Đề tham khảo thi THPT môn Vật lí - Đề số 5 (hay, chi tiết)

Phát biểu nào sau đây Sai ?

Đề bài

PHẦN I. CÂU TRẮC NGHIỆM PHƯƠNG ÁN NHIỀU LỰA CHỌN.
Câu 1 :

Phát biểu nào sau đây Sai ?

  • A.

    Chất rắn vô định hình không có nhiệt độ nóng chảy xác định.

  • B.

    Khi bị làm nóng thì chất rắn vô định hình mền dần cho đến khi trở thành lỏng.

  • C.

    Trong quá trình hoá lỏng nhiệt độ của chất rắn vô định hình tăng liên tục.

  • D.

    Chất rắn vô định hình có cấu trúc tinh thể.

Câu 2 :

Có sự truyền nhiệt giữa hai vật tiếp xúc nhiệt khi chúng khác nhau ở tính chất nào ?

  • A.

    khối lượng.

  • B.

    nhiệt dung riêng.

  • C.

    khối lượng riêng.

  • D.

    nhiệt độ.

Câu 3 :

Thanh sắt được cấu tạo từ các phân tử chuyển động không ngừng nhưng không bị tan rã thành các hạt riêng biệt vì

  • A.

    giữa các phân tử có lực hút tĩnh điện bền vững.

  • B.

    có một chất kết dính gắn kết các phân tử.

  • C.

    có lực tương tác giữa các phân tử.

  • D.

    không có lực tương tác giữa các phân tử.

Câu 4 :

Phân tử chất khí của một khối khí có tính chất nào sau đây?

  • A.

    Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ càng cao.

  • B.

    Luôn luôn hút hoặc đẩy các phân tử khác.

  • C.

    Luôn dao động quanh vị trí cân bằng.

  • D.

    Dao động quanh vị trí cân bằng chuyển động.

Câu 5 :

Khi nói về khí lý tưởng, phát biểu nào sau đây sai ?

  • A.

    Các phân tử khí lí tưởng va chạm đàn hồi vào thành bình chứa gây nên áp suất.

  • B.

    Các phân tử khí lí tưởng chỉ tương tác với nhau khi va chạm.

  • C.

    Thể tích tổng cộng của các phân tử khí lí tưởng có thể bỏ qua.

  • D.

    Có thể bỏ qua khối lượng của các phần tử khí lí tưởng khi xét nhiệt độ của khối khí.

Câu 6 :

Các đại lượng nào sau đây được gọi là thông số xác định trạng thái của lượng khí xác định?

  • A.

    Thể tích, áp suất, khối lượng.

  • B.

    Áp suất, thể tích, nhiệt độ.

  • C.

    Thể tích, khối lượng, số lượng phân tử.

  • D.

    Nhiệt độ, thể tích, trọng lượng khối khí.

Câu 7 :

Phát biểu nào sau đây không đúng với mô hình động học phân tử:

  • A.

    Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt là phân tử.

  • B.

    Các phân tử chuyển động không ngừng.

  • C.

    Tốc độ chuyển động của các phân tử cấu tạo nên vật càng lớn thì thể tích của vật càng lớn.

  • D.

    Giữa các phân tử có lực tương tác gọi là lực tương tác phân tử.

Câu 8 :

Lực tương tác giữa các phân tử

  • A.

    là lực hút.

  • B.

    là lực đẩy.

  • C.

    ở thể rắn là lực hút còn ở thể khí là lực đẩy.

  • D.

    gồm cả lực hút và lực đẩy.

Câu 9 :

Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua và được đặt cùng phương với cảm ứng từ

  • A.

    cùng hướng với cảm ứng từ.     

  • B.

    ngược hướng với cảm ứng từ.

  • C.

    vuông góc với cảm ứng từ.

  • D.

    bằng 0.

Câu 10 :

Một đoạn dây dẫn thẳng dài 33 cm chuyển động theo phương vuông góc với chính nó và vuông góc với từ trường có độ lớn cảm ứng từ là B = 21 mT. Biết suất điện động cảm ứng trong đoạn dây là 4,5 mV. Đoạn dây dẫn chuyển động với tốc độ là

  • A.

    0,65 m/s.

  • B.

    14,1 m/s.     

  • C.

    0,071 m/s.

  • D.

    1,5 m/s.

Câu 11 :

Một học sinh đo được giá trị của điện áp xoay chiều ở mạng điện gia đình là 220 V. Giá trị cực đại của điện áp này là

  • A.

    440 V.

  • B.

