Đề thi học kì 1 Toán 11 - Đề số 2

Đề bài

Câu 1 :

Trong các hình sau:

Các hình có thể là hình biểu diễn của một hình tứ diện là:

  • A.

    $\left( I \right)$ 

  • B.

    $\left( I \right),\left( {II} \right),\left( {III} \right)$ 

  • C.

    $\left( I \right),\left( {II} \right),\left( {IV} \right)$ 

  • D.

    $\left( I \right),\left( {II} \right),\left( {III} \right),\left( {IV} \right)$.

Câu 2 :

Bất đẳng thức nào sau đây đúng? Với mọi số tự nhiên $n$ thỏa \(n \ge 3\) thì:

  • A.

    \({2^n} < n\)

  • B.

    \({2^n} < 2n\)            

  • C.

    \({2^n} < n + 1\)        

  • D.

    \({2^n} > 2n + 1\)

Câu 3 :

Cho tứ diện $ABCD.$ $E, F$ lần lượt là các điểm nằm trong các tam giác $BCD$ và $ACD.$ $M, N, P, Q$ lần lượt là giao của $DE$ và $BC, DF$ và $AC, CE$ và $BD, CF$ và $AD.$ Khi đó giao điểm của $EF$ và $(ABC)$ là:

  • A.

    Giao của $EF $ và $MQ$

  • B.

    Giao của $EF$ và $MP$

  • C.

    Giao của $EF$ và $NQ$

  • D.

    Giao của $EF$ và $MN$

Câu 4 :

Trong một lớp có $17$ bạn nam và $11$  bạn nữ. Hỏi có bao nhiêu cách chọn ra một bạn làm lớp trưởng?

  • A.

    \(17\)    

  • B.

    \(11\)

  • C.

    \(1\)

  • D.

    \(28\)

Câu 5 :

Tìm hệ số của ${x^{12}}$ trong khai triển ${\left( {2x - {x^2}} \right)^{10}}.$

  • A.

    $C_{10}^8.$                        

  • B.

    $C_{10}^2{.2^8}.$                       

  • C.

    $C_{10}^2.$                    

  • D.

    $ - \,C_{10}^2{.2^8}.$

Câu 6 :

Cho cấp số cộng \({u_1};\,{\rm{ }}{u_2};{\rm{ }}{u_3};{\rm{ }} \cdots ;{\rm{ }}{u_n}\) có công sai \(d,\) các số hạng của cấp số cộng đã cho đều khác \(0.\) Với giá trị nào của \(d\) thì dãy số \(\dfrac{1}{{{u_1}}};\,{\rm{ }}\dfrac{1}{{{u_2}}};{\rm{ }}\dfrac{1}{{{u_3}}};{\rm{ }} \cdots ;{\rm{ }}\dfrac{1}{{{u_n}}}\) là một cấp số cộng?

  • A.

    \(d =  - 1.\)

  • B.

    \(d = 0.\)

  • C.

    \(d = 1.\)

  • D.

    \(d = 2.\)

Câu 7 :

Trong mặt phẳng tọa độ $Oxy$ cho hai điểm \(M\left( {4;6} \right)\,\)và \(M'\left( { - 3;5} \right)\). Phép vị tự tâm \(I\), tỉ số \(k = \dfrac{1}{2}\) biến điểm \(M\) thành \(M'\). Tìm tọa độ tâm vị tự \(I.\) 

  • A.

    \(I\left( { - 4;10} \right).\)

  • B.

    \(I\left( {11;1} \right).\)

  • C.

    \(I\left( {1;11} \right).\)

  • D.

    \(I\left( { - 10;4} \right).\)

Câu 8 :

Hàm số \(y = \dfrac{{1 - \sin 2x}}{{\cos 3x - 1}}\) xác định trên:

  • A.

    \(D = \mathbb{R}\backslash \left\{ {\dfrac{{k2\pi }}{3},k \in \mathbb{Z}} \right\}\)      

  • B.

    \(D = \mathbb{R}\backslash \left\{ {\dfrac{\pi }{6} + \dfrac{{k\pi }}{3},k \in \mathbb{Z}} \right\}\)

  • C.

    \(D = \mathbb{R}\backslash \left\{ {\dfrac{{k\pi }}{3},k \in \mathbb{Z}} \right\}\)

  • D.

    \(D = \mathbb{R}\backslash \left\{ {\dfrac{{k\pi }}{2},k \in \mathbb{Z}} \right\}\)

Câu 9 :

Nghiệm của phương trình \(2\cos x - 1 = 0\) là:

  • A.

    \(\left[ \begin{array}{l}x = \dfrac{\pi }{6} + k2\pi \\x = \dfrac{{5\pi }}{6} + k2\pi \end{array} \right.\left( {k \in Z} \right)\)          

  • B.

    \(\left[ \begin{array}{l}x = \dfrac{\pi }{6} + k2\pi \\x =  - \dfrac{\pi }{6} + k2\pi \end{array} \right.\left( {k \in Z} \right)\)

  • C.

    \(\left[ \begin{array}{l}x = \dfrac{\pi }{3} + k2\pi \\x = \dfrac{{2\pi }}{3} + k2\pi \end{array} \right.\left( {k \in Z} \right)\)          

  • D.

    \(\left[ \begin{array}{l}x = \dfrac{\pi }{3} + k2\pi \\x =  - \dfrac{\pi }{3} + k2\pi \end{array} \right.\left( {k \in Z} \right)\)

Câu 10 :

Cho hai đường thẳng cắt nhau $d$ và $d'$. Có bao nhiêu phép tịnh tiến biến đường thẳng $d$ thành đường thẳng $d'$?

  • A.

    Không có phép nào

  • B.

    Có một phép duy nhất

  • C.

    Chỉ có hai phép

  • D.

    Có vô số phép

Câu 11 :

Có bao nhiêu số có \(3\) chữ số được lập thành từ các chữ số \(3,2,1\)?

  • A.

    \(6\)

  • B.

    \(27\)   

  • C.

    \(9\)

  • D.

    \(3\)

Câu 12 :

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Một mặt phẳng (P) đồng thời song song với AC và SB lần lượt cắt các đoạn thẳng SA, AB, BC, SC, SD và BD tại M, N, E, F, I, J. Xét các khẳng định sau:

(1) MN // (SCD)                            (2) EF // (SAD)

(3) NE // (SAC)                             (3) IJ // (SAB)

Có bao nhiêu khẳng định đúng?

  • A.

    $1$

  • B.

    $2$

  • C.

    $3$

  • D.

    $4$

Câu 13 :

Có hai hộp đựng bi. Hộp I có 9 viên bi được đánh số \(1,{\rm{ }}2,{\rm{ }} \ldots ,{\rm{ }}9\) . Lấy ngẫu nhiên mỗi hộp một viên bi. Biết rằng xác suất để lấy được viên bi mang số chẵn ở hộp II là \(\dfrac{3}{{10}}\). Xác suất để lấy được cả hai viên bi mang số chẵn là:

  • A.

    \(\dfrac{2}{{15}}.\)

  • B.

    \(\dfrac{1}{{15}}.\)

  • C.

    \(\dfrac{4}{{15}}.\)

  • D.

    \(\dfrac{7}{{15}}.\)

Câu 14 :

Cho phương trình \(A_x^3 + 2C_{x + 1}^{x - 1} - 3C_{x - 1}^{x - 3} = 3{x^2} + {P_6} + 159\). Giả sử \(x = {x_0}\) là nghiệm của phương trình trên, lúc này ta có:

  • A.

    \({x_0} \in \left( {10;13} \right)\)        

  • B.

    \({x_0} \in \left( {12;14} \right)\)        

  • C.

    \({x_0} \in \left( {10;12} \right)\)

  • D.

    \({x_0} \in \left( {14;16} \right)\)

Câu 15 :

Hai bạn Công và Thành cùng viết ngẫu nhiên ra một số tự nhiên gồm 2 chữ số phân biệt. Xác suất để hai số được viết ra có ít nhất một chữ số chung bằng:

  • A.

    \(\dfrac{{145}}{{729}}\)

  • B.

    \(\dfrac{{448}}{{729}}\)            

  • C.

    \(\dfrac{{281}}{{729}}\)

  • D.

    \(\dfrac{{154}}{{729}}\)

Câu 16 :

Dùng quy nạp chứng minh mệnh đề chứa biến \(P\left( n \right)\) đúng với mọi số tự nhiên $n \ge p$ (\(p\) là một số tự nhiên). Ở bước 2 ta giả thiết mệnh đề \(P\left( n \right)\) đúng với \(n = k\). Khẳng định nào sau đây là đúng?

  • A.

    \(k \ne p.\) 

  • B.

    \(k \ge p.\)

  • C.

    \(k = p.\)

  • D.

    \(k < p.\)

Câu 17 :

Giả sử $Q$ là tập con của tập hợp các số nguyên dương sao cho

a) \(k \in Q\)

b) \(n \in Q \Rightarrow n + 1 \in Q\,\,\forall n \ge k.\)

  • A.

    Mọi số nguyên dương đều thuộc Q.

  • B.

    Mọi số nguyên dương lớn hơn hoặc bằng k đều thuộc Q.

  • C.

    Mọi số nguyên bé hơn k đều thuộc Q.

  • D.

    Mọi số nguyên đều thuộc Q.

Câu 18 :

Chọn mệnh đề đúng:

  • A.

    Hàm số \(y = \sin x\) có chu kỳ \(T = \pi \)

  • B.

    Hàm số \(y = \cos x\) và hàm số \(y = \tan x\) có cùng chu kỳ.

  • C.

    Hàm số \(y = \cot x\) và hàm số \(y = \tan x\) có cùng chu kỳ.

  • D.

    Hàm số \(y = \cot x\) có chu kỳ \(T = 2\pi \)

Câu 19 :

Khẳng định nào sau đây sai ?

  • A.

    Phép đối xứng trục biến một vector thành một vector bằng nó

  • B.

    Phép đối xứng trục biến một đoạn thẳng thành một đoạn thẳng bằng nó

  • C.

    Phép đối xứng trục biến một tam giác thành một tam giác bằng nó

  • D.

    Phép đối xứng trục biến một đường tròn thành một đường tròn có bán kính bằng với bán kính của nó.

Câu 20 :

Cho điểm $A$ không nằm trên mặt phẳng $\left( \alpha  \right)$ chứa tam giác $BCD.$ Lấy $E,\,\,F$ là các điểm lần lượt nằm trên các cạnh $AB,\,\,AC.$ Khi $EF$ và $BC$ cắt nhau tại $I,$ chọn kết luận không đúng:

  • A.

    \(\left( {ABC} \right) \cap \left( {DBC} \right) = BI\)

  • B.

    \(\left( {ABC} \right) \cap \left( {DEF} \right) = EF\)

  • C.

    \(\left( {ABC} \right) \cap \left( {DEF} \right) = EI\)           

  • D.

    \(\left( {DBC} \right)\) không có điểm chung với \(\left( {DEF} \right)\),

Câu 21 :

Cho hình chóp $S.ABCD.$ Gọi $M, N $ lần lượt là trọng tâm của tam giác $SAB$ và $ABC.$ Khi đó $MN$ song song với

  • A.

    $mp(SAD) $

  • B.

    $AD$

  • C.

    $mp(SCD)$

  • D.

    $mp(SBD)$

Câu 22 :

Hàm số nào dưới đây là hàm số chẵn?

  • A.

    \(y = {x^2} - \sin x\)

  • B.

    \(y = {x^2} + \sin x\)

  • C.

    \(y = {x^3} - \sin x\)

  • D.

    \(y = \cos x - {x^2}\)

Câu 23 :

Trong mặt phẳng tọa độ $Oxy$, nếu phép đối xứng trục biến điểm $M\left( {2;3} \right)$ thành $M'\left( {3;2} \right)$ thì nó biến điểm $C\left( {1; - 6} \right)$ thành điểm:

  • A.

    \(C'\left( {4;16} \right).\)

  • B.

    \(C'\left( {1;6} \right).\)

  • C.

    \(C'\left( { - 6; - 1} \right).\)

  • D.

    \(C'\left( { - 6;1} \right).\)

Câu 24 :

Cho các mệnh đề sau:

a. Nếu $a // (P)$ thì $a$ song song với mọi đường thẳng nằm trong $(P).$

b. Nếu $a // (P)$ thì $a$ song song với một đường thẳng nào đó nằm trong $(P).$

c. Nếu $a // (P)$ thì có vô số đường thẳng nằm trong $(P)$ và song song với $a$

d. Nếu $a // (P)$ thì có một đường thẳng $d$ nào đó nằm trong $(P)$ sao cho $a$ và $d$ đồng phẳng.

Số mệnh đề đúng là:

  • A.

    $1$

  • B.

    $2$

  • C.

    $3$

  • D.

    $4$

Câu 25 :

Ảnh $A'$ của $A\left( {4; - 3} \right)$ qua phép đối xứng trục $d$ với \(d:2x\; - y = 0\) có tọa độ là:

  • A.

    $A'\left( { - 2;7} \right)$ 

  • B.

    \(A'\left( { - \dfrac{{24}}{5};\dfrac{7}{5}} \right)\) 

  • C.

    \(A'\left( {\dfrac{{24}}{5};\dfrac{7}{5}} \right)\) 

  • D.

    \(A'\left( {12;\dfrac{7}{5}} \right)\) 

Câu 26 :

Phương trình \(\tan \dfrac{x}{2} = \tan x\) có nghiệm:

  • A.

