Đề tham khảo thi THPT môn Vật lí - Đề số 4 (hay, chi tiết)

Lực tương tác giữa các phân tử chất rắn ...(1)... nên giữ được các phân tử ở các vị trí cân bằng và mỗi phân tử ... (2). Điền vào chổ trống các cụm từ thích hợp.

Đề bài

PHẦN I. CÂU TRẮC NGHIỆM PHƯƠNG ÁN NHIỀU LỰA CHỌN.
Câu 1 :

Lực tương tác giữa các phân tử chất rắn ...(1)... nên giữ được các phân tử ở các vị trí cân bằng và mỗi phân tử ... (2). Điền vào chổ trống các cụm từ thích hợp.

  • A.

    (1) là lực hút; (2) dao động xung quanh vị trí cân bằng có thể di chuyến được.

  • B.

    (1) rất mạnh; (2) đứng yên tại vị trí cân bằng này.

  • C.

    (1) là lực hút; (2) chỉ có thể dao động xung quanh vị trí cân bằng xác định này.

  • D.

    (1) rất mạnh; (2) chỉ có thể dao động xung quanh vị trí cân bằng xác định này.

Câu 2 :

Đồ thị bên minh họa sự thay đổi nhiệt độ của chất X theo thời gian khi nhận nhiệt và chuyển thể. Chất X có thể là.

  • A.

    cồn.

  • B.

    nước.

  • C.

    kim loại.

  • D.

    băng phiến.

Câu 3 :

Khi đặt vật 1 tiếp xúc với vật 2 thì có sự truyền nhiệt từ vật 2 sang vật 1. Khẳng định nào sau đây là đúng?

  • A.

    Vật 2 chứa rất nhiều nhiệt lượng.

  • B.

    Vật 1 chứa rất ít nhiệt lượng.

  • C.

    Cả hai vật không chứa nhiệt lượng.

  • D.

    Nhiệt độ của hai vật bằng nhau.

Câu 4 :

Gọi D1, D2, D3 và D4 lần lượt là khối lượng riêng của các vật làm bằng thiếc, nhôm, sắt và niken. Biết D2 < D1 < D3 < D4. Nội năng của vật nào tăng lên nhiều nhất khi ta thả rơi bốn vật có cùng thể tích và cùng hình dạng từ cùng một độ cao xuống đất? Coi như toàn bộ độ giảm cơ năng chuyển hết thành nội năng của vật.

  • A.

    Vật bằng thiếc.

  • B.

    Vật bằng nhôm.

  • C.

    Vật bằng niken.

  • D.

    Vật bằng sắt.

Câu 5 :

Nhiệt độ khí trơ trong bóng đèn sợi đốt khi đèn không sáng là 25℃, khi sáng là 323℃. Áp suất khí trơ trong bóng đèn này khi đèn sáng gấp mấy lần khi đèn không sáng?

  • A.

    1,5.

  • B.

    0,5.

  • C.

    3.

  • D.

    2.

Câu 6 :

Một bình đầy không khí ở điều kiện chuẩn, được đậy bằng một vật có khối lượng m = 5 kg. Tiết diện của miệng bình là 10 cm2. Tìm áp suất cực đại của không khí trong bình để không khí không đẩy nắp bình lên và thoát ra ngoài. Biết áp suất khí quyển là p0 = 1 atm, g = 10 m/s2.

  • A.

    6 atm.

  • B.

    1,8 atm.

  • C.

    2 atm.

  • D.

    1,5 atm.

Câu 7 :

Ở nhiệt độ 27℃ thế tích của một lượng khí là 30 lít. Ở nhiệt độ 227℃ và áp suất khí không đổi, thể tích cùa lượng khí đó là

  • A.

    50 lít.

  • B.

    252 lít.

  • C.

    28 lít.

  • D.

    200 lít.

Câu 8 :

Trong quá trình hít vào, cơ hoành và cơ liên sườn của một người co lại, mở rộng khoang ngực và hạ thấp áp suất không khí bên trong xuống dưới môi trường xung quanh để không khí đi vào qua miệng và mũi đến phổi. Giả sử phổi của một người chứa 8000 ml không khí ở áp suất 1,00 atm. Nếu người đó mở rộng khoang ngực thêm 500 ml bằng cách giữ mũi và miệng đóng lại để không hít không khí vào phổi thì áp suất không khí trong phổi theo atm sẽ là bao nhiêu? Giả sử nhiệt độ không khí không đổi.

  • A.

    0,94 atm

  • B.

    1,08 atm

  • C.

    1,20 atm

  • D.

    0,85 atm

Câu 9 :

Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ xuyên vào lòng bàn tay, ngón cái choãi ra 90° chỉ chiều dòng điện thì chiều của lực từ tác dụng lên dòng điện

  • A.

    theo chiều từ cổ tay đến bốn ngón tay.

  • B.

    ngược với chiều từ cổ tay đến bốn ngón tay.

  • C.

    cùng chiều với ngón tay cái choãi ra.

  • D.

    ngược chiều với ngón tay cái choãi ra.

Câu 10 :

Cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường có hướng

  • A.

    vuông góc với đường sức từ.

  • B.

    trùng với hướng của đường sức từ.

  • C.

    trùng với hướng của lực từ.

  • D.

    ngược với hướng của lực từ.

Câu 11 :

Cách nào sau đây không tạo ra suất điện động cảm ứng?

  • A.

    Di chuyển một đoạn dây dẫn giữa các cực của nam châm.

  • B.

    Giữ cố định một đoạn dây dẫn giữa hai cực của nam châm.

  • C.

