Đề kiểm tra 15 phút Toán 11 chương 6: Phép dời hình và phép đồng dạng trong mặt phẳng - Đề số 3

Đề bài

Câu 1 :

Cho hai đường thẳng song song $a$ và $b$. Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A.

    Không tồn tại phép tịnh tiến nào biến đường thẳng $a$ thành đường thẳng $b$.

  • B.

    Có duy nhất một phép tịnh tiến biến đường thẳng $a$ thành đường thẳng $b$.

  • C.

    Có đúng hai phép tịnh tiến biến đường thẳng $a$ thành đường thẳng $b$.

  • D.

    Có vô số phép tịnh tiến biến đường thẳng $a$ thành đường thẳng $b$.

Câu 2 :

Khẳng định nào sau đây sai ?

  • A.

    Phép đối xứng trục biến một vector thành một vector bằng nó

  • B.

    Phép đối xứng trục biến một đoạn thẳng thành một đoạn thẳng bằng nó

  • C.

    Phép đối xứng trục biến một tam giác thành một tam giác bằng nó

  • D.

    Phép đối xứng trục biến một đường tròn thành một đường tròn có bán kính bằng với bán kính của nó.

Câu 3 :

Trong mặt phẳng với hệ tọa độ $Oxy$ , cho $T$ là một phép tịnh tiến theo vectơ $\overrightarrow u $ biến điểm $M\left( {x;y} \right)$ thành điểm $M'\left( {x';y'} \right)$ với biểu thức tọa độ là: $x = x' + 3;\,\,y = y' - 5$. Tọa độ của vectơ tịnh tiến $\overrightarrow u $ là:

  • A.

    $\left( {5; - 3} \right)$

  • B.

    $\left( {3;5} \right)$

  • C.

    $\left( { - 3;5} \right)$

  • D.

    \(\left( {3; - 5} \right)\) 

Câu 4 :

Nếu ảnh của hình $H$ qua phép biến hình $F$ là $H'$ thì ta kí hiệu là:

  • A.

    $F\left( {H'} \right) = H$ 

  • B.

    $F\left( {HH'} \right) = 0$ 

  • C.

    $F\left( {H'H} \right) = 0$ 

  • D.

    $F\left( H \right) = H'$

Câu 5 :

Điền cụm từ thích hợp vào chỗ chấm: “Phép đồng nhất là phép biến hình biến điểm \(M\) thành …”.

  • A.

    điểm $M'$ sao cho $MM' = 1$

  • B.

    điểm $M'$ sao cho $MM' = 2$ 

  • C.

    điểm $M'$  sao cho $MM' < 1$ 

  • D.

    chính nó

Câu 6 :

Ảnh $A'$ của $A\left( {4; - 3} \right)$ qua phép đối xứng trục $d$ với \(d:2x\; - y = 0\) có tọa độ là:

  • A.

    $A'\left( { - 2;7} \right)$ 

  • B.

    \(A'\left( { - \dfrac{{24}}{5};\dfrac{7}{5}} \right)\) 

  • C.

    \(A'\left( {\dfrac{{24}}{5};\dfrac{7}{5}} \right)\) 

  • D.

    \(A'\left( {12;\dfrac{7}{5}} \right)\) 

Câu 7 :

Trong mặt phẳng $Oxy$ cho tam giác $ABC$ với $A\left( {1;3} \right),B\left( {2; - 4} \right),C\left( {3; - 2} \right)$ và điểm $G$ và trọng tâm tam giác $ABC$. Ảnh $G'$  của $G$ qua phép đối xứng trục $Ox$ có tọa độ là 

  • A.

    \(G'\left( { - 2;1} \right)\) 

  • B.

    \(G'\left( {2;1} \right)\) 

  • C.

    \(G'\left( {2; - 1} \right)\) 

  • D.

    \(G'\left( {1;2} \right)\) 

Câu 8 :

Chọn khẳng định sai trong các khẳng định sau:

  • A.

    Hợp của phép tịnh tiến theo vectơ $\overrightarrow u $ và phép tịnh tiến theo vectơ $ - \overrightarrow u $ là một phép đồng nhất.

  • B.

    Hợp của hai phép tịnh tiến theo vectơ $\overrightarrow u $ và $\overrightarrow v $ là một phép tịnh tiến theo vectơ $\overrightarrow u  + \overrightarrow v $.