    \(k2\pi \left( {k \in Z} \right)\)           

  • B.

    \(k\pi \left( {k \in Z} \right)\)

  • C.

    \(\pi  + k2\pi \left( {k \in Z} \right)\)

  • D.

    Cả 3 đáp án đúng

Câu 27 :

Với giá trị nào của \(m\) dưới đây thì phương trình \(\sin x = m\) có nghiệm?

  • A.

    \(m =  - 3\)

  • B.

    \(m =  - 2\)      

  • C.

    \(m = 0\)

  • D.

    \(m = 3\)

Câu 28 :

Gieo một con xúc sắc hai lần. Biến cố \(A\) là biến cố để hai lần gieo có ít nhất một mặt \(6\) chấm. Các phần tử của \({\Omega _A}\) là:

  • A.

    \({\Omega _A} = \left\{ {\left( {1,6} \right);\left( {2,6} \right);\left( {3,6} \right);\left( {4,6} \right);\left( {5,6} \right)} \right\}\)

  • B.

    \({\Omega _A} = \) \(\{ {\left( {1,6} \right);\left( {2,6} \right);\left( {3,6} \right); \left( {4,6} \right);\left( {5,6} \right);\left( {6,6} \right)} \}\) 

  • C.

    ${\Omega _A} =$ $ \left\{ {\left( {1,6} \right);\left( {2,6} \right);\left( {3,6} \right);\left( {4,6} \right);\left( {5,6} \right);} \right.\left. {\left( {6,1} \right);\left( {6,2} \right);\left( {6,3} \right);\left( {6,4} \right);\left( {6,5} \right)} \right\}$

  • D.

    ${\Omega _A} = $ $\left\{ {\left( {1,6} \right);\left( {2,6} \right);\left( {3,6} \right);\left( {4,6} \right);\left( {5,6} \right);} \right.\left. {\left( {6,6} \right);\left( {6,1} \right);\left( {6,2} \right);\left( {6,3} \right);\left( {6,4} \right);\left( {6,5} \right)} \right\}$

Câu 29 :

Tìm giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất của hàm số \(y = 3 - 2{\cos ^2}3x\):

  • A.

    \(\min y = 1;\max y = 2\)

  • B.

    \(\min y = 1;\max y = 3\)

  • C.

    \(\min y = 2;\max y = 3\)

  • D.

    \(\min y =  - 1;\max y = 3\)

Câu 30 :

Phương trình \(\sqrt 3 \sin 2x - \cos 2x + 1 = 0\) có nghiệm là:

  • A.

    \(\left[ \begin{array}{l}x = k\pi \\x = \dfrac{\pi }{3} + k\pi \end{array} \right.\,\,\,\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)

  • B.

    \(\left[ \begin{array}{l}x = k\pi \\x = \dfrac{{2\pi }}{3} + k2\pi \end{array} \right.\,\,\,\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)

  • C.

    \(\left[ \begin{array}{l}x = k2\pi \\x = \dfrac{{2\pi }}{3} + k2\pi \end{array} \right.\,\,\,\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)

  • D.

    \(\left[ \begin{array}{l}x = k\pi \\x = \dfrac{{2\pi }}{3} + k\pi \end{array} \right.\,\,\,\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)

Câu 31 :

Tập nghiệm của phương trình \(\tan x.\cot x = 1\) là:

  • A.

    \(R\backslash \left\{ {\dfrac{{k\pi }}{2},k \in Z} \right\}\)

  • B.

    \(R\backslash \left\{ {\dfrac{\pi }{2} + k\pi ,k \in Z} \right\}\)

  • C.

    \(R\backslash \left\{ {k\pi ,k \in Z} \right\}\)

  • D.

    \(R\)

Câu 32 :

Số vị trí biểu diễn nghiệm của phương trình \(\sin x + \left( {\sqrt 3  - 2} \right)\cos x = 1\) trên đường tròn lượng giác là:

  • A.

    \(0\)     

  • B.

    \(1\)

  • C.

    \(2\)

  • D.

    \(3\)

Câu 33 :

Phương trình \(2\sqrt 3 {\cos ^2}x + 6\sin x\cos x = 3 + \sqrt 3 \) có mấy họ nghiệm?

  • A.

    $0$

  • B.

    $1$

  • C.

    $2$

  • D.

    $3$

Câu 34 :

Có bao nhiêu cách sắp xếp $3$ nữ sinh, $3$ nam sinh thành một hàng dọc sao cho các bạn nam và nữ ngồi xen kẻ:

  • A.

    $6$.

  • B.

    $72$.

  • C.

    $720$.

  • D.

    $144$.

Câu 35 :

Cho $8$  bạn học sinh $A,B,C,D,E,F,G,H$. Hỏi có bao nhiêu cách xếp $8$  bạn đó ngồi xung quanh một bàn tròn có $8$  ghế.

  • A.

    $40320$ cách

  • B.

    $5040$ cách

  • C.

    $720$ cách     

  • D.

    $40319$ cách

Câu 36 :

Giá trị của biểu thức \(A_{n + k}^{n + 1} + A_{n + k}^{n + 2}\) bằng biểu thức nào sau đây?

  • A.

    \({k^2}A_{n + k}^n\)

  • B.

    \(kA_{n + k + 1}^{n + 2}\)

  • C.

    \(A_{n + k + 1}^{n + 1}\)       

  • D.

    \(A_n^k\)

Câu 37 :

Số nguyên dương \(n\) thỏa mãn \(C_n^0 + 2C_n^1 + {2^2}C_n^2 + {2^3}C_n^3 + ... + {2^{n - 2}}C_n^{n - 2} + {2^{n - 1}}C_n^{n - 1} + {2^n}C_n^n = 243\) là:

  • A.

    \(n = 5\)

  • B.

    \(n = 4\)          

  • C.

    \(n = 3\)          

  • D.

    \(n = 6\)

Câu 38 :

Gieo đồng xu cân đối và đồng chất \(5\) lần liên tiếp. Xác suất để được ít nhất một lần xuất hiện mặt sấp là:

  • A.

    \(\dfrac{{31}}{{32}}\)          

  • B.

    \(\dfrac{{21}}{{32}}\)         

  • C.

    \(\dfrac{{15}}{{16}}\)

  • D.

    \(\dfrac{1}{{32}}\)

Câu 39 :

Gieo hai con súc xắc cân đối và đồng chất. Xác suất để hiệu số chấm trên mặt xuất hiện của hai con súc xắc bằng 2 là:

  • A.

    $\dfrac{1}{{12}}$.

  • B.

    $\dfrac{1}{9}$.

  • C.

    $\dfrac{2}{9}$.

  • D.

    $\dfrac{5}{{36}}$.

Câu 40 :

Độ dài $3$ cạnh của một tam giác vuông lập thành một cấp số cộng . Nếu trung bình cộng ba cạnh bằng $6$ thì công sai của cấp số cộng này là:

  • A.

    $7,5$

  • B.

    $4,5$

  • C.

    $0,5$

  • D.

    Đáp án khác.

Câu 41 :

Trong mặt phẳng tọa độ \(Oxy\) cho vectơ $\vec v = \left( { - 3; - 2} \right)$. Phép tịnh tiến theo vectơ $\overrightarrow v $ biến đường tròn $\left( C \right):{x^2} + {\left( {y - 1} \right)^2} = 1$ thành đường tròn $\left( {C'} \right)$. Mệnh đề nào sau đây đúng?

  • A.

    $\left( {C'} \right):{\left( {x + 3} \right)^2} + {\left( {y + 1} \right)^2} = 1.$

  • B.

    $\left( {C'} \right):{\left( {x - 3} \right)^2} + {\left( {y + 1} \right)^2} = 1.$

  • C.

    $\left( {C'} \right):{\left( {x + 3} \right)^2} + {\left( {y + 1} \right)^2} = 4.$

  • D.

    $\left( {C'} \right):{\left( {x - 3} \right)^2} + {\left( {y - 1} \right)^2} = 4.$

Câu 42 :

Phép vị tự nào sau đây biến đường tròn \(\left( C \right):\,\,{\left( {x - 3} \right)^2} + {\left( {y - 1} \right)^2} = 4\) thành đường tròn \(\left( {C'} \right):\,\,{\left( {x - 5} \right)^2} + {\left( {y - 3} \right)^2} = 4\) ?

  • A.

    \({V_{\left( {I; - 1} \right)}}\) với \(I\left( {4;2} \right)\)      

  • B.

    \(V\left( {I;1} \right)\) với \(I\left( {1;1} \right)\) 

  • C.

    \({V_{\left( {I; - 1} \right)}}\) với \(I\left( {1;1} \right)\) 

  • D.

    \({V_{\left( {I;1} \right)}}\) với \(I\left( {4;2} \right)\)

Câu 43 :

Cho tứ diện \(ABCD.\) Gọi \(M,{\rm{ }}N\) lần lượt là trung điểm của \(AC,{\rm{ }}CD.\) Giao tuyến của hai mặt phẳng \(\left( {MBD} \right)\) và \(\left( {ABN} \right)\) là:

  • A.

    đường thẳng \(MN.\) 

  • B.

    đường thẳng \(AM.\) 

  • C.

    đường thẳng \(BG{\rm{ }}(G\) là trọng tâm tam giác \(ACD).\) 

  • D.

    đường thẳng \(AH{\rm{ }}(H\) là trực tâm tam giác \(ACD).\)

Câu 44 :

Cho tứ diện \(ABCD\). Gọi \(H\), \(K\) lần lượt là trung điểm các cạnh \(AB\), \(BC\). Trên đường thẳng \(CD\) lấy điểm \(M\) nằm ngoài đoạn \(CD\). Thiết diện của tứ diện với  mặt phẳng \(\left( {HKM} \right)\) là:

  • A.

    Tứ giác \(HKMN\) với \(N \in AD.\)

  • B.

    Hình thang \(HKMN\) với \(N \in AD\) và \(HK\parallel MN.\) 

  • C.

    Tam giác \(HKL\) với \(L = KM \cap BD.\)   

  • D.

    Tam giác \(HKL\) với \(L = HM \cap AD.\)  

Câu 45 :

Cho tứ diện đều $SABC.$ Gọi $I$ là trung điểm của $AB, M $ là một điểm di động trên đoạn $AI.$ Gọi $(P)$ là mặt phẳng qua $M$ và song song với $SI, IC,$ biết $AM = x.$ Thiết diện tạo bởi $mp(P)$ và tứ diện $SABC $ có chu vi là:

  • A.

    \(3x\left( {1 + \sqrt 3 } \right)\) 

  • B.

    \(2x\left( {1 + \sqrt 3 } \right)\)

  • C.

    \(x\left( {1 + \sqrt 3 } \right)\)

  • D.

    Không xác định

Câu 46 :

Biểu thức \(2C_n^k + 5C_n^{k + 1} + 4C_n^{k + 2}+C_n^{k+3}\) bằng biểu thức nào sau đây?

  • A.

    \(C_{n + 2}^{k + 2} + C_{n + 3}^{k + 3}\)

  • B.

    \(C_{n + 2}^k + C_{n + 3}^k\)

  • C.

    \(C_{n + 2}^{k + 1} + C_{n + 3}^{k + 2}\)

  • D.

    \(2C_{n + 2}^{k + 2}\)

Câu 47 :

Tìm tập giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất của hàm số sau

\(y = 3{\left( {3\sin x + 4\cos x} \right)^2} + 4\left( {3\sin x + 4\cos x} \right) + 1\)

  • A.

    \(\min y = \dfrac{1}{3};\max y = 96\)

  • B.

    \(\min y = \dfrac{1}{3};\max y = 6\)

  • C.

    \(\min y =  - \dfrac{1}{3};\max y = 96\)

  • D.

    \(\min y = 2;\max y = 6\)

Câu 48 :

Gieo ba con xúc sắc cân đối, đồng chất. Xác suất để số chấm xuất hiện trên ba con xúc sắc đó bằng nhau là:

  • A.

    \(\dfrac{1}{{216}}\)

  • B.

    \(\dfrac{1}{9}\)

  • C.

    \(\dfrac{1}{{18}}\)

  • D.

    \(\dfrac{1}{{36}}\) 

Câu 49 :

Cho đường tròn \(\left( {O;R} \right)\) và một điểm $A$ cố định. Một điểm $M$ thay đổi trên \(\left( {O;R} \right)\), gọi $N$ là trung điểm của đoạn thẳng $AM$ . Khi $M$ thay đổi trên \(\left( {O;R} \right)\), tập hợp các điểm $N$ là:

  • A.

    Đường tròn tâm $A$ bán kính $R$ 

  • B.

    Đường tròn tâm $O$ bán kính $2R$ 

  • C.

    Đường tròn tâm $I$ bán kính \(\dfrac{R}{2}\) với $I$ là trung điểm của $AO$ 

  • D.

    Đường tròn đường kính $AO$ .

Câu 50 :

Tìm tất cả các giá trị của tham số $m$ để phương trình sau có ba nghiệm phân biệt lập thành một cấp số cộng : \({x^3} - 3m{x^2} + 2m\left( {m - 4} \right)x + 9{m^2} - m = 0\) ?

  • A.

    $m = 0$

  • B.

    \(m = \dfrac{{17 + \sqrt {265} }}{{12}}\)   

  • C.

    \(m = \dfrac{{17 - \sqrt {265} }}{{12}}\)

  • D.