    Di chuyển một thanh nam châm ra khỏi một ống dây dẫn.

  • D.

    Làm quay một khung dây dẫn trong từ trường.

Câu 12 :

Rotato của máy phát điện xoay chiều một pha là một khung dây phẳng quay xung quanh một trục nằm trong mặt phẳng của khung trong từ trường của stato, suất điện động cảm ứng đổi chiều một lần trong mấy vòng quay?

  • A.

    Một vòng quay.

  • B.

    Hai vòng quay.

  • C.

    Một nửa vòng quay.

  • D.

    Một phần tư vòng quay

Câu 13 :

Ở một đèn sợi đốt có ghi 220 V - 110 W. Đèn sáng bình thường ở mạng điện xoay chiều có điện áp \({\rm{u  =  220}}\sqrt 2 {\rm{cos100\pi t}}\), trong công thức này, các đại lượng đều tỉnh bằng đơn vị SI. Cường độ dòng điện chạy qua đèn, tính theo đơn vi ampe là.

  • A.

    \(i = 10\cos 100\pi t\)

  • B.

    \(i = {\rm{5cos100\pi t}}{\rm{.}}\)

  • C.

    \(i = {\rm{0,5cos100\pi t}}\)

  • D.

    \(i = {\rm{10}}\sqrt 2 {\rm{cos100\pi t}}\).

Câu 14 :

Hạt nhân  \({}_{{\rm{20}}}^{{\rm{40}}}{\rm{Ca}}\) có độ hụt khối là 0,3684 amu. Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân đó là

  • A.

    343,2 MeV/nucleon.

  • B.

    7,148 MeV/nucleon.

  • C.

    8,579 MeV/nucleon.

  • D.

    17,16 MeV/nucleon.

Câu 15 :

Tia nào sau đây có cùng bản chất với tia tử ngoại?

  • A.

    Tia γ.

  • B.

    Tia α.

  • C.

    Tia \({{\rm{\beta }}^ + }\).

  • D.

    Tia \({{\rm{\beta }}^ - }\).

Câu 16 :

Số hạt neutron có trong 1,00 mol vàng \({}_{79}^{197}Au\) là

  • A.

    1,19.1026 hạt.

  • B.

    4,76.1025 hạt.

  • C.

    7,25.1025 hạt.

  • D.

    1,66.1026 hạt.

Câu 17 :

Phân tích một tượng gỗ cổ người ta thấy rằng độ phóng xạ \({{\rm{\beta }}^ - }\) của nó bằng 0,75 lần độ phóng xạ của một khúc gỗ mới chặt cùng loại và cùng khối lượng với tượng gỗ đó. Đồng vị \(^{{\rm{14}}}{\rm{C}}\) có chu kì bán rã là 5 730 năm. Tuổi của tượng gỗ là

  • A.

    3 550 năm.

  • B.

    1 378 năm.

  • C.

    1315 năm.

  • D.

    2 378 năm.

Câu 18 :

Cho phản ứng nhiệt hạch có phương trình: \({}_1^2D + {}_Z^AX \to {}_2^3He + {}_0^1n\). Giá trị của A là

  • A.

    1

  • B.

    3

  • C.

    2

  • D.

    0

PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI.
Câu 1 :

Các phân tử chuyển động hỗn loạn không ngừng nên chúng có động năng (động năng phân tử). Các phân từ tương tác với nhau nên chúng có thể năng (thế năng phân tử).

a) Động năng phân tử phụ thuộc vào tốc độ chuyển động của phân tử.

Đúng
Sai

b) Thế năng phân tử phụ thuộc vào khoảng cách giữa các phân tử.

Đúng
Sai

c) Nội năng của vật là tổng động năng và thế năng của các phân từ cấu tạo nên vật.

Đúng
Sai

d) Nội năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật.

Đúng
Sai
Câu 2 :

Một khí cầu thám không hình cầu được bơm đầy khí hydrogen đến thể tích 34 m3. Khi bơm xong, hydrogen trong khí cầu có nhiệt độ 27℃ áp suất 1,2.105 Pa. Vỏ khí cầu không bị vỡ khi thể tích khí không vượt quá 27 lần thể tích ban đầu.

a) Khối lượng khí hydrogen cần bơm vào khí cầu là 3 300 gam.

Đúng
Sai

b) Nếu bơm khí trong thời gian 2 phút kể từ khi trong võ khí cầu không có khí đến khi đầy, cần dùng máy bơm có thể bơm được trung bình 15 gam khí trong mỗi giây.

Đúng
Sai

c) Khí cầu được thả bay lên đến độ cao nhất định thì bị vỡ do thể tích tăng quá giới hạn, nhiệt độ của khí cầu bằng nhiệt độ khi quyền là -84℃ thì áp suất trong khí cầu là 0,28.105 Pa.

Đúng
Sai

d) Cứ lên cao thêm 12 m thì áp suất khí quyển giảm 1 mmHg, độ cao lớn nhất khí cầu đến được là 20 km.

Đúng
Sai
Câu 3 :

Hai dây thẳng dài nằm song song với nhau và cách nhau một đoạn 4,00 cm như hình vẽ. Điểm M cách dây có dòng điện I2 một đoạn là 4,00 cm. Dòng điện trong hai dây này có cùng cường độ là 5,00 A, nhưng ngược chiều nhau. Biết độ lớn cảm ứng từ do một dây dẫn thẳng dài mang dòng điện I tạo ra ở vị trí cách trục dây dẫn một khoảng r là \(B = {2.10^{ - 7}}.\frac{I}{r}\), với B tính bằng tesla (T), r tính bằng mét (m) và I tính bằng ampe (A).

a) Cảm ứng từ do dòng điện I2 gây ra tại M có chiều hướng sang trải.