  • C.

    Phép tịnh tiến theo vectơ $\overrightarrow u  \ne \overrightarrow 0 $ là một phép dời hình không có điểm bất động

  • D.

    Phép tịnh tiến theo vectơ $\overrightarrow u  \ne \overrightarrow 0 $ luôn biến đường thẳng thành một đường thẳng song song với nó

Câu 9 :

Trong mặt phẳng với hệ tọa độ $Oxy$, cho đường thẳng $\Delta $ có phương trình $5x - y + 1 = 0$. Thực hiện phép tịnh tiến theo phương của trục hoành về phía trái $2$ đơn vị, sau đó tiếp tục thực hiện phép tịnh tiến theo phương của trục tung về phía trên $3$ đơn vị, đường thẳng $\Delta $ biến thành đường thẳng $\Delta '$ có phương trình là:

  • A.

    \(5x - y + 14 = 0\) 

  • B.

    \(5x - y - 7 = 0\) 

  • C.

    \(5x - y + 5 = 0\) 

  • D.

    \(5x - y - 12 = 0\) 

Câu 10 :

Trong mặt phẳng tọa độ $Oxy$ , nếu phép tịnh tiến biến điểm \(A\left( {3;2} \right)\) thành điểm \(A'\left( {2;5} \right)\) thì nó biến điểm \(B\left( {2;5} \right)\) thành:

  • A.

    điểm \(B'\left( {5;2} \right)\)

  • B.

    điểm \(B'\left( {1;8} \right)\)

  • C.

    điểm \(B'\left( {3;2} \right)\)

  • D.

    điểm \(B'\left( {1;1} \right)\)

Câu 11 :

Trong mặt phẳng tọa độ \(Oxy\) cho đường thẳng \(d:x + y - 2 = 0.\) Ảnh của đường thẳng \(d\) qua phép đối xứng trục \(Ox\) có phương trình là:

  • A.

    \(x - y - 2 = 0.\)

  • B.

    \(x + y + 2 = 0.\)

  • C.

    \( - x + y - 2 = 0.\)

  • D.

    \(x - y + 2 = 0.\)

Câu 12 :

Cho hàm số \(\left( C \right):\,\,y = \left| x \right|\). Giả sử \(\left( {C'} \right)\) đối xứng với \(\left( C \right)\) qua đường thẳng \(x = 1\). Khi đó, hàm số có đồ thị \(\left( {C'} \right)\) có dạng :

  • A.

    \(y = \left| {x + 1} \right|\) 

  • B.

    \(y = \left| {x - 1} \right|\) 

  • C.

    \(y = \left| {x + 2} \right|\) 

  • D.

    \(y = \left| {x - 2} \right|\) 

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Cho hai đường thẳng song song $a$ và $b$. Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A.

    Không tồn tại phép tịnh tiến nào biến đường thẳng $a$ thành đường thẳng $b$.

  • B.

    Có duy nhất một phép tịnh tiến biến đường thẳng $a$ thành đường thẳng $b$.

  • C.

    Có đúng hai phép tịnh tiến biến đường thẳng $a$ thành đường thẳng $b$.

  • D.

    Có vô số phép tịnh tiến biến đường thẳng $a$ thành đường thẳng $b$.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sử dụng tính chất phép tịnh tiến: biến đường thẳng thành đường thẳng song song hoặc trùng với nó.

Lời giải chi tiết :

Lấy điểm \(A,B\) bất kì thuộc hai đường thẳng \(a,b\) thì phép tịnh tiến theo véc tơ \(\overrightarrow {AB} \) biến đường thẳng \(a\) thành đường thẳng \(b\).

Vì các điểm \(A,B\) là lấy bất kì nên có vô số phép tịnh tiến thỏa mãn bài toán.

Câu 2 :

Khẳng định nào sau đây sai ?

  • A.

    Phép đối xứng trục biến một vector thành một vector bằng nó

  • B.

    Phép đối xứng trục biến một đoạn thẳng thành một đoạn thẳng bằng nó

  • C.

    Phép đối xứng trục biến một tam giác thành một tam giác bằng nó

  • D.