    $m = 1$

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Trong các hình sau:

Các hình có thể là hình biểu diễn của một hình tứ diện là:

  • A.

    $\left( I \right)$ 

  • B.

    $\left( I \right),\left( {II} \right),\left( {III} \right)$ 

  • C.

    $\left( I \right),\left( {II} \right),\left( {IV} \right)$ 

  • D.

    $\left( I \right),\left( {II} \right),\left( {III} \right),\left( {IV} \right)$.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Hình (III) có thể là hình tứ diện. Vì nếu ta nhìn từ điểm C hướng xuống BD thì B, C, D thẳng hàng.

Hình (IV) có thể là hình tứ diện. Vì nếu điểm C nằm phía trước mặt phẳng (ABD) thì ta có thể nhìn thấy các đường CA,CB,CD, do đó các đường này là nét liền

Câu 2 :

Bất đẳng thức nào sau đây đúng? Với mọi số tự nhiên $n$ thỏa \(n \ge 3\) thì:

  • A.

    \({2^n} < n\)

  • B.

    \({2^n} < 2n\)            

  • C.

    \({2^n} < n + 1\)        

  • D.

    \({2^n} > 2n + 1\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Thử một giá trị bất kì của $n$ thỏa mãn \(n \ge 3\) và dự đoán kết quả.

Chứng minh kết quả vừa dự đoán là đúng bằng phương pháp quy nạp toán học.

Lời giải chi tiết :

Với $n = 3$ ta loại được đáp án A, B và C.

Ta chứng minh đáp án D đúng bằng phương pháp quy nạp toán học.

Bất đẳng thức \({2^n} > 2n + 1\) đúng với $n = 3$ vì $8 > 7$.

Giả sử bất đẳng thức đúng đến \(n = k \ge 3\), tức là \({2^k} > 2k + 1\), ta chứng minh bất đẳng thức đúng đến $n = k + 1$, tức là cần chứng minh \({2^{k + 1}} > 2\left( {k + 1} \right) + 1 = 2k + 3.\)

Ta có: \({2^{k + 1}} = {2.2^k} > 2\left( {2k + 1} \right) = 4k + 2 = 2k + 3 + 2k - 1.\) Vì \(k \ge 4 \Rightarrow 2k - 1 \ge 7 > 0 \Rightarrow {2^{k + 1}} > 2k + 3\)

Do đó bất đẳng thức đúng đến $n = k + 1$.

Vậy BĐT đúng với mọi số tự nhiên \(n \ge 3.\)

Câu 3 :

Cho tứ diện $ABCD.$ $E, F$ lần lượt là các điểm nằm trong các tam giác $BCD$ và $ACD.$ $M, N, P, Q$ lần lượt là giao của $DE$ và $BC, DF$ và $AC, CE$ và $BD, CF$ và $AD.$ Khi đó giao điểm của $EF$ và $(ABC)$ là:

  • A.

    Giao của $EF $ và $MQ$

  • B.

    Giao của $EF$ và $MP$

  • C.

    Giao của $EF$ và $NQ$

  • D.

    Giao của $EF$ và $MN$

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+ Tìm một mặt phẳng thích hợp chứa $EF$
+ Tìm giao tuyến của mặt phẳng đó với $(ABC)$
+ Tìm giao điểm của giao tuyến đó với $EF$

Lời giải chi tiết :

Ta có $EF \subset \left( {DEF} \right) \Rightarrow EF \subset \left( {DMN} \right)$

$\left( {DMN} \right) \cap \left( {ABC} \right) = MN$

Gọi $I$ là giao điểm của $EF$ và $MN$

$⇒ I$ là giao của $EF$ và $(ABC)$

Câu 4 :

Trong một lớp có $17$ bạn nam và $11$  bạn nữ. Hỏi có bao nhiêu cách chọn ra một bạn làm lớp trưởng?

  • A.

    \(17\)    

  • B.

    \(11\)

  • C.

    \(1\)

  • D.

    \(28\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sử dụng quy tắc cộng \(n = {n_1} + {n_2} + ... + {n_k}\).

Lời giải chi tiết :

Có \(2\) phương án chọn lớp trưởng là nam hoặc nữ.

- Có \(17\) cách chọn lớp trưởng là nam.

- Có \(11\) cách chọn lớp trưởng là nữ.

Vậy có tất cả \(17 + 11 = 28\) cách chọn lớp trưởng.

Câu 5 :

Tìm hệ số của ${x^{12}}$ trong khai triển ${\left( {2x - {x^2}} \right)^{10}}.$

  • A.

    $C_{10}^8.$                        

  • B.

    $C_{10}^2{.2^8}.$                       

  • C.

    $C_{10}^2.$                    

  • D.

    $ - \,C_{10}^2{.2^8}.$

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng công thức tổng quát ${{\left( a+b \right)}^{n}}=\sum\limits_{k\,=\,0}^{n}{C_{n}^{k}}.{{a}^{n\,-\,k}}.{{b}^{k}}\,\,\xrightarrow{{}}$ Tìm hệ số của số hạng cần tìm.

Lời giải chi tiết :

Theo khai triển nhị thức Newton, ta có

${\left( {2x - {x^2}} \right)^{10}} = \sum\limits_{k\, = \,0}^{10} {C_{10}^k} .{\left( {2x} \right)^{10\, - \,k}}.{\left( { - \,{x^2}} \right)^k} $ $= \sum\limits_{k\, = \,0}^{10} {C_{10}^k} {.2^{10\, - \,k}}.{\left( { - \,1} \right)^k}.{x^{10\, + \,k}}.$

Hệ số của ${x^{12}}$ ứng với $10+k=12\Leftrightarrow k=2\,\,\xrightarrow{{}}\,\,$Hệ số cần tìm là $C_{10}^2{.2^8}.{\left( { - \,1} \right)^2} = C_{10}^2{.2^8}.$

Câu 6 :

Cho cấp số cộng \({u_1};\,{\rm{ }}{u_2};{\rm{ }}{u_3};{\rm{ }} \cdots ;{\rm{ }}{u_n}\) có công sai \(d,\) các số hạng của cấp số cộng đã cho đều khác \(0.\) Với giá trị nào của \(d\) thì dãy số \(\dfrac{1}{{{u_1}}};\,{\rm{ }}\dfrac{1}{{{u_2}}};{\rm{ }}\dfrac{1}{{{u_3}}};{\rm{ }} \cdots ;{\rm{ }}\dfrac{1}{{{u_n}}}\) là một cấp số cộng?

  • A.

    \(d =  - 1.\)

  • B.

    \(d = 0.\)

  • C.

    \(d = 1.\)

  • D.

    \(d = 2.\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dãy số \(\left( {{u_n}} \right)\) là CSC \( \Leftrightarrow {u_{n + 1}} - {u_n} = d,\forall n \ge 1\).

Lời giải chi tiết :

Ta có $\left\{ \begin{array}{l}{u_2} - {u_1} = d\\{u_3} - {u_2} = d\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}\dfrac{1}{{{u_2}}} - \dfrac{1}{{{u_1}}} =  - \dfrac{d}{{{u_1}{u_2}}}\\\dfrac{1}{{{u_3}}} - \dfrac{1}{{{u_2}}} =  - \dfrac{d}{{{u_2}{u_3}}}\end{array} \right..$

Theo yêu cầu bài toán thì ta phải có $\dfrac{1}{{{u_2}}} - \dfrac{1}{{{u_1}}} = \dfrac{1}{{{u_3}}} - \dfrac{1}{{{u_2}}}$

Câu 7 :

Trong mặt phẳng tọa độ $Oxy$ cho hai điểm \(M\left( {4;6} \right)\,\)và \(M'\left( { - 3;5} \right)\). Phép vị tự tâm \(I\), tỉ số \(k = \dfrac{1}{2}\) biến điểm \(M\) thành \(M'\). Tìm tọa độ tâm vị tự \(I.\) 

  • A.

    \(I\left( { - 4;10} \right).\)

  • B.

    \(I\left( {11;1} \right).\)

  • C.

    \(I\left( {1;11} \right).\)

  • D.

    \(I\left( { - 10;4} \right).\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Phép vị tự tâm $I$ tỉ số $k = \dfrac{1}{2}$ biến điểm $M$ thành điểm \(M' \Rightarrow \overrightarrow {IM'}  = \dfrac{1}{2}\overrightarrow {IM} \)

Lời giải chi tiết :

Gọi \(I\left( {x;y} \right)\).

Suy ra \(\overrightarrow {IM}  = \left( {4 - x;6 - y} \right),\,\,\overrightarrow {IM'}  = \left( { - 3 - x;5 - y} \right).\)

Ta có ${V_{\left( {I,\dfrac{1}{2}} \right)}}\left( M \right) = M' \Leftrightarrow \overrightarrow {IM'}  = \dfrac{1}{2}\overrightarrow {IM} $$ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} - 3 - x = \dfrac{1}{2}\left( {4 - x} \right)\\5 - y = \dfrac{1}{2}\left( {6 - y} \right)\end{array} \right.$ $ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x =  - 10\\y = 4\end{array} \right. \Rightarrow I\left( { - 10;4} \right)$

Câu 8 :

Hàm số \(y = \dfrac{{1 - \sin 2x}}{{\cos 3x - 1}}\) xác định trên:

  • A.

    \(D = \mathbb{R}\backslash \left\{ {\dfrac{{k2\pi }}{3},k \in \mathbb{Z}} \right\}\)      

  • B.

    \(D = \mathbb{R}\backslash \left\{ {\dfrac{\pi }{6} + \dfrac{{k\pi }}{3},k \in \mathbb{Z}} \right\}\)

  • C.

    \(D = \mathbb{R}\backslash \left\{ {\dfrac{{k\pi }}{3},k \in \mathbb{Z}} \right\}\)

  • D.

    \(D = \mathbb{R}\backslash \left\{ {\dfrac{{k\pi }}{2},k \in \mathbb{Z}} \right\}\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Hàm số \(y = \dfrac{1}{{f\left( x \right)}}\) xác định nếu \(f\left( x \right) \ne 0\).

Sử dụng công thức $\cos a \ne 1 \Leftrightarrow a \ne k2\pi$

Lời giải chi tiết :

Điều kiện: \(\cos 3x - 1 \ne 0 \Leftrightarrow \cos 3x \ne 1 \Leftrightarrow 3x \ne k2\pi  \Leftrightarrow x \ne \dfrac{{k2\pi }}{3}\)

Câu 9 :

Nghiệm của phương trình \(2\cos x - 1 = 0\) là:

  • A.

    \(\left[ \begin{array}{l}x = \dfrac{\pi }{6} + k2\pi \\x = \dfrac{{5\pi }}{6} + k2\pi \end{array} \right.\left( {k \in Z} \right)\)          

  • B.

    \(\left[ \begin{array}{l}x = \dfrac{\pi }{6} + k2\pi \\x =  - \dfrac{\pi }{6} + k2\pi \end{array} \right.\left( {k \in Z} \right)\)

  • C.

    \(\left[ \begin{array}{l}x = \dfrac{\pi }{3} + k2\pi \\x = \dfrac{{2\pi }}{3} + k2\pi \end{array} \right.\left( {k \in Z} \right)\)          

  • D.

    \(\left[ \begin{array}{l}x = \dfrac{\pi }{3} + k2\pi \\x =  - \dfrac{\pi }{3} + k2\pi \end{array} \right.\left( {k \in Z} \right)\)

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(2\cos x - 1 = 0 \Leftrightarrow \cos x = \dfrac{1}{2} \Leftrightarrow \cos x = \cos \dfrac{\pi }{3} \Leftrightarrow x =  \pm \dfrac{\pi }{3} + k2\pi \left( {k \in Z} \right)\)

Câu 10 :

Cho hai đường thẳng cắt nhau $d$ và $d'$. Có bao nhiêu phép tịnh tiến biến đường thẳng $d$ thành đường thẳng $d'$?

  • A.

    Không có phép nào

  • B.

    Có một phép duy nhất

  • C.

    Chỉ có hai phép

  • D.

    Có vô số phép

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Phép tịnh tiến biến đường thẳng thành đường thẳng song song hoặc trùng với nó.

Do đó không xảy ra trường hợp hai đường thẳng cắt nhau.

Câu 11 :

Có bao nhiêu số có \(3\) chữ số được lập thành từ các chữ số \(3,2,1\)?

  • A.

    \(6\)

  • B.

    \(27\)   

  • C.

    \(9\)

  • D.

    \(3\)

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Gọi số thỏa mãn bài toán là \(\overline {abc} \).

- Có \(3\) cách chọn chữ số \(a\).

- Có \(3\) cách chọn chữ số \(b\).

- Có \(3\) cách chọn chữ số \(c\).

Vậy có \(3.3.3 = 27\) số tạo thành từ các chữ số \(3,2,1\).

Câu 12 :

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Một mặt phẳng (P) đồng thời song song với AC và SB lần lượt cắt các đoạn thẳng SA, AB, BC, SC, SD và BD tại M, N, E, F, I, J. Xét các khẳng định sau:

(1) MN // (SCD)                            (2) EF // (SAD)

(3) NE // (SAC)                             (3) IJ // (SAB)

Có bao nhiêu khẳng định đúng?

  • A.

    $1$

  • B.

    $2$

  • C.

    $3$

  • D.

    $4$

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Đưa về cùng mặt phẳng

- Chứng minh đường thẳng song song với mặt phẳng a // b \( \subset \left( P \right) \Rightarrow \)a // (P).

