Đề kiểm tra 15 phút Toán 12 chương 4: Số phức - Đề số 3

Đề bài

Câu 1 :

Biết rằng có duy nhất một cặp số thực $\left( {x;y} \right)$ thỏa mãn $\left( {x + y} \right) + \left( {x - y} \right)i = 5 + 3i$. Tính \(S = x + y.\)

  • A.

    $S = 5.$

  • B.

    $S = 3$.

  • C.

    $S = 4$.

  • D.

    $S = 6$.

Câu 2 :

Cho hai số phức ${z_1} = 3 + 4i,\,\,{z_2} = 4 - 3i$. Mệnh đề nào sau đây là đúng?

  • A.

    ${z_1} = {\bar z_2}.$

  • B.

    ${z_1} =  - \,{\bar z_2}.$

  • C.

    ${z_1} =  - \,i.{z_2}.$

  • D.

    ${z_1} = i.{z_2}.$

Câu 3 :

Chọn mệnh đề đúng:

  • A.

    \(\overline z  = z\)       

  • B.

    \(\left| {\overline z } \right| = \left| z \right|\)             

  • C.

    \(\left| z \right| + \left| {\overline z } \right| = 0\)

  • D.

    \(\left| {\overline z .z} \right| = 0\)

Câu 4 :

Giả sử ${z_1};{z_2}$ là hai nghiệm phức của phương trình: ${z^2} - 2z + 5 = 0$ và $A,B$ là các điểm biểu diễn của ${z_1};{z_2}$. Tọa độ trung điểm của đoạn thẳng $AB$ là

  • A.

    $\left( {0;1} \right)$

  • B.

    $(0; - 1)$  

  • C.

    $\left( {1;1} \right)$  

  • D.

    $\left( {1;0} \right)$

Câu 5 :

Cho \(z = 1 - 3i\) là một căn bậc hai của \(w =  - 8 - 6i\). Chọn kết luận đúng:

  • A.

    \({\left( {1 - 3i} \right)^2} =  - 8 - 6i\)

  • B.

    \({\left( {1 - 3i} \right)^2} =  - 8 + 6i\)

  • C.

    \({\left( {1 - 3i} \right)^2} = 8 + 6i\) 

  • D.

    \({\left( { - 8 - 6i} \right)^2} = 1 - 3i\)

Câu 6 :

Tìm phần ảo \(b\) của số phức $w = \dfrac{1}{{2i}}\left( {z - \bar z} \right)$ với $z = 5 - 3i$. 

  • A.

    \(b = 0.\)

  • B.

    $b =  - 6$.

  • C.

    $b =  - 3i$.

  • D.

    $b =  - 3$.

Câu 7 :

Cho số phức $z = a + bi$ với $a,b$ là hai số thực khác $0$. Một phương trình bậc hai với hệ số thực nhận \(\bar z\) làm nghiệm với mọi $a,b$ là:

  • A.

    ${z^2} = {a^2} - {b^2} + 2abi$

  • B.

    ${z^2} = {a^2} + {b^2}$

  • C.

    ${z^2} - 2az + {a^2} + {b^2} = 0$

  • D.

    ${z^2} + 2az + {a^2} - {b^2} = 0$

Câu 8 :

Phương trình: ${z^2} + az + b = 0$ \(\left( {a,b \in \mathbb{R}} \right)\) có một nghiệm phức là $z = 1 + 2i$ . Tổng $2$ số $a$ và $b$ bằng

  • A.

    $7$

  • B.

    $ - 4$  

  • C.

    $ - 3$  

  • D.

    $3$

Câu 9 :

Tính môđun của số phức $z$ biết $\overline z  = \left( {4 - 3i} \right)\left( {1 + i} \right)$.

  • A.

    $\left| z \right| = 25\sqrt 2 $

  • B.

    $\left| z \right| = 7\sqrt 2 $

  • C.

    $\left| z \right| = 5\sqrt 2 $

  • D.

    $\left| z \right| = \sqrt 2 $

Câu 10 :

Gọi ${z_1},{z_2}$ là các nghiệm của phương trình: $z + \dfrac{1}{z} =  - 1$. Giá trị của $P = {z_1}^3 + {z_2}^3$ là:

  • A.

    $0$

  • B.

    $1$

  • C.

    $2$

  • D.

    $3$

Câu 11 :

Gọi ${z_1}$, ${z_2}$ là hai nghiệm phức của phương trình ${z^2} - 2z + 2 = 0$. Tính giá trị biểu thức $P = z_1^{2016} + z_2^{2016}.$

  • A.

    \(P = {2^{1009}}\).

  • B.

    \(P = {2^{1008}}\).

  • C.

    \(P = 2\).

  • D.

    \(P = 0\).