    Phép đối xứng trục biến một đường tròn thành một đường tròn có bán kính bằng với bán kính của nó.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Phép đối xứng trục bảo toàn khoảng cách giữa hai điểm bất kì.

Lời giải chi tiết :

Phép đối xứng trục không bảo toàn hướng của vector.

Câu 3 :

Trong mặt phẳng với hệ tọa độ $Oxy$ , cho $T$ là một phép tịnh tiến theo vectơ $\overrightarrow u $ biến điểm $M\left( {x;y} \right)$ thành điểm $M'\left( {x';y'} \right)$ với biểu thức tọa độ là: $x = x' + 3;\,\,y = y' - 5$. Tọa độ của vectơ tịnh tiến $\overrightarrow u $ là:

  • A.

    $\left( {5; - 3} \right)$

  • B.

    $\left( {3;5} \right)$

  • C.

    $\left( { - 3;5} \right)$

  • D.

    \(\left( {3; - 5} \right)\) 

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng biểu thức tọa độ của phép tịnh tiến \(\left\{ \begin{array}{l}x' = x + a\\y' = y + b\end{array} \right.\)

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}x = x' + 3\\y = y' - 5\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x' = x - 3\\y' = y + 5\end{array} \right. \Rightarrow \overrightarrow u  = \left( { - 3;5} \right)\)

Câu 4 :

Nếu ảnh của hình $H$ qua phép biến hình $F$ là $H'$ thì ta kí hiệu là:

  • A.

    $F\left( {H'} \right) = H$ 

  • B.

    $F\left( {HH'} \right) = 0$ 

  • C.

    $F\left( {H'H} \right) = 0$ 

  • D.

    $F\left( H \right) = H'$

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Với mỗi hình \(H\), ảnh của \(H\) qua phép biến hình \(F\) là hình \(H'\) gồm các điểm \(M' = F\left( M \right)\).

Ký hiệu: \(H' = F\left( H \right)\).

Câu 5 :

Điền cụm từ thích hợp vào chỗ chấm: “Phép đồng nhất là phép biến hình biến điểm \(M\) thành …”.

  • A.

    điểm $M'$ sao cho $MM' = 1$

  • B.

    điểm $M'$ sao cho $MM' = 2$ 

  • C.

    điểm $M'$  sao cho $MM' < 1$ 

  • D.

    chính nó

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Với mỗi điểm \(M\) xác định điểm \(M' \equiv M\). Phép biến hình này là phép đồng nhất.

Câu 6 :

Ảnh $A'$ của $A\left( {4; - 3} \right)$ qua phép đối xứng trục $d$ với \(d:2x\; - y = 0\) có tọa độ là:

  • A.

    $A'\left( { - 2;7} \right)$ 

  • B.

    \(A'\left( { - \dfrac{{24}}{5};\dfrac{7}{5}} \right)\) 

  • C.

    \(A'\left( {\dfrac{{24}}{5};\dfrac{7}{5}} \right)\) 

  • D.

    \(A'\left( {12;\dfrac{7}{5}} \right)\) 

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Viết phương trình đường thẳng $d’$ qua $A$ và vuông góc với $d.$

- Tìm giao điểm $H$ của $d$ và $d’.$ Khi đó $H$ là trung điểm của $AA’.$

Áp dụng công thức tìm tọa độ trung điểm \(\left\{ \begin{array}{l}{x_A} + {x_{A'}} = 2{x_H}\\{y_A} + {y_{A'}} = 2{y_H}\end{array} \right.\)

Lời giải chi tiết :

Gọi \(A'\) là ảnh của $A$ qua phép đối xứng trục $d.$ Gọi $d’$ là đường thẳng đi qua $A $ và vuông góc với $d,$ khi đó phương trình $d’$ có dạng: $x + 2y + c = 0.$

Vì \(A \in d'\) nên \(4 + 2\left( { - 3} \right) + c = 0 \Rightarrow c = 2\). Khi đó \(\left( {d'} \right):x + 2y + 2 = 0\)

Gọi \(H = d \cap d' \Rightarrow H\left( { - \dfrac{2}{5}; - \dfrac{4}{5}} \right) \Rightarrow \) $H $ là trung điểm của $AA’.$ Khi đó

