15 bài tập vận dụng về HCl, H2SO4 loãng có lời giải

Làm đề thi

Câu hỏi 1 :

Hòa tan hoàn toàn 5,6 gam Fe cần dùng V(ml) dung dịch HCl 2M. Giá trị của V cần tìm là:

  • A 0,1.      
  • B 100. 
  • C 50. 
  • D 300.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

nFe = 5,6: 56 = 0,1 (mol)

PTHH: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Theo PTHH: nHCl = 2nFe = ? (mol)

=> VHCl = n: CM = ?  (lít) = ? (ml)

Lời giải chi tiết:

nFe = 5,6: 56 = 0,1 (mol)

PTHH: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Theo PTHH: nHCl = 2nFe = 2. 0,1 = 0,2 (mol)

=> VHCl = n: CM = 0,2: 2 = 0,1 (lít) = 100 (ml)

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Cho m gam hỗn hợp kim loại gồm Fe và Zn tác dụng đủ với 200ml dung dịch H2SO4 1M thu được V lít khí H2(đktc)

  • A 4,48 lít
  • B 2,24 lít
  • C 3,36 lít
  • D 5,6 lít

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Gọi công thức chung 2 kim loại là M

nH2SO4= CM.V= ? mol

M+  H2SO4 →MSO4  + H2

=> VH2

Lời giải chi tiết:

Gọi công thức chung 2 kim loại là M

nH2SO4= CM.V= 1.0,2=0,2 mol

PTHH: M+  H2SO4 →MSO4  + H2

                  0,2     →              0,2

=> VH2(ĐKTC)  = n×22,4 =  4,48 lít

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Hoà tan hoàn toàn 2,44g hỗn hợp 4 kim loại Mg, Fe, Al và Zn bằng dung dịch H2SO4 loãng thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X được 21,64g muối khan. Thể tích khí H2 sinh ra (ở đktc) là:

  • A 3,360 lít
  • B 3,136 lít
  • C 3,584 lít
  • D 4,480 lít

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Đặt nH2SO4 = x (mol) → nH2 = nH2SO4 = x (mol)

KL  + H2SO4 → Muối  + H2

          x                         x  (mol)

ĐLBTKL  ta có:

mKl + maxit = mmuối  + mH2

=> 2,44 +98x = 21,64 + 2x

=> x  => VH2

Lời giải chi tiết:

Đặt nH2SO4 = x (mol) → nH2 = nH2SO4 = x (mol)

KL  + H2SO4 → Muối  + H2

          x                         x  (mol)

ĐLBTKL  ta có:

      mKl + maxit = mmuối  + mH2

=> 2,44 +98x = 21,64 + 2x

=> 96x= 19,2

=> x= 0,2

=> VH2 = 0,2.22,4= 4,48 lít

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Cho 2,54g hỗn hợp Y gồm 3 oxit FeO, MgO, Al2O tan vừa đủ trong 300ml dung dịch H2SO4 0,2M. Cô cạn dung dịch thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:

  • A 7,34g
  • B 5,82g
  • C 2,94g
  • D 6,34g

Đáp án: A

Phương pháp giải:

nH2SO4= V.CM = ?mol

 Oxit  + H2SO4 → Muối  + H2O

ĐLBTKL  => moxit  + maxit = mmuối  + mH2O

=> mmuối

Lời giải chi tiết:

nH2SO4= 0,3.0,2=0,06 mol

 Oxit  + H2SO4 → Muối  + H2O

            0,06                          0,06

ĐLBTKL  => moxit  + maxit = mmuối  + mH2O

=> mmuối = 2,54  + 0,06.98 -0,06.18=7,34 g

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Cho 8,3 gam hỗn hợp Al, Fe tác dụng đủ với dung dịch H2SO4 thu được  5,6 lít khí H2 (đktc). Khối lượng muối khan thu được là