Câu 12 :

Kí hiệu \({z_1},{\rm{ }}{z_2},\,{\rm{ }}{z_3}\) và \({z_4}\) là bốn nghiệm phức của phương trình $6{z^4} + 19{z^2} + 15 = 0.$ Tính tổng \(T = \dfrac{1}{{{z_1}}} + \dfrac{1}{{{z_2}}} + \dfrac{1}{{{z_3}}} + \dfrac{1}{{{z_4}}}.\)

  • A.

    $T = \dfrac{1}{{\sqrt 2 }} + i.$

  • B.

    $T = 2\sqrt 2 .$

  • C.

    $T = 0.$

  • D.

    $T =  - \,2.$

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Biết rằng có duy nhất một cặp số thực $\left( {x;y} \right)$ thỏa mãn $\left( {x + y} \right) + \left( {x - y} \right)i = 5 + 3i$. Tính \(S = x + y.\)

  • A.

    $S = 5.$

  • B.

    $S = 3$.

  • C.

    $S = 4$.

  • D.

    $S = 6$.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Hai số phức \(z = a + bi\) và \(z' = a' + b'i\) bằng nhau nếu \(a = a',b = b'\)

Lời giải chi tiết :

Ta có $\left( {x + y} \right) + \left( {x - y} \right)i = 5 + 3i \Leftrightarrow \left( {x + y - 5} \right) + \left( {x - y - 3} \right)i = 0 \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x + y - 5 = 0\\x - y - 3 = 0\end{array} \right.$

$ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 4\\y = 1\end{array} \right. \Rightarrow S = x + y = 4 + 1 = 5.$

Câu 2 :

Cho hai số phức ${z_1} = 3 + 4i,\,\,{z_2} = 4 - 3i$. Mệnh đề nào sau đây là đúng?

  • A.

    ${z_1} = {\bar z_2}.$

  • B.

    ${z_1} =  - \,{\bar z_2}.$

  • C.

    ${z_1} =  - \,i.{z_2}.$

  • D.

    ${z_1} = i.{z_2}.$

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Xét tính đúng sai của từng ĐA và kết luận.

Chú ý: Số phức liên hợp của \(z = a + bi\) là \(\overline z  = a - bi\).

Lời giải chi tiết :

Ta có $i.{z_2} = i\left( {4 - 3i} \right) = 4i - 3{i^2} = 3 + 4i = {z_1} \Rightarrow {z_1} = i.{z_2}$.

Câu 3 :

Chọn mệnh đề đúng:

  • A.

    \(\overline z  = z\)       

  • B.

    \(\left| {\overline z } \right| = \left| z \right|\)             

  • C.

    \(\left| z \right| + \left| {\overline z } \right| = 0\)

  • D.

    \(\left| {\overline z .z} \right| = 0\)

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ta có \(\left| z \right| = \left| {\overline z } \right|\) nên B đúng.

Câu 4 :

Giả sử ${z_1};{z_2}$ là hai nghiệm phức của phương trình: ${z^2} - 2z + 5 = 0$ và $A,B$ là các điểm biểu diễn của ${z_1};{z_2}$. Tọa độ trung điểm của đoạn thẳng $AB$ là

  • A.

    $\left( {0;1} \right)$

  • B.

    $(0; - 1)$  

  • C.

    $\left( {1;1} \right)$  

  • D.

    $\left( {1;0} \right)$

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Giải phương trình bậc hai tìm hai nghiệm \({z_1},{z_2}\).

- Số phức \(z = a + bi\) có điểm biểu diễn trên mặt phẳng phức là \(M\left( {a;b} \right)\).

- Tọa độ trung điểm \(I\) của đoạn thẳng \(AB\) là \(\left( {\dfrac{{{x_A} + {x_B}}}{2};\dfrac{{{y_A} + {y_B}}}{2}} \right)\)

Lời giải chi tiết :

Phương trình: ${z^2}-2z + 5 = 0$

Có: $\Delta ' = 1 - 5 =  - 4 = 4{i^2}$

   $ \Rightarrow \sqrt {\Delta '}  = \sqrt {4{i^2}}  = 2i$

\( \Rightarrow \) Phương trình có $2$  nghiệm là: ${z_1} = 1 + 2i;{z_2} = 1 - 2i$

Khi đó: $A\left( {1;2} \right),B(1; - 2)$

Tọa độ trung điểm đoạn thẳng $AB$ là: $\left( {1;0} \right)$

Câu 5 :

Cho \(z = 1 - 3i\) là một căn bậc hai của \(w =  - 8 - 6i\). Chọn kết luận đúng:

  • A.

    \({\left( {1 - 3i} \right)^2} =  - 8 - 6i\)

  • B.

    \({\left( {1 - 3i} \right)^2} =  - 8 + 6i\)

  • C.

