Đề kiểm tra 15 phút Toán 11 chương 3: Dãy số - Đề số 2

Đề bài

Câu 1 :

Trong các dãy số dưới đây, dãy số nào là dãy số tăng?

  • A.

    Dãy \(\left( {{a_n}} \right)\), với \({a_n} = {\left( { - 1} \right)^{n + 1}}.\sin \dfrac{\pi }{n},\,\,\forall n \in N^*\)

  • B.

    Dãy \(\left( {{b_n}} \right)\), với ${b_n} = {\left( { - 1} \right)^{2n}}\left( {{5^n} + 1} \right),\,\,\forall n \in N^*$

  • C.

    Dãy \(\left( {{c_n}} \right)\), với ${c_n} = \dfrac{1}{{n + \sqrt {n + 1} }},\,\,\forall n \in N^*$

  • D.

    Dãy \(\left( {{d_n}} \right)\), với \({d_n} = \dfrac{n}{{{n^2} + 1}},\,\,\forall n \in N^*\)  

Câu 2 :

Dùng quy nạp chứng minh mệnh đề chứa biến \(P\left( n \right)\) đúng với mọi số tự nhiên $n \ge p$ (\(p\) là một số tự nhiên). Ở bước 2 ta giả thiết mệnh đề \(P\left( n \right)\) đúng với \(n = k\). Khẳng định nào sau đây là đúng?

  • A.

    \(k \ne p.\) 

  • B.

    \(k \ge p.\)

  • C.

    \(k = p.\)

  • D.

    \(k < p.\)

Câu 3 :

Cho dãy số \(\left( {{x_n}} \right)\) có \({x_n} = {\left( {\dfrac{{n - 1}}{{n + 1}}} \right)^{2n + 3}},\,\,\forall n \in N^*\). Mệnh đề nào dưới đây là đúng:

  • A.

    \({x_{n + 1}} = {\left( {\dfrac{{n - 1}}{{n + 1}}} \right)^{2n + 5}}\)

  • B.

    \({x_{n + 1}} = {\left( {\dfrac{n}{{n + 2}}} \right)^{2n + 3}}\)

  • C.

    \({x_{n + 1}} = {\left( {\dfrac{n}{{n + 2}}} \right)^{2n + 5}}\)

  • D.

    \({x_{n + 1}} = {\left( {\dfrac{{n - 1}}{{n + 1}}} \right)^{2n + 1}}\)

Câu 4 :

Trong phương pháp quy nạp toán học, nếu ta giả sử mệnh đề đúng với \(n = k\) thì ta cần chứng minh mệnh đề đúng đến:

  • A.

    \(n = k - 1\)

  • B.

    \(n = k - 2\)

  • C.

    \(n = k + 1\)

  • D.

    \(n = k + 2\) 

Câu 5 :

Bất đẳng thức nào sau đây đúng? Với mọi số tự nhiên $n$ thỏa \(n \ge 3\) thì:

  • A.

    \({2^n} < n\)

  • B.

    \({2^n} < 2n\)            

  • C.

    \({2^n} < n + 1\)        

  • D.

    \({2^n} > 2n + 1\)

Câu 6 :

Cho hai dãy số \(\left( {{x_n}} \right)\) với \({x_n} = \dfrac{{\left( {n + 1} \right)!}}{{{2^n}}}\)  và \(\left( {{y_n}} \right)\) với \({y_n} = n + {\sin ^2}\left( {n + 1} \right)\) . Mệnh đề nào dưới đây là đúng?

  • A.

    \(\left( {{x_n}} \right)\) là dãy số giảm và \(\left( {{y_n}} \right)\) là dãy số giảm.

  • B.

    \(\left( {{x_n}} \right)\) là dãy số giảm và \(\left( {{y_n}} \right)\) là dãy số tăng.

  • C.

    \(\left( {{x_n}} \right)\) là dãy số tăng và \(\left( {{y_n}} \right)\) là dãy số giảm.

  • D.

    \(\left( {{x_n}} \right)\) là dãy số tăng và \(\left( {{y_n}} \right)\) là dãy số tăng.

Câu 7 :

Cho dãy số $\left( {{u_n}} \right)$, biết ${u_n} = \dfrac{{ - n}}{{n + 1}}.$ Năm số hạng đầu tiên của dãy số đó lần lượt là những số nào dưới đây?