  • A 33,5g
  • B 32,3 g
  • C 33,2g
  • D 35,6g

Đáp án: B

Phương pháp giải:

nH2 = V/22,4 = ? mol

KL  + H2SO4  → Muối  + H2

nH2SO4 = nH2= ? mol

ĐLBTKL  => mKL + mH2SO4  = mmuối   + mH2

=> mmuối

Lời giải chi tiết:

nH2 = V/22,4 = 0,25 mol

KL  + H2SO4  → Muối  + H2

nH2SO4 = nH2= 0,25 mol

ĐLBTKL  => mKL + mH2SO4  = mmuối   + mH2

=> 8,3  + 0,25.98 = mmuối + 0,25.2

=> mmuối = 32,3  gam

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Cho 38,3g hỗn hợp gồm 4 oxit kim loại Fe2O3, MgO, ZnO và Al2O3 tan vừa đủ trong 800ml dung dịch H2SO4 1M. Cô cạn dung dịch thì thu được a gam muối khan. Giá trị của a là:

  • A 68,1g
  • B 86,2g
  • C 102,3g
  • D 90,3g

Đáp án: C

Phương pháp giải:

nH2SO4= V.CM= ?mol

 Oxit  + H2SO4 → Muối  + H2O

ĐLBTKL  => moxit  + maxit = mmuối  + mH2O

=> mmuối

Lời giải chi tiết:

nH2SO4= 0,8.1=0,8 mol

 Oxit  + H2SO4 → Muối  + H2O

            0,8                          0,8

ĐLBTKL  => moxit  + maxit = mmuối  + mH2O

=> mmuối = 38,3 + 0,8.98 -0,8.18= 102,3 g

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Hòa tan hoàn toàn 5,6 gam Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng. Thể tích khí H2 (đơn vị thể tích lít) thu được ở đktc là:

  • A 22,4. 
  • B 11,2. 
  • C 2,24. 
  • D

    3,36.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Đổi số mol Fe, viết PTHH xảy ra, tính toán mol H2 theo mol Fe

VH2(đktc) = nH2×22,4 =?

Lời giải chi tiết:

nFe = mFe : MFe = 5,6 : 56 = 0,1 (mol)

PTHH: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

            0,1                           → 0,1 (mol)

Theo PTHH: nH2 = 0,1 (mol) → VH2(đktc) = 0,1×22,4 = 2,24 (lít)

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Hòa tan hoàn toàn Fe3O4  trong dung dịch H2SO4 loãng (dư) được dung dịch X1. Cho lượng dư bột Fe vào dung dịch X1 (trong điều kiện không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X2 chứa chất tan là 

  • A Fe2(SO4)3 và H2SO4.  
  • B FeSO4
  • C Fe2(SO4)3.  
  • D FeSO4 và H2SO4.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Viết các phản ứng hóa học xảy ra sẽ xác định được dd X2 chứa những chất tan nào.

Lời giải chi tiết:

Fe3O4   + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3  + FeSO4  + 4H2O

dd X1 : Fe2(SO4)3 , FeSO4, H2SO4  + bột Fe dư

 Fe2(SO4)3 + Fe→3FeSO4

Fe  + H2SO4 → FeSO4  + H2

=> dd X2  : FeSO4

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Hòa tan vừa hết 20 gam hỗn hợp CuO và Fe2O3 trong 200 ml dung dịch HCl 3,5M . Khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp là:

  • A 4 g và 16 g  
  • B 10 g và 10 g     
  • C 8 g và 12 g
  • D 14 g và 6 g.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Gọi x, y là số mol của CuO và Fe2O3

Viết phương trình hóa học xảy ra

Lập hệ 2 ẩn 2 phương trình : 

\(\left\{ \begin{gathered}
{m_{hh}} = 80x + 160y = 20 \hfill \\
\sum {{n_{HCl}} = } 2x + 6y = 0,07 \hfill \\
\end{gathered} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{gathered}
x = ?\,(mol) \hfill \\
y = ?(mol) \hfill \\
\end{gathered} \right.\)

Lời giải chi tiết:

(Hòa tan vừa hết là các chất tham gia phản ứng đều phản ứng hết, phản ứng vừa đủ)

Gọi số mol của CuO và Fe2O3 lần lượt là x và y (mol)

\({n_{HCl}} = 3,5 \cdot 0,2 = 0,7(mol)\)

Phương trình hóa học

\(\eqalign{ & CuO + 2HCl \to CuC{l_2} + {H_2}O \cr & \;x\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;2x\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\left( {mol} \right)\; \cr} \)

\(\eqalign{ & F{e_2}{O_3} + 6HCl \to 2FeC{l_3} + 3{H_2}O \cr & y\;\;\;\;\;\;\;\;\;\,\,\,\,\,\;6y\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\left( {mol} \right)\; \cr} \)