    \({\left( {1 - 3i} \right)^2} = 8 + 6i\) 

  • D.

    \({\left( { - 8 - 6i} \right)^2} = 1 - 3i\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Số phức \(w = x + yi\left( {x,y \in R} \right)\) là căn bậc hai của số phức \(z = a + bi\) nếu \({w^2} = z\).

Lời giải chi tiết :

Do \(z = 1 - 3i\) là một căn bậc hai của \(w =  - 8 - 6i\) nên \({\left( {1 - 3i} \right)^2} =  - 8 - 6i\).

Câu 6 :

Tìm phần ảo \(b\) của số phức $w = \dfrac{1}{{2i}}\left( {z - \bar z} \right)$ với $z = 5 - 3i$. 

  • A.

    \(b = 0.\)

  • B.

    $b =  - 6$.

  • C.

    $b =  - 3i$.

  • D.

    $b =  - 3$.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Tìm \(\overline z \) và thay và tìm \(w\).

Lời giải chi tiết :

Ta có $z = 5 - 3i \Rightarrow \bar z = 5 + 3i.$

Vậy $\dfrac{1}{{2i}}\left( {z - \bar z} \right) = \dfrac{1}{{2i}}\left[ {\left( {5 - 3i} \right) - \left( {5 + 3i} \right)} \right] = \dfrac{1}{{2i}}\left( { - 6i} \right) =  - 3 =  - 3 + 0i.$

Câu 7 :

Cho số phức $z = a + bi$ với $a,b$ là hai số thực khác $0$. Một phương trình bậc hai với hệ số thực nhận \(\bar z\) làm nghiệm với mọi $a,b$ là:

  • A.

    ${z^2} = {a^2} - {b^2} + 2abi$

  • B.

    ${z^2} = {a^2} + {b^2}$

  • C.

    ${z^2} - 2az + {a^2} + {b^2} = 0$

  • D.

    ${z^2} + 2az + {a^2} - {b^2} = 0$

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Giải từng phương trình và kết luận.

Lời giải chi tiết :

Đáp án A: $z = a + bi$ hoặc $z =  - a - bi$ (loại)

Đáp án B: $z =  \pm \sqrt {{a^2} + {b^2}} $ (loại)

Đáp án C: Giải phương trình bậc hai ẩn $z$ có nghiệm $z = a + bi;z = a - bi$ (thỏa mãn)

Đáp án D: Giải phương trình ta được hai nghiệm $a \pm b$ nên loại.

Câu 8 :

Phương trình: ${z^2} + az + b = 0$ \(\left( {a,b \in \mathbb{R}} \right)\) có một nghiệm phức là $z = 1 + 2i$ . Tổng $2$ số $a$ và $b$ bằng

  • A.

    $7$

  • B.

    $ - 4$  

  • C.

    $ - 3$  

  • D.

    $3$

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nếu \(z = {z_0}\) là một nghiệm của phương trình \(f\left( z \right) = 0\) thì \(f\left( {{z_0}} \right) = 0\).

Áp dụng phương pháp đồng nhất hệ số để tìm \(a,b\).

Lời giải chi tiết :

Vì $z = 1 + 2i$ là nghiệm của phương trình nên:

         ${\left( {1 + 2i} \right)^2} + a\left( {1 + 2i} \right) + b = 0$               

         $\begin{array}{l} \Leftrightarrow 1 + 4i + 4{i^2} + a + 2ai + b = 0\\ \Leftrightarrow (2a + 4)i + a + b - 3 = 0\end{array}$

        $ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}2a + 4 = 0\\a + b - 3 = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a =  - 2\\b = 5\end{array} \right.\; \Rightarrow a + b =  - 2 + 5 = 3$

Câu 9 :

Tính môđun của số phức $z$ biết $\overline z  = \left( {4 - 3i} \right)\left( {1 + i} \right)$.

  • A.

    $\left| z \right| = 25\sqrt 2 $

  • B.

    $\left| z \right| = 7\sqrt 2 $

  • C.

    $\left| z \right| = 5\sqrt 2 $

  • D.

    $\left| z \right| = \sqrt 2 $

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Áp dụng công thức $z = a + bi \Rightarrow \overline z  = a - bi;\left| z \right| = \left| {\overline z } \right| = \sqrt {{a^2} + {b^2}} $

Lời giải chi tiết :

Ta có: $\overline z  = \left( {4 - 3i} \right)\left( {1 + i} \right) = 7 + i \Rightarrow z = 7 - i \Rightarrow \left| z \right| = \sqrt {50}  = 5\sqrt 2 $

Câu 10 :

Gọi ${z_1},{z_2}$ là các nghiệm của phương trình: $z + \dfrac{1}{z} =  - 1$. Giá trị của $P = {z_1}^3 + {z_2}^3$ là:

  • A.

