10 bài tập kim loại tác dụng với dung dịch muối có lời giải (phần 1)

Làm đề thi

Câu hỏi 1 :

Cho m gam bột Fe vào 100 ml dung dịch gồm Cu(NO3)2 1M và AgNO3 3M. Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch chứa 3 muối. Giá trị của m là:

  • A 5,6       
  • B 8,4       
  • C 9,8       
  • D 7,0

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Ta có: nAgNO3= 0,3 mol; nCu(NO3)2= 0,1 mol

Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2+ 2Ag (1)

x        2x                x              2x mol

Fe(NO3)2+ AgNO3 → Fe(NO3)3+ Ag (2)

(0,3-2x)      (0,3-2x)

Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch chứa 3 muối

TH1: 3 muối là Fe(NO3)3, Fe((NO3)2 và Cu(NO3)2   

TH2: 3 muối là Fe(NO3)3, AgNO3 và Cu(NO3)2

Lời giải chi tiết:

Ta có: nAgNO3= 0,3 mol; nCu(NO3)2= 0,1 mol

Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2+ 2Ag (1)

x         2x                x              2x mol

Fe(NO3)2+ AgNO3 → Fe(NO3)3+ Ag (2)

(0,3-2x)      (0,3-2x)

Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch chứa 3 muối

TH1: 3 muối là Fe(NO3)3, Fe((NO3)2 và Cu(NO3)2   

Khi đó 2nFe < nAg+ < 3nFe → 0,1 < nFe < 0,15 → 5,6 < m < 8,4

Ta thấy chỉ có 7,0 gam thỏa mãn

TH2: 3 muối là Fe(NO3)3, AgNO3 và Cu(NO3)2

Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2+ 2Ag

Fe(NO3)2+ AgNO3 → Fe(NO3)3+ Ag

Điều kiện nAg+ > 3nFe → nFe < 0,1 mol→ mFe < 5,6 g

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Cho một thanh Cu nặng 50g vào 200ml dung  dịch  AgNO3 . Khi phản ứng kết thúc đem  thanh đồng ra cân lại thấy khối lượng là 51,52 g . Nồng độ mol/lít dung dịch AgNO3 ban đầu là

  • A 0,05M.
  • B 0,01M.
  • C 0,20M.
  • D 0,10M.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2+ 2Ag

x       2x                                   2x mol

Khối lượng thanh đồng tăng là mAg- mCu= 108.2x – 64x → x

→ CM AgNO3

Lời giải chi tiết:

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2+ 2Ag

x       2x                                   2x mol

Khối lượng thanh đồng tăng là mAg- mCu= 108.2x – 64x = 51,52- 50= 1,52 gam → x= 0,01 mol

→ CM AgNO3= 2x/ 0,2=0,1M

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Cho 0,01 mol Fe tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,025 mol AgNO3, sau phản ứng thu được chất rắn X và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:

  • A 2,11 gam.        
  • B 1,80 gam.
  • C 1,21 gam.
  • D 2,65 gam.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2+ 2Ag

AgNO3+ Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3+ Ag

→ m

Lời giải chi tiết:

Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2+ 2Ag

0,01  0,025            0,01 mol

Sau phản ứng có 0,005 mol AgNO3

AgNO3+ Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3+ Ag

0,005      0,01             0,005 mol

Dung dịch Y chứa 0,005 mol Fe(NO3)3; 0,005 mol Fe(NO3)2 → m= 0,005. 242+ 0,005. 180= 2,11 gam

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Nhúng 1 miếng kim loại M vào 100 ml dung dịch CuCl2 1,2M. Kim loại đồng sinh ra bám hết vào miếng kim loại M. Sau khi phản ứng kết thúc, khối lượng miếng kim loại tăng 0,96 gam. M là kim loại nào?

