15 bài tập Chuyển động cơ mức độ thông hiểu
Làm đề thiCâu hỏi 1 :
Trường hợp nào dưới đây có thể coi vật là chất điểm?
- A Trái đất tự quay quanh trục của nó
- B Vận động viên bơi lội lúc nhảy xuống bể bơi
- C Hai hòn bi lúc va chạm nhau
- D Giọt nước mưa lúc đang rơi
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Chất điểm là những vật có kích thước rất nhỏ so với độ dài đường đi (hoặc với những khoảng cách mà ta đề cập đến).
Lời giải chi tiết:
Chất điểm là vật có kích thước nhỏ so với khoảng cách mà ta xét. Vậy giọt nước mưa lúc đang rơi được coi là chất điểm
Chọn D.
Câu hỏi 2 :
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chuyển động cơ?
- A sự thay đổi hướng theo thời gian
- B Sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian
- C sự thay đổi phương theo thời gian
- D sự thay đổi chiều của vật theo thời gian
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Chuyển động của một vật là sự thay đổi vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian.
Chuyển động và đứng yên có tính tương đối tuỳ thuộc vào vật được chọn làm mốc
Lời giải chi tiết:
Chuyển động cơ là sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian
Chọn B.
Câu hỏi 3 :
Trường hợp nào dưới đây không thể coi vật chuyển động là chất điểm?
- A Viên đạn đang chuyển động trong không khí.
- B Trái Đất trong chuyển động quay quanh Mặt Trời
- C Chiếc máy bay đang bay từ Hà Nội đến Huế.
- D Trái Đất trong chuyển động tự quay quanh trục của nó.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Trái Đất trong chuyển động tự quay quanh trục của nó.
Câu hỏi 4 :
Trường hợp nào sau đây có thể coi chiếc máy bay là một chất điểm?
- A Chiếc máy bay đang chạy trên đường băng.
- B Chiếc máy đang bay từ Hà Nội – Tp Hồ Chí Minh.
- C Chiếc máy bay đang đi vào nhà ga.
- D Chiếc máy bay trong quá trình hạ cánh xuống sân bay.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Vì khoảng cách từ hà nội vào tp. HCM rất lớn so với máy bay nên ta coi máy bay là chất điểm
Câu hỏi 5 :
Chọn câu phát biểu sai
- A Hệ quy chiếu dược dùng để xác định vị trí của chất điểm.
- B Hệ quy chiếu gồm hệ trục tọa độ gắn với vật làm mốc và đồng hồ đếm thời gian.
- C Chuyển động và trạng thái đứng yên có tính chất tuyệt đối.
- D Gốc thời gian là thời điểm t = 0.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Chuyển động và trạng thái đứng yên có tính chất tuyệt đối.
Câu hỏi 6 :
Chọn kết luận đúng?
- A Một vật là đứng yên nếu khoảng cách từ nó đến vật mốc luôn luôn có giá trị không thay đổi.
- B Khi xe đạp chạy trên đường thẳng, người trên đường thấy đầu van chuyển động vẽ thành một đường tròn.
- C Tọa độ của một điểm trên trục Ox là khoảng cách từ gốc O đến điểm đó.
- D Tất cả đều đúng.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Đáp án C
Tọa độ của 1 điểm trên trục Ox là khoảng cách từ gốc O tới điểm đó
Câu hỏi 7 :
Một ô tô khách đang chạy trên đường. Đối với người nào dưới đây, ô tô đang đứng yên:
- A Người đứng bên lề đường.
- B Người đi xe máy đang bị xe khách vượt qua.
- C Người lái xe con đang vượt xe khách.
- D Một hành khách ngồi trong ô tô.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Chuyển động của một vật là sự thay đổi vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian.
Chuyển động và đứng yên có tính tương đối tuỳ thuộc vào vật được chọn làm mốc
Lời giải chi tiết:
Đối với hành khách đang ngồi trên ô tô thì ô tô đang đứng yên.
Chọn D.
Câu hỏi 8 :
Yếu tố nào sau đây không thuộc hệ quy chiếu?
- A Vật chuyển động
- B hệ trục tọa độ gắn với vật làm mốc.
- C vật làm mốc
- D Mốc thời gian và một đồng hồ.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Một hệ quy chiếu gồm:
+ Một vật mốc, một hệ tọa độ gắn với vật làm mốc.
+ Một mốc thời gian và một đồng hồ.
Lời giải chi tiết:
Hệ quy chiếu gồm hệ tọa độ gắn với vật mốc, một đồng hồ và mốc thời gian.
Yếu tố không thuộc hệ quy chiếu là vật chuyển động.
Chọn A.
Câu hỏi 9 :
Chọn câu SAI.
- A Toạ độ của 1 điểm trên trục 0x có thể dương hoặc âm.
- B Toạ độ của 1 chất điểm trong các hệ qui chiếu khác nhau là như nhau.
- C Đồng hồ dùng để đo khoảng thời gian.
- D Giao thừa năm Mậu Thân là một thời điểm.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Đáp án B
Tọa độ của các điểm ở các hệ quy chiếu khác nhau là khác nhau
Câu hỏi 10 :
Một người đi quãng đường S1 với vận tốc v1 hết t1 giây, đi quãng đường tiếp theo S2 với vận tốc v2 hết t2 giây. Dùng công thức nào để tính vận tốc trung bình của người này trên cả hai quãng đường S1 và S2 ?