    $0$

  • B.

    $1$

  • C.

    $2$

  • D.

    $3$

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Biến đổi phương trình đưa về phương trình bậc hai.

- Áp dụng định lý Vi-et cho phương trình bậc hai: \(\left\{ \begin{array}{l}{z_1} + {z_2} =  - \dfrac{b}{a}\\{z_1}.{z_2} = \dfrac{c}{a}\end{array} \right.\)

- Thay vào biểu thức cần tính giá trị.

Lời giải chi tiết :

Phương trình: $z + \dfrac{1}{z} =  - 1 \Leftrightarrow {z^2} + z + 1 = 0$

Ta có: ${z_1} + {z_2} =  - 1;{z_1}.{z_2} = 1$

Khi đó $P = {z_1}^3 + {z_2}^3 = \left( {{z_1} + {z_2}} \right)\left( {{z_1}^2 - {z_1}{z_2} + {z_2}^2} \right) = \left( {{z_1} + {z_2}} \right)\left[ {{{\left( {{z_1} + {z_2}} \right)}^2} - 3{z_1}{z_2}} \right] =  - 1.(1 - 3) = 2$

Câu 11 :

Gọi ${z_1}$, ${z_2}$ là hai nghiệm phức của phương trình ${z^2} - 2z + 2 = 0$. Tính giá trị biểu thức $P = z_1^{2016} + z_2^{2016}.$

  • A.

    \(P = {2^{1009}}\).

  • B.

    \(P = {2^{1008}}\).

  • C.

    \(P = 2\).

  • D.

    \(P = 0\).

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Giải phương trình tìm nghiệm.

- Thay vào tính giá trị biểu thức.

Lời giải chi tiết :

Biệt số $\Delta  = 4 - 8 =  - 4 = {\left( {2i} \right)^2}$.

Do đó phương trình có hai nghiệm phức: ${z_1} = \dfrac{{2 - 2i}}{2} = 1 - i$ và ${z_2} = \dfrac{{2 + 2i}}{2} = 1 + i$.

Suy ra       $z_1^{2016} = {\left( {1 - i} \right)^{2016}} = {\left[ {{{\left( {1 - i} \right)}^2}} \right]^{1008}} = {\left( { - 2i} \right)^{1008}} = {\left( { - 2} \right)^{1008}}.{i^{1008}} = {2^{1008}}.1 = {2^{1008}}$;

                   $z_2^{2016} = {\left( {1 + i} \right)^{2016}} = {\left[ {{{\left( {1 + i} \right)}^2}} \right]^{1008}} = {\left( {2i} \right)^{1008}} = {2^{1008}}.{i^{1008}} = {2^{1008}}.1 = {2^{1008}}$.

Vậy $P = z_1^{2016} + z_2^{2016} = {2^{1008}} + {2^{1008}} = {2^{1009}}$.

Câu 12 :

Kí hiệu \({z_1},{\rm{ }}{z_2},\,{\rm{ }}{z_3}\) và \({z_4}\) là bốn nghiệm phức của phương trình $6{z^4} + 19{z^2} + 15 = 0.$ Tính tổng \(T = \dfrac{1}{{{z_1}}} + \dfrac{1}{{{z_2}}} + \dfrac{1}{{{z_3}}} + \dfrac{1}{{{z_4}}}.\)

  • A.

    $T = \dfrac{1}{{\sqrt 2 }} + i.$

  • B.

    $T = 2\sqrt 2 .$

  • C.

    $T = 0.$

  • D.

    $T =  - \,2.$

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Giải phương trình tìm các nghiệm \({z_1},{z_2},{z_3},{z_4}\).

- Thay vào tính giá trị biểu thức và kết luận.

Lời giải chi tiết :

Phương trình $6{z^4} + 19{z^2} + 15 = 0$ $ \Leftrightarrow \left( {2{z^2} + 3} \right)\left( {3{z^2} + 5} \right) = 0$ $ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}2{z^2} =  - \,3\\3{z^2} =  - \,5\end{array} \right.$

$ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}{z^2} =  - \dfrac{3}{2}\\{z^2} =  - \dfrac{5}{3}\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}{z^2} = \dfrac{{3{i^2}}}{2}\\{z^2} = \dfrac{{5{i^2}}}{3}\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}z =  \pm \,\dfrac{{i\sqrt 6 }}{2}\\z =  \pm \,\dfrac{{i\sqrt {15} }}{3}\end{array} \right.$ $ \Rightarrow T = \dfrac{2}{{i\sqrt 6 }} - \dfrac{2}{{i\sqrt 6 }} + \dfrac{3}{{i\sqrt {15} }} - \dfrac{3}{{i\sqrt {15} }} = 0$

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.