\(\left\{ \begin{array}{l}{x_{A'}} = 2{x_H} - {x_A}\\{y_{A'}} = 2{y_H} - {y_A}\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x_{A'}} = 2.\left( { - \dfrac{2}{5}} \right) - 4 =  - \dfrac{{24}}{5}\\{y_{A'}} = 2\left( { - \dfrac{4}{5}} \right) + 3 = \dfrac{7}{5}\end{array} \right. \Rightarrow A'\left( { - \dfrac{{24}}{5};\dfrac{7}{5}} \right)\)

Câu 7 :

Trong mặt phẳng $Oxy$ cho tam giác $ABC$ với $A\left( {1;3} \right),B\left( {2; - 4} \right),C\left( {3; - 2} \right)$ và điểm $G$ và trọng tâm tam giác $ABC$. Ảnh $G'$  của $G$ qua phép đối xứng trục $Ox$ có tọa độ là 

  • A.

    \(G'\left( { - 2;1} \right)\) 

  • B.

    \(G'\left( {2;1} \right)\) 

  • C.

    \(G'\left( {2; - 1} \right)\) 

  • D.

    \(G'\left( {1;2} \right)\) 

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Áp dụng công thức tìm tọa độ trọng tâm $G$ của tam giác \(ABC:\left\{ \begin{array}{l}{x_G} = \dfrac{{{x_A} + {x_B} + {x_C}}}{3}\\{y_G} = \dfrac{{{y_A} + {y_B} + {y_C}}}{3}\end{array} \right.\)

Tìm ảnh của $G$ qua phép đối xứng trục $Ox$ , nếu $G\left( {a;b} \right)$ thì $G'\left( {a; - b} \right)$ .

Lời giải chi tiết :

\(\left\{ \begin{array}{l}{x_G} = \dfrac{{{x_A} + {x_B} + {x_C}}}{3} = \dfrac{{1 + 2 + 3}}{3} = 2\\{y_G} = \dfrac{{{y_A} + {y_B} + {y_C}}}{3} = \dfrac{{3 - 4 - 2}}{3} =  - 1\end{array} \right. \Rightarrow G\left( {2; - 1} \right) \Rightarrow G'\left( {2;1} \right)\)

Câu 8 :

Chọn khẳng định sai trong các khẳng định sau:

  • A.

    Hợp của phép tịnh tiến theo vectơ $\overrightarrow u $ và phép tịnh tiến theo vectơ $ - \overrightarrow u $ là một phép đồng nhất.

  • B.

    Hợp của hai phép tịnh tiến theo vectơ $\overrightarrow u $ và $\overrightarrow v $ là một phép tịnh tiến theo vectơ $\overrightarrow u  + \overrightarrow v $.

  • C.

    Phép tịnh tiến theo vectơ $\overrightarrow u  \ne \overrightarrow 0 $ là một phép dời hình không có điểm bất động

  • D.

    Phép tịnh tiến theo vectơ $\overrightarrow u  \ne \overrightarrow 0 $ luôn biến đường thẳng thành một đường thẳng song song với nó

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Giả sử ta có phép tịnh tiến theo vectơ $\overrightarrow u $ biến điểm $M$ thành điểm ${M_1}$ và phép tịnh tiến theo vectơ $\overrightarrow v $ biến điểm ${M_1}$ thành điểm ${M_2}$. Ta có: $\overrightarrow {M{M_1}}  = \overrightarrow u $ và $\overrightarrow {{M_1}{M_2}}  = \overrightarrow v $.

Do đó $\overrightarrow {M{M_1}}  + \overrightarrow {{M_1}{M_2}}  = \overrightarrow u  + \overrightarrow v  \Leftrightarrow \overrightarrow {M{M_2}}  = \overrightarrow u  + \overrightarrow v $

Như thế phép tịnh tiến theo vectơ $\overrightarrow u  + \overrightarrow v $ biến $M$ thành ${M_2}$.

Vậy: Hợp của hai phép tịnh tiến theo vectơ $\overrightarrow u $ và $\overrightarrow v $ là một phép tịnh tiến theo vectơ $\overrightarrow u  + \overrightarrow v $

+ Hợp của phép tịnh tiến theo vectơ $\overrightarrow u $ và phép tịnh tiến theo vectơ $ - \overrightarrow u $ theo kết quả trên là phép tịnh tiến theo vectơ $\overrightarrow u  + \left( { - \overrightarrow u } \right) = \overrightarrow 0 $, đó là một phép đồng nhất.

