của nhân dân ta trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 19540 do
- A đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava của Pháp có Mĩ giúp sức.
- B góp phần làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân kiểu cũ trên thế giới.
- C tác động trực tiếp buộc Pháp phải kí Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương
- D đã làm thất bại âm mưu của Mỹ muốn quốc tế hóa cuộc chiến tranh Đông Dương.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Sgk trang 152, suy luận
Lời giải chi tiết:
Chiến thắng quân sự và chiến thắng ngoại giao luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau, chiến thắng quân sự tạo điều kiện cho chiến thắng trên mặt trận ngoại giao và chiến thắng ngoại giao là thể hiện cho thắng lợi quân sự.
Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava , giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương, tạo điều kiện cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi. => chiến thắng Điện Biên Phủ đã tác động trực tiếp buộc Pháp phải kí Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương.
Chọn đáp án: C
Câu hỏi 20 :
Đâu không phải là yếu tố khiến Pháp, Mĩ đánh giá Điện Biên Phủ là “Pháo đài bất khả xâm phạm”?
- A Điện Biên Phủ là một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương
- B Đây là một hệ thống phòng ngự kiên cố.
- C Điện Biên Phủ được tập trung lực lượng đông, mạnh và trang bị vũ khí hiện đại.
- D Điện Biên Phủ cách ra hậu phương của quân đội Việt Nam.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Sgk trang 149, suy luận, loại trừ
Lời giải chi tiết:
Pháp coi Điện Biên Phủ là pháo đài bất khả xâm phạm do:
- Được sự "đầu tư", chi viện , giúp sức tối đa của Mỹ, thực dân Pháp đã nhanh chóng biến Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm rất mạnh.
- Tập trung lực lượng đông, mạnh với hệ thống phòng ngự kiên cố:
+ Phòng ngự bằng tập đoàn cứ điểm là hình thức phòng ngự mới nhất và hiện đại nhất của quân đội Pháp trong những năm cuối của cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương. Có hệ thống phòng ngự kiên cố và đã nhiều lần diễn tập phương án phòng ngự và phản công, với sự "phối hợp tuyệt đẹp" của bộ binh, pháo binh, xe tăng và máy bay. Đến khi ta nổ súng tiến công (ngày 13-3-1954), lực lượng địch ở Điện Biên Phủ đã lên đến gần 12.000 tên, gồm 12 tiểu đoàn, 7 đại đội bộ binh, 2 tiểu đoàn lựu pháo 105mm (20 khẩu), 1 đại đội trọng pháo 155mm (4 khẩu), 12 khẩu cối 102mm, 1 tiểu đoàn công binh, 1 đại đội xe tăng (10 chiếc), 1 đại đội xe vận tải (200 chiếc) và một phi đội máy bay thường trực (14 chiếc).
+ Với lực lượng trên, Pháp bố trí thành 49 cứ điểm, những cứ điểm gần nhau lại được tổ chức thành cụm cứ điểm (trung tâm đề kháng). Tập đoàn cứ điểm có 8 trung tâm đề kháng và được chia thành 3 phân khu. Phân khu trung tâm là phân khu quan trọng nhất, nằm giữa Mường Thanh, chiếm gần 2/3 lực lượng với 5 trung tâm đề kháng, bao bọc lấy cơ quan chỉ huy của tập đoàn cứ điểm. Phân khu Bắc gồm 2 trung tâm đề kháng, phòng ngự ở hướng Bắc. Phân khu Nam có một trung tâm đề kháng, phòng ngự từ phía Nam. - Trang bị vũ khí hiện đại: Pháo binh địch được bố trí thành 2 căn cứ: một căn cứ ở Mường Thanh và một căn cứ ở Hồng Cúm. Đại đội xe tăng được bố trí ở phân khu trung tâm (7 chiếc) và phân khu Nam (3 chiếc). Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ còn được trang bị nhiều vũ khí, phương tiện hiện đại khác (súng phun lửa, mìn napan, mìn điện, kính hồng ngoại ngắm bắn ban đêm…) và đã sử dụng hơn 3.000 tấn dây thép gai để tạo thành những "rừng rào cản" nhiều kiểu, chằng chịt, thay cho những rừng cây xanh đã bị địch phá trụi.