    311 V.

  • C.

    156 V.

  • D.

    110 V.

Câu 12 :

Hạt nhân indium \({}_{49}^{115}In\) có năng lượng liên kết riêng là 8,529 MeV/nucleon. Độ hụt khối của hạt nhân đó là

  • A.

    957,6 amu.

  • B.

    1,053 amu.

  • C.

    408,0 amu.

  • D.

    0,4487 amu.

Câu 13 :

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hiện tượng phóng xạ?

  • A.

    Các tia phóng xạ có thể ion hoá môi trường và mất dần năng lượng.

  • B.

    Chu kì bán rã của một chất phóng xạ sẽ thay đổi nếu ta tăng nhiệt độ của nguồn phóng xạ.

  • C.

    Độ phóng xạ của một nguồn phóng xạ tăng theo thời gian.

  • D.

    Chất phóng xạ có hằng số phóng xạ càng nhỏ thì phân rã càng nhanh.

Câu 14 :

Số hạt proton có trong 1,50 g berylium \({}_4^9Be\) là

  • A.

    2,31.1024 hạt.

  • B.

    4,01.1023 hạt

  • C.

    5,02.1023 hạt.

  • D.

    2,03.1024 hạt.

Câu 15 :

Cho phản ứng phân hạch có phương trình: \({}_0^1n + _{94}^{239}Pu \to _Z^AXe + _{40}^{103}Zr + 3{}_0^1n.\) Giá trị Z là

  • A.

    54

  • B.

    134

  • C.

    51

  • D.

    132

Câu 16 :

Đồ thị hình bên biểu diễn khối lượng của mẫu phóng xạ X thay đổi theo thời gian. Hằng số phóng xạ của chất X là

  • A.

    0,028 s-1

  • B.

    8,8.10-10 s-1

  • C.

    25 năm

  • D.

    50 năm

PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI.
Câu 1 :

Một máy hơi nước có công suất 25kW, nhiệt độ của nguồn nóng là t1 = 220°C, của nguồn lạnh là t2 = 62°C. Biết hiệu suất của động cơ này bằng 2/3 lần hiệu suất lí tưởng ứng với 2 nhiệt độ trên. Biết năng suất tỏa nhiệt của than là q = 34.106 J/kg.

a) Hiệu suất cực đại của máy là \(0,23.\)

Đúng
Sai

b) Hiệu suất thực của máy là \(0,21.\)

Đúng
Sai

c) Nhiệt lượng mà nguồn nóng của máy nhận trong 5 giờ là  \(21,{4.19^5}{\rm{ J}}{\rm{.}}\)

Đúng
Sai

d) Lượng than tiêu thụ trong thời gian 5 giờ là \(62,9{\rm{ kg}}{\rm{.}}\)

Đúng
Sai
Câu 2 :

Một bọt khí có thể tích 1,5 cm3 được tạo ra bởi một tàu ngầm đang lặn ở độ sâu  100 m dưới mực nước biển. Giả sử nhiệt độ của bọt khí là không đổi. Cho khối lượng riêng của nước biển là r = 1,00.103 kg/m3. Áp suất khí quyển là r0 = 1,00.105 Pa, g = 10 m/s2.

a) Áp suất của bọt khí ở độ sâu 100m dưới mực nước biển là 11,0.105 Pa.

Đúng
Sai

b) Khi bọt khí nổi lên mặt nước, áp suất của bọt khí nhỏ hơn áp suất khí quyển p0 = 1,00.105 Pa

Đúng
Sai

c) Vì nhiệt độ của bọt khí là không đổi nên có thể áp dụng định luật Boyle đối với trạng thái ở trên mặt nước và dưới mặt nước 100 m.

Đúng
Sai

d) Khi bọt khí nổi lên mặt nước thì sẽ có thể tích là 16,5 cm3.

Đúng
Sai
Câu 3 :

Xét các điểm dọc theo trục của một vòng dây mang dòng điện, bắt đầu từ điểm M ở bên trái vòng dây và kết thúc tại điểm N ở bên phải vòng dây (Hình 3.6). Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng, phát biểu nào là sai?

a) Độ lớn của cảm ứng từ ở mọi điểm trên đường MN đều như nhau.

Đúng
Sai

b) Từ M đến N, độ lớn của cảm ứng từ sẽ tăng rồi lại giảm.

Đúng
Sai

c) Từ M đến N, độ lớn của cảm ứng từ sẽ giảm rồi lại tăng.

Đúng
Sai

d) Dọc theo MN, hướng của từ trường không thay đổi.