+ Câu D sai vì: Nếu $\Delta $ là đường thẳng song song với giá của vectơ $\overrightarrow u $ thì ảnh của $\Delta $ là chính nó.

Câu 9 :

Trong mặt phẳng với hệ tọa độ $Oxy$, cho đường thẳng $\Delta $ có phương trình $5x - y + 1 = 0$. Thực hiện phép tịnh tiến theo phương của trục hoành về phía trái $2$ đơn vị, sau đó tiếp tục thực hiện phép tịnh tiến theo phương của trục tung về phía trên $3$ đơn vị, đường thẳng $\Delta $ biến thành đường thẳng $\Delta '$ có phương trình là:

  • A.

    \(5x - y + 14 = 0\) 

  • B.

    \(5x - y - 7 = 0\) 

  • C.

    \(5x - y + 5 = 0\) 

  • D.

    \(5x - y - 12 = 0\) 

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Xác định véc tơ tịnh tiến \(\overrightarrow u  = \left( { - 2;3} \right)\).

- Sử dụng công thức biến đổi tọa độ của phép tịnh tiến để viết phương trình đường thẳng \(\Delta '\).

Lời giải chi tiết :

Từ giả thiết suy ra $\Delta '$ là ảnh của $\Delta $ qua phép tịnh tiến theo vectơ $\overrightarrow u  = \left( { - 2;3} \right) \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}x' = x - 2\\y' = y + 3\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = x' + 2\\y = y' - 3\end{array} \right.$.

Do đó đường thẳng $\Delta '$ có phương trình là: $5\left( {x' + 2} \right) - \left( {y' - 3} \right) + 1 = 0 \Leftrightarrow 5x' - y' + 14 = 0 \Rightarrow 5x - y + 14 = 0$

Câu 10 :

Trong mặt phẳng tọa độ $Oxy$ , nếu phép tịnh tiến biến điểm \(A\left( {3;2} \right)\) thành điểm \(A'\left( {2;5} \right)\) thì nó biến điểm \(B\left( {2;5} \right)\) thành:

  • A.

    điểm \(B'\left( {5;2} \right)\)

  • B.

    điểm \(B'\left( {1;8} \right)\)

  • C.

    điểm \(B'\left( {3;2} \right)\)

  • D.

    điểm \(B'\left( {1;1} \right)\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Sử dụng tính chất của phép tịnh tiến $\overrightarrow {BB'}  = \overrightarrow {AA'} $

Lời giải chi tiết :

Gọi $B'(x;y)$ ta có:

\(\overrightarrow {BB'}  = \overrightarrow {AA'}  \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x - 2 = 2 - 3\\y - 5 = 5 - 2\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 1\\y = 8\end{array} \right.\)

Câu 11 :

Trong mặt phẳng tọa độ \(Oxy\) cho đường thẳng \(d:x + y - 2 = 0.\) Ảnh của đường thẳng \(d\) qua phép đối xứng trục \(Ox\) có phương trình là:

  • A.

    \(x - y - 2 = 0.\)

  • B.

    \(x + y + 2 = 0.\)

  • C.

    \( - x + y - 2 = 0.\)

  • D.

    \(x - y + 2 = 0.\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Tìm tọa độ giao điểm \(A\) của \(d\) và \(Ox\).

- Lấy một điểm \(B \in d\) và tìm ảnh \(B'\) của \(B\) qua \(Ox\).

- Viết phương trình \(AB'\) và kết luận.

Lời giải chi tiết :

Trục \(Ox\) có phương trình \(y = 0.\)

Tọa độ giao điểm \(A\) của \(d\) và \(Ox\) thỏa mãn hệ \(\left\{ \begin{array}{l}x + y - 2 = 0\\y = 0\end{array} \right. \Rightarrow A\left( {2;0} \right).\)

Vì \(A \in Ox\) nên qua phép đối xứng trục \(Ox\) biến thành chính nó, tức \(A' \equiv A\left( {2;0} \right).\)

Chọn điểm \(B\left( {1;1} \right) \in d \Rightarrow B'\left( {1; - 1} \right)\) là ảnh của \(B\) qua phép đối xứng trục \(Ox\).