Theo bài ra ta có hệ phương trình

\(\eqalign{ & \left\{ \matrix{ 80x + 160y = 20 \hfill \cr 2x + 6y = 0,07 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{ x = 0,05(mol) \hfill \cr y = 0,1(mol) \hfill \cr} \right. \cr & \Rightarrow \left\{ \matrix{ {m_{CuO}} = 0,05 \cdot 80 = 4(gam) \hfill \cr {m_{F{e_2}{O_3}}} = 0,1 \cdot 160 = 16(gam) \hfill \cr} \right. \cr} \)

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Hòa tan 2,4 gam oxit của một kim loại hóa trị II vào 21,9 gam dung dịch HCl 10% thì vừa đủ. Oxit đó là:

  • A CuO  
  • B CaO   
  • C MgO   
  • D FeO

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Gọi oxit kim loại cần tìm là MO

Phương trình hóa học

\(MO + 2HCl \to MC{l_2} + {H_2}O\)

 \(\frac{{2,4}}{{M + 16}}\) \(\frac{{2,4 \cdot 2}}{{M + 16}}\)(mol)

Theo bài ra ta có phương trình

\(\frac{{2,4 \cdot 2}}{{M + 16}} = 0,06 \Leftrightarrow M = ?(gam/mol)\)

Lời giải chi tiết:

Gọi oxit kim loại cần tìm là MO

 \({n_{HCl}} = {{21,9 \cdot {{10} \over {100}}} \over {36,5}} = 0,06(mol)\)

Phương trình hóa học

\(\eqalign{ & MO\,\,\,\,\,\,\,\,\, + \,\,\,\,\,\,\,2HCl \to MC{l_2} + {H_2}O \cr & {{2,4} \over {M + 16}}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,{{2,4 \cdot 2} \over {M + 16}} \cr} \)

Theo bài ra ta có phương trình

 \({{2,4 \cdot 2} \over {M + 16}} = 0,06 \Leftrightarrow M = 64(gam/mol)\)

=> M là Cu

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Hoà tan hoàn toàn 2,44g hỗn hợp 3 kim loại Mg, Fe, Al bằng dung dịch H2SO4 loãng thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X được 11,08g muối khan. Thể tích khí H2 sinh ra (ở đktc) là:

  • A 0,896 lít           
  • B 1,344 lít
  • C 1,568 lít
  • D 2,016 lít

Đáp án: D

Phương pháp giải:

KL  + H2SO4 → Muối + H2

         x                              x

ĐLBTKL  => mKL  + maxit = mmuối  + mH2

=> 2,44 + 98x = 11,08  + 2x

=> x =?

Lời giải chi tiết:

KL  + H2SO4 → Muối + H2

         x                              x

ĐLBTKL  => mKL  + maxit = mmuối  + mH2

=> 2,44 + 98x = 11,08  + 2x

=> x= 0,09

=> VH2 = 22,4.n H2 = 2,016 lít

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Cần dùng bao nhiêu ml dung dịch NaOH 1 M để trung hòa 500 ml dung dịch A chứa H2SO4 0,5M và HCl 1,2M

  • A 1100 ml
  • B 1000ml
  • C 1200ml
  • D 850ml

Đáp án: A

Phương pháp giải:

nH2SO4= CM.V = ? mol

nHCl= CM.V = ? mol

nH+ = 2nH2SO4  + nHCl = ? mol

H+   + OH-  →H2O

=>VKOH

Lời giải chi tiết:

nH2SO4= CM.V = 0,5.0,5=0,25 mol

nHCl= CM.V = 1,2.0,5=0,6 mol

nH+ = 2nH2SO4  + nHCl =2.0,25+0,6=1,1 mol

PTHH:  H+   + OH-  →  H2O

             1,1     1,1

=>VKOH = n/CM= 1,1/1= 1,1 lit = 1100 ml

 Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Cho 9,12 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 tác dụng với dung dịch HCl (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, được dung dịch Y; cô cạn Y thu được 7,62 gam FeCl2 và m gam FeCl3. Giá trị của m là 

  • A 8,75.  
  • B 7,80.
  • C 9,75.
  • D 6,50.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Quy đổi hỗn hợp  FeO, Fe2O3, Fe3O4  về : FeO ( x mol), Fe2O3  (y mol)

nFeCl2 = mFeCl2 : MFeCl2 = ? mol = nFeO

=> x= ?