Đúng
Sai
Câu 4 :

Coi hạt nhân nguyên tử như một quả cầu có bán kính \(R = 1,{2.10^{ - 15}}{A^{\frac{1}{3}}}\)(m) với A là số khối. Hãy chọn kết luận “Đúng” hoặc “Sai”:

a) Bán kính của hạt nhân \({}_{13}^{27}Al\)có giá trị bằng 3,6.10-15 m.

Đúng
Sai

b) Bán kính hạt nhân \({}_{82}^{207}Pb\)lớn hơn bán kính hạt nhân \({}_{13}^{27}Al\) hơn 2,5 lần.                       

Đúng
Sai

c) Hai hạt nhân có tỉ số số khối là 8:27. Tỉ số hai bán kính của chúng là \(\frac{2}{3}\)

Đúng
Sai

d) Mật độ điện tích của hạt nhân vàng\({}_{79}^{197}Au\) bằng . 8,9.1023C/m3.

Đúng
Sai
PHẦN III. CÂU TRẮC NGHIỆM TRẢ LỜI NGẮN.
Câu 1 :

Khối lượng của một phân tử khí hydrogen là X.10-23 gam. Tìm X? (làm tròn kết quả đến chữ số hàng phần trăm).

Câu 2 :

X là chất phóng xạ \({\beta ^ - }\). Ban đầu có một mẫu A nguyên chất. Sau 53,6 phút, số hạt \({\beta ^ - }\) sinh ra gấp 3 lần số hạt nhân X còn lại trong mẫu. Chu kì bán rã của X bằng bao nhiêu phút?

Lời giải và đáp án

PHẦN I. CÂU TRẮC NGHIỆM PHƯƠNG ÁN NHIỀU LỰA CHỌN.
Câu 1 :

Phát biểu nào sau đây Sai ?

  • A.

    Chất rắn vô định hình không có nhiệt độ nóng chảy xác định.

  • B.

    Khi bị làm nóng thì chất rắn vô định hình mền dần cho đến khi trở thành lỏng.

  • C.

    Trong quá trình hoá lỏng nhiệt độ của chất rắn vô định hình tăng liên tục.

  • D.

    Chất rắn vô định hình có cấu trúc tinh thể.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Chất rắn vô định hình không có cấu trúc mạng tinh thể đều đặn như chất rắn kết tinh.

Khi bị nung nóng, chúng không nóng chảy ở một nhiệt độ xác định mà mềm dần theo khoảng nhiệt độ.

Vì vậy, chúng không có cấu trúc tinh thể.

Lời giải chi tiết :

Đáp án A đúng vì chất rắn vô định hình không có nhiệt độ nóng chảy xác định.

Đáp án B đúng vì chất rắn vô định hình mềm dần khi bị nung nóng.

Đáp án C đúng vì trong quá trình hóa lỏng, chất rắn vô định hình không duy trì nhiệt độ cố định như chất rắn kết tinh.

Đáp án D sai vì chất rắn vô định hình không có cấu trúc tinh thể.

Đáp án: D

Câu 2 :

Có sự truyền nhiệt giữa hai vật tiếp xúc nhiệt khi chúng khác nhau ở tính chất nào ?

  • A.

    khối lượng.

  • B.

    nhiệt dung riêng.

  • C.

    khối lượng riêng.

  • D.

    nhiệt độ.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sự truyền nhiệt xảy ra khi có sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai vật.

Nhiệt luôn truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn cho đến khi cân bằng nhiệt.

Lời giải chi tiết :

Khối lượng (A) không quyết định việc truyền nhiệt.

Nhiệt dung riêng (B) chỉ ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ nhiệt của vật nhưng không phải yếu tố quyết định sự truyền nhiệt.

Khối lượng riêng (C) cũng không ảnh hưởng đến sự truyền nhiệt.

Nhiệt độ (D) là yếu tố quyết định sự truyền nhiệt giữa hai vật.

Đáp án: D

Câu 3 :

Thanh sắt được cấu tạo từ các phân tử chuyển động không ngừng nhưng không bị tan rã thành các hạt riêng biệt vì

  • A.

    giữa các phân tử có lực hút tĩnh điện bền vững.

  • B.

    có một chất kết dính gắn kết các phân tử.

  • C.

    có lực tương tác giữa các phân tử.

  • D.

    không có lực tương tác giữa các phân tử.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Trong một vật rắn, các phân tử luôn có lực hút và lực đẩy.