Lời giải chi tiết :

Trước hết ta lấy điểm \(M \in \left( P \right)\) sao cho \(M \in SA\).

Trong mp(SAB) kẻ MN // SA \(\left( {N \in AB} \right)\), trong mp(ABCD) kẻ NE // AC \(\left( {E \in BC} \right)\).

\(NE \cap BD = \left\{ J \right\}\)

Trong mp(SBC) kẻ EF // SB \(\left( {F \in SC} \right)\), trong mp(SBD) kẻ JI // SD \(\left( {I \in SD} \right)\).

Giả sử MN // (SCD)

Lại có: MN // SB\( \Rightarrow SB \subset \left( {SCD} \right)\) (vô lý) nên (1) sai.

Tương tự ta chứng minh được (2) sai.

NE // AC\( \subset \left( {SAC} \right) \Rightarrow \) NE // (SAC). Do đó (3) đúng.

IJ // SB\( \subset \left( {SAB} \right) \Rightarrow \)IJ // (SAB). Do đó (4) đúng.

Câu 13 :

Có hai hộp đựng bi. Hộp I có 9 viên bi được đánh số \(1,{\rm{ }}2,{\rm{ }} \ldots ,{\rm{ }}9\) . Lấy ngẫu nhiên mỗi hộp một viên bi. Biết rằng xác suất để lấy được viên bi mang số chẵn ở hộp II là \(\dfrac{3}{{10}}\). Xác suất để lấy được cả hai viên bi mang số chẵn là:

  • A.

    \(\dfrac{2}{{15}}.\)

  • B.

    \(\dfrac{1}{{15}}.\)

  • C.

    \(\dfrac{4}{{15}}.\)

  • D.

    \(\dfrac{7}{{15}}.\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Tính xác suất để lấy được bi chẵn ở hộp I.

- Tính xác suất lấy được cả hai bi chẵn thoe quy tắc nhân

Lời giải chi tiết :

Gọi X là biến cố: “lấy được cả hai viên bi mang số chẵn. “

Gọi A là biến cố: “lấy được viên bi mang số chẵn ở hộp I “

=>\(P\left( A \right) = \dfrac{{C_4^1}}{{C_9^1}} = \dfrac{4}{9}.\)

Gọi B là biến cố: “lấy được viên bi mang số chẵn ở hộp II “\(P\left( B \right) = \dfrac{3}{{10}}.\)

Ta thấy biến cố A, B  là 2 biến cố độc lập nhau, theo công thức nhân xác suất ta có:

\(P\left( X \right) = P\left( {A.B} \right) = P\left( A \right).P\left( B \right) = \dfrac{4}{9}.\dfrac{3}{{10}} = \dfrac{2}{{15}}.\)

Câu 14 :

Cho phương trình \(A_x^3 + 2C_{x + 1}^{x - 1} - 3C_{x - 1}^{x - 3} = 3{x^2} + {P_6} + 159\). Giả sử \(x = {x_0}\) là nghiệm của phương trình trên, lúc này ta có:

  • A.

    \({x_0} \in \left( {10;13} \right)\)        

  • B.

    \({x_0} \in \left( {12;14} \right)\)        

  • C.

    \({x_0} \in \left( {10;12} \right)\)

  • D.

    \({x_0} \in \left( {14;16} \right)\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Áp dụng các công thức chỉnh hợp, tổ hợp và hoán vị \(A_n^k = \dfrac{{n!}}{{\left( {n - k} \right)!}}\,;\,C_n^k = \dfrac{{n!}}{{k!\left( {n - k} \right)!}}\,\,;\,\,{P_n} = n!\)

Lời giải chi tiết :

ĐK: \(x \ge 3,x \in N\).

Phương trình đã cho có dạng

\(\begin{array}{l}\dfrac{{x!}}{{\left( {x - 3} \right)!}} + \dfrac{{2\left( {x + 1} \right)!}}{{2!\left( {x - 1} \right)!}} - \dfrac{{3\left( {x - 1} \right)!}}{{2!\left( {x - 3} \right)!}} = 3{x^2} + 6! + 159\\ \Leftrightarrow x\left( {x - 1} \right)\left( {x - 2} \right) + x\left( {x + 1} \right) - \dfrac{3}{2}\left( {x - 1} \right)\left( {x - 2} \right) = 3{x^2} + 879\\ \Leftrightarrow x = 12\,\,\left( {tm} \right)\end{array}\)

(Dùng lệnh SHIFT SLOVE trên máy tính)

Câu 15 :

Hai bạn Công và Thành cùng viết ngẫu nhiên ra một số tự nhiên gồm 2 chữ số phân biệt. Xác suất để hai số được viết ra có ít nhất một chữ số chung bằng:

  • A.

    \(\dfrac{{145}}{{729}}\)

  • B.

    \(\dfrac{{448}}{{729}}\)            

  • C.

    \(\dfrac{{281}}{{729}}\)

  • D.

    \(\dfrac{{154}}{{729}}\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Liệt kê các trường hợp có lợi cho biến cố và đếm số khả năng xảy ra.

- Tính xác suất và kết luận.

Lời giải chi tiết :

Số các số tự nhiên có 2 chữ số phân biệt là \(9.9 = 81 \Rightarrow n\left( \Omega  \right) = {81^2}\).

Gọi A là biến cố: “ Hai số được viết ra có ít nhất một chữ số chung”

TH1: Hai bạn cùng viết hai số giống nhau \( \Rightarrow \) Có 81 cách.

TH2: Bạn Công viết số có dạng \(\overline {ab} \) và bạn Thành viết số có dạng \(\overline {ba} \).

\( \Rightarrow a \ne b \ne 0 \Rightarrow \) Có \(9.8 = 72\) cách.

TH3: Hai bạn chọn số chỉ có 1 chữ số trùng nhau.

+) Trùng số 0: Số cần viết có dạng \(\overline {a0} \), Công có 9 cách viết, Thành có 8 cách viết (Khác số Công viết)

\( \Rightarrow \) Có \(9.8 = 72\) cách.

+) Trùng số 1: Số cần viết có dạng \(\overline {a1} \,\,\left( {a \ne 0,\,\,a \ne 1} \right)\), hoặc \(\overline {1b} \,\,\left( {b \ne 1} \right)\).

    Nếu Công viết số 10 , khi đó Thành có 8 cách viết số có dạng \(\overline {a1} \,\,\left( {a \ne 0,\,\,a \ne 1} \right)\) và 8 cách viết số có dạng \(\overline {1b} \,\,\left( {b \ne 1} \right)\) \( \Rightarrow \) Có 16 cách.

    Nếu Công viết số có dạng \(\overline {1b} \,\,\left( {b \ne 0,\,\,b \ne 1} \right)\) \( \Rightarrow \) Công có 8 cách viết, khi đó Thành có 7 cách viết số có dạng \(\overline {a1} \,\,\left( {a \ne 0,\,\,a \ne 1} \right)\) và 8 cách viết số có dạng \(\overline {1b} \,\,\left( {b \ne 1} \right)\).

\( \Rightarrow \) Có \(8\left( {7 + 8} \right) = 120\) cách.

    Nếu Công viết có dạng \(\overline {a1} \,\,\left( {a \ne 0,\,\,a \ne 1} \right)\) \( \Rightarrow \) Công có 8 cách viết, khi đó Thành có 7 cách viết số có dạng \(\overline {a1} \,\,\left( {a \ne 0,\,\,a \ne 1} \right)\) và 8 cách viết số có dạng \(\overline {1b} \,\,\left( {b \ne 1} \right)\).

\( \Rightarrow \) Có \(8\left( {7 + 8} \right) = 120\) cách.

\( \Rightarrow \) Có 256 cách viết trùng số 1.

Tương tự cho các trường hợp trùng số 2,3,4,5,6,7,8,9.

\( \Rightarrow n\left( A \right) = 81 + 72 + 72 + 256.9 = 2529\).

Vậy \(P\left( A \right) = \dfrac{{2529}}{{{{81}^2}}} = \dfrac{{281}}{{729}}\).

Câu 16 :

Dùng quy nạp chứng minh mệnh đề chứa biến \(P\left( n \right)\) đúng với mọi số tự nhiên $n \ge p$ (\(p\) là một số tự nhiên). Ở bước 2 ta giả thiết mệnh đề \(P\left( n \right)\) đúng với \(n = k\). Khẳng định nào sau đây là đúng?

  • A.

    \(k \ne p.\) 

  • B.

    \(k \ge p.\)

  • C.

    \(k = p.\)

  • D.

    \(k < p.\)

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ở bước 2 ta cần giả sử mệnh đề đúng với \(n = k\) với \(k \ge p\).

Câu 17 :

Giả sử $Q$ là tập con của tập hợp các số nguyên dương sao cho

a) \(k \in Q\)

b) \(n \in Q \Rightarrow n + 1 \in Q\,\,\forall n \ge k.\)

  • A.

    Mọi số nguyên dương đều thuộc Q.

  • B.

    Mọi số nguyên dương lớn hơn hoặc bằng k đều thuộc Q.

  • C.

    Mọi số nguyên bé hơn k đều thuộc Q.

  • D.

    Mọi số nguyên đều thuộc Q.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào lý thuyết của phương pháp quy nạp toán học và loại trừ các đáp án.

Lời giải chi tiết :

Đáp án A: sai vì \(Q \subset {N^*}\) chứ không phải \({N^*} \subset Q\), nên mọi số nguyên dương không thể thuộc \(Q\) hết được.

Đáp án B: đúng vì theo lý thuyết của phương pháp quy nạp toán học.

Đáp án C: sai vì theo giả thiết \(b)\) thì phải là số tự nhiên lớn hơn \(k\) thuộc \(Q\).

Đáp án D: sai vì số nguyên âm không thuộc \(Q\).

Câu 18 :

Chọn mệnh đề đúng:

  • A.

    Hàm số \(y = \sin x\) có chu kỳ \(T = \pi \)

  • B.

    Hàm số \(y = \cos x\) và hàm số \(y = \tan x\) có cùng chu kỳ.

  • C.

    Hàm số \(y = \cot x\) và hàm số \(y = \tan x\) có cùng chu kỳ.

  • D.

    Hàm số \(y = \cot x\) có chu kỳ \(T = 2\pi \)

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Hàm số \(y = \sin x\) và \(y = \cos x\) có chu kì \(T = 2\pi \).

Hàm số \(y = \cot x\) và hàm số \(y = \tan x\) có chu kì \(T = \pi \).

Vậy chỉ có đáp án C đúng.

Câu 19 :

Khẳng định nào sau đây sai ?

  • A.

    Phép đối xứng trục biến một vector thành một vector bằng nó

  • B.

    Phép đối xứng trục biến một đoạn thẳng thành một đoạn thẳng bằng nó

  • C.

    Phép đối xứng trục biến một tam giác thành một tam giác bằng nó

  • D.

    Phép đối xứng trục biến một đường tròn thành một đường tròn có bán kính bằng với bán kính của nó.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Phép đối xứng trục bảo toàn khoảng cách giữa hai điểm bất kì.

Lời giải chi tiết :

Phép đối xứng trục không bảo toàn hướng của vector.

Câu 20 :

Cho điểm $A$ không nằm trên mặt phẳng $\left( \alpha  \right)$ chứa tam giác $BCD.$ Lấy $E,\,\,F$ là các điểm lần lượt nằm trên các cạnh $AB,\,\,AC.$ Khi $EF$ và $BC$ cắt nhau tại $I,$ chọn kết luận không đúng:

  • A.

    \(\left( {ABC} \right) \cap \left( {DBC} \right) = BI\)

  • B.

    \(\left( {ABC} \right) \cap \left( {DEF} \right) = EF\)

  • C.

    \(\left( {ABC} \right) \cap \left( {DEF} \right) = EI\)           

  • D.

    \(\left( {DBC} \right)\) không có điểm chung với \(\left( {DEF} \right)\),

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Vẽ hình, tìm giao tuyến của các cặp mặt phẳng ở mỗi đáp án và kết luận.

Lời giải chi tiết :

+) Ta có: \(\left( {ABC} \right) \cap \left( {DBC} \right) = BC\), mà \(I \in BC\) nên \(\left( {ABC} \right) \cap \left( {DBC} \right) = BI\) hay A đúng.

+) \(\left( {ABC} \right) \cap \left( {DEF} \right) = EF\) nên B đúng.

+) \(\left( {ABC} \right) \cap \left( {DEF} \right) = EF\), mà \(I \in EF\) nên \(\left( {ABC} \right) \cap \left( {DEF} \right) = EI\) nên C đúng.

+) Dễ thấy \(D\) là điểm chung của \(\left( {DBC} \right)\) và \(\left( {DEF} \right)\), ngoài ra \(I = BC \cap EF\) nên \(\left( {DBC} \right) \cap \left( {DEF} \right) = DI\) nên D sai.

Câu 21 :

Cho hình chóp $S.ABCD.$ Gọi $M, N $ lần lượt là trọng tâm của tam giác $SAB$ và $ABC.$ Khi đó $MN$ song song với

  • A.

    $mp(SAD) $

  • B.

    $AD$

  • C.

    $mp(SCD)$

  • D.

    $mp(SBD)$

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Đưa về cùng một mặt phẳng.

- Sử dụng tính chất trọng tâm của tam giác.

- Áp dụng định lí Ta – let đảo để chứng minh hai đường thẳng song song.