  • A Pb        
  • B Fe
  • C Mg       
  • D Ni

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Ta có: nCuCl2= 1,2. 0,1= 0,12 mol

 M + CuCl2 → MCl2+ Cu

0,12   0,12                     0,12 mol

Khối lượng miếng kim loại tăng là 0,12. 64- 0,12. M= 0,96 gam → M

Lời giải chi tiết:

Ta có: nCuCl2= 1,2. 0,1= 0,12 mol

 M + CuCl2 → MCl2+ Cu

0,12   0,12                     0,12 mol

Khối lượng miếng kim loại tăng là 0,12. 64- 0,12. M= 0,96 gam → M= 56 nên M là Fe

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Cho m(gam) kim loại Fe vào 1 lít dung dịch chứa AgNO3 0,1M và  Cu(NO3)2 0,1M. Sau phản ứng người ta thu được 15,28g rắn và dung dịch X. Giá trị của m là

  • A 6,72
  • B 2,80.
  • C 8,40.
  • D 17,20.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Ta có: nAgNO3= 0,1 mol; nCu(NO3)2= 0,1 mol

-TH1: Nếu Fe dư, AgNO3 hết thì:

Fe     + 2AgNO3 → Fe(NO3)2+ 2Ag (1)

0,05     0,1                                 0,1 mol

Fe + Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2+ Cu (2)

x      x                                       x mol

-TH2: Nếu Fe hết, AgNO3 dư thì:

Fe     + 2AgNO3 → Fe(NO3)2+ 2Ag (1)

y           2y                                 2y mol

AgNO3+ Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3+ Ag (2)

Lời giải chi tiết:

Ta có: nAgNO3= 0,1 mol; nCu(NO3)2= 0,1 mol

-TH1: Nếu Fe dư, AgNO3 hết thì:

Fe     + 2AgNO3 → Fe(NO3)2+ 2Ag (1)

0,05     0,1                                 0,1 mol

Fe + Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2+ Cu (2)

x      x                                       x mol

Nếu 15,28 gam chất rắn chứa 0,1 mol Ag; x mol Cu→ 0,1.108 + 64x= 15,28 gam → x= 0,07 mol (<0,1 mol nên thỏa mãn)

→m= (0,05+x).56= 6,72 gam

-TH2: Nếu Fe hết, AgNO3 dư thì:

Fe     + 2AgNO3 → Fe(NO3)2+ 2Ag (1)

y           2y                                 2y mol

AgNO3+ Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3+ Ag (2)

Chất rắn sau phản ứng có Ag: 0,1 mol → mAg= 0,1.108= 10,8 gam <15,28 gam Loại

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Cho m gam Mg vào dung dịch chứa 0,12 mol FeCl3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 gam chất rắn. Giá trị của m là:

  • A 2,16     
  • B 5,04     
  • C 4,32     
  • D 2,88

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Mg + 2FeCl3 → MgCl2+ 2FeCl2 (1)

0,06   0,12                         0,12 mol

TH1: Nếu Mg dư sau phản ứng (1) thì Mg tiếp tục phản ứng với FeCl2

Mg + FeCl2 → MgCl2+ Fe

TH2: Nếu Mg hết sau phản ứng (1) thì không thu được chất rắn

Lời giải chi tiết:

Mg + 2FeCl3 → MgCl2+ 2FeCl2 (1)

0,06   0,12                         0,12 mol

TH1: Nếu Mg dư sau phản ứng (1) thì Mg tiếp tục phản ứng với FeCl2

Mg + FeCl2 → MgCl+ Fe   (2)

Ở phản ứng (2) nếu FeCl2 phản ứng hết, Mg phản ứng hết hoặc dư thì:

nFe(2) = nFeCl2 = 0,12 (mol)

→ mrắn = mFe (2) + mMg dư  ≥ mFe = 0,12.56 = 6,72 (g)

Nhưng m rắn = 3,36 (g) < 6,72 (g)

Do vậy ở phản ứng (2) FeCl2 phải dư, Mg pư hết. Mọi tính toán theo Mg

Đặt nMg (2) = x (mol) → nFe(2)  = nMg(2) = x (mol)

Rắn thu được sau pư chỉ là Fe → 56x = 3,36 → x = 0,06 (mol)

→∑nMg = nMg(1) + nMg(2) = 0,06 + x = 0,12 (mol)

→∑mMg = 0,12.24 = 2,88 (g)

TH2: Nếu Mg hết sau phản ứng (1) thì không thu được chất rắn

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Cho 1 gam kim loại R vào 200 ml dung dịch AgNO3 0,25M đến khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch không chứa Ag+ và có khối lượng giảm so với khối lượng của dung dịch AgNO3 ban đầu là 4,4 gam. Kim loại R là?