Lực hút giữ các phân tử lại với nhau, không để chúng tách rời.

Lời giải chi tiết :

Lực hút giữa các phân tử giúp giữ vật thể ổn định. Do đó, câu trả lời đúng là có lực tương tác giữa các phân tử.

Đáp án: C

Câu 4 :

Phân tử chất khí của một khối khí có tính chất nào sau đây?

  • A.

    Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ càng cao.

  • B.

    Luôn luôn hút hoặc đẩy các phân tử khác.

  • C.

    Luôn dao động quanh vị trí cân bằng.

  • D.

    Dao động quanh vị trí cân bằng chuyển động.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vận tốc chuyển động của phân tử khí tỉ lệ thuận với nhiệt độ. Khi nhiệt độ tăng, vận tốc trung bình của phân tử cũng tăng.

Lời giải chi tiết :

Chọn câu A, vì nhiệt độ càng cao thì tốc độ chuyển động của phân tử khí càng lớn.

Đáp án: A

Câu 5 :

Khi nói về khí lý tưởng, phát biểu nào sau đây sai ?

  • A.

    Các phân tử khí lí tưởng va chạm đàn hồi vào thành bình chứa gây nên áp suất.

  • B.

    Các phân tử khí lí tưởng chỉ tương tác với nhau khi va chạm.

  • C.

    Thể tích tổng cộng của các phân tử khí lí tưởng có thể bỏ qua.

  • D.

    Có thể bỏ qua khối lượng của các phần tử khí lí tưởng khi xét nhiệt độ của khối khí.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Các phân tử khí lý tưởng chuyển động hỗn loạn, không tương tác với nhau trừ khi va chạm.

Thể tích của mỗi phân tử khí rất nhỏ so với thể tích của bình chứa.

Nhiệt độ liên quan đến động năng trung bình của các phân tử, không bỏ qua khối lượng phân tử.

Lời giải chi tiết :

Câu D sai, vì khối lượng phân tử ảnh hưởng đến động năng và nhiệt độ.

Đáp án: D

Câu 6 :

Các đại lượng nào sau đây được gọi là thông số xác định trạng thái của lượng khí xác định?

  • A.

    Thể tích, áp suất, khối lượng.

  • B.

    Áp suất, thể tích, nhiệt độ.

  • C.

    Thể tích, khối lượng, số lượng phân tử.

  • D.

    Nhiệt độ, thể tích, trọng lượng khối khí.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Các thông số trạng thái của một lượng khí bao gồm áp suất p, thể tích V, nhiệt độ T.

Lời giải chi tiết :

Chọn câu B, vì áp suất, thể tích, nhiệt độ là ba thông số đặc trưng của trạng thái khí.

Đáp án: B

Câu 7 :

Phát biểu nào sau đây không đúng với mô hình động học phân tử:

  • A.

    Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt là phân tử.

  • B.

    Các phân tử chuyển động không ngừng.

  • C.

    Tốc độ chuyển động của các phân tử cấu tạo nên vật càng lớn thì thể tích của vật càng lớn.

  • D.

    Giữa các phân tử có lực tương tác gọi là lực tương tác phân tử.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Mô hình động học phân tử nêu rằng:

- Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt (phân tử).

- Các phân tử chuyển động không ngừng.

- Giữa các phân tử có lực tương tác.

Lời giải chi tiết :

C sai, vì thể tích của một vật không chỉ phụ thuộc vào tốc độ phân tử mà còn vào liên kết giữa các phân tử.

Đáp án: C

Câu 8 :

Lực tương tác giữa các phân tử

  • A.

    là lực hút.

  • B.

    là lực đẩy.

  • C.

    ở thể rắn là lực hút còn ở thể khí là lực đẩy.

  • D.

    gồm cả lực hút và lực đẩy.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Lực tương tác giữa các phân tử gồm cả lực hút và lực đẩy. Ở khoảng cách rất gần, lực đẩy lớn. Khi khoảng cách xa hơn, lực hút chiếm ưu thế.

Lời giải chi tiết :

Chọn câu D, vì lực phân tử bao gồm cả lực hút và lực đẩy.

Đáp án: D

Câu 9 :

Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua và được đặt cùng phương với cảm ứng từ

  • A.

    cùng hướng với cảm ứng từ.     

  • B.

    ngược hướng với cảm ứng từ.

  • C.

    vuông góc với cảm ứng từ.

  • D.

    bằng 0.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Công thức lực từ: F = BILsinθ

Lời giải chi tiết :

Khi dây dẫn cùng phương với từ trường, thì θ = 0°, nên sin0° = 0 và lực từ bằng 0.