Vậy đường thẳng \(d'\) là ảnh của \(d\) qua phép đối xứng trục \(Ox\) đi qua hai điểm \(A'\left( {2;0} \right)\) và \(B'\left( {1; - 1} \right)\) nên có phương trình \(x - y - 2 = 0.\)

Câu 12 :

Cho hàm số \(\left( C \right):\,\,y = \left| x \right|\). Giả sử \(\left( {C'} \right)\) đối xứng với \(\left( C \right)\) qua đường thẳng \(x = 1\). Khi đó, hàm số có đồ thị \(\left( {C'} \right)\) có dạng :

  • A.

    \(y = \left| {x + 1} \right|\) 

  • B.

    \(y = \left| {x - 1} \right|\) 

  • C.

    \(y = \left| {x + 2} \right|\) 

  • D.

    \(y = \left| {x - 2} \right|\) 

Đáp án : D

Phương pháp giải :

\(\left( C \right):\,\,y = \left| x \right| = \left[ \begin{array}{l}x\,\,khi\,\,x \ge 0\,\,\,\,\,\,\left( {{d_1}} \right)\\ - x\,\,khi\,\,x < 0\,\,\,\left( {{d_2}} \right)\end{array} \right.\)

Tìm ảnh của \({d_1}\) và \({d_2}\) qua phép đối xứng qua trục là đường thẳng $x = 1$.

Lời giải chi tiết :

\(\left( C \right):\,\,y = \left| x \right| = \left[ \begin{array}{l}x\,\,khi\,\,x \ge 0\,\,\,\,\,\,\left( {{d_1}} \right)\\ - x\,\,khi\,\,x < 0\,\,\,\left( {{d_2}} \right)\end{array} \right.\)

\({d_1} \cap \left( {x = 1} \right) = A\left( {1;1} \right)\)

Lấy \(B\left( {2;2} \right) \in {d_1} \Rightarrow \) đường thẳng đi qua $B$ và vuông góc với đường thẳng \(x = 1\) có phương trình $y = 2$.

Gọi $H$ là giao điểm của đường thẳng $x = 1$\(y = 2 \Rightarrow H\left( {1;2} \right)\)

Gọi $B'$ là điểm đối xứng với $B$ qua đường thẳng \(x = 1 \Rightarrow H\) là trung điểm của  \(BB' \Rightarrow B'\left( {0;2} \right)\)

\( \Rightarrow \) Phương trình đường thẳng $AB'$\(\dfrac{{x - 1}}{{0 - 1}} = \dfrac{{y - 1}}{{2 - 1}} \Leftrightarrow  - x + 1 = y - 1 \Leftrightarrow x + y = 2\)

\( \Rightarrow x + y = 2\) là đường thẳng đối xứng với đường thẳng $y = x$ qua đường thẳng $x = 1$.

\({d_2} \cap \left( {x = 1} \right) = C\left( {1; - 1} \right)\)

Lấy \(D\left( {0;0} \right) \in {d_2} \Rightarrow \) Đường thẳng đi qua $D$ và vuông góc với đường thẳng $x = 1$ có phương trình $y = 0$.

Gọi $K$ là giao điểm của đường thẳng $x = 1$ và \(y = 0 \Rightarrow K\left( {1;0} \right)\)

Gọi $D'$  là điểm đối xứng với $D$ qua đường thẳng \(x = 1 \Rightarrow K\) là trung điểm của \(DD' \Rightarrow D'\left( {2;0} \right)\)

\( \Rightarrow \) Phương trình đường thẳng \(CD'\) là : \(\dfrac{{x - 1}}{{2 - 1}} = \dfrac{{y + 1}}{{0 + 1}} \Leftrightarrow x - 1 = y + 1 \Leftrightarrow x - y = 2\)

\( \Rightarrow x - y = 2\) là đường thẳng đối xứng với đường thẳng \(y =  - x\) qua đường thẳng \(x = 1\)

 \( \Rightarrow \left( {C'} \right):\,\,\left[ \begin{array}{l}x + y = 2\\x - y = 2\end{array} \right. \Rightarrow \left[ \begin{array}{l}y =  - x + 2\\y = x - 2\end{array} \right. \Leftrightarrow y = \left| {x - 2} \right|\)

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.