Lời giải chi tiết :

Gọi $E$ là trung điểm của $AB$ ta có:

\(\begin{array}{l}M \in SE\,;\,\dfrac{{EM}}{{ES}} = \dfrac{1}{3}\\N \in EC\,;\,\dfrac{{EN}}{{EC}} = \dfrac{1}{3}\end{array}\)

Xét tam giác $ESC$ ta có \(\dfrac{{EM}}{{ES}} = \dfrac{{EN}}{{EC}} = \dfrac{1}{3} \)

\(\Rightarrow \) $MN // SC$ (Định lí Ta – let đảo).

Mà \(SC \subset \left( {SCD} \right) \Rightarrow MN // (SCD)\)

Câu 22 :

Hàm số nào dưới đây là hàm số chẵn?

  • A.

    \(y = {x^2} - \sin x\)

  • B.

    \(y = {x^2} + \sin x\)

  • C.

    \(y = {x^3} - \sin x\)

  • D.

    \(y = \cos x - {x^2}\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Hàm số \(y = f\left( x \right)\) là hàm số chẵn nếu \(f\left( x \right) = f\left( { - x} \right)\), là hàm số lẻ nếu \(f\left( { - x} \right) =  - f\left( x \right)\).

$\sin(-x)=-\sin x$; $\cos (-x)=\cos x$

$(-x)^2=x^2$;

$(-x)^3=-x^3$

Lời giải chi tiết :

Đáp án A: \(y(x) = {x^2} - \sin x\)

\( \Rightarrow y\left( { - x} \right) = {\left( { - x} \right)^2} - \sin \left( { - x} \right) = {x^2} + \sin x\)

Ta có:

\({x^2} + \sin x \ne{x^2} - \sin x \)$\Rightarrow y\left( { - x} \right) \ne y(x)$

\({x^2} + \sin x \ne-{x^2}+ \sin x \)$\Rightarrow y\left( { - x} \right) \ne -y(x)$ 

=>Hàm số không chẵn cũng không lẻ.

Đáp án B: \(y = {x^2} + \sin x \Rightarrow y\left( { - x} \right) = {\left( { - x} \right)^2} + \sin \left( { - x} \right) = {x^2} - \sin x\)

Ta có:

\({x^2} - \sin x \ne{x^2} + \sin x \)$\Rightarrow y\left( { - x} \right) \ne y(x)$

\({x^2} - \sin x \ne-{x^2}- \sin x \)$\Rightarrow y\left( { - x} \right) \ne -y(x)$ 

=>Hàm số không chẵn cũng không lẻ.

Đáp án C: \(y = {x^3} - \sin x \Rightarrow y\left( { - x} \right) = {\left( { - x} \right)^3} - \sin \left( { - x} \right) =  - {x^3} + \sin x =  - y\left( x \right)\)

=>$y(-x)=-y(x)$

=> Hàm số là lẻ.

Đáp án D: $y = \cos x - {x^2} \Rightarrow y\left( { - x} \right) = \cos \left( { - x} \right) - {\left( { - x} \right)^2} = \cos x - {x^2} = y\left( x \right)$

=>$y(-x)=y(x)$

=> Hàm số là chẵn.

Câu 23 :

Trong mặt phẳng tọa độ $Oxy$, nếu phép đối xứng trục biến điểm $M\left( {2;3} \right)$ thành $M'\left( {3;2} \right)$ thì nó biến điểm $C\left( {1; - 6} \right)$ thành điểm:

  • A.

    \(C'\left( {4;16} \right).\)

  • B.

    \(C'\left( {1;6} \right).\)

  • C.

    \(C'\left( { - 6; - 1} \right).\)

  • D.

    \(C'\left( { - 6;1} \right).\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Tìm phương trình trục đối xứng \(a\) (trung trực của đoạn thẳng \(MM'\)).

- Tìm ảnh của \(C\) qua đường thẳng vừa tìm.

Lời giải chi tiết :

Gọi ${D_a}\left( M \right) = M'$ $ \Rightarrow a$ là đường trung trực của đoạn thẳng $MM'.$

Gọi $I$ là trung điểm đoạn thẳng $MM' \Rightarrow I\left( {\dfrac{5}{2};\dfrac{5}{2}} \right).$

Đường thẳng $a$ qua điểm $I$ và có một vtpt $\vec n = \overrightarrow {MM'}  = \left( {1; - 1} \right)$ nên có phương trình $a:x - y = 0$ hay $a:y = x$ (đường phân giác góc phần tư thứ nhất).

Suy ra \(C'\left( { - 6;1} \right).\)

Câu 24 :

Cho các mệnh đề sau:

a. Nếu $a // (P)$ thì $a$ song song với mọi đường thẳng nằm trong $(P).$

b. Nếu $a // (P)$ thì $a$ song song với một đường thẳng nào đó nằm trong $(P).$

c. Nếu $a // (P)$ thì có vô số đường thẳng nằm trong $(P)$ và song song với $a$

d. Nếu $a // (P)$ thì có một đường thẳng $d$ nào đó nằm trong $(P)$ sao cho $a$ và $d$ đồng phẳng.

Số mệnh đề đúng là:

  • A.

    $1$

  • B.

    $2$

  • C.

    $3$

  • D.

    $4$

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng các kiến thức về đường thẳng song song với mặt phẳng.

Lời giải chi tiết :

Các mệnh đề b, c, d đúng nên có $3$ mệnh đề đúng.

Câu 25 :

Ảnh $A'$ của $A\left( {4; - 3} \right)$ qua phép đối xứng trục $d$ với \(d:2x\; - y = 0\) có tọa độ là:

  • A.

    $A'\left( { - 2;7} \right)$ 

  • B.

    \(A'\left( { - \dfrac{{24}}{5};\dfrac{7}{5}} \right)\) 

  • C.

    \(A'\left( {\dfrac{{24}}{5};\dfrac{7}{5}} \right)\) 

  • D.

    \(A'\left( {12;\dfrac{7}{5}} \right)\) 

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Viết phương trình đường thẳng $d’$ qua $A$ và vuông góc với $d.$

- Tìm giao điểm $H$ của $d$ và $d’.$ Khi đó $H$ là trung điểm của $AA’.$

Áp dụng công thức tìm tọa độ trung điểm \(\left\{ \begin{array}{l}{x_A} + {x_{A'}} = 2{x_H}\\{y_A} + {y_{A'}} = 2{y_H}\end{array} \right.\)

Lời giải chi tiết :

Gọi \(A'\) là ảnh của $A$ qua phép đối xứng trục $d.$ Gọi $d’$ là đường thẳng đi qua $A $ và vuông góc với $d,$ khi đó phương trình $d’$ có dạng: $x + 2y + c = 0.$

Vì \(A \in d'\) nên \(4 + 2\left( { - 3} \right) + c = 0 \Rightarrow c = 2\). Khi đó \(\left( {d'} \right):x + 2y + 2 = 0\)

Gọi \(H = d \cap d' \Rightarrow H\left( { - \dfrac{2}{5}; - \dfrac{4}{5}} \right) \Rightarrow \) $H $ là trung điểm của $AA’.$ Khi đó

\(\left\{ \begin{array}{l}{x_{A'}} = 2{x_H} - {x_A}\\{y_{A'}} = 2{y_H} - {y_A}\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x_{A'}} = 2.\left( { - \dfrac{2}{5}} \right) - 4 =  - \dfrac{{24}}{5}\\{y_{A'}} = 2\left( { - \dfrac{4}{5}} \right) + 3 = \dfrac{7}{5}\end{array} \right. \Rightarrow A'\left( { - \dfrac{{24}}{5};\dfrac{7}{5}} \right)\)

Câu 26 :

Phương trình \(\tan \dfrac{x}{2} = \tan x\) có nghiệm:

  • A.

    \(k2\pi \left( {k \in Z} \right)\)           

  • B.

    \(k\pi \left( {k \in Z} \right)\)

  • C.

    \(\pi  + k2\pi \left( {k \in Z} \right)\)

  • D.

    Cả 3 đáp án đúng

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Bước 1: Tìm điều kiện xác định

Sử dụng công thức $\tan x =\dfrac{\sin x}{\cos x}$ và \(\tan \dfrac{x}{2} = \dfrac{{\sin \dfrac{x}{2}}}{{\cos \dfrac{x}{2}}}\) 

$\cos x \ne 0 \Leftrightarrow x \ne \dfrac{\pi }{2} + k\pi$

Bước 2: Giải phương trình lượng giác cơ bản: \(\tan x = \tan \alpha  \Leftrightarrow x = \alpha  + k\pi \,\,\left( {k \in Z} \right)\) và kết hợp với điều kiện xác định để loại nghiệm.

Lời giải chi tiết :

Bước 1:

Điều kiện:\(\left\{ \begin{array}{l}\cos x \ne 0\\\cos \dfrac{x}{2} \ne 0\end{array} \right. \) \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x \ne \dfrac{\pi }{2} + k\pi \\\dfrac{x}{2} \ne \dfrac{\pi }{2} + k\pi \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x \ne \dfrac{\pi }{2} + k\pi \\x \ne \pi  + k2\pi \end{array} \right.\)

Bước 2:

Ta có: \(\tan \dfrac{x}{2} = \tan x \Leftrightarrow \dfrac{x}{2} = x + k\pi  \) \(\Leftrightarrow  - \dfrac{x}{2} = k\pi \Leftrightarrow  - x = 2k\pi \) \(\Leftrightarrow x =  - k2\pi \left( {k \in Z} \right)\) (*)

Đặt \(k =  - l\) nên:

(*)\(\Leftrightarrow x =  l2\pi \left( {l \in Z} \right)\) (TMĐK)

Câu 27 :

Với giá trị nào của \(m\) dưới đây thì phương trình \(\sin x = m\) có nghiệm?

  • A.

    \(m =  - 3\)

  • B.

    \(m =  - 2\)      

  • C.

    \(m = 0\)

  • D.

    \(m = 3\)

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Phương trình \(\sin x = m\) có nghiệm nếu \(\left| m \right| \le 1\) và vô nghiệm nếu \(\left| m \right| > 1\)

Đáp án A: $|m|=|-3|=3>1$=> Loại

Đáp án B: $|m|=|-2|=2>1$=> Loại

Đáp án C: $|m|=|0|=0\le 1$ => Nhận

Đáp án D: $|m|=|3|=3>1$=> Loại

Câu 28 :

Gieo một con xúc sắc hai lần. Biến cố \(A\) là biến cố để hai lần gieo có ít nhất một mặt \(6\) chấm. Các phần tử của \({\Omega _A}\) là:

  • A.

    \({\Omega _A} = \left\{ {\left( {1,6} \right);\left( {2,6} \right);\left( {3,6} \right);\left( {4,6} \right);\left( {5,6} \right)} \right\}\)

  • B.

    \({\Omega _A} = \) \(\{ {\left( {1,6} \right);\left( {2,6} \right);\left( {3,6} \right); \left( {4,6} \right);\left( {5,6} \right);\left( {6,6} \right)} \}\) 

  • C.

    ${\Omega _A} =$ $ \left\{ {\left( {1,6} \right);\left( {2,6} \right);\left( {3,6} \right);\left( {4,6} \right);\left( {5,6} \right);} \right.\left. {\left( {6,1} \right);\left( {6,2} \right);\left( {6,3} \right);\left( {6,4} \right);\left( {6,5} \right)} \right\}$

  • D.

    ${\Omega _A} = $ $\left\{ {\left( {1,6} \right);\left( {2,6} \right);\left( {3,6} \right);\left( {4,6} \right);\left( {5,6} \right);} \right.\left. {\left( {6,6} \right);\left( {6,1} \right);\left( {6,2} \right);\left( {6,3} \right);\left( {6,4} \right);\left( {6,5} \right)} \right\}$

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Liệt lê các phần tử.

Lời giải chi tiết :

Ta có:

\({\Omega _A} = \{ {\left( {1,6} \right);\left( {2,6} \right);\left( {3,6} \right);\left( {4,6} \right);\left( {5,6} \right);\left( {6,6} \right);\left( {6,1} \right);\left( {6,2} \right);\left( {6,3} \right);\left( {6,4} \right);\left( {6,5} \right)} \}\)

Câu 29 :

Tìm giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất của hàm số \(y = 3 - 2{\cos ^2}3x\):

  • A.

    \(\min y = 1;\max y = 2\)

  • B.

    \(\min y = 1;\max y = 3\)

  • C.

    \(\min y = 2;\max y = 3\)

  • D.

    \(\min y =  - 1;\max y = 3\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Sử dụng đánh giá \( - 1 \le \cos u \le 1\) đánh giá biểu thức vế phải của \(y\) với $u=3x$.

+) Khi nhân hai vế của một bất đẳng thức với một số âm thì bất đẳng thức đổi chiều từ $\ge$ thành $\le$ hoặc đổi chiều từ $\le$ thành $\ge$.

+) Khi cộng hai vế của một bất đẳng thức với một số bất kì thì không bao giờ làm thay đổi chiều của bất đẳng thức.

Lời giải chi tiết :

+ Tìm GTLN:

Ta có: 

\({\cos ^2}3x={\left( {\cos 3x} \right)^2} \ge 0\)

Lấy $-2$ nhân vào hai vế của bất đẳng thức ta được:

\( - 2{\cos ^2}3x \le 0\)

Sau đó cộng 3 vào hai vế của bất đẳng thức thì được:

\( - 2{\cos ^2}3x +3 \le 0+3 = 3\) \( \Rightarrow y \le 3\).