Đáp án: D

Câu 10 :

Một đoạn dây dẫn thẳng dài 33 cm chuyển động theo phương vuông góc với chính nó và vuông góc với từ trường có độ lớn cảm ứng từ là B = 21 mT. Biết suất điện động cảm ứng trong đoạn dây là 4,5 mV. Đoạn dây dẫn chuyển động với tốc độ là

  • A.

    0,65 m/s.

  • B.

    14,1 m/s.     

  • C.

    0,071 m/s.

  • D.

    1,5 m/s.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Công thức suất điện động cảm ứng: e = BLv

Lời giải chi tiết :

\(e = BLv \Rightarrow v = \frac{e}{{BL}} = \frac{{4,{{5.10}^{ - 3}}}}{{{{21.10}^{ - 3}}.0,33}} = 0,65m/s\)

Đáp án: A

Câu 11 :

Một học sinh đo được giá trị của điện áp xoay chiều ở mạng điện gia đình là 220 V. Giá trị cực đại của điện áp này là

  • A.

    440 V.

  • B.

    311 V.

  • C.

    156 V.

  • D.

    110 V.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Điện áp hiệu dụng U và điện áp cực đại U0​ của dòng điện xoay chiều liên hệ qua công thức:

\({U_0} = U\sqrt 2 \)

Lời giải chi tiết :

\({U_0} = U\sqrt 2  \Rightarrow {U_0} = 220.\sqrt 2  = 220.1,414 \approx 311V\)

Đáp án: B

Câu 12 :

Hạt nhân indium \({}_{49}^{115}In\) có năng lượng liên kết riêng là 8,529 MeV/nucleon. Độ hụt khối của hạt nhân đó là

  • A.

    957,6 amu.

  • B.

    1,053 amu.

  • C.

    408,0 amu.

  • D.

    0,4487 amu.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Độ hụt khối được tính theo công thức \({\rm{\Delta }}m = \frac{{{E_{lk}}}}{{931,5}}\)

Lời giải chi tiết :

Năng lượng liên kết: \({E_{lk}} = 115.8,529 = 980,835{\rm{\;MeV}}\)

Độ hụt khối: \({\rm{\Delta }}m = \frac{{{E_{lk}}}}{{931,5}} \Rightarrow {\rm{\Delta }}m = \frac{{980,835}}{{931,5}} \approx 1,053{\rm{\;amu}}\)

Đáp án: B

Câu 13 :

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hiện tượng phóng xạ?

  • A.

    Các tia phóng xạ có thể ion hoá môi trường và mất dần năng lượng.

  • B.

    Chu kì bán rã của một chất phóng xạ sẽ thay đổi nếu ta tăng nhiệt độ của nguồn phóng xạ.

  • C.

    Độ phóng xạ của một nguồn phóng xạ tăng theo thời gian.

  • D.

    Chất phóng xạ có hằng số phóng xạ càng nhỏ thì phân rã càng nhanh.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Phóng xạ là hiện tượng hạt nhân không bền tự phát ra tia alpha (α), beta (β) hoặc gamma (γ).

Chu kỳ bán rã là khoảng thời gian để một nửa số hạt nhân ban đầu phân rã.

Hằng số phóng xạ λ lớn nghĩa là phân rã nhanh.

Lời giải chi tiết :

Phát biểu A đúng: Các tia phóng xạ có thể ion hóa môi trường.

Phát biểu B sai: Chu kỳ bán rã không thay đổi theo nhiệt độ.

Phát biểu C sai: Độ phóng xạ giảm dần theo thời gian.

Phát biểu D sai: Hằng số phóng xạ càng nhỏ thì phân rã càng chậm, không phải nhanh.

Đáp án: A

Câu 14 :

Số hạt proton có trong 1,50 g berylium \({}_4^9Be\) là

  • A.

    2,31.1024 hạt.

  • B.

    4,01.1023 hạt

  • C.

    5,02.1023 hạt.

  • D.

    2,03.1024 hạt.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xác định số mol Be => Số nguyên tử và số hạt proton

Lời giải chi tiết :

Số mol của Be \(n = \frac{m}{M} = \frac{{1,50}}{9} \approx 0,167{\rm{\;mol}}\)

Số nguyên tử Be: \(N = n.{N_A} = N = 0,167.6,{022.10^{23}} \approx 1,{005.10^{23}}\)

Số hạt proton: \(1,{005.10^{23}}.4 = 4,{02.10^{23}}\)

Đáp án: B

Câu 15 :

Cho phản ứng phân hạch có phương trình: \({}_0^1n + _{94}^{239}Pu \to _Z^AXe + _{40}^{103}Zr + 3{}_0^1n.\) Giá trị Z là

  • A.