  • A.

    $ - \dfrac{1}{2}; - \dfrac{2}{3}; - \dfrac{3}{4}; - \dfrac{4}{5}; - \dfrac{5}{6}.$

  • B.

    $ - \dfrac{2}{3}; - \dfrac{3}{4}; - \dfrac{4}{5}; - \dfrac{5}{6}; - \dfrac{6}{7}.$

  • C.

    $\dfrac{1}{2};\dfrac{2}{3};\dfrac{3}{4};\dfrac{4}{5};\dfrac{5}{6}.$    

  • D.

    $0; - \dfrac{1}{2}; - \dfrac{2}{3}; - \dfrac{3}{4}; - \dfrac{4}{5}$

Câu 8 :

Giả sử $Q$ là tập con của tập hợp các số nguyên dương sao cho

a) \(k \in Q\)

b) \(n \in Q \Rightarrow n + 1 \in Q\,\,\forall n \ge k.\)

  • A.

    Mọi số nguyên dương đều thuộc Q.

  • B.

    Mọi số nguyên dương lớn hơn hoặc bằng k đều thuộc Q.

  • C.

    Mọi số nguyên bé hơn k đều thuộc Q.

  • D.

    Mọi số nguyên đều thuộc Q.

Câu 9 :

Trong phương pháp quy nạp toán học, ở bước 2, nếu ta giả sử mệnh đề đúng với \(n = k + 1\) thì ta cần chứng minh mệnh đề đúng với:

  • A.

    \(n = k\)

  • B.

    \(n = k + 1\)    

  • C.

    \(n = k + 2\)

  • D.

    \(n = k + 3\)

Câu 10 :

Với mọi số nguyên dương $n$, tổng \({S_n} = 1.2 + 2.3 + 3.4 + ... + n\left( {n + 1} \right)\) là:

  • A.

    \(\dfrac{{n\left( {n + 1} \right)\left( {n + 2} \right)\left( {n + 3} \right)}}{6}\)

  • B.

    \(\dfrac{{n\left( {n + 1} \right)\left( {n + 2} \right)}}{3}\)  

  • C.

    \(\dfrac{{n\left( {n + 1} \right)\left( {n + 2} \right)}}{2}\)

  • D.

    Đáp số khác

Câu 11 :

Cho dãy số \(\left( {{u_n}} \right)\) xác định bởi \({u_1} = 2\) và \({u_n} = 2{u_{n + 1}} - 1,\,\,\forall n \in N^*\) , có tính chất:

  • A.

    là dãy số tăng và bị chặn.

  • B.

    là dãy số giảm và bị chặn.

  • C.

    là dãy số giảm và không bị chặn

  • D.

    là dãy số tăng và không bị chặn.

Câu 12 :

Cho dãy số \(\left( {{x_n}} \right)\) xác định bởi \({x_n} = {2.3^n} - {5.2^n},\,\,\forall n \in N^*\). Mệnh đề nào dưới đây là đúng ?

  • A.

    \({x_{n + 2}} = 5{x_{n + 1}} - 6{x_n}\)       

  • B.

    \({x_{n + 2}} = 6{x_{n + 1}} - 5{x_n}\)      

  • C.

    \({x_{n + 2}} + 5{x_{n + 1}} - 6{x_n} = 0\)

  • D.

    \({x_{n + 2}} + 6{x_{n + 1}} - 5{x_n} = 0\)

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Trong các dãy số dưới đây, dãy số nào là dãy số tăng?

  • A.

    Dãy \(\left( {{a_n}} \right)\), với \({a_n} = {\left( { - 1} \right)^{n + 1}}.\sin \dfrac{\pi }{n},\,\,\forall n \in N^*\)

  • B.

    Dãy \(\left( {{b_n}} \right)\), với ${b_n} = {\left( { - 1} \right)^{2n}}\left( {{5^n} + 1} \right),\,\,\forall n \in N^*$

  • C.

    Dãy \(\left( {{c_n}} \right)\), với ${c_n} = \dfrac{1}{{n + \sqrt {n + 1} }},\,\,\forall n \in N^*$

  • D.