Đúng
Sai

b) Cảm ứng từ do dòng điện I1 gây ra tại M có độ lớn là 1,25.10-5 Τ.

Đúng
Sai

c) Cảm ứng từ do dòng điện I1 gây ra tại M có chiều hướng sang phải.

Đúng
Sai

d) Cảm ứng từ do cả hai dòng điện gây ra tại M có độ lớn là 1,25.10-5 T.

Đúng
Sai
Câu 4 :

Một trong số các bụi phóng xạ nguy hiểm từ các vụ nổ hạt nhân là strontium \(_{{\rm{38}}}^{{\rm{90}}}{\rm{Sr}}\)với chu kì bán rã là 28,79 năm. Strontium khi bị bò ăn phải sẽ tập trung trong sữa của chúng và sẽ được lưu lại trong xương của những người uống thứ sữa đó. Strontium \(_{{\rm{38}}}^{{\rm{90}}}{\rm{Sr}}\) khi nằm trong xương sẽ phát ra các tía \({{\rm{\beta }}^ - }\) có năng lượng lớn, phá hủy tủy xương và do đó làm suy yếu sự sản xuất tế bào hồng cầu.

a) Hằng số phóng xạ của \(_{{\rm{38}}}^{{\rm{90}}}{\rm{Sr}}\) là 0,024 s-1.

Đúng
Sai

b)  Sản phẩm phân rã của \(_{{\rm{38}}}^{{\rm{90}}}{\rm{Sr}}\) là một hạt nhân có 39 proton và 51 neutron.

Đúng
Sai

c) Độ phóng xạ của lượng \(_{{\rm{38}}}^{{\rm{90}}}{\rm{Sr}}\) có khối lượng 0,0145 μg là 74 kBq.

Đúng
Sai

d) Khối lượng \(_{{\rm{38}}}^{{\rm{90}}}{\rm{Sr}}\) tích tụ trong xương sẽ giảm 20% sau thời gian 15 năm.

Đúng
Sai
PHẦN III. CÂU TRẮC NGHIỆM TRẢ LỜI NGẮN.
Câu 1 :

Một khối đồng có khối lượng 120,0 g được lấy ra khỏi lò nung và nhanh chóng cho vào một cốc có nhiệt dung không đáng kể chứa 300,0 g nước. Nhiệt độ nước tăng từ 15℃ đến 35℃. Cho nhiệt dung riêng của đồng và nước lần lượt là 0,420 J/g.℃ và 4,20 J/g.℃. Nhiệt độ của lò nung là bao nhiêu (theo thang đo Celsius, viết kết quả đến phần nguyên)?

Câu 2 :

Áp suất trong lốp xe ô tô được tăng lên bằng cách bơm thêm không khí vào lốp. Người ta thấy rằng số mol không khí trong lốp đã tăng 5%, nhiệt độ tăng \(1\% \)và thể tích bên trong của lốp tăng 0,2%. Áp suất không khí trong lốp tăng lên bao nhiêu phần trăm (viết kết quả đến một chữ số sau dấu phẩy thập phân)

Lời giải và đáp án

PHẦN I. CÂU TRẮC NGHIỆM PHƯƠNG ÁN NHIỀU LỰA CHỌN.
Câu 1 :

Lực tương tác giữa các phân tử chất rắn ...(1)... nên giữ được các phân tử ở các vị trí cân bằng và mỗi phân tử ... (2). Điền vào chổ trống các cụm từ thích hợp.

  • A.

    (1) là lực hút; (2) dao động xung quanh vị trí cân bằng có thể di chuyến được.

  • B.

    (1) rất mạnh; (2) đứng yên tại vị trí cân bằng này.

  • C.

    (1) là lực hút; (2) chỉ có thể dao động xung quanh vị trí cân bằng xác định này.

  • D.

    (1) rất mạnh; (2) chỉ có thể dao động xung quanh vị trí cân bằng xác định này.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Hiểu rõ cấu trúc chất rắn: Các phân tử chỉ dao động quanh vị trí cân bằng do lực hút mạnh giữa các phân tử.

Lời giải chi tiết :

Trong chất rắn, các phân tử dao động quanh vị trí cân bằng, lực giữa các phân tử là lực hút mạnh, giúp duy trì cấu trúc bền vững.

Đáp án: D

Câu 2 :

Đồ thị bên minh họa sự thay đổi nhiệt độ của chất X theo thời gian khi nhận nhiệt và chuyển thể. Chất X có thể là.

  • A.

    cồn.

  • B.

    nước.

  • C.

    kim loại.

  • D.

    băng phiến.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Tìm chất có đặc tính chuyển pha rõ ràng, tương ứng với đồ thị.

Lời giải chi tiết :

Đồ thị có các đoạn nằm ngang, biểu thị sự chuyển pha. Nước có đặc điểm chuyển pha rõ rệt ở 0 ℃.

Đáp án: B

Câu 3 :

Khi đặt vật 1 tiếp xúc với vật 2 thì có sự truyền nhiệt từ vật 2 sang vật 1. Khẳng định nào sau đây là đúng?

  • A.

    Vật 2 chứa rất nhiều nhiệt lượng.

  • B.

    Vật 1 chứa rất ít nhiệt lượng.

  • C.

    Cả hai vật không chứa nhiệt lượng.

  • D.

    Nhiệt độ của hai vật bằng nhau.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa trên định luật truyền nhiệt.

