20 bài tập Chuyển động thẳng biến đổi đều mức độ thông hiểu
Làm đề thiCâu hỏi 1 :
Chọn câu trả lời sai. Chuyển động thẳng nhanh dần đều là chuyển động có:
- A quĩ đạo là đường thẳng.
- B véctơ vận tốc luôn tiếp tuyến với quĩ đạo chuyển động và có độ lớn tăng theo hàm bậc nhất đối với thời gian.
- C quãng đường đi được của vật luôn tỉ lệ thuận với thời gian vật đi
- D véctơ gia tốc của vật có độ lớn là một hằng số và luôn hướng cùng phương, cùng chiều với chuyển động của vật.
Đáp án: C
Câu hỏi 2 :
Phương trình nào sau là phương trình vận tốc của chuyển động chậm dần đều (chiều dương cùng chiều chuyển động)?
- A v = 5t.
- B v = 15 – 3t
- C v = 10 + 5t + 2t2.
- D v = 20 – t2/2
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
v = 15 – 3t
Câu hỏi 3 :
Trong công thức tính vận tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều v = vo +at thì:
- A v luôn dương.
- B a luôn dương.
- C a luôn cùng dấu với v.
- D a luôn ngược dấu với v.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
vì chuyển động là nhanh dần đều nên a luôn cùng dấu với v.
Câu hỏi 4 :
Công thức liên hệ giữa gia tốc, vận tốc và quãng đường đi được của chuyển động thẳng nhanh dần đều , điều kiện nào dưới đây là đúng?
- A a > 0; v > v0.
- B a < 0; v <v0.
- C a > 0; v < v0.
- D a < 0; v > v0.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Công thức liên hệ giữa gia tốc, vận tốc và quãng đường đi được của chuyển động thẳng nhanh dần đều , cần điều kiện a > 0; v > v0.
Câu hỏi 5 :
Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, véc tơ gia tốc tức thời có đặc điểm
- A Hướng thay đổi, độ lớn không đổi
- B Hướng không đổi, độ lớn thay đổi
- C Hướng thay đổi, độ lớn thay đổi
- D Hướng không đổi, độ lớn không đổi
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Đáp án D
Trong chuyển động thẳng biến đổi đều véc tơ gia tốc tức thời có hướng và độ lớn không đổi
Câu hỏi 6 :
Có một chuyển động thẳng nhanh dần đều (a >0). Cách thực hiện nào kể sau làm cho chuyển động trở thành chậm dần đều?
- A Đổi chiều dương để có a < 0
- B Triệt tiêu gia tốc (a = 0)
- C Đổi chiều gia tốc để có \(\vec a' = - \vec a.\)
- D Không cách nào trong số A, B, C
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Chuyển động thẳng nhanh dần đều có a.v > 0.
Lời giải chi tiết:
Chuyển động thẳng nhanh dần đều (a >0) \( \Rightarrow \) v > 0
A. Đổi chiều dương để có a < 0. Đổi chiều dương làm thay đổi dấu của gia tốc và vận tốc, do đó a < 0 và v < 0 \( \Rightarrow \) a.v >0, chuyển động vẫn là nhanh dần đều. A sai.
B. Triệt tiêu gia tốc (a = 0). Chuyển động thẳng có gia tốc a = 0 là chuyển động thẳng đều. B sai.
C. Đổi chiều gia tốc để có \(\vec a' = - \vec a.\) \(\vec a' = - \vec a \Rightarrow a' = - a \Rightarrow a' < 0\), mà v > 0 \( \Rightarrow \) a.v < 0, chuyển động là chậm dần đều. C đúng.
Chọn C
Câu hỏi 7 :
Chỉ ra câu sai.
- A Vận tốc tức thời của chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn tăng hoặc giảm đều theo thời gian.
- B Gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn không đổi.
- C Véctơ gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều có thể cùng chiều hoặc ngược chiều với véctơ vận tốc.
- D Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, quãng đường đi được trong những khoảng thời gian bằng nhau thì bằng nhau.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Trong chuyển động biến đổi đều có gia tốc nên trong quá trình chuyển động trong những khoảng thời gian bằng nhau vật sẽ đi đươc những đoạn khác nhau
Câu hỏi 8 :
Một vật chuyển động thẳng biến đổi đều với đồ thị vận tốc như sau
Phương trình đường đi của chuyển động này là
(trong đó s tính bằng mét, t tính bằng giây)
- A s = 15t + 0,25t2
- B s = 15t - 0,25t2
- C s = -15t + 0,25t2
- D s = -15t - 0,25t2
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Đáp án B
Câu hỏi 9 :
Một Ô tô chuyển động thẳng nhanh dần đều.Sau 10s, vận tốc của ô tô tăng từ 4m/sđến 6 m/s. Quãng đường mà ô tô đi được trong khoảng thời gian trên là?