    54

  • B.

    134

  • C.

    51

  • D.

    132

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng định luật bảo toàn số khối

Lời giải chi tiết :

Tổng số proton bảo toàn 0 + 94 = Z + 40 + 3.0 → Z = 54

Đáp án: A

Câu 16 :

Đồ thị hình bên biểu diễn khối lượng của mẫu phóng xạ X thay đổi theo thời gian. Hằng số phóng xạ của chất X là

  • A.

    0,028 s-1

  • B.

    8,8.10-10 s-1

  • C.

    25 năm

  • D.

    50 năm

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Chu kỳ bán rã T là thời gian để khối lượng giảm còn một nửa.

Hằng số phóng xạ λ liên hệ với chu kỳ bán rã qua công thức \(\lambda  = \frac{{\ln 2}}{T}\)

Lời giải chi tiết :

Từ đồ thị, ta thấy T = 25 năm

\(\lambda  = \frac{{\ln 2}}{T} = \frac{{\ln 2}}{{25}} = 0,028\)năm-1 = 8,8.10-10 s-1

Đáp án: B

PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI.
Câu 1 :

Một máy hơi nước có công suất 25kW, nhiệt độ của nguồn nóng là t1 = 220°C, của nguồn lạnh là t2 = 62°C. Biết hiệu suất của động cơ này bằng 2/3 lần hiệu suất lí tưởng ứng với 2 nhiệt độ trên. Biết năng suất tỏa nhiệt của than là q = 34.106 J/kg.

a) Hiệu suất cực đại của máy là \(0,23.\)

Đúng
Sai

b) Hiệu suất thực của máy là \(0,21.\)

Đúng
Sai

c) Nhiệt lượng mà nguồn nóng của máy nhận trong 5 giờ là  \(21,{4.19^5}{\rm{ J}}{\rm{.}}\)

Đúng
Sai

d) Lượng than tiêu thụ trong thời gian 5 giờ là \(62,9{\rm{ kg}}{\rm{.}}\)

Đúng
Sai
Đáp án

a) Hiệu suất cực đại của máy là \(0,23.\)

Đúng
Sai

b) Hiệu suất thực của máy là \(0,21.\)

Đúng
Sai

c) Nhiệt lượng mà nguồn nóng của máy nhận trong 5 giờ là  \(21,{4.19^5}{\rm{ J}}{\rm{.}}\)

Đúng
Sai

d) Lượng than tiêu thụ trong thời gian 5 giờ là \(62,9{\rm{ kg}}{\rm{.}}\)

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Vận dụng công thức tính hiệu suất, công của máy: A = Pt

Lời giải chi tiết :

a) Phát biểu này sai. Hiệu suất cực đại của máy là \({{\rm{H}}_{{\rm{max }}}} = \frac{{{T_1} - {T_2}}}{{{T_1}}} = 0,32.\)

b) Phát biểu này đúng. Hiệu suất thực của máy là \(H = \frac{2}{{3{H_{\max }}}} = \frac{2}{{3.0,32}} = 0,21\)

c) Phát biểu này sai.  Công của máy thực hiện trong 5 giờ là A = Pt

Nhiệt lượng mà nguồn nóng của máy nhận trong 5 giừo là\(H = \frac{A}{{{Q_1}}} \Rightarrow {Q_1} = \frac{A}{H} = \frac{{P.t}}{H} = 2,{14.19^5}{\rm{J}}\)

d) Phát biểu này đúng. Khối lượng than cần sử dụng trong 5h là \(m = \frac{{{Q_1}}}{q} = 62,9{\rm{ kg}}{\rm{.}}\)

Câu 2 :

Một bọt khí có thể tích 1,5 cm3 được tạo ra bởi một tàu ngầm đang lặn ở độ sâu  100 m dưới mực nước biển. Giả sử nhiệt độ của bọt khí là không đổi. Cho khối lượng riêng của nước biển là r = 1,00.103 kg/m3. Áp suất khí quyển là r0 = 1,00.105 Pa, g = 10 m/s2.

a) Áp suất của bọt khí ở độ sâu 100m dưới mực nước biển là 11,0.105 Pa.