Lời giải chi tiết :

Nhiệt truyền từ nơi có nhiệt độ cao sang nơi có nhiệt độ thấp, không phụ thuộc vào lượng nhiệt.

Đáp án: D

Câu 4 :

Gọi D1, D2, D3 và D4 lần lượt là khối lượng riêng của các vật làm bằng thiếc, nhôm, sắt và niken. Biết D2 < D1 < D3 < D4. Nội năng của vật nào tăng lên nhiều nhất khi ta thả rơi bốn vật có cùng thể tích và cùng hình dạng từ cùng một độ cao xuống đất? Coi như toàn bộ độ giảm cơ năng chuyển hết thành nội năng của vật.

  • A.

    Vật bằng thiếc.

  • B.

    Vật bằng nhôm.

  • C.

    Vật bằng niken.

  • D.

    Vật bằng sắt.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nội năng tỷ lệ với khối lượng riêng.

Lời giải chi tiết :

Nội năng phụ thuộc khối lượng riêng, với \({D_4} > {D_3} > {D_1} > {D_2}\)​, nội năng tăng nhiều nhất ở vật có D4.

Đáp án: C

Câu 5 :

Nhiệt độ khí trơ trong bóng đèn sợi đốt khi đèn không sáng là 25℃, khi sáng là 323℃. Áp suất khí trơ trong bóng đèn này khi đèn sáng gấp mấy lần khi đèn không sáng?

  • A.

    1,5.

  • B.

    0,5.

  • C.

    3.

  • D.

    2.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Áp dụng định luật khí lý tưởng.

Lời giải chi tiết :

Áp suất tỷ lệ với nhiệt độ tuyệt đối \(\frac{{{P_1}}}{{{T_1}}} = \frac{{{P_2}}}{{{T_2}}} = \frac{{323 + 273}}{{25 + 273}} = 2\)

Đáp án: D

Câu 6 :

Một bình đầy không khí ở điều kiện chuẩn, được đậy bằng một vật có khối lượng m = 5 kg. Tiết diện của miệng bình là 10 cm2. Tìm áp suất cực đại của không khí trong bình để không khí không đẩy nắp bình lên và thoát ra ngoài. Biết áp suất khí quyển là p0 = 1 atm, g = 10 m/s2.

  • A.

    6 atm.

  • B.

    1,8 atm.

  • C.

    2 atm.

  • D.

    1,5 atm.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Tính áp suất tổng hợp từ khí quyển và trọng lượng nắp bình.

Lời giải chi tiết :

\({P_{{\rm{max}}}} = {P_0} + \frac{F}{S} = 1 + \frac{{mg}}{S} = 1 + \frac{{5.10}}{{{{10}^{ - 3}}}} = 1,5\,{\rm{atm}}\)

Đáp án: D

Câu 7 :

Ở nhiệt độ 27℃ thế tích của một lượng khí là 30 lít. Ở nhiệt độ 227℃ và áp suất khí không đổi, thể tích cùa lượng khí đó là

  • A.

    50 lít.

  • B.

    252 lít.

  • C.

    28 lít.

  • D.

    200 lít.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Áp dụng định luật khí lý tưởng.

Lời giải chi tiết :

\({V_2} = {V_1}.\frac{{{T_2}}}{{{T_1}}} = 30.\frac{{227 + 273}}{{27 + 273}} = 50(l)\)

Đáp án: A

Câu 8 :

Trong quá trình hít vào, cơ hoành và cơ liên sườn của một người co lại, mở rộng khoang ngực và hạ thấp áp suất không khí bên trong xuống dưới môi trường xung quanh để không khí đi vào qua miệng và mũi đến phổi. Giả sử phổi của một người chứa 8000 ml không khí ở áp suất 1,00 atm. Nếu người đó mở rộng khoang ngực thêm 500 ml bằng cách giữ mũi và miệng đóng lại để không hít không khí vào phổi thì áp suất không khí trong phổi theo atm sẽ là bao nhiêu? Giả sử nhiệt độ không khí không đổi.

  • A.

    0,94 atm

  • B.

    1,08 atm

  • C.

    1,20 atm

  • D.

    0,85 atm

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Áp dụng định luật Boyle.

Lời giải chi tiết :

\({P_1}{V_1} = {P_2}{V_2} \Rightarrow {P_2} = \frac{{{P_1}{V_1}}}{{{V_2}}} = \frac{{1.8000}}{{8000 + 500}} = 0,94{\rm{atm}}\)

Đáp án: A

Câu 9 :

Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ xuyên vào lòng bàn tay, ngón cái choãi ra 90° chỉ chiều dòng điện thì chiều của lực từ tác dụng lên dòng điện

  • A.

    theo chiều từ cổ tay đến bốn ngón tay.

  • B.

    ngược với chiều từ cổ tay đến bốn ngón tay.

  • C.

    cùng chiều với ngón tay cái choãi ra.

  • D.

    ngược chiều với ngón tay cái choãi ra.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Áp dụng quy tắc định hướng lực từ.

Lời giải chi tiết :

Áp dụng quy tắc định hướng lực từ.

Sử dụng quy tắc bàn tay trái.

Đáp án: C

Câu 10 :

Cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường có hướng

  • A.

    vuông góc với đường sức từ.

  • B.

    trùng với hướng của đường sức từ.

  • C.

    trùng với hướng của lực từ.

  • D.

    ngược với hướng của lực từ.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Hiểu rõ định nghĩa cảm ứng từ.

Lời giải chi tiết :

Hướng cảm ứng từ luôn trùng với hướng của đường sức từ.