Chọn đáp án: D
Câu hỏi 21 :
Lí do nào sau đây không đúng khi nói về chủ trương của ta chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược với thực dân Pháp?
- A Ta cho rằng Điện Biên Phủ nằm trong kế hoạch dự định trước của Nava
- B Pháp cho rằng ta không đủ sức đương đầu với chúng ở Điện Biên Phủ.
- C Điện Biên Phủ có tầm quan trọng đối với miền Bắc Đông Dương
- D . Quân ta có đủ điều kiện đánh thắng địch ở Điện Biên Phủ.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Sgk trang 150, suy luận
Lời giải chi tiết:
– Kế hoach NaVa đã bị phá sản, Pháp quyết định xây dựng tập đoàn cứ điểm mạnh ở Điện Biên Phủ, biến Điện Biên Phủ thành một pháo đài “ Bất khả xâm phạm” ở vừng núi Tây Bắc. Và biến Điện Biên Phủ thành trung tâm điểm của kế hoach Nava => Muốn kết thúc chiến tranh ta phải tiêu diệt tập đoàn cứ điếm Điện Biên Phủ. – Ngày 6/12/1953 TW Đảng họp nà nhận định: Điện Biên Phủ Là tập đoàn cứ điểm mạnh nhưng thế yếu của địch ở Điện Biên Phủ là dễ bị cô lập, chỉ tiếp tế bằng đường không. – Quân ta đã trưởng thành và có kinh nghiệm có thể đánh địch ở tập đoàn cứ điểm – Hậu phương của ta đã vững mạnh, có thể khắc phục những khó khăn đảm bảo chi viện cho chiến trường. => Trên cơ sở phân tích tình hình TW Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ, biến Điện Biên Phủ thành điểm quyết định chiến lược giữa ta và địch.
Chọn đáp án: A
Câu hỏi 22 :
Nội dung nào không phải âm mưu của Pháp – Mĩ trong việc xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ?
- A Chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược với ta
- B Điện Biên Phủ là đầu mối giao thông quan trọng, địch sử dụng lực lượng không quân để đánh ta
- C Với địa thế hiểm trở, khó khăn sõ bất lợi cho sự tấn công của ta.
- D Biến Điện Biên Phủ trở thành nơi thí điểm cho loại hình chiến tranh mới của Pháp, Mĩ
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Sgk trang 149, suy luận, loại trừ.
Lời giải chi tiết:
Âm mưu của Pháp – Mĩ khi xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ:
- Pháp muốn chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược với ta.
- Điện Biên Phủ có vị trí chiến lược then chốt ở đông Dương và đông Nam Á nên Pháp cố nắm giữ. Nava xây dựng điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất đông Dương. Pháp tập trung ở đây 16.200 quân, đủ loại binh chủng, được bố trí thành ba phân khu với 49 cứ điểm. + Phân khu Bắc gồm các cứ điểm độc Lập, Bản Kéo + Phân khu Trung tâm Mường Thanh, nơi đặt cơ quan chỉ huy, tập trung 2/3 lực lượng, có sân bay và hệ thống pháo binh. + Phân khu Nam Hồng Cúm, có trận địa pháo, sân bay.
=> Điện Biên Phủ là đầu mối giao thông quan trọng, địch sử dụng lực lượng không quân để đánh ta.
- Với địa thế hiểm trở, khó khăn sõ bất lợi cho sự tấn công của ta, đặc biệt là cách xa hậu phương của ta. - Pháp và Mỹ coi điện Biên Phủ là “một pháo đài bất khả xâm phạm”, trung tâm của kế hoạch Nava.
Chọn đáp án: D
Câu hỏi 23 :
Việc thực dân Pháp xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương không phản ảnh điều gì?
- A Kế hoạch Nava trong quá trình thực hiện đã có sự điều chỉnh
- B Điện Biên Phủ trở thành điểm quyết chiến chiến lược do Pháp chủ động lựa chọn
- C Sự thất bại bước đầu của kế hoạch Nava.
- D Pháp rất ý thức về vị trí chiến lược quân trọng của Điện Biên Phủ.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Sgk trang 149-1950, suy luận
Lời giải chi tiết:
Sự thất bại bước đầu của kế hoạch Nava là ý nghĩa của cuộc các cuộc tiến công chiến lược 1953 – 1954.