Dấu “=” xảy ra khi \({\left( {\cos 3x} \right)^2} = 0\Leftrightarrow \cos 3x = 0\).

+ Tìm GTNN:

Ta luôn có:

\( - 1 \le \cos 3x \le 1 \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\cos 3x \ge  - 1\\\cos 3x \le 1\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\cos 3x + 1 \ge 0\\1 - \cos 3x \ge 0\end{array} \right.\)

Lấy vế nhân với vế ta được:

\(\begin{array}{l}\left( {\cos 3x + 1} \right).\left( {1 - \cos 3x} \right) \ge 0\\ \Leftrightarrow 1 - {\left( {\cos 3x} \right)^2} \ge 0\\ \Leftrightarrow 1 - {\cos ^2}3x \ge 0\left( {do{{\left( {\cos 3x} \right)}^2} = {{\cos }^2}3x} \right)\\ \Leftrightarrow 1 \ge {\cos ^2}3x \\\Leftrightarrow {\cos ^2}3x \le 1\end{array}\)

Lấy $-2$ nhân vào 2 vế của bất đẳng thức ta được:

\(- 2{\cos ^2}3x \ge  - 2.1=-2\)\( \Rightarrow 3 - 2{\cos ^2}3x \ge 3 - 2 = 1\)\( \Rightarrow y \ge 1\)

Dấu “=” xảy ra khi \(\left[ \begin{array}{l}\cos 3x =  - 1\\\cos 3x = 1\end{array} \right.\)

Câu 30 :

Phương trình \(\sqrt 3 \sin 2x - \cos 2x + 1 = 0\) có nghiệm là:

  • A.

    \(\left[ \begin{array}{l}x = k\pi \\x = \dfrac{\pi }{3} + k\pi \end{array} \right.\,\,\,\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)

  • B.

    \(\left[ \begin{array}{l}x = k\pi \\x = \dfrac{{2\pi }}{3} + k2\pi \end{array} \right.\,\,\,\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)

  • C.

    \(\left[ \begin{array}{l}x = k2\pi \\x = \dfrac{{2\pi }}{3} + k2\pi \end{array} \right.\,\,\,\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)

  • D.

    \(\left[ \begin{array}{l}x = k\pi \\x = \dfrac{{2\pi }}{3} + k\pi \end{array} \right.\,\,\,\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Bước 1: Kiểm tra điều kiện có nghiệm của phương trình: \({a^2} + {b^2} \ge {c^2}\).

- Bước 2: Chia hai vế của phương trình cho \(\sqrt {{a^2} + {b^2}} \) thì phương trình có dạng:

\(\dfrac{a}{{\sqrt {{a^2} + {b^2}} }}\cos x + \dfrac{b}{{\sqrt {{a^2} + {b^2}} }}\sin x = \dfrac{c}{{\sqrt {{a^2} + {b^2}} }}\).

- Bước 3: Đặt \(\sin \alpha  = \dfrac{a}{{\sqrt {{a^2} + {b^2}} }},\cos \alpha  = \dfrac{b}{{\sqrt {{a^2} + {b^2}} }}\) thì phương trình trở thành \(\sin \left( {x + \alpha } \right) = \dfrac{c}{{\sqrt {{a^2} + {b^2}} }}\).

- Bước 4: Giải phương trình lượng giác cơ bản trên tìm \(x\).

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l}\,\,\,\,\sqrt 3 \sin 2x - \cos 2x + 1 = 0\\ \Leftrightarrow \dfrac{{\sqrt 3 }}{2}\sin 2x - \dfrac{1}{2}\cos 2x + \dfrac{1}{2} = 0\\ \Leftrightarrow \sin 2x.\cos \dfrac{\pi }{6} - \cos 2x.\sin \dfrac{\pi }{6} =  - \dfrac{1}{2}\\ \Leftrightarrow \sin \left( {2x - \dfrac{\pi }{6}} \right) = \sin \left( { - \dfrac{\pi }{6}} \right)\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}2x - \dfrac{\pi }{6} =  - \dfrac{\pi }{6} + k2\pi \\2x - \dfrac{\pi }{6} = \dfrac{{7\pi }}{6} + k2\pi \end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}2x = k2\pi \\2x = \dfrac{{4\pi }}{3} + k2\pi \end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = k\pi \\x = \dfrac{{2\pi }}{3} + k\pi \end{array} \right.\,\,\,\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\end{array}\)

Câu 31 :

Tập nghiệm của phương trình \(\tan x.\cot x = 1\) là:

  • A.

    \(R\backslash \left\{ {\dfrac{{k\pi }}{2},k \in Z} \right\}\)

  • B.

    \(R\backslash \left\{ {\dfrac{\pi }{2} + k\pi ,k \in Z} \right\}\)

  • C.

    \(R\backslash \left\{ {k\pi ,k \in Z} \right\}\)

  • D.

    \(R\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng công thức \(\tan x.\cot x = 1\) nên ta chỉ cần tìm điều kiện xác định của phương trình.

Lời giải chi tiết :

Điều kiện xác định: \(\left\{ \begin{array}{l}\cos x \ne 0\\\sin x \ne 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x \ne \dfrac{\pi }{2} + k\pi \\x \ne k\pi \end{array} \right. \Leftrightarrow x \ne \dfrac{{k\pi }}{2} \Rightarrow D = R\backslash \left\{ {\dfrac{{k\pi }}{2},k \in Z} \right\}\)

Do \(\tan x.\cot x = 1,\forall x \in D\) nên tập nghiệm của phương trình là \(R\backslash \left\{ {\dfrac{{k\pi }}{2},k \in Z} \right\}\) 

Câu 32 :

Số vị trí biểu diễn nghiệm của phương trình \(\sin x + \left( {\sqrt 3  - 2} \right)\cos x = 1\) trên đường tròn lượng giác là:

  • A.

    \(0\)     

  • B.

    \(1\)

  • C.

    \(2\)

  • D.

    \(3\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Bước 1: Sử dụng phương pháp giải phương trình bậc nhất đối với \(\sin x\) và \(\cos x\):\(a.\sin x + b.\cos x = c\).

+) Chia cả 2 vế cho \(\sqrt {{a^2} + {b^2}} \)

+) Đặt \(\dfrac{a}{{\sqrt {{a^2} + {b^2}} }} = \cos \alpha \); \(\dfrac{b}{{\sqrt {{a^2} + {b^2}} }} = \sin \alpha \)

Bước 2: Giải phương trình lượng giác cơ bản

+) Sử dụng công thức

\(\sin x.\cos \alpha  + \cos x.\sin \alpha  = \sin \left( {x + \alpha } \right)\)

\(\cos \alpha  = \sin \left( {\dfrac{\pi }{2} - \alpha } \right)\)

\(\sin x = \sin y \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = y + k2\pi \\x = \pi  - y + k2\pi \end{array} \right.\)

Lời giải chi tiết :

Bước 1:

Với \(a = 1;b = \sqrt 3  - 2;c = 1\) ta có:

\(\begin{array}{l}\sin x + \left( {\sqrt 3  - 2} \right)\cos x = 1\\ \Leftrightarrow \dfrac{1}{{\sqrt {8 - 4\sqrt 3 } }}\sin x + \dfrac{{\sqrt 3  - 2}}{{\sqrt {8 - 4\sqrt 3 } }}\cos x \\= \dfrac{1}{{\sqrt {8 - 4\sqrt 3 } }}\end{array}\)

Đặt \(\dfrac{1}{{\sqrt {8 - 4\sqrt 3 } }} = \cos \alpha  \Rightarrow \dfrac{{\sqrt 3  - 2}}{{\sqrt {8 - 4\sqrt 3 } }} = \sin \alpha \). Khi đó phương trình tương đương:

$\sin x\cos \alpha  + \cos x\sin \alpha  = \cos \alpha$

Bước 2:

\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow \sin \left( {x + \alpha } \right) = \sin \left( {\dfrac{\pi }{2} - \alpha } \right)\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x + \alpha  = \dfrac{\pi }{2} - \alpha  + k2\pi \\x + \alpha  = \dfrac{\pi }{2} + \alpha  + k2\pi \end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = \dfrac{\pi }{2} - 2\alpha  + k2\pi \\x = \dfrac{\pi }{2} + k2\pi \end{array} \right.\end{array}\)

Vì \(\alpha  \ne 0 \Rightarrow \) có 2 vị trí biểu diễn nghiệm của phương trình.

Câu 33 :

Phương trình \(2\sqrt 3 {\cos ^2}x + 6\sin x\cos x = 3 + \sqrt 3 \) có mấy họ nghiệm?

  • A.

    $0$

  • B.

    $1$

  • C.

    $2$

  • D.

    $3$

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Xét \(\cos x = 0\) có là nghiệm của phương trình hay không.

- Chia cả hai vế cho \({\cos ^2}x \ne 0\).

Lời giải chi tiết :

Trường hợp 1: \(\cos x = 0 \Leftrightarrow x = \dfrac{\pi }{2} + k\pi \,\,\left( {k \in Z} \right)\). Khi đó \({\sin ^2}x = 1\)

Thay vào phương trình ta có: \(2\sqrt 3 .0 + 6.0 = 3 + \sqrt 3 \)(Vô lý)

$ \Rightarrow x = \dfrac{\pi }{2} + k\pi \,\,\left( {k \in Z} \right)$ không là nghiệm của phương trình.

Trường hợp 2: \(\cos x \ne 0 \Leftrightarrow x \ne \dfrac{\pi }{2} + k\pi \,\,\left( {k \in Z} \right)\). Chia cả 2 vế của phương trình cho \({\cos ^2}x\) ta được:

$\begin{array}{l}2\sqrt 3  + 6\dfrac{{\sin x}}{{\cos x}} = \dfrac{{3 + \sqrt 3 }}{{{{\cos }^2}x}}\\ \Leftrightarrow 2\sqrt 3  + 6\tan x = \left( {3 + \sqrt 3 } \right)\left( {1 + {{\tan }^2}x} \right)\\ \Leftrightarrow \left( {3 + \sqrt 3 } \right){\tan ^2}x - 6\tan x + 3 - \sqrt 3  = 0\end{array}$

Đặt \(\tan x = t\) khi đó phương trình có dạng

\(\left( {3 + \sqrt 3 } \right){t^2} - 6t + 3 - \sqrt 3  = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}t = 1\\t = 2 - \sqrt 3 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}\tan x = 1\\\tan x = 2 - \sqrt 3 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = \dfrac{\pi }{4} + k\pi \\x = \arctan \left( {2 - \sqrt 3 } \right) + k\pi \end{array} \right.\,\,\left( {k \in Z} \right)\)

Vậy phương trình có 2 họ nghiệm.

Câu 34 :

Có bao nhiêu cách sắp xếp $3$ nữ sinh, $3$ nam sinh thành một hàng dọc sao cho các bạn nam và nữ ngồi xen kẻ:

  • A.

    $6$.

  • B.

    $72$.

  • C.

    $720$.

  • D.

    $144$.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Đếm số trường hợp có thể xếp nam và nữ.

- Đếm số cách xếp vị trí của \(3\) nam, \(3\) nữ theo quy tắc nhân.

Lời giải chi tiết :

Chọn vị trí cho hai nhóm $3$ nam và $3$ nữ có \(2\) cách chọn (1 nhóm ở vị trí chẵn và nhóm còn lại ở vị trí lẻ)

Xếp 3 nam có: \(3.2.1\) cách xếp.

Xếp 3 nữ có: \(3.2.1\) cách xếp.

Vậy có \(2.{\left( {3.2.1} \right)^2} = 72\) cách xếp.

Câu 35 :

Cho $8$  bạn học sinh $A,B,C,D,E,F,G,H$. Hỏi có bao nhiêu cách xếp $8$  bạn đó ngồi xung quanh một bàn tròn có $8$  ghế.

  • A.

    $40320$ cách

  • B.

    $5040$ cách

  • C.

    $720$ cách     

  • D.

    $40319$ cách

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Cố định một bạn và xếp chỗ cho \(7\) bạn còn lại.

- Sử dụng quy tắc nhân để tính số cách xếp.

Lời giải chi tiết :

Ta thấy xếp các vị trí theo một hình tròn nên ta phải cố định vị trí của một bạn.

Ta chọn cố định vị trí của $A$ , sau đó xếp vị trí cho $7$  bạn còn lại.

Bạn thứ nhất có $7$  cách xếp.

Bạn thứ hai có $6$  cách xếp.

Bạn thứ 7 có $1$  cách xếp.

Vậy có $7.6.5.4.3.2.1 = 5040$  cách.

Câu 36 :

Giá trị của biểu thức \(A_{n + k}^{n + 1} + A_{n + k}^{n + 2}\) bằng biểu thức nào sau đây?

  • A.

    \({k^2}A_{n + k}^n\)

  • B.

    \(kA_{n + k + 1}^{n + 2}\)

  • C.

    \(A_{n + k + 1}^{n + 1}\)       

  • D.

    \(A_n^k\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Áp dụng công thức chỉnh hợp \(A_n^k = \dfrac{{n!}}{{\left( {n - k} \right)!}}\) để biến đổi biểu thức.