Đáp án: B

Câu 11 :

Cách nào sau đây không tạo ra suất điện động cảm ứng?

  • A.

    Di chuyển một đoạn dây dẫn giữa các cực của nam châm.

  • B.

    Giữ cố định một đoạn dây dẫn giữa hai cực của nam châm.

  • C.

    Di chuyển một thanh nam châm ra khỏi một ống dây dẫn.

  • D.

    Làm quay một khung dây dẫn trong từ trường.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Áp dụng định luật cảm ứng điện từ.

Lời giải chi tiết :

Giữ cố định dây dẫn sẽ không tạo ra dòng cảm ứng.

Đáp án: B

Câu 12 :

Rotato của máy phát điện xoay chiều một pha là một khung dây phẳng quay xung quanh một trục nằm trong mặt phẳng của khung trong từ trường của stato, suất điện động cảm ứng đổi chiều một lần trong mấy vòng quay?

  • A.

    Một vòng quay.

  • B.

    Hai vòng quay.

  • C.

    Một nửa vòng quay.

  • D.

    Một phần tư vòng quay

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Tính chu kỳ đổi chiều của suất điện động.

Lời giải chi tiết :

Trong một chu kỳ quay, dòng điện đổi chiều hai lần.

Đáp án: C

Câu 13 :

Ở một đèn sợi đốt có ghi 220 V - 110 W. Đèn sáng bình thường ở mạng điện xoay chiều có điện áp \({\rm{u  =  220}}\sqrt 2 {\rm{cos100\pi t}}\), trong công thức này, các đại lượng đều tỉnh bằng đơn vị SI. Cường độ dòng điện chạy qua đèn, tính theo đơn vi ampe là.

  • A.

    \(i = 10\cos 100\pi t\)

  • B.

    \(i = {\rm{5cos100\pi t}}{\rm{.}}\)

  • C.

    \(i = {\rm{0,5cos100\pi t}}\)

  • D.

    \(i = {\rm{10}}\sqrt 2 {\rm{cos100\pi t}}\).

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng công thức công suất.

Lời giải chi tiết :

\(I = \frac{P}{U} = \frac{{110}}{{220}} = 0,5\,{\rm{A}}\)

Đáp án: C

Câu 14 :

Hạt nhân  \({}_{{\rm{20}}}^{{\rm{40}}}{\rm{Ca}}\) có độ hụt khối là 0,3684 amu. Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân đó là

  • A.

    343,2 MeV/nucleon.

  • B.

    7,148 MeV/nucleon.

  • C.

    8,579 MeV/nucleon.

  • D.

    17,16 MeV/nucleon.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Áp dụng công thức tính năng lượng liên kết riêng.

Lời giải chi tiết :

\(E = \frac{{{\rm{\Delta }}m.931}}{A} = \frac{{0,3684.931}}{{56}} = 7,148\,{\rm{MeV/nucleon}}{\rm{.}}\)

Đáp án: B

Câu 15 :

Tia nào sau đây có cùng bản chất với tia tử ngoại?

  • A.

    Tia γ.

  • B.

    Tia α.

  • C.

    Tia \({{\rm{\beta }}^ + }\).

  • D.

    Tia \({{\rm{\beta }}^ - }\).

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Hiểu bản chất của các tia.

Lời giải chi tiết :

Tia γ có cùng bản chất là sóng điện từ.

Đáp án: A

Câu 16 :

Số hạt neutron có trong 1,00 mol vàng \({}_{79}^{197}Au\) là

  • A.

    1,19.1026 hạt.

  • B.

    4,76.1025 hạt.

  • C.

    7,25.1025 hạt.

  • D.

    1,66.1026 hạt.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Tính tổng neutron từ số Avogadro.

Lời giải chi tiết :

\(n = {N_A}.(A - Z) = 6,{022.10^{23}}.118 = 7,{11.10^{25}}\)

Đáp án: C

Câu 17 :

Phân tích một tượng gỗ cổ người ta thấy rằng độ phóng xạ \({{\rm{\beta }}^ - }\) của nó bằng 0,75 lần độ phóng xạ của một khúc gỗ mới chặt cùng loại và cùng khối lượng với tượng gỗ đó. Đồng vị \(^{{\rm{14}}}{\rm{C}}\) có chu kì bán rã là 5 730 năm. Tuổi của tượng gỗ là

  • A.

    3 550 năm.

  • B.

    1 378 năm.

  • C.

    1315 năm.

  • D.

    2 378 năm.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Áp dụng công thức phóng xạ.

Lời giải chi tiết :

\(t = T.{\log _2}\frac{{{N_0}}}{N} = 5730.{\log _2}1,333 = 2378\)năm

Đáp án: D

Câu 18 :

Cho phản ứng nhiệt hạch có phương trình: \({}_1^2D + {}_Z^AX \to {}_2^3He + {}_0^1n\). Giá trị của A là

  • A.

    1

  • B.

    3

  • C.

    2

  • D.

    0

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Kiểm tra bảo toàn số khối và số proton.

Lời giải chi tiết :

Bảo toàn số khối: 2 + A = 3 + 1 → A = 2

Đáp án: C

PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI.
Câu 1 :

Các phân tử chuyển động hỗn loạn không ngừng nên chúng có động năng (động năng phân tử). Các phân từ tương tác với nhau nên chúng có thể năng (thế năng phân tử).

a) Động năng phân tử phụ thuộc vào tốc độ chuyển động của phân tử.

Đúng
Sai

b) Thế năng phân tử phụ thuộc vào khoảng cách giữa các phân tử.