Chọn đáp án: C
Câu hỏi 24 :
Trong các nội dung sau đây, nội dung nào không nằm trong Hiệp định Giơnevơ.
- A Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.
- B Hai bên ngừng bắn ở Nam Bô để giải quyết vấn đề Đông Dương bằng con đường hòa bình.
- C Việt Nam sẽ thực hiện thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước vào tháng 7-1956.
- D Trách nhiệm thi hành Hiệp định thuộc về những người kì Hiệp định và những người kế tục nhiệm vụ của họ.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Sgk trang 154, loại trừ.
Lời giải chi tiết:
Những nội dung của Hiệp định Giơnevơ bao gồm:
+ Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia; không can thiệp vào công việc nội bộ của ba nước.
+ Các bên tham chiến ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.
+ Thực hiện di chuyển, tập kết quân đội ở hai vùng:
* Ở Việt Nam, lấy vĩ tuyến 17 (dọc theo sông Bến Hải - Quảng Trị) làm giới tuyến quân sự tạm thời cùng với một khu phi quân sự ở hai bên giới tuyến.
* Ở Lào, tập kết ở Sầm Nưa và Phongsali
* Ở Cam-pu-chia, lực lượng kháng chiến phục viên tại chỗ, không có vùng tập kết.
- Cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài vào Đông Dương, không được đặt căn cứ quân sự ở Đông Dương. Các nước Đông Dương không được tham gia liên minh quân sự và không để cho nước khác dùng lãnh thổ vào việc gây chiến tranh hoặc xâm lược.
- Việt Nam sẽ tổng tuyển cử tự do thống nhất đất nước vào tháng 07/1956 dưới sự kiểm soát của một Ủy ban quốc tế do Ấn Độ làm Chủ tịch.
- Trách nhiệm thi hành Hiệp định thuộc về những người ký Hiệp định và những người kế tục họ.
Chọn đáp án: B
Câu hỏi 25 :
Từ cuối năm 1953 đên đầu năm 1954, ta phân tán lực lượng địch ra những vùng nào?
- A Lai Châu, Điện Biên Phủ, Xênô, Luôngphabang.
- B Điện Biên Phủ, Xênô, Playku, Luôngphabang.
- C Điện Biên Phủ, Thà Khẹt, Playku, Luôngphabang.
- D Điện Biên Phủ, Xênô, Playku, Sầm Nưa.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Sgk trang 147, suy luận.
Lời giải chi tiết:
- Ngày 10-12-1953, một bộ phận quân chủ lực của ta tiến công thi xã Lai Châu, tỉnh Lai Châu (trừ Điện Biên Phủ được giải phóng). Nava buộc phải đưa 6 tiểu đoàn cơ động tư Đồng Bằng Bắc Bộ tăng cường cho Điện Biên Phủ -> nơi tập trung quân thứ hai của Pháp.
- Đầu tháng 12-1953, liên quâ Việt – Lào mở cuộc tấn công Trung Lào, giải phóng Thà Khẹt, uy hiếp Xavannakhet và Xênô. Nava buộc phải tăng cường lực lượng cho Xêxô -> nơi tập trung quân thứ ba của Pháp.
- Cuối tháng 1 – 1954, liên quân Việt – Lào tấn công Thượng Lào, giải phóng Nậm Hu và toàn tinh Phongxalì. Nava gấp rút điều quân cho Luôngphabang và Mường Sài -> nơi tập trung quân thứ tứ của Pháp.
- Đầu tháng 2 – 1954, quân ta tiến công địch ở Bắc Tây Nguyên, giải phóng toàn tỉnh Kom Tum, uy hiếp Playku. Pháp tăng cường lực lượng cho Playku -> nơi tâp trung quân thứ 5 của Pháp.
Chọn đáp án: B
Câu hỏi 26 :
Trong các nôi dung sau, nôi dung nào không nằm trong Hiêp định Giơnevơ?
- A Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tôc cơ bản của nhân dân Viêt Nam, Lào, Campuchia.
- B Viêt Nam sẽ thực hiên thống nhất bằng cuôc tổng tuyển cử tự do vào tháng 7/1956.
- C Trách nhiêm thi hành hiêp định thuộc về nhưng người đã ký kết và những người kế tục
- D Hai bên ngừng bắn ở Nam Bô để giải quyết vấn đề Đông Dương bằng con đường hòa bình.