mhh = 72x + 160y = 9,12  => y = ? mol

FeO  + 2HCl → FeCl2  + H2O

Fe2O3  + 6HCl →2FeCl3  + 3H2O

=> mFeCl3

Lời giải chi tiết:

Quy đổi hỗn hợp  FeO, Fe2O3, Fe3O4  về : FeO ( x mol), Fe2O3  (y mol)

nFeCl2 = 7,62/127=0,06 mol = nFeO

=> x= 0,06

mhh = 72x + 160y = 9,12  = 72.0,06  + 160y=9,12  => y= 0,03 mol

FeO  + 2HCl → FeCl2  + H2O

Fe2O3  + 6HCl →2FeCl3  + 3H2O

0,03                        0,06

=> mFeCl3= 0,06.162,5=9,75 g

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Cho 2,06 gam hỗn hợp X gồm MgO và MgCO3 tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 336 ml (đktc) khí CO2. Thành phần phần trăm theo khối lượng của MgO và MgCO3 trong X lần lượt là

  • A 38,83% và 61,17%.
  • B 29,13% và 70,87%. 
  • C 70,8% và 29,13%. 
  • D 61,17% và 38,83%.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Viết và tính theo PTHH.

Lời giải chi tiết:

nCO2 = 0,336 : 22,4 = 0,015 mol

PTHH:

MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + H2O + CO2

0,015                        ←                0,015 (mol)

MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O

mMgO = m hỗn hợp – mMgCO3 = 2,06 – 0,015.84 = 0,8 gam

\( \to \left\{ \begin{gathered}
\% {m_{MgO}} = \frac{{0,8}}{{2,06}}.100\% = 38,83\% \hfill \\
\% {m_{MgC{O_3}}} = 100\% - 38,83\% = 61,16\% \hfill \\
\end{gathered} \right.\)

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Cho hỗn hợp gồm 0,2mol Fe và 0,1mol Fe2O3 tác dụng với dung dịch HCl dư tạo dung dịch A. A tác dụng với xút dư tạo kết tủa, nung kết tủa trong không khí tới khối lượng không đổi được m gam chất rắn. Giá trị của m là:

  • A 23
  • B 31
  • C 32  
  • D 33

Đáp án: C

Phương pháp giải:

\(\left. \begin{gathered}
F{\text{e}} \hfill \\
F{{\text{e}}_2}{O_3} \hfill \\
\end{gathered} \right\}\xrightarrow{{ + HCl\,du}}\left\{ \begin{gathered}
F{\text{e}}C{l_2} \hfill \\
F{\text{e}}C{l_3} \hfill \\
\end{gathered} \right.\xrightarrow{{ + NaOH\,du}}\left\{ \begin{gathered}
F{\text{e}}{(OH)_2} \hfill \\
F{\text{e}}{(OH)_3} \hfill \\
\end{gathered} \right.\xrightarrow{{nung,kk}}F{{\text{e}}_2}{O_3}\)

Bảo toàn nguyên tố Fe 

nFe(chất rắn) = nFe bđ  + 2 nFe (Fe2O3 bđ) = ? mol

=> nFe2O3 sau

Lời giải chi tiết:

\(\left. \begin{gathered}
F{\text{e}} \hfill \\
F{{\text{e}}_2}{O_3} \hfill \\
\end{gathered} \right\}\xrightarrow{{ + HCl\,du}}\left\{ \begin{gathered}
F{\text{e}}C{l_2} \hfill \\
F{\text{e}}C{l_3} \hfill \\
\end{gathered} \right.\xrightarrow{{ + NaOH\,du}}\left\{ \begin{gathered}
F{\text{e}}{(OH)_2} \hfill \\
F{\text{e}}{(OH)_3} \hfill \\
\end{gathered} \right.\xrightarrow{{nung,kk}}F{{\text{e}}_2}{O_3}\)

Bảo toàn nguyên tố Fe 

nFe(chất rắn) = nFe bđ  + 2 nFe (Fe2O3 bđ) = 0,2 +0,1.2 = 0,4 mol

=> nFe2O3 sau =  0,2 mol

=> m= 0,2.160= 32 gam

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.