- A 500m
- B 50m
- C 25m
- D 100m
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Câu hỏi 10 :
Trong công thức tính quãng đường đi được của chuyển động thẳng chậm dần đều cho đến khi dừng lại: \(s = {v_0}t + \dfrac{1}{2}a{t^2}\) thì:
- A \({v_0} < 0,a > 0,s < 0\)
- B \({v_0} < 0,a > 0,s > 0\)
- C \({v_0} > 0,a > 0,s > 0\)
- D Cả A và C đúng
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Trong chuyển động thẳng chậm dần đều thì vận tốc và gia tốc ngược dấu nhau, quãng đường là đại lượng không âm
Lời giải chi tiết:
Trong chuyển động thẳng chậm dần đều thì vận tốc và gia tốc ngược dấu nhau, quãng đường là đại lượng không âm
Chọn B
Câu hỏi 11 :
Chọn đáp án sai? Chất điểm chuyển động thẳng theo một chiều với gia tốc \(a = 4m/{s^2}\) có nghĩa là:
- A Lúc đầu vận tốc bằng 0 thì sau 1 s sau vận tốc của nó bằng 4 m/s.
- B Lúc đầu vận tốc bằng 2 m/s thì sau 1 s sau vận tốc của nó bằng 6 m/s.
- C Lúc đầu vận tốc bằng 2 m/s thì sau 2 s sau vận tốc của nó bằng 8 m/s.
- D Lúc đầu vận tốc bằng 4 m/s thì sau 2 s sau vận tốc của nó bằng 12 m/s.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Vận dụng biểu thức phương trình vận tốc: \(v = {v_0} + at\)
Lời giải chi tiết:
Ta có: Vận tốc được xác định bằng biểu thức \(v = {v_0} + at\)
A, B, D - đúng
C -sai vì:
Chọn C
Câu hỏi 12 :
Phương trình chuyển động của một vật trên một đường thẳng có dạng \(x = 2{t^2} + 10t + 100(m;s)\).Thông tin nào sau đây là đúng?
- A Vật chuyển động nhanh dần đều với gia tốc a = 2 m/s2.
- B Vật chuyển động chậm dần đều với gia tốc a = 4 m/s2.
- C Tọa độ của vật lúc t = 0 là 100 m.
- D Vận tốc của vật tại thời điểm t là v = 10 m/s.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Đọc phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều: \(x = {x_0} + {v_0}t + \dfrac{1}{2}a{t^2}\)
Lời giải chi tiết:
Tọa độ của vật lúc t = 0 là 100 m.
Chọn C
Câu hỏi 13 :
Xét một vật chuyển động trên một đường thẳng và không đổi hướng, gọi a là gia tốc, vo là vận tốc ban đầu, v là vận tốc tại thời điểm nào đó. Trong các kết luận sau, kết luận nào đúng?
- A Nếu a > 0 và v0 > 0 thì vật chuyển động nhanh dần đều.
- B Nếu a < 0 và v0 < 0 thì vật chuyển động nhanh dần đều.
- C Nếu tích số a.v0 > 0 thì vật chuyển động nhanh dần đều.
- D Các kết luận A, B và C đều đúng.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Vận dụng lí thuyết về chuyển động thẳng biến đổi đều
Lời giải chi tiết:
Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều thì a và v luôn cùng dấu
Chọn D
Câu hỏi 14 :
Một vật chuyển động thẳng biến đổi đều với vận tốc ban đầu v0. Chọn trục toạ độ ox có phương trùng với phương chuyển động, chiều dương là chiều chuyển động, gốc toạ độ O cách vị trí vật xuất phát một kho ảng OA = x0 . Phương trình chuy ển động của vật là:
- A x = x0 + v0t
- B x = x0 + v0t + at2/2
- C x = vt + at2/2
- D x = at2/2.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Một vật chuyển động thẳng biến đổi đều với vận tốc ban đầu v0. Chọn trục toạ độ ox có phương trùng với phương chuyển động, chiều dương là chiều chuyển động, gốc toạ độ O cách vị trí vật xuất phát một kho ảng OA = x0 . Phương trình chuy ển động của vật là: x = x0 + v0t + at2/2
Câu hỏi 15 :
Một xe lửa bắt đầu dời khỏi ga và chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 0,1 m/s2.Khoảng thời gian để xe lửa đạt được vận tốc 36km/h là?