Đúng
Sai

c) Nội năng của vật là tổng động năng và thế năng của các phân từ cấu tạo nên vật.

Đúng
Sai

d) Nội năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật.

Đúng
Sai
Đáp án

a) Động năng phân tử phụ thuộc vào tốc độ chuyển động của phân tử.

Đúng
Sai

b) Thế năng phân tử phụ thuộc vào khoảng cách giữa các phân tử.

Đúng
Sai

c) Nội năng của vật là tổng động năng và thế năng của các phân từ cấu tạo nên vật.

Đúng
Sai

d) Nội năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật.

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Động năng phân tử phụ thuộc vào tốc độ chuyển động của phân tử.

Thế năng phân tử phụ thuộc vào khoảng cách giữa các phân tử.

Nội năng của vật là tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

Nội năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật.

Lời giải chi tiết :

a) Động năng của một phân tử được tính bằng công thức: \({W_d} = \frac{1}{2}m{v^2}\)

Trong đó:

·        m là khối lượng của phân tử.

·        v là tốc độ chuyển động của phân tử.

·        Động năng tỷ lệ thuận với bình phương tốc độ, do đó tốc độ càng lớn thì động năng càng lớn.

→ Đúng

b) Thế năng phân tử thường được mô tả bằng các lực tương tác giữa các phân tử, chẳng hạn như lực hút và lực đẩy.

Khi khoảng cách giữa các phân tử thay đổi, thế năng tương tác giữa chúng cũng thay đổi.

→ Đúng

c) Nội năng của một vật bao gồm tổng động năng (do chuyển động của các phân tử) và thế năng (do tương tác giữa các phân tử).

→ Đúng

d) Nội năng của vật phụ thuộc vào nhiệt độ (liên quan đến động năng phân tử) và thể tích (liên quan đến khoảng cách giữa các phân tử, ảnh hưởng đến thế năng).

→ Đúng

Câu 2 :

Một khí cầu thám không hình cầu được bơm đầy khí hydrogen đến thể tích 34 m3. Khi bơm xong, hydrogen trong khí cầu có nhiệt độ 27℃ áp suất 1,2.105 Pa. Vỏ khí cầu không bị vỡ khi thể tích khí không vượt quá 27 lần thể tích ban đầu.

a) Khối lượng khí hydrogen cần bơm vào khí cầu là 3 300 gam.

Đúng
Sai

b) Nếu bơm khí trong thời gian 2 phút kể từ khi trong võ khí cầu không có khí đến khi đầy, cần dùng máy bơm có thể bơm được trung bình 15 gam khí trong mỗi giây.

Đúng
Sai

c) Khí cầu được thả bay lên đến độ cao nhất định thì bị vỡ do thể tích tăng quá giới hạn, nhiệt độ của khí cầu bằng nhiệt độ khi quyền là -84℃ thì áp suất trong khí cầu là 0,28.105 Pa.

Đúng
Sai

d) Cứ lên cao thêm 12 m thì áp suất khí quyển giảm 1 mmHg, độ cao lớn nhất khí cầu đến được là 20 km.

Đúng
Sai
Đáp án

a) Khối lượng khí hydrogen cần bơm vào khí cầu là 3 300 gam.

Đúng
Sai

b) Nếu bơm khí trong thời gian 2 phút kể từ khi trong võ khí cầu không có khí đến khi đầy, cần dùng máy bơm có thể bơm được trung bình 15 gam khí trong mỗi giây.

Đúng
Sai

c) Khí cầu được thả bay lên đến độ cao nhất định thì bị vỡ do thể tích tăng quá giới hạn, nhiệt độ của khí cầu bằng nhiệt độ khi quyền là -84℃ thì áp suất trong khí cầu là 0,28.105 Pa.

Đúng
Sai

d) Cứ lên cao thêm 12 m thì áp suất khí quyển giảm 1 mmHg, độ cao lớn nhất khí cầu đến được là 20 km.

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Sử dụng phương trình trạng thái khí lý tưởng: PV = nRT

Tính khối lượng khí hydrogen dựa trên số mol và khối lượng mol của hydrogen.

Tính tốc độ bơm khí dựa trên thời gian và khối lượng khí cần bơm.

Áp dụng các quy tắc về sự thay đổi áp suất và nhiệt độ theo độ cao.

Lời giải chi tiết :

a) Sử dụng phương trình trạng thái khí lý tưởng: \(PV = nRT \Rightarrow n = \frac{{PV}}{{RT}} = \frac{{1,{{2.10}^5}.34}}{{8,31.300}} \approx 1636,6{\rm{mol}}\)

Khối lượng khí hydrogen: \(m = n.M = 1636,6.2 = 3273,2{\rm{g}}\)

→ Sai

b) Khối lượng khí cần bơm: m = 3273,2 g

Thời gian bơm: t = 2 phút = 120 giây

Tốc độ bơm: \( = \frac{m}{t} = \frac{{3273,2}}{{120}} \approx 27,28{\rm{g/s}}\)

→ Sai

c) Khi khí cầu bay lên, áp suất khí quyển giảm, thể tích khí tăng.

Nếu thể tích tăng quá 27 lần thể tích ban đầu, khí cầu sẽ vỡ.