Lời giải chi tiết :

\(A_{n + k}^{n + 1} + A_{n + k}^{n + 2} = \dfrac{{\left( {n + k} \right)!}}{{\left( {k - 1} \right)!}} + \dfrac{{\left( {n + k} \right)!}}{{\left( {k - 2} \right)!}} \) \(= \dfrac{{\left( {n + k} \right)!\left( {1 + k - 1} \right)}}{{\left( {k - 1} \right)!}} \) \(= k.\dfrac{{\left( {n + k} \right)!}}{{\left( {k - 1} \right)!}} \) \(= {k^2}\dfrac{{\left( {n + k} \right)!}}{{k!}} = {k^2}A_{n + k}^n\)

Câu 37 :

Số nguyên dương \(n\) thỏa mãn \(C_n^0 + 2C_n^1 + {2^2}C_n^2 + {2^3}C_n^3 + ... + {2^{n - 2}}C_n^{n - 2} + {2^{n - 1}}C_n^{n - 1} + {2^n}C_n^n = 243\) là:

  • A.

    \(n = 5\)

  • B.

    \(n = 4\)          

  • C.

    \(n = 3\)          

  • D.

    \(n = 6\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Xuất phát từ khai triển nhị thức \({\left( {a + b} \right)^n} = C_n^0{a^n} + C_n^1{a^{n - 1}}b + C_n^2{a^{n - 2}}{b^2} + ... + C_n^{n - 1}a{b^{n - 1}} + C_n^n{b^n}\)

+) Thay \(a,b,n\) bằng các giá trị thích hợp.

+) Giải phương trình để tìm \(n\)

Lời giải chi tiết :

Ta có: \({\left( {a + b} \right)^n} = C_n^0{a^n} + C_n^1{a^{n - 1}}b + C_n^2{a^{n - 2}}{b^2} + ... + C_n^{n - 1}a{b^{n - 1}} + C_n^n{b^n}\)

Thay \(a = 1,b = 2\) ta có:

\({3^n} = C_n^0 + 2C_n^1 + {2^2}C_n^2 + {2^3}C_n^3 + ... + {2^{n - 2}}C_n^{n - 2} + {2^{n - 1}}C_n^{n - 1} + {2^n}C_n^n\)

Kết hợp với giả thiết ta có: \({3^n} = 243 \Leftrightarrow {3^n} = {3^5} \Leftrightarrow n = 5\)

Câu 38 :

Gieo đồng xu cân đối và đồng chất \(5\) lần liên tiếp. Xác suất để được ít nhất một lần xuất hiện mặt sấp là:

  • A.

    \(\dfrac{{31}}{{32}}\)          

  • B.

    \(\dfrac{{21}}{{32}}\)         

  • C.

    \(\dfrac{{15}}{{16}}\)

  • D.

    \(\dfrac{1}{{32}}\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng phương pháp biến cố đối: Tính xác suất để không xuất hiện mặt sấp.

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(n\left( \Omega  \right) = {2^5} = 32\).

Biến cố \(A\):”Được ít nhất một lần xuất hiện mặt sấp”.

Khi đó: \(\overline A \):”Tất cả đều là  mặt ngửa”.

Suy ra \(P\left( {\overline A } \right) = \dfrac{1}{{32}} \Rightarrow P\left( A \right) = 1 - P\left( {\overline A } \right) = 1 - \dfrac{1}{{32}} = \dfrac{{31}}{{32}}\).

Câu 39 :

Gieo hai con súc xắc cân đối và đồng chất. Xác suất để hiệu số chấm trên mặt xuất hiện của hai con súc xắc bằng 2 là:

  • A.

    $\dfrac{1}{{12}}$.

  • B.

    $\dfrac{1}{9}$.

  • C.

    $\dfrac{2}{9}$.

  • D.

    $\dfrac{5}{{36}}$.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Tính số phần tử của không gian mẫu.

- Tính số khả năng có lợi cho biến cố.

- Tính xác suất theo công thức \(P\left( A \right) = \dfrac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega  \right)}}\).

Lời giải chi tiết :

$n(\Omega ) = 6.6 = 36$. Gọi $A$:”hiệu số chấm trên mặt xuất hiện của hai con súc xắc bằng 2”.

Các hiệu có thể bằng 2 là:

$3 - 1 = 2$, $4 - 2 = 2$, $5 - 3 = 2$, $6 - 4 = 2$.

A={(1;3),(2;4),(3;5);(4;6);(3;1);(4;2);(5;3);(6;4)}

Do đó $n(A) = 8$. Vậy $P(A) = \dfrac{8}{{36}} = \dfrac{2}{9}$.

Câu 40 :

Độ dài $3$ cạnh của một tam giác vuông lập thành một cấp số cộng . Nếu trung bình cộng ba cạnh bằng $6$ thì công sai của cấp số cộng này là:

  • A.

    $7,5$

  • B.

    $4,5$

  • C.

    $0,5$

  • D.

    Đáp án khác.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sử dụng tính chất của cấp số cộng \({u_{n - 1}} + {u_{n + 1}} = 2{u_n}\).

Sử dụng tính chất ba cạnh của tam giác vuông (định lí Py – ta – go).

Lời giải chi tiết :

Gọi 3 cạnh của tam giác vuông là \(a,b,c\left( {a < b < c} \right)\). Khi đó ta có hệ phương trình:

\(\begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}{a^2} + {b^2} = {c^2}\\a + c = 2b\\\dfrac{{a + b + c}}{3} = 6\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{a^2} + {b^2} = {c^2}\\a + c = 2b\\a + b + c = 18\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{a^2} + {b^2} = {c^2}\\a + c = 2b\\3b = 18\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}b = 6\\{a^2} + 36 = {c^2}\\a = 12 - c\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}b = 6\\a = 12 - c\\144 - 24c + {c^2} + 36 = {c^2}\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}b = 6\\c = \dfrac{{15}}{2}\\a = \dfrac{9}{2}\end{array} \right. \\ \Rightarrow d = b - a = 6 - \dfrac{9}{2} = \dfrac{3}{2} = 1,5\end{array}\)

Câu 41 :

Trong mặt phẳng tọa độ \(Oxy\) cho vectơ $\vec v = \left( { - 3; - 2} \right)$. Phép tịnh tiến theo vectơ $\overrightarrow v $ biến đường tròn $\left( C \right):{x^2} + {\left( {y - 1} \right)^2} = 1$ thành đường tròn $\left( {C'} \right)$. Mệnh đề nào sau đây đúng?

  • A.

    $\left( {C'} \right):{\left( {x + 3} \right)^2} + {\left( {y + 1} \right)^2} = 1.$

  • B.

    $\left( {C'} \right):{\left( {x - 3} \right)^2} + {\left( {y + 1} \right)^2} = 1.$

  • C.

    $\left( {C'} \right):{\left( {x + 3} \right)^2} + {\left( {y + 1} \right)^2} = 4.$

  • D.

    $\left( {C'} \right):{\left( {x - 3} \right)^2} + {\left( {y - 1} \right)^2} = 4.$

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Tìm tọa độ ảnh của tâm đường tròn qua phép tính tiến.

- Phép tịnh tiến biến đường tròn thành đường tròn có cùng bán kính.

Lời giải chi tiết :

Đường tròn \(\left( C \right)\) có tâm \(I\left( {0;1} \right),\) bán kính \(R = 1.\)

Gọi \(I'\left( {x;y} \right)\) là ảnh của $I\left( {0;1} \right)$ qua phép tịnh tiến vectơ \(\vec v = \left( { - 3; - 2} \right)\).

Ta có \(\overrightarrow {II'}  = \vec v \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x - 0 =  - 3\\y - 1 =  - 2\end{array} \right.\)\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x =  - 3\\y =  - 1\end{array} \right. \Rightarrow I'\left( { - 3; - 1} \right)\)

Vì phép tịnh tiến bảo toàn khoảng cách nên \(R' = R = 1.\)

Vậy ảnh của đường tròn \(\left( C \right)\) qua phép \({T_{\overrightarrow v }}\) là đường tròn \(\left( {C'} \right)\) có tâm \(I'\left( { - 3; - 1} \right),\) bán kính \(T\) nên có phương  trình $\left( {C'} \right):{\left( {x + 3} \right)^2} + {\left( {y + 1} \right)^2} = 1.$

Câu 42 :

Phép vị tự nào sau đây biến đường tròn \(\left( C \right):\,\,{\left( {x - 3} \right)^2} + {\left( {y - 1} \right)^2} = 4\) thành đường tròn \(\left( {C'} \right):\,\,{\left( {x - 5} \right)^2} + {\left( {y - 3} \right)^2} = 4\) ?

  • A.

    \({V_{\left( {I; - 1} \right)}}\) với \(I\left( {4;2} \right)\)      

  • B.

    \(V\left( {I;1} \right)\) với \(I\left( {1;1} \right)\) 

  • C.

    \({V_{\left( {I; - 1} \right)}}\) với \(I\left( {1;1} \right)\) 

  • D.

    \({V_{\left( {I;1} \right)}}\) với \(I\left( {4;2} \right)\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Gọi phép vị tự cần tìm là \({V_{\left( {I;k} \right)}}\), có \(\left| k \right| = \dfrac{{R'}}{R}\)

Gọi $K$ và $K'$  lần lượt là tâm của đường tròn \(\left( C \right)\) và đường tròn \(\left( {C'} \right)\) ta có \(\overrightarrow {IK'}  = k\overrightarrow {IK} \)

Lời giải chi tiết :

Đường tròn \(\left( C \right)\) có tâm \(K\left( {3;1} \right)\) và bán kính \(R = 2\), đường tròn \(\left( {C'} \right)\) có tâm \(K'\left( {5;3} \right)\) và bán kính \(R' = 2\).

\( \Rightarrow \left| k \right| = \dfrac{{R'}}{R} = 1 \Rightarrow k =  \pm 1\), mà \(I' \ne I \Rightarrow k \ne 1 \Rightarrow k =  - 1\)

Giả sử phép vị tự tâm $I$ tỉ số $k$ biến $K$ thành $K'$  ta có: \(\overrightarrow {IK'}  =  - \overrightarrow {IK}  \Rightarrow I\) là trung điểm của  \(KK' \Rightarrow I\left( {4;2} \right)\)

Câu 43 :

Cho tứ diện \(ABCD.\) Gọi \(M,{\rm{ }}N\) lần lượt là trung điểm của \(AC,{\rm{ }}CD.\) Giao tuyến của hai mặt phẳng \(\left( {MBD} \right)\) và \(\left( {ABN} \right)\) là:

  • A.

    đường thẳng \(MN.\) 

  • B.

    đường thẳng \(AM.\) 

  • C.

    đường thẳng \(BG{\rm{ }}(G\) là trọng tâm tam giác \(ACD).\) 

  • D.

    đường thẳng \(AH{\rm{ }}(H\) là trực tâm tam giác \(ACD).\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Tìm một điểm chung dễ thấy của hai mặt phẳng.

- Tìm điểm chung thứ hai bằng cách tìm hai đường thẳng lần lượt thuộc hai mặt phẳng mà chúng cắt nhau.

Lời giải chi tiết :

\( \bullet \) \(B\) là điểm chung thứ nhất giữa hai mặt phẳng \(\left( {MBD} \right)\) và \(\left( {ABN} \right).\)

\( \bullet \) Vì \(M,N\) lần lượt là trung điểm của \(AC,{\rm{ }}CD\) nên suy ra \(AN,{\rm{ }}DM\) là hai trung tuyến của tam giác \(ACD.\) Gọi \(G = AN \cap DM\)

\( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}G \in AN \subset \left( {ABN} \right) \Rightarrow G \in \left( {ABN} \right)\\G \in DM \subset \left( {MBD} \right) \Rightarrow G \in \left( {MBD} \right)\end{array} \right. \Rightarrow G\) là điểm chung thứ hai giữa hai mặt phẳng \(\left( {MBD} \right)\) và \(\left( {ABN} \right).\)

Vậy \(\left( {ABN} \right) \cap \left( {MBD} \right) = BG.\)

Câu 44 :

Cho tứ diện \(ABCD\). Gọi \(H\), \(K\) lần lượt là trung điểm các cạnh \(AB\), \(BC\). Trên đường thẳng \(CD\) lấy điểm \(M\) nằm ngoài đoạn \(CD\). Thiết diện của tứ diện với  mặt phẳng \(\left( {HKM} \right)\) là:

  • A.

    Tứ giác \(HKMN\) với \(N \in AD.\)

  • B.

    Hình thang \(HKMN\) với \(N \in AD\) và \(HK\parallel MN.\) 

  • C.

    Tam giác \(HKL\) với \(L = KM \cap BD.\)   

  • D.

    Tam giác \(HKL\) với \(L = HM \cap AD.\)  

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Tìm các giao tuyến của mặt phẳng \(\left( {HKM} \right)\) với các mặt của tứ diện.

- Từ đó suy ra thiết diện.

Lời giải chi tiết :

Ta có \(HK\), \(KM\) là đoạn giao tuyến của \(\left( {HKM} \right)\) với \(\left( {ABC} \right)\) và \(\left( {BCD} \right)\).

Trong  mặt  phẳng \(\left( {BCD} \right)\),  do \(KM\) không  song song với \(BD\) nên gọi \(L = KM \cap BD\).

Vậy thiết diện là tam giác \(HKL\).

Câu 45 :

Cho tứ diện đều $SABC.$ Gọi $I$ là trung điểm của $AB, M $ là một điểm di động trên đoạn $AI.$ Gọi $(P)$ là mặt phẳng qua $M$ và song song với $SI, IC,$ biết $AM = x.$ Thiết diện tạo bởi $mp(P)$ và tứ diện $SABC $ có chu vi là:

  • A.