- A 360s
- B 100s
- C 300s
- D 200s
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
đổi 36km/h = 10m/s. khi đó ta có
v = v0+at => 10 = 0+0.1.t => t = 100s
Câu hỏi 16 :
Một đoàn tàu vào ga chuyển động với vận tốc 36km/h thì chuyển động chậm dần đều, sau 20s vận tốc còn 18km/h. Sau bao lâu kể từ khi hãm phanh thì tàu dừng hẳn
- A 30s
- B 40s
- C 42s
- D 50s
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Ta có:
\(\eqalign{
& \left\{ \matrix{
{v_0} = 36km/h = 10m/s \hfill \cr
v = 18km/h = 5m/s \hfill \cr
t = 20s \hfill \cr} \right. \cr
& \Rightarrow a = {{v - {v_0}} \over t} = {{5 - 10} \over {20}} = - 0,25m/{s^2} \cr} \)
Phương trình vận tốc:
\(v = {v_0} + at = 10 - 0,25t\,\,\left( {m/s} \right)\)
Khi tàu dừng hẳn:
\(v = 0 \Leftrightarrow 10 - 0,25t = 0 \Rightarrow t = 40s\)
Chọn B
Câu hỏi 17 :
Một chiếc xe đang chạy với vận tốc 32 m/s thì hãm phanh và chuyển động chậm dần đều, sau 8 giây thì dừng lại. Quãng đường vật đi được trong thời gian này là
- A 128m
- B 64m
- C 32m
- D 16m
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
\(\eqalign{
& \left\{ \matrix{
{v_0} = 32m/s \hfill \cr
v = 0m/s \hfill \cr
t = 8s \hfill \cr} \right. \cr
& v = {v_0} + at \Rightarrow a = {{v - {v_0}} \over t} = {{0 - 32} \over 8} = 4m/{s^2} \cr
& {v^2} - v_0^2 = 2as \Rightarrow s = {{{v^2} - v_0^2} \over {2a}} = {{{0^2} - {{32}^2}} \over {2.\left( { - 4} \right)}} = 128m \cr} \)
Chọn A
Câu hỏi 18 :
Một vật chuyển động thẳng chậm dần đều với vận tốc ban đầu 10 m/s và với gia tốc 0,4 m/s2 thì đường đi (tính ra mét) của vật theo thời gian (tính ra giây) khi t < 50 giây được tính theo công thức
- A s = 10t - 0,2t2.
- B s = 10t + 0,2t2.
- C s = 20 + 0,4t.
- D s = 10t - 0,4t2.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
s = 10t - 0,2t2.
Câu hỏi 19 :
Hãy nêu đầy đủ các tính chất đặc trưng cho chuyển động thẳng nhanh dần đều
- A Gia tốc của vật có độ lớn không đổi theo thời gian và luôn cùng phương, cùng chiều với véctơ vận tốc của vật.
- B Vận tốc tức thời của vật có phương, chiều luôn không đổi và có độ lớn tăng theo hàm bậc nhất của thời gian.
- C Quãng đường đi được của vật tăng theo hàm số bậc hai theo thời gian.
- D Bao gồm các đặc điểm nêu trong các câu A , B và C.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Các đặc trưng của chuyển động thẳng nhanh dần đều gồm cả A, B và C
Lời giải chi tiết:
Các đặc trưng của chuyển động thẳng nhanh dần đều gồm cả A, B và C
Chọn D
Câu hỏi 20 :
- Chuyển động thẳng biến đổi đều là gì?
- Một chiếc xe đang chuyển động thẳng chận dần đều trên đường nằm ngang, em hãy vẽ vectơ vận tốc \(\overrightarrow{v}\) và vectơ gia tốc \(\overrightarrow{a}\) của xe.
Phương pháp giải:
Sử dụng lý thuyết về chuyển động thẳng biến đổi đều.
Chuyển động thẳng chậm dần đều có vectơ vận tốc ngược chiều với vectơ gia tốc.
Lời giải chi tiết:
- Chuyển động thẳng biến đổi đều là là chuyển động thẳng trong đó gia tốc tức thời không đổi.
- Chuyển động thẳng chậm dần đều có vectơ vận tốc ngược chiều với vectơ gia tốc.
Hình vẽ biểu diễn vectơ vận tốc \(\overrightarrow{v}\) và vectơ gia tốc \(\overrightarrow{a}\) của một chiếc xe đang chuyển động chậm dần đều:
Các bài khác cùng chuyên mục
- 50 bài tập Quy tắc hợp lực song song cùng chiều mức độ vận dụng
- 50 bài tập Cân bằng của một vật có trục quay cố định - Mômen lực mức độ vận dụng
- 50 bài tập cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song mức độ vận dụng
- 50 bài tập Ôn tập chương 1, chương 2 (Phần 1)
- 50 bài tập Bài toán về chuyển động ném ngang mức độ vận dụng
- 50 bài tập Quy tắc hợp lực song song cùng chiều mức độ vận dụng
- 50 bài tập Cân bằng của một vật có trục quay cố định - Mômen lực mức độ vận dụng
- 50 bài tập cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song mức độ vận dụng
- 50 bài tập Ôn tập chương 1, chương 2 (Phần 1)
- 50 bài tập Bài toán về chuyển động ném ngang mức độ vận dụng