Đúng
Sai

b) Khi bọt khí nổi lên mặt nước, áp suất của bọt khí nhỏ hơn áp suất khí quyển p0 = 1,00.105 Pa

Đúng
Sai

c) Vì nhiệt độ của bọt khí là không đổi nên có thể áp dụng định luật Boyle đối với trạng thái ở trên mặt nước và dưới mặt nước 100 m.

Đúng
Sai

d) Khi bọt khí nổi lên mặt nước thì sẽ có thể tích là 16,5 cm3.

Đúng
Sai
Đáp án

a) Áp suất của bọt khí ở độ sâu 100m dưới mực nước biển là 11,0.105 Pa.

Đúng
Sai

b) Khi bọt khí nổi lên mặt nước, áp suất của bọt khí nhỏ hơn áp suất khí quyển p0 = 1,00.105 Pa

Đúng
Sai

c) Vì nhiệt độ của bọt khí là không đổi nên có thể áp dụng định luật Boyle đối với trạng thái ở trên mặt nước và dưới mặt nước 100 m.

Đúng
Sai

d) Khi bọt khí nổi lên mặt nước thì sẽ có thể tích là 16,5 cm3.

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Vận dụng định luật Boyle với trạng thái ở độ sâu 100 m  và trên mặt nước

Lời giải chi tiết :

a) Đúng. Áp suất của khối khí ở độ sâu 100 m dưới mực nước biển là :

\({p_1} = {p_0} + \rho gh = 1,{00.10^5} + 1,{00.10^3}.10.100 = 11,{0.10^5}\)Pa

b) Sai. Khi bọt khí nổi lên mặt nước, áp suất của bọt khí bằng áp suất khí quyển p0 = 1,00.105 Pa.

c) Đúng. Vì nhiệt độ của bọt khí là không đổi nên áp dụng định luật Boyls đối với trạng thái ở trên mặt nước và dưới mặt nước 100 m.

d) Đúng. Áp dụng định luật Boyle đối với trạng thái ở độ sâu 100 m  và trên mặt nước.

\({p_1}.{V_1} = {p_0}.{V_0}\)Þ \({V_0} = \frac{{{p_1}.{V_1}}}{{p0}} = \frac{{11,{{0.10}^5}.1,5}}{{1,{{00.10}^5}}} = 16,5(c{m^3})\)

Câu 3 :

Xét các điểm dọc theo trục của một vòng dây mang dòng điện, bắt đầu từ điểm M ở bên trái vòng dây và kết thúc tại điểm N ở bên phải vòng dây (Hình 3.6). Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng, phát biểu nào là sai?

a) Độ lớn của cảm ứng từ ở mọi điểm trên đường MN đều như nhau.

Đúng
Sai

b) Từ M đến N, độ lớn của cảm ứng từ sẽ tăng rồi lại giảm.

Đúng
Sai

c) Từ M đến N, độ lớn của cảm ứng từ sẽ giảm rồi lại tăng.

Đúng
Sai

d) Dọc theo MN, hướng của từ trường không thay đổi.

Đúng
Sai
Đáp án

a) Độ lớn của cảm ứng từ ở mọi điểm trên đường MN đều như nhau.

Đúng
Sai

b) Từ M đến N, độ lớn của cảm ứng từ sẽ tăng rồi lại giảm.

Đúng
Sai

c) Từ M đến N, độ lớn của cảm ứng từ sẽ giảm rồi lại tăng.

Đúng
Sai

d) Dọc theo MN, hướng của từ trường không thay đổi.

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Vận dụng quy tắc bàn tay phải

Lời giải chi tiết :

Căn cứ vào độ mau thưa của các đường sức, ta có: Từ trái sang phải, độ lớn của cảm ứng từ sẽ tăng, đạt cực đại khi đến mặt phẳng của vòng dây. Từ mặt phẳng vòng dây về phía N, độ lớn của cảm ứng từ sẽ giảm. Hướng của cảm ứng từ tại bất kì điểm nào đều tiếp tuyến với đường sức đi qua điểm đó. Vì MN là đường thẳng nên hướng của từ trường không thay đổi, nó hướng từ trái sang phải.

Suy ra

a) Sai

b) Đúng

c) Sai

d) Đúng

Câu 4 :

Coi hạt nhân nguyên tử như một quả cầu có bán kính \(R = 1,{2.10^{ - 15}}{A^{\frac{1}{3}}}\)(m) với A là số khối. Hãy chọn kết luận “Đúng” hoặc “Sai”:

a) Bán kính của hạt nhân \({}_{13}^{27}Al\)có giá trị bằng 3,6.10-15 m.