Sử dụng phương trình trạng thái khí lý tưởng để tính áp suất tại nhiệt độ \(T =  - 84{\rm{^\circ }}C = 189{\rm{K}}\)

Giả sử thể tích tăng 27 lần: \({V_2} = 27{V_1}\)

\({P_2} = \frac{{{P_1}{V_1}{T_2}}}{{{V_2}{T_1}}} = \frac{{1,{{2.10}^5}.34.189}}{{27.34.300}} \approx 0,{28.10^5}\,{\rm{Pa}}\)

→ Sai

d) Áp suất khí quyển tại mặt đất: \({P_0} = 760{\rm{mmHg}}\)

Độ cao lớn nhất: h = 20 km = 20000 m

Số lần giảm áp suất: \(n = \frac{{20000}}{{12}} \approx 1667\)

Áp suất tại độ cao 20 km: \(P = {P_0} - n.1 = 760 - 1667 =  - 907{\rm{mmHg}}\)

Áp suất không thể âm, do đó câu này không hợp lý.

→ Sai

Câu 3 :

Hai dây thẳng dài nằm song song với nhau và cách nhau một đoạn 4,00 cm như hình vẽ. Điểm M cách dây có dòng điện I2 một đoạn là 4,00 cm. Dòng điện trong hai dây này có cùng cường độ là 5,00 A, nhưng ngược chiều nhau. Biết độ lớn cảm ứng từ do một dây dẫn thẳng dài mang dòng điện I tạo ra ở vị trí cách trục dây dẫn một khoảng r là \(B = {2.10^{ - 7}}.\frac{I}{r}\), với B tính bằng tesla (T), r tính bằng mét (m) và I tính bằng ampe (A).

a) Cảm ứng từ do dòng điện I2 gây ra tại M có chiều hướng sang trải.

Đúng
Sai

b) Cảm ứng từ do dòng điện I1 gây ra tại M có độ lớn là 1,25.10-5 Τ.

Đúng
Sai

c) Cảm ứng từ do dòng điện I1 gây ra tại M có chiều hướng sang phải.

Đúng
Sai

d) Cảm ứng từ do cả hai dòng điện gây ra tại M có độ lớn là 1,25.10-5 T.

Đúng
Sai
Đáp án

a) Cảm ứng từ do dòng điện I2 gây ra tại M có chiều hướng sang trải.

Đúng
Sai

b) Cảm ứng từ do dòng điện I1 gây ra tại M có độ lớn là 1,25.10-5 Τ.

Đúng
Sai

c) Cảm ứng từ do dòng điện I1 gây ra tại M có chiều hướng sang phải.

Đúng
Sai

d) Cảm ứng từ do cả hai dòng điện gây ra tại M có độ lớn là 1,25.10-5 T.

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Sử dụng quy tắc bàn tay phải để xác định chiều của cảm ứng từ do dòng điện gây ra.

Áp dụng công thức tính cảm ứng từ do dòng điện thẳng dài gây ra: \(B = {2.10^{ - 7}}.\frac{I}{r}\)

Tổng hợp cảm ứng từ do hai dòng điện gây ra tại điểm M.

Lời giải chi tiết :

a) Áp dụng quy tắc bàn tay phải: Nếu dòng điện I2 hướng từ trước vào sau mặt phẳng bảng thì cảm ứng từ M sẽ hướng sang phải

→ Sai

b) Khoảng cách từ I1 đến M: \({r_1} = {r_2} = 0,04{\rm{m}}\)

Cảm ứng từ do I1 gây ra tại M: \(B = {2.10^{ - 7}}.\frac{{{I_1}}}{r} = {2.10^{ - 7}}.\frac{5}{{0,04}} = 2,{5.10^{ - 5}}T\)

→ Sai

c) Áp dụng quy tắc bàn tay phải: Nếu dòng điện I1 đi từ sau ra mặt trước mặt phẳng bảng, cảm ứng từ tại M sẽ hướng sang trái

→ Sai

d) Cảm ứng từ do I2 gây ra tại M: \(B = {2.10^{ - 7}}.\frac{{{I_2}}}{r} = {2.10^{ - 7}}.\frac{5}{{0,04}} = 2,{5.10^{ - 5}}T\)

→ Sai

Câu 4 :

Một trong số các bụi phóng xạ nguy hiểm từ các vụ nổ hạt nhân là strontium \(_{{\rm{38}}}^{{\rm{90}}}{\rm{Sr}}\)với chu kì bán rã là 28,79 năm. Strontium khi bị bò ăn phải sẽ tập trung trong sữa của chúng và sẽ được lưu lại trong xương của những người uống thứ sữa đó. Strontium \(_{{\rm{38}}}^{{\rm{90}}}{\rm{Sr}}\) khi nằm trong xương sẽ phát ra các tía \({{\rm{\beta }}^ - }\) có năng lượng lớn, phá hủy tủy xương và do đó làm suy yếu sự sản xuất tế bào hồng cầu.

a) Hằng số phóng xạ của \(_{{\rm{38}}}^{{\rm{90}}}{\rm{Sr}}\) là 0,024 s-1.

Đúng
Sai

b)  Sản phẩm phân rã của \(_{{\rm{38}}}^{{\rm{90}}}{\rm{Sr}}\) là một hạt nhân có 39 proton và 51 neutron.

Đúng
Sai

c) Độ phóng xạ của lượng \(_{{\rm{38}}}^{{\rm{90}}}{\rm{Sr}}\) có khối lượng 0,0145 μg là 74 kBq.

Đúng
Sai

d) Khối lượng \(_{{\rm{38}}}^{{\rm{90}}}{\rm{Sr}}\) tích tụ trong xương sẽ giảm 20% sau thời gian 15 năm.

Đúng
Sai
Đáp án

a) Hằng số phóng xạ của \(_{{\rm{38}}}^{{\rm{90}}}{\rm{Sr}}\) là 0,024 s-1.