    Dãy \(\left( {{d_n}} \right)\), với \({d_n} = \dfrac{n}{{{n^2} + 1}},\,\,\forall n \in N^*\)  

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Suy ra trực tiếp từ các đáp án bằng cách xét hiệu \({x_{n + 1}} - {x_n}\) .

Lời giải chi tiết :

Ta thấy dãy số \(\left( {{a_n}} \right)\) dãy đan dấu nên không tăng cũng không giảm.

Với dãy \(\left( {{b_n}} \right)\), ta có ${b_n} = {5^n} + 1,\,\,\forall n \in N^*$, vì ${\left( { - 1} \right)^{2n}} = 1$. Vì \({b_{n + 1}} = {5^{n + 1}} + 1 = {5.5^n} + 1 > {b_n} \Rightarrow \left( {{b_n}} \right)\) là dãy số tăng.

Với dãy số \(\left( {{c_n}} \right)\) ta có ${c_{n + 1}} = \dfrac{1}{{n + 1 + \sqrt {n + 2} }} < \dfrac{1}{{n + \sqrt {n + 1} }} = {c_n} \Rightarrow \left( {{c_n}} \right)$là dãy số giảm.

Với dãy số \(\left( {{d_n}} \right)\) ta có \({d_{n + 1}} = \dfrac{{n + 1}}{{{{\left( {n + 1} \right)}^2} + 1}} = \dfrac{{n + 1}}{{{n^2} + 2n + 2}}.\)

Xét hiệu \({d_{n + 1}} - {d_n} = \dfrac{{n + 1}}{{{n^2} + 2n + 2}} - \dfrac{n}{{{n^2} + 1}} = \dfrac{{{n^3} + {n^2} + n + 1 - {n^3} - 2{n^2} - 2n}}{{\left( {{n^2} + 2n + 2} \right)\left( {{n^2} + 1} \right)}} = \dfrac{{ - {n^2} - n + 1}}{{\left( {{n^2} + 2n + 2} \right)\left( {{n^2} + 1} \right)}} < 0\,\,\forall n \in N^*\)

Vậy \(\left( {{d_n}} \right)\) là dãy giảm.

Câu 2 :

Dùng quy nạp chứng minh mệnh đề chứa biến \(P\left( n \right)\) đúng với mọi số tự nhiên $n \ge p$ (\(p\) là một số tự nhiên). Ở bước 2 ta giả thiết mệnh đề \(P\left( n \right)\) đúng với \(n = k\). Khẳng định nào sau đây là đúng?

  • A.

    \(k \ne p.\) 

  • B.

    \(k \ge p.\)

  • C.

    \(k = p.\)

  • D.

    \(k < p.\)

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ở bước 2 ta cần giả sử mệnh đề đúng với \(n = k\) với \(k \ge p\).

Câu 3 :

Cho dãy số \(\left( {{x_n}} \right)\) có \({x_n} = {\left( {\dfrac{{n - 1}}{{n + 1}}} \right)^{2n + 3}},\,\,\forall n \in N^*\). Mệnh đề nào dưới đây là đúng:

  • A.

    \({x_{n + 1}} = {\left( {\dfrac{{n - 1}}{{n + 1}}} \right)^{2n + 5}}\)

  • B.

    \({x_{n + 1}} = {\left( {\dfrac{n}{{n + 2}}} \right)^{2n + 3}}\)

  • C.

    \({x_{n + 1}} = {\left( {\dfrac{n}{{n + 2}}} \right)^{2n + 5}}\)

  • D.

    \({x_{n + 1}} = {\left( {\dfrac{{n - 1}}{{n + 1}}} \right)^{2n + 1}}\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Thay $n$ bởi $n + 1$ và tính số hạng $x_{n+1}$

Lời giải chi tiết :

Ta có: \({x_{n + 1}} = {\left( {\dfrac{{\left( {n + 1} \right) - 1}}{{\left( {n + 1} \right) + 1}}} \right)^{2\left( {n + 1} \right) + 3}} = {\left( {\dfrac{n}{{n + 2}}} \right)^{2n + 5}}\)

Câu 4 :

Trong phương pháp quy nạp toán học, nếu ta giả sử mệnh đề đúng với \(n = k\) thì ta cần chứng minh mệnh đề đúng đến:

  • A.

    \(n = k - 1\)

  • B.