Đúng
Sai

b) Bán kính hạt nhân \({}_{82}^{207}Pb\)lớn hơn bán kính hạt nhân \({}_{13}^{27}Al\) hơn 2,5 lần.                       

Đúng
Sai

c) Hai hạt nhân có tỉ số số khối là 8:27. Tỉ số hai bán kính của chúng là \(\frac{2}{3}\)

Đúng
Sai

d) Mật độ điện tích của hạt nhân vàng\({}_{79}^{197}Au\) bằng . 8,9.1023C/m3.

Đúng
Sai
Đáp án

a) Bán kính của hạt nhân \({}_{13}^{27}Al\)có giá trị bằng 3,6.10-15 m.

Đúng
Sai

b) Bán kính hạt nhân \({}_{82}^{207}Pb\)lớn hơn bán kính hạt nhân \({}_{13}^{27}Al\) hơn 2,5 lần.                       

Đúng
Sai

c) Hai hạt nhân có tỉ số số khối là 8:27. Tỉ số hai bán kính của chúng là \(\frac{2}{3}\)

Đúng
Sai

d) Mật độ điện tích của hạt nhân vàng\({}_{79}^{197}Au\) bằng . 8,9.1023C/m3.

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Vận dụng công thức tính bán kính phóng xạ

Lời giải chi tiết :

a) Bán kính của hạt nhân \({}_{13}^{27}Al\)có giá trị bằng \(R = 1,{2.10^{ - 15}}{A^{\frac{1}{3}}} = 3,{6.10^{ - 15}}(m)\)

b) Sai : \(\frac{{{R_{Pb}}}}{{{R_{Al}}}} = \frac{{{{207}^{1/3}}}}{{{{27}^{1/3}}}} \approx 1,97\)  (Gần 2 lần)

c) Đúng. Tỉ số hai bán kính của hai hạt nhân là  \(\frac{{{R_1}}}{{{R_2}}} = \frac{{{A_1}^{1/3}}}{{{A_2}^{1/3}}} = \sqrt(3){{\frac{{{A_1}}}{{{A_2}}}}} = \frac{2}{3}\)

d) Sai. Mật độ điện tích của hạt nhân vàng\({}_{79}^{197}Au\) bằng   

\(\frac{q}{V} = \frac{{79.1,{{6.10}^{ - 19}}}}{{\frac{4}{3}\pi {R^3}}} = \frac{{79.1,{{6.10}^{ - 19}}}}{{\frac{4}{3}\pi .{{(1,{{2.10}^{ - 15}}{{.197}^{1/3}})}^3}}} = 8,{864.10^{24}}(C/{m^3})\)

PHẦN III. CÂU TRẮC NGHIỆM TRẢ LỜI NGẮN.
Câu 1 :

Khối lượng của một phân tử khí hydrogen là X.10-23 gam. Tìm X? (làm tròn kết quả đến chữ số hàng phần trăm).

Phương pháp giải :

Vận dụng công thức tính số hạt => khối lượn 1 phân tử khí

Đáp án :
Lời giải chi tiết :

Vì 1 mol khí hydro có khối lượng 2 gam ứng với \({N_A} = 6,{02.10^{23}}\)phân tử.

Vậy khối lượng của một phân tử khí \({H_2}\) là: \({m_1} = \frac{2}{{6,{{02.10}^{23}}}} = 0,{3322.10^{ - 23}}{\rm{ gam}}{\rm{.}}\)

Đáp án: 0,33

Câu 2 :

X là chất phóng xạ \({\beta ^ - }\). Ban đầu có một mẫu A nguyên chất. Sau 53,6 phút, số hạt \({\beta ^ - }\) sinh ra gấp 3 lần số hạt nhân X còn lại trong mẫu. Chu kì bán rã của X bằng bao nhiêu phút?

Phương pháp giải :

Sử dụng công thức tính chu kì bán rã, lập tỉ số hạt

Đáp án :
Lời giải chi tiết :

Ta có \(\left\langle \begin{array}{l}\frac{{{N_\beta }}}{{{N_X}}} = 3\\\frac{{{N_\beta }}}{{{N_X}}} = {2^{\frac{t}{T}}} - 1\end{array} \right. \Rightarrow {2^{\frac{t}{T}}} - 1 = 3 \Rightarrow {2^{\frac{t}{T}}} = {2^2} \Rightarrow \frac{t}{T} = 2 \Rightarrow T = \frac{t}{2} = 26,8\) phút

Đáp án: 26,8