    \(3x\left( {1 + \sqrt 3 } \right)\) 

  • B.

    \(2x\left( {1 + \sqrt 3 } \right)\)

  • C.

    \(x\left( {1 + \sqrt 3 } \right)\)

  • D.

    Không xác định

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Đưa về cùng mặt phẳng.

- Sử dụng tính chất của đường thẳng song song với mặt phẳng.

- Áp dụng định lí Ta-let đảo để chỉ ra các tỉ lệ bằng nhau.

- Công thức tính chu vi tam giác.

Lời giải chi tiết :

Trong $mp(ABC)$ kẻ $MF // IC$ \(\left( {F \in AC} \right)\), trong $mp(SAB)$ kẻ $ME // SI$ \(\left( {E \in SA} \right)\).

Do đó $mp(P)$ chính là $(MEF)$ và thiết diện tạo bởi $mp(P)$ và tứ diện đều $SABC$ là tam giác $MEF.$

Gọi $a$ là cạnh của tứ diện đều $SABC.$

Xét tam giác đều $ABC$ và tam giác $SAB$ là những tam giác đều cạnh $a$ nên \(CI = SI = \dfrac{{a\sqrt 3 }}{2}\).

Trong $(ABC)$ ta có: \(\dfrac{{AM}}{{AI}} = \dfrac{{ME}}{{SI}} \Leftrightarrow \dfrac{x}{{\dfrac{a}{2}}} = \dfrac{{ME}}{{\dfrac{{a\sqrt 3 }}{2}}} \Leftrightarrow ME = x\sqrt 3 .\)

Trong $(SAB)$ ta có: \(\dfrac{{AM}}{{AI}} = \dfrac{{MF}}{{CI}} \Leftrightarrow \dfrac{x}{{\dfrac{a}{2}}} = \dfrac{{MF}}{{\dfrac{{a\sqrt 3 }}{2}}} \Leftrightarrow MF = x\sqrt 3 .\)

Ta lại có: \(\dfrac{{AM}}{{AI}} = \dfrac{{AF}}{{AC}} = \dfrac{{AE}}{{AS}} \) \(\Rightarrow EF\) $// SC $ (Định lí Ta-let đảo)

\( \Rightarrow \dfrac{{EF}}{{SC}} = \dfrac{{AF}}{{AC}} = \dfrac{{AM}}{{AI}} \Leftrightarrow \dfrac{{EF}}{a} = \dfrac{x}{{\dfrac{a}{2}}} \Leftrightarrow EF = 2x\)

Vậy chu vi tam giác $MEF $ bằng $ME + MF + EF =$ \(x\sqrt 3  + x\sqrt 3  + 2x = 2x\left( {1 + \sqrt 3 } \right)\)

Câu 46 :

Biểu thức \(2C_n^k + 5C_n^{k + 1} + 4C_n^{k + 2}+C_n^{k+3}\) bằng biểu thức nào sau đây?

  • A.

    \(C_{n + 2}^{k + 2} + C_{n + 3}^{k + 3}\)

  • B.

    \(C_{n + 2}^k + C_{n + 3}^k\)

  • C.

    \(C_{n + 2}^{k + 1} + C_{n + 3}^{k + 2}\)

  • D.

    \(2C_{n + 2}^{k + 2}\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Phân tích để xuất hiện sau đó áp dụng công thức \(C_n^k + C_n^{k + 1} = C_{n + 1}^{k + 1}\)

Lời giải chi tiết :

Trước hết ta chứng minh \(C_n^k + C_n^{k + 1} = C_{n + 1}^{k + 1}\)

\(\begin{array}{l}VT = C_n^k + C_n^{k + 1}\\ = \dfrac{{n!}}{{k!\left( {n - k} \right)!}} + \dfrac{{n!}}{{\left( {k + 1} \right)!\left( {n - k - 1} \right)!}}\\ = \dfrac{{n!}}{{k!\left( {n - k - 1} \right)!}}\left( {\dfrac{1}{{n - k}} + \dfrac{1}{{k + 1}}} \right)\\ = \dfrac{{n!}}{{k!\left( {n - k - 1} \right)!}}.\dfrac{{k + 1 + n - k}}{{\left( {n - k} \right)\left( {k + 1} \right)}}\\ = \dfrac{{n!\left( {n + 1} \right)}}{{k!\left( {k + 1} \right)\left( {n - k - 1} \right)!\left( {n - k} \right)}}\\ = \dfrac{{\left( {n + 1} \right)!}}{{\left( {k + 1} \right)!\left( {n - k} \right)!}} = C_{n + 1}^{k + 1} = VP\end{array}\)

Ta có:

\(\begin{array}{l}\,\,\,\,C_n^k + 2C_n^{k + 1} + C_n^{k + 2}\\ = C_n^k + C_n^{k + 1} + C_n^{k + 1} + C_n^{k + 2}\\ = C_{n + 1}^{k + 1} + C_{n + 1}^{k + 2}\\ = C_{n + 2}^{k + 2}\\\,\,\,\,C_n^k + 3C_n^{k + 1} + 3C_n^{k + 2} + C_n^{k + 3}\\ = C_n^k + C_n^{k + 1} + 2\left( {C_n^{k + 1} + C_n^{k + 2}} \right) + C_n^{k + 2} + C_n^{k + 3}\\ = C_{n + 1}^{k + 1} + 2C_{n + 1}^{k + 2} + C_{n + 1}^{k + 3}\\ = C_{n + 1}^{k + 1} + C_{n + 1}^{k + 2} + C_{n + 1}^{k + 2} + C_{n + 1}^{k + 3}\\ = C_{n + 2}^{k + 2} + C_{n + 2}^{k + 3}\\ = C_{n + 3}^{k + 3}\\ \Rightarrow 2C_n^k + 5C_n^{k + 1} + 4C_n^{k + 2} + C_n^{k + 3}= C_{n + 2}^{k + 2} + C_{n + 3}^{k + 3}\end{array}\)

Câu 47 :

Tìm tập giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất của hàm số sau

\(y = 3{\left( {3\sin x + 4\cos x} \right)^2} + 4\left( {3\sin x + 4\cos x} \right) + 1\)

  • A.

    \(\min y = \dfrac{1}{3};\max y = 96\)

  • B.

    \(\min y = \dfrac{1}{3};\max y = 6\)

  • C.

    \(\min y =  - \dfrac{1}{3};\max y = 96\)

  • D.

    \(\min y = 2;\max y = 6\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Đặt \(t = 3.\sin x + 4.\cos x\) và tìm điều kiện của \(t\).

- Tìm GTNN của hàm số theo \(t\) và kết luận.

Lời giải chi tiết :

Đặt \(t = 3.\sin x + 4.\cos x\), theo bất đẳng thức Bunhiacopxki, ta có:

$\begin{array}{l}
{t^2} = {\left( {3\sin x + 4\cos x} \right)^2}\\
\le \left( {{3^2} + {4^2}} \right)\left( {{{\sin }^2}x + {{\cos }^2}x} \right)\\
= 25.1 = 25\\
\Rightarrow {t^2} \le 25 \Rightarrow - 5 \le t \le 5
\end{array}$

Xét hàm số \(y = 3{t^2} + 4t + 1 \) trên \([-5;5]\).

Hàm số \(y = 3{t^2} + 4t + 1 \) là hàm bậc hai có:

$\begin{array}{l}
- \frac{b}{{2a}} = - \frac{2}{3} \in \left[ { - 5;5} \right]\\
y\left( { - \frac{2}{3}} \right) = - \frac{1}{3}\\
y\left( { - 5} \right) = 56\\
y\left( 5 \right) = 96
\end{array}$

Ta có bảng biến thiên:

\( \Rightarrow \min y =  - \dfrac{1}{3}\) khi \(t=- \dfrac{1}{3}\)

\(\max y = 96\) khi \(t=5\).

Câu 48 :

Gieo ba con xúc sắc cân đối, đồng chất. Xác suất để số chấm xuất hiện trên ba con xúc sắc đó bằng nhau là:

  • A.

    \(\dfrac{1}{{216}}\)

  • B.

    \(\dfrac{1}{9}\)

  • C.

    \(\dfrac{1}{{18}}\)

  • D.

    \(\dfrac{1}{{36}}\) 

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Tính số phần tử của không gian mẫu \(n\left( \Omega  \right)\).

- Liệt kê và tính số khả năng xảy ra của biến cố \(A\)

- Tính xác suất theo công thức \(P\left( A \right) = \dfrac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega  \right)}}\).

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(n\left( \Omega  \right) = {6^3}\).

Gọi \(A\) là biến cố: “Số chấm trên ba con xúc sắc bằng nhau”.

Khi đó các trường hợp có thể có của $A$ là: \({\left( {1;1;1} \right),\left( {2;2;2} \right),\left( {3;3;3} \right),\left( {4;4;4} \right),\left( {5;5;5} \right),\left( {6;6;6} \right)}\)

Vậy \(P\left( A \right) = \dfrac{6}{{216}} = \dfrac{1}{{36}}\).

Câu 49 :

Cho đường tròn \(\left( {O;R} \right)\) và một điểm $A$ cố định. Một điểm $M$ thay đổi trên \(\left( {O;R} \right)\), gọi $N$ là trung điểm của đoạn thẳng $AM$ . Khi $M$ thay đổi trên \(\left( {O;R} \right)\), tập hợp các điểm $N$ là:

  • A.

    Đường tròn tâm $A$ bán kính $R$ 

  • B.

    Đường tròn tâm $O$ bán kính $2R$ 

  • C.

    Đường tròn tâm $I$ bán kính \(\dfrac{R}{2}\) với $I$ là trung điểm của $AO$ 

  • D.

    Đường tròn đường kính $AO$ .

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Từ giả thiết ta có \(\overrightarrow {AN}  = \dfrac{1}{2}\overrightarrow {AM} \)

\( \Rightarrow \) Phép vị tự \({V_{\left( {A;\frac{1}{2}} \right)}}\left( M \right) = N\)

Vậy khi $M$ thay đổi trên \(\left( {O;R} \right)\) thì điểm $N$ thay đổi trên đường tròn \(\left( T \right)\) là ảnh của đường tròn \(\left( {O;R} \right)\) qua phép vị tự \({V_{\left( {A;\frac{1}{2}} \right)}}\).

Gọi $I$ là ảnh của $O$ qua \({V_{\left( {A;\frac{1}{2}} \right)}}\) ta có \(\overrightarrow {AI}  = \dfrac{1}{2}\overrightarrow {AO}  \Rightarrow I\) là trung điểm của $OA$ .Vậy \(\left( T \right)\) là đường tròn tâm $I$ bán kính \(\dfrac{R}{2}\) với $I$ là trung điểm của $AO$ .

Câu 50 :

Tìm tất cả các giá trị của tham số $m$ để phương trình sau có ba nghiệm phân biệt lập thành một cấp số cộng : \({x^3} - 3m{x^2} + 2m\left( {m - 4} \right)x + 9{m^2} - m = 0\) ?

  • A.

    $m = 0$

  • B.

    \(m = \dfrac{{17 + \sqrt {265} }}{{12}}\)   

  • C.

    \(m = \dfrac{{17 - \sqrt {265} }}{{12}}\)

  • D.

    $m = 1$

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Giá sử phương trình có 3 nghiệm phân biệt, sử dụng định lí Vi-et và tính chất của cấp số cộng để tìm ra một trong ba nghiệm đó.

Thử lại và kết luận.

Lời giải chi tiết :

Cách 1: Giải bài toán bằng cách tự luận:

Giả sử phương trình có ba nghiệm phân biệt \({x_1},{x_2},{x_3}\) lập thành một cấp số cộng. Theo định lí Vi-et ta có \({x_1} + {x_2} + {x_3} =  - \dfrac{b}{a} = 3m\)

Vì \({x_1},{x_2},{x_3}\) lập thành một cấp số cộng nên \({x_1} + {x_3} = 2{x_2} \Rightarrow {x_1} + {x_2} + {x_3} = 3{x_2} = 3m \Leftrightarrow {x_2} = m\).

Thay ${x_2} = m$ vào phương trình ban đầu ta được \({m^3} - 3{m^3} + 2{m^2}\left( {m - 4} \right) + 9{m^2} - m = {m^2} - m = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}m = 0\\m = 1\end{array} \right.\)

Thử lại:

Khi $m = 0$ , phương trình trở thành \({x^3} = 0 \Leftrightarrow x = 0\), phương trình có nghiệm duy nhất (loại)

Khi $m = 1$ , phương trình trở thành \({x^3} - 3{x^2} - 6x + 8 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x =  - 2\\x = 1\\x = 4\end{array} \right.\). Dễ thấy $ - 2,1,4$ lập thành 1 cấp số cộng có công sai $d = 3$.

Vậy $m = 1$ thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Cách 2: Giải bài toán bằng cách trắc nghiệm.

Thử lần lượt từng đáp án. Trước hết ta thử đáp án A và D vì $m$ nguyên.

Khi $m = 0$ ta có phương trình \({x^3} = 0 \Leftrightarrow x = 0\), phương trình có nghiệm duy nhất (loại)

Khi $m = 1$ phương trình trở thành \({x^3} - 3{x^2} - 6x + 8 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x =  - 2\\x = 1\\x = 4\end{array} \right.\). Dễ thấy $ - 2,1,4$ lập thành 1 cấp số cộng có công sai $d = 3$ .

Vậy $m = 1$ thỏa mãn yêu cầu bài toán.

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.