    \(n = k - 2\)

  • C.

    \(n = k + 1\)

  • D.

    \(n = k + 2\) 

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nếu ta giả sử mệnh đề đúng với \(n = k\) thì ta cần chứng minh mệnh đề đúng với \(n = k + 1\).

Câu 5 :

Bất đẳng thức nào sau đây đúng? Với mọi số tự nhiên $n$ thỏa \(n \ge 3\) thì:

  • A.

    \({2^n} < n\)

  • B.

    \({2^n} < 2n\)            

  • C.

    \({2^n} < n + 1\)        

  • D.

    \({2^n} > 2n + 1\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Thử một giá trị bất kì của $n$ thỏa mãn \(n \ge 3\) và dự đoán kết quả.

Chứng minh kết quả vừa dự đoán là đúng bằng phương pháp quy nạp toán học.

Lời giải chi tiết :

Với $n = 3$ ta loại được đáp án A, B và C.

Ta chứng minh đáp án D đúng bằng phương pháp quy nạp toán học.

Bất đẳng thức \({2^n} > 2n + 1\) đúng với $n = 3$ vì $8 > 7$.

Giả sử bất đẳng thức đúng đến \(n = k \ge 3\), tức là \({2^k} > 2k + 1\), ta chứng minh bất đẳng thức đúng đến $n = k + 1$, tức là cần chứng minh \({2^{k + 1}} > 2\left( {k + 1} \right) + 1 = 2k + 3.\)

Ta có: \({2^{k + 1}} = {2.2^k} > 2\left( {2k + 1} \right) = 4k + 2 = 2k + 3 + 2k - 1.\) Vì \(k \ge 4 \Rightarrow 2k - 1 \ge 7 > 0 \Rightarrow {2^{k + 1}} > 2k + 3\)

Do đó bất đẳng thức đúng đến $n = k + 1$.

Vậy BĐT đúng với mọi số tự nhiên \(n \ge 3.\)

Câu 6 :

Cho hai dãy số \(\left( {{x_n}} \right)\) với \({x_n} = \dfrac{{\left( {n + 1} \right)!}}{{{2^n}}}\)  và \(\left( {{y_n}} \right)\) với \({y_n} = n + {\sin ^2}\left( {n + 1} \right)\) . Mệnh đề nào dưới đây là đúng?

  • A.

    \(\left( {{x_n}} \right)\) là dãy số giảm và \(\left( {{y_n}} \right)\) là dãy số giảm.

  • B.

    \(\left( {{x_n}} \right)\) là dãy số giảm và \(\left( {{y_n}} \right)\) là dãy số tăng.

  • C.

    \(\left( {{x_n}} \right)\) là dãy số tăng và \(\left( {{y_n}} \right)\) là dãy số giảm.

  • D.

    \(\left( {{x_n}} \right)\) là dãy số tăng và \(\left( {{y_n}} \right)\) là dãy số tăng.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xét tính tăng giảm của từng dãy số.

Đối với dãy \(\left( {{x_n}} \right)\) , ta xét thương \(\dfrac{{{x_{n + 1}}}}{{{x_n}}}\) và so sánh thương đó với 1.

Đối với dãy \(\left( {{y_n}} \right)\) ta xét hiệu \({y_{n + 1}} - {y_n}\) và so sánh hiệu đó với 0.

Lời giải chi tiết :

Xét thương : \(\dfrac{{{x_{n + 1}}}}{{{x_n}}} = \dfrac{{\dfrac{{\left( {n + 2} \right)!}}{{{2^{n + 1}}}}}}{{\dfrac{{\left( {n + 1} \right)!}}{{{2^n}}}}} = \dfrac{{\left( {n + 2} \right)!}}{{{2^{n + 1}}}}.\dfrac{{{2^n}}}{{\left( {n + 1} \right)!}} = \dfrac{{n + 2}}{2} = \dfrac{n}{2} + 1 > 1\,\,\forall n \ge 1 \Rightarrow {x_{n + 1}} > {x_n} \Rightarrow \left( {{x_n}} \right)\) là dãy tăng.