- A \({v_{tb}} = \frac{{{v_1} + {v_2}}}{2}\)
- B \({v_{tb}} = \frac{{{S_1} + {S_2}}}{{{t_1} + {t_2}}}\)
- C \({v_{tb}} = \frac{{{v_1}}}{{{S_1}}} + \frac{{{v_2}}}{{{S_2}}}\)
- D Cả ba công thức trên đều không đúng.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Công thức tính vận tốc trung bình trên cả quãng đường:
\({v_{tb}} = {{{S_1} + {S_2}} \over {{t_1} + {t_2}}}\)
Lời giải chi tiết:
Công thức tính vận tốc trung bình trên cả quãng đường:
\({v_{tb}} = {{{S_1} + {S_2}} \over {{t_1} + {t_2}}}\)
Chọn B
Câu hỏi 11 :
Một ôtô chuyển động từ A đến B. Trong nữa thời gian đầu ôtô chuyển động với tốc độ 65 km/h, trong nữa thời gian sau ôtô chuyển động với tốc độ 45 km/h. Tốc độ trung bình trên cả quãng đường là
- A 55km/h
- B 50km/h
- C 48km/h
- D 45km/h
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
áp dụng công thức tính vận tốc trung bình ta có
Câu hỏi 12 :
Chuyển động cơ là gì? Lấy ví dụ về chuyển động cơ.
Lời giải chi tiết:
- Chuyển động cơ là sự thay đổi vị trí của một vật so với vật khác theo thời gian
- Lấy đúng được 01 ví dụ của chuyển động cơ
Câu hỏi 13 :
Hoà nói với Bình : ‘’Mình đi mà hoá ra đứng, cậu đứng mà hoá ra đi’’. Trong câu nói này, Hoà đã chọn vật làm mốc là gì ?
- A Bình
- B Hoà
- C Cả Hoà và Bình
- D Mặt đất
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Chuyển động của một vật là sự thay đổi vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian.
Chuyển động và đứng yên có tính tương đối tuỳ thuộc vào vật được chọn làm mốc
Lời giải chi tiết:
Hoà nói với Bình : ‘’Mình đi mà hoá ra đứng, cậu đứng mà hoá ra đi’’. Trong câu nói này, Hoà đã chọn Hoà làm vật mốc
Chọn B.
Câu hỏi 14 :
Chuyến bay của hãng Hàng không Việt Nam từ Hà Nội đi Pa-ri (Cộng hoà Pháp) khởi hành vào lúc 19h30min giờ Hà Nội ngày hôm trước, đến Pa-ri lúc 6h30min sáng hôm sau theo giờ Pa-ri. Thời gian máy bay bay từ Hà Nội tới Pa-ri là:
- A 11h00min
- B 13h00min
- C 17h00min
- D 26h00min
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Đổi giờ máy bay đến Pari theo giờ Hà Nội và tính khoảng thời gian máy bay đi.
Lời giải chi tiết:
+ Chuyến bay của hãng Hàng không Việt Nam từ Hà Nội đi Pa-ri (Cộng hoà Pháp) khởi hành vào lúc 19h30min giờ Hà Nội ngày hôm trước:
\({{t}_{1}}=19h30\min \)
+ Máy bay đến Pa-ri lúc 6h30min sáng hôm sau theo giờ Pa-ri. Mà giờ Pari chậm hơn giờ Hà Nội 6 giờ. Tính theo giờ Hà Nội thì máy bay đến Pari lúc:
\({{t}_{2}}=6h30\min +6h=12h30min\)
+ Tính từ 19h30min ngày hôm trước đến 12h30min ngày hôm sau hết:
\(\Delta t=17h00\min \)
Chọn C.
Câu hỏi 15 :
Một ô tô chuyển động trên chặng đường gồm ba đoạn liên tiếp cùng chiều dài. Vận tốc của xe trên mỗi đoạn là V1 = 12m/s; v2 = 8m/s; v3 = 16m/s. Tính vận tốc trung bình của ôtô cả chặng đường.
- A \(v = 12m/s\)
- B \(v = 11,1m/s\)
- C \(v = 10,2m/s\)
- D \(v = 12,3m/s\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Phương pháp : Áp dụng công thức tính vận tốc trung bình \({v_{tb}} = \frac{{{S_1} + {S_2}}}{{{t_1} + {t_2}}}\)
Lời giải chi tiết:
Cách giải
Vận tốc trung bình:
\({v_{tb}} = \frac{{3{\rm{s}}}}{{{t_1} + {t_2} + {t_3}}} = \frac{{3{\rm{s}}}}{{\frac{s}{{{v_1}}} + \frac{s}{{{v_2}}} + \frac{s}{{{v_3}}}}}{\rm{ }} = \frac{{3{v_1}{v_2}{v_3}}}{{{v_1}{v_2} + {v_2}{v_3} + {v_3}{v_1}}} \Leftrightarrow {v_{tb}} = 11,1m/s{\rm{ }}\)
Chọn B
Các bài khác cùng chuyên mục
- 50 bài tập Quy tắc hợp lực song song cùng chiều mức độ vận dụng
- 50 bài tập Cân bằng của một vật có trục quay cố định - Mômen lực mức độ vận dụng
- 50 bài tập cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song mức độ vận dụng
- 50 bài tập Ôn tập chương 1, chương 2 (Phần 1)
- 50 bài tập Bài toán về chuyển động ném ngang mức độ vận dụng
- 50 bài tập Quy tắc hợp lực song song cùng chiều mức độ vận dụng
- 50 bài tập Cân bằng của một vật có trục quay cố định - Mômen lực mức độ vận dụng
- 50 bài tập cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song mức độ vận dụng
- 50 bài tập Ôn tập chương 1, chương 2 (Phần 1)
- 50 bài tập Bài toán về chuyển động ném ngang mức độ vận dụng