Đáp án: D
Câu hỏi 27 :
Từ cuối năm 1953 đến đầu năm 1954, ta phân tán lực lượng địch ra những vùng nào?
- A Lai Châu, Điện Biên Phủ, Sê Nô, Luôngphabang
- B Điện Biên Phủ, Thakhẹt, Plâycu, Luôngphabang
- C Điện Biên Phủ, Sê Nô, Plâycu, Luôngphabang
- D Điện Biên Phủ, Sê Nô, Plâycu, Sâm Nưa
Đáp án: C
Câu hỏi 28 :
Một trong những ý nghĩa quan trọng của những thăng lợi trong Đông – Xuân 1953 – 1954 của ta là
- A đã giành thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.
- B đã buộc thực dân Pháp chấp nhận sự phá sản hoàn toàn của kế hoạch Nava.
- C đã chuẩn bị về vật chất và tinh thần cho quân và dân ta mở cuộc tiến công quyết định vào Điện Biên Phủ.
- D đã tạo ra thế và lực mới cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta với thực dân Pháp sau này.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
suy luận.
Lời giải chi tiết:
Đối với chiến dịch Điện Biên Phủ, thắng lợi trong Đông – Xuân 1953 – 1954 đã chuẩn bị về vật chất và tinh thần cho quân và dân ta mở cuộc tiến công quyết định vào Điện Biên Phủ. Khi kế hoạch Nava bước đầu bị phá sản thì chiến dịch Điện Biên Phủ là chiến thắng quyết định làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava.
Chọn đáp án: C
Câu hỏi 29 :
Từ cuối tháng 3 - 1954, bộ đội chủ lực Việt Nam tiến công vào phân khu trung tâm của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ với mục đích chủ yếu là
- A buộc Pháp phải chấp nhận đàm phán.
- B giành thế chủ động trên chiến trường.
- C phân tán cao độ lực lượng quân Pháp
- D bao vây, chia cắt, tiêu diệt quân Pháp.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Sgk 12 trang 150, suy luận.
Lời giải chi tiết:
Đợt 3 trận Điện Biên Phủ diễn ra từ ngày 01/05 đến 07/05/1954:
- Ta tiến công khu Trung tâm Mường Thanh và phân khu Nam, tiêu diệt các căn cứ còn lại của địch.
- Chiều 7/5, ta đánh vào sở chỉ huy địch.
- 17 giờ 30 ngày 07/05/1954, Tướng Đơ Ca-xtơ-ri cùng toàn bộ Ban tham mưu địch đầu hàng và bị bắt sống.
- Các chiến trường toàn quốc đã phối hợp chặt chẽ nhằm phân tán, tiêu hao, kìm chân địch, tạo điều kiện cho Điện Biên Phủ giành thắng lợi.
Chọn đáp án: D
Câu hỏi 30 :
Thực dân Pháp và đế quốc Mỹ chọn Điện Biên Phủ để xây dựng thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương vì
- A Điện Biên Phủ là trung tâm của kế hoạch quân sự Nava.
- B Điện Biên Phủ có vị trí chiến lược then chốt ở biên giới Việt- Lào.
- C Điện Biên Phủ có vụ tri then chốt ở Biên giới Việt Trung.
- D Điện Biên Phủ có vị trí chiến lược then chốt ở Đông Dương và Đông Nam Á.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
suy luận.
Lời giải chi tiết:
Điện Biên Phủ là thung lung rộng lớn nằm ở phía Tây rừng núi Tây bắc, gần biên giới với Lào, có vị trí chiến lược then chốt ở Đông Dương và cả Đông Nam Á nên quân Pháp cố nắm giữ và tập trung mọi cố gắng để xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương.
Chọn đáp án: D
Các bài khác cùng chuyên mục
- 20 bài tập Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 - 1954) mức độ khó
- 30 bài tập Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 - 1954) mức độ dễ
- 30 bài tập Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951 - 1953) mức độ dễ
- 20 bài tập Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950) mức độ khó
- 30 bài tập Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950) mức độ dễ
- 20 bài tập Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 - 1954) mức độ khó
- 30 bài tập Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 - 1954) mức độ dễ
- 30 bài tập Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951 - 1953) mức độ dễ
- 20 bài tập Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950) mức độ khó
- 30 bài tập Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950) mức độ dễ