Đúng
Sai

b)  Sản phẩm phân rã của \(_{{\rm{38}}}^{{\rm{90}}}{\rm{Sr}}\) là một hạt nhân có 39 proton và 51 neutron.

Đúng
Sai

c) Độ phóng xạ của lượng \(_{{\rm{38}}}^{{\rm{90}}}{\rm{Sr}}\) có khối lượng 0,0145 μg là 74 kBq.

Đúng
Sai

d) Khối lượng \(_{{\rm{38}}}^{{\rm{90}}}{\rm{Sr}}\) tích tụ trong xương sẽ giảm 20% sau thời gian 15 năm.

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Sử dụng công thức tính hằng số phóng xạ: \(\lambda  = \frac{{\ln 2}}{T}\)

Xác định sản phẩm phân rã của Strontium-90.

Tính độ phóng xạ: \(H = \lambda N\)

Tính khối lượng còn lại sau một thời gian: \(m = {m_0}{e^{ - \lambda t}}\)

Lời giải chi tiết :

a) Hằng số phóng xạ: \(\lambda  = \frac{{\ln 2}}{T} = \frac{{\ln 2}}{{28,79.365.24.3600}} \approx 7,{64.10^{ - 10}}\,{{\rm{s}}^{ - 1}}\)

→ Sai

b) Strontium-90 phân rã thành Yttrium-90

\(_{38}^{90}{\rm{Sr}} \to _{39}^{90}{\rm{Y}} + {}_{ - 1}^0e + \overline {{\nu _e}} \)

Yttrium-90 có 39 proton và 90 – 39 = 51 neutron

→ Đúng

c) Số hạt nhân Strontium-90: \(N = \frac{m}{M}.{N_A} = \frac{{0,{{0145.10}^{ - 6}}}}{{90}}.6,{022.10^{23}} \approx 9,{69.10^{13}}\)

Độ phóng xạ: \(H = \lambda N = 7,{64.10^{ - 10}}.9,{69.10^{13}} \approx 7,{40.10^4}{\rm{Bq}} = 74{\rm{kBq}}\)

→ Đúng

d) Khối lượng còn lại sau 15 năm: \(m = {m_0}{e^{ - \lambda t}} = {m_0}{e^{ - 7,{{64.10}^{ - 10}}.15.365.24.3600}} \approx 0,697{m_0}\)

Khối lượng giảm ~ 30%

→ Sai

PHẦN III. CÂU TRẮC NGHIỆM TRẢ LỜI NGẮN.
Câu 1 :

Một khối đồng có khối lượng 120,0 g được lấy ra khỏi lò nung và nhanh chóng cho vào một cốc có nhiệt dung không đáng kể chứa 300,0 g nước. Nhiệt độ nước tăng từ 15℃ đến 35℃. Cho nhiệt dung riêng của đồng và nước lần lượt là 0,420 J/g.℃ và 4,20 J/g.℃. Nhiệt độ của lò nung là bao nhiêu (theo thang đo Celsius, viết kết quả đến phần nguyên)?

Phương pháp giải :

Áp dụng nguyên lý cân bằng nhiệt: Nhiệt lượng do đồng tỏa ra bằng nhiệt lượng do nước hấp thụ.

Công thức tính nhiệt lượng: \(Q = mc{\rm{\Delta }}T\)

Đáp án :
Lời giải chi tiết :

Nhiệt lượng do đồng tỏa ra: \({Q_{Cu}} = {m_{Cu}}.{c_{Cu}}.({T_{{\rm{lo}}}} - {T_{{\rm{cb}}}})\)

Nhiệt lượng do nước hấp thụ: \({Q_{nc}} = {m_{nc}}.{c_{nc}}.({T_{cb}} - {T_0})\)

Theo nguyên lý cân bằng nhiệt: \({Q_{Cu}} = {Q_{nc}}\)

\( \to {m_{Cu}}.{c_{Cu}}.({T_{{\rm{lo}}}} - {T_{{\rm{cb}}}}) = {m_{nc}}.{c_{nc}}.({T_{cb}} - {T_0}) \to 120.0,420.({T_{{\rm{lo}}}} - 35) = 300.4,20.(35 - 15) \to {T_{lo}} = 500 + 35 = 535^\circ C\)

Đáp án: 535

Câu 2 :

Áp suất trong lốp xe ô tô được tăng lên bằng cách bơm thêm không khí vào lốp. Người ta thấy rằng số mol không khí trong lốp đã tăng 5%, nhiệt độ tăng \(1\% \)và thể tích bên trong của lốp tăng 0,2%. Áp suất không khí trong lốp tăng lên bao nhiêu phần trăm (viết kết quả đến một chữ số sau dấu phẩy thập phân)

Phương pháp giải :

Sử dụng phương trình trạng thái khí lý tưởng: PV = nRT

Đáp án :
Lời giải chi tiết :

Ban đầu: \({P_1}{V_1} = {n_1}R{T_1}\)

Sau khi thay đổi: \({P_2}{V_2} = {n_2}R{T_2}\)

Thay đổi: n2 = 1,05n1; V2 = 1,002V1; T2 = 1,01T1.

\(\begin{array}{l} \to \frac{{{P_2}}}{{{P_1}}} = \frac{{{n_2}{T_2}{V_1}}}{{{n_1}{T_1}{V_2}}} = \frac{{1,05.1,01}}{{1,002}} \approx 1,058\\ \to {\rm{\Delta }}P = (1,058 - 1).100{\rm{\% }} = 5,8{\rm{\% }}\end{array}\)

Đáp án: 5,8