  • A Cu.  
  • B Ca.  
  • C Zn.
  • D Fe.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

*TH1: R (hóa trị n) phản ứng trực tiếp với AgNO3

PT phản ứng:

R +          n AgNO3→ R(NO3)n + nAg

\(\frac{{0,05}}{n}\)       0,05                              0,05 mol

 mdd giảm= mAg- mR pứ= 0,05.108 – 0,05R/n= 4,4

*TH2: R là Ca

Ca    +   H2O → Ca(OH)2+ H2

0,025                 0,025       0,025 mol

Ca(OH)2+ 2AgNO3→ Ca(NO3)2+ 2AgOH ↓

0,025        0,05                              0,05

2AgOH → Ag2O + H2O

0,05          0,025 mol

ndd giảm= mAg2O+ mH2 – mCa

*TH3:  R là Fe.

Lời giải chi tiết:

*TH1: R (hóa trị n) phản ứng trực tiếp với AgNO3

PT phản ứng:

R +          n AgNO3→ R(NO3)n + nAg

\(\frac{{0,05}}{n}\)       0,05                              0,05 mol

 mdd giảm= mAg- mR pứ= 0,05.108 – 0,05R/n= 4,4

→ R/n= 20 → Loại

*TH2: R là Ca

Ca    +   H2O → Ca(OH)2+ H2

0,025                 0,025       0,025 mol

Ca(OH)2+ 2AgNO3→ Ca(NO3)2+ 2AgOH ↓

0,025        0,05                              0,05

2AgOH → Ag2O + H2O

0,05          0,025 mol

ndd giảm= mAg2O+ mH2 – mCa= 0,025.232+ 0,025.2 – 1= 4,85 gam: Loại

*Vậy R là Fe. Thật vậy:

2.nFe < nAgNO3 < 3.nFe → Fe tan hết, Ag+ chuyển hết thành Ag

mdd giảm= mAg – mFe= 0,05.108 – 1= 4,4 gam

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Ngâm một đinh sắt trong 200 ml dung dịch CuSO4 x M. Sau khi phản ứng kết thúc lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch rửa nhẹ, làm khô thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm 1,6gam. Giá trị của x là

  • A 1,000.
  • B 0,001.
  • C 0,040.
  • D 0,200.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Fe + CuSO4 → FeSO4+ Cu

0,2x  0,2x                    0,2x mol

Khối lượng đinh sắt tăng là mCu – mFe → x

Lời giải chi tiết:

Fe + CuSO4 → FeSO4+ Cu

0,2x  0,2x                    0,2x mol

Khối lượng đinh sắt tăng là mCu – mFe= 64. 0,2x – 56. 0,2x = 1,6 gam → x= 1M

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Cho một lá đồng (dư) vào 100 ml dung dịch AgNO3 nồng độ x mol/l. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng lá đồng tăng thêm 1,52 gam so với ban đầu. Giải thiết toàn bộ lượng Ag tạo ra bám hết vào lá đồng. Giá trị của x là

  • A 0,2.      
  • B 0,3. 
  • C 0,4. 
  • D 0,5.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Tăng giảm khối lượng.

Lời giải chi tiết:

PTHH: Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

PT:         1            2              1            2    (mol) → m thanh Cu tăng = 2.108 – 64 = 152 gam

ĐB:                    0,02                                        ←  m thanh Cu tăng = 1,52 gam

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Cho m gam Mg vào dung dịch X gồm 0,03 mol Zn(NO3)2 và 0,05 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian thu được 5,25 gam kim loại và dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Y, khối lượng kết tủa lớn nhất thu được là 6,67 gam. Giá trị của m là:

  • A 2,86     
  • B 3,60     
  • C 4,05     
  • D 2,02

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Bảo toàn điện tích ta có: nOH-= nNO3-= 0,03.2 + 0,05.2= 0,16 mol

→ Khối lượng kim loại trong kết tủa là 6,67 – 0,16.17= 3,95 (gam)

Bảo toàn khối lượng kim loại → m

Lời giải chi tiết:

Bảo toàn điện tích ta có: nOH-= nNO3-= 0,03.2 + 0,05.2= 0,16 mol

→ Khối lượng kim loại trong kết tủa là 6,67 – 0,16.17= 3,95 (gam)

Bảo toàn khối lượng kim loại ta có: m + 0,03.65 + 0,05.64= 5,25 + 3,95 → m= 4,05 gam

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

>> Học trực tuyến lớp 9 và luyện vào lớp 10 tại Tuyensinh247.com, cam kết giúp học sinh lớp 9 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.