Xét hiệu

\({y_{n + 1}} - {y_n} =\) \( \left( {n + 1} \right) + {\sin ^2}\left( {n + 2} \right) - n - {\sin ^2}\left( {n + 1} \right) \) \(= {\sin ^2}\left( {n + 2} \right) - {\sin ^2}\left( {n + 1} \right) + 1  \)

Vì \(\left\{ \begin{array}{l}
{\sin ^2}\left( {n + 2} \right) \ge 0\\
- {\sin ^2}\left( {n + 1} \right) \ge - 1
\end{array} \right. \) \(\Rightarrow {\sin ^2}\left( {n + 2} \right) - {\sin ^2}\left( {n + 1} \right) \ge - 1 \) \(\Rightarrow {\sin ^2}\left( {n + 2} \right) - {\sin ^2}\left( {n + 1} \right) + 1 \ge 0\,\,\forall n \ge 1\)

Dễ thấy dấu "=" không xảy ra vì không tồn tại n để \(\left\{ \begin{array}{l}
{\sin ^2}\left( {n + 2} \right) = 0\\
- {\sin ^2}\left( {n + 1} \right) = - 1
\end{array} \right.\)

Vậy \({\sin ^2}\left( {n + 2} \right) - {\sin ^2}\left( {n + 1} \right) + 1 > 0\,\,\forall n \ge 1\)

\(\Rightarrow {y_{n + 1}} > {y_n}\)

Do đó \(\left( {{y_n}} \right)\) là dãy tăng.

Câu 7 :

Cho dãy số $\left( {{u_n}} \right)$, biết ${u_n} = \dfrac{{ - n}}{{n + 1}}.$ Năm số hạng đầu tiên của dãy số đó lần lượt là những số nào dưới đây?

  • A.

    $ - \dfrac{1}{2}; - \dfrac{2}{3}; - \dfrac{3}{4}; - \dfrac{4}{5}; - \dfrac{5}{6}.$

  • B.

    $ - \dfrac{2}{3}; - \dfrac{3}{4}; - \dfrac{4}{5}; - \dfrac{5}{6}; - \dfrac{6}{7}.$

  • C.

    $\dfrac{1}{2};\dfrac{2}{3};\dfrac{3}{4};\dfrac{4}{5};\dfrac{5}{6}.$    

  • D.

    $0; - \dfrac{1}{2}; - \dfrac{2}{3}; - \dfrac{3}{4}; - \dfrac{4}{5}$

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Thay lần lượt các giá trị \(n = 1,2,3,4,5\) vào công thức số hạng tổng quát của dãy số.

Lời giải chi tiết :

Ta có \({u_1} =  - \dfrac{1}{2};{u_2} =  - \dfrac{2}{3};{u_3} =  - \dfrac{3}{4};\) \({u_4} =  - \dfrac{4}{5};{u_5} =  - \dfrac{5}{6}.\) 

Câu 8 :

Giả sử $Q$ là tập con của tập hợp các số nguyên dương sao cho

a) \(k \in Q\)

b) \(n \in Q \Rightarrow n + 1 \in Q\,\,\forall n \ge k.\)

  • A.

    Mọi số nguyên dương đều thuộc Q.

  • B.

    Mọi số nguyên dương lớn hơn hoặc bằng k đều thuộc Q.

  • C.

    Mọi số nguyên bé hơn k đều thuộc Q.

  • D.

    Mọi số nguyên đều thuộc Q.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào lý thuyết của phương pháp quy nạp toán học và loại trừ các đáp án.

Lời giải chi tiết :

Đáp án A: sai vì \(Q \subset {N^*}\) chứ không phải \({N^*} \subset Q\), nên mọi số nguyên dương không thể thuộc \(Q\) hết được.

Đáp án B: đúng vì theo lý thuyết của phương pháp quy nạp toán học.

Đáp án C: sai vì theo giả thiết \(b)\) thì phải là số tự nhiên lớn hơn \(k\) thuộc \(Q\).

Đáp án D: sai vì số nguyên âm không thuộc \(Q\).

Câu 9 :

Trong phương pháp quy nạp toán học, ở bước 2, nếu ta giả sử mệnh đề đúng với \(n = k + 1\) thì ta cần chứng minh mệnh đề đúng với:

  • A.

    \(n = k\)

  • B.

    \(n = k + 1\)    

  • C.

    \(n = k + 2\)

  • D.

    \(n = k + 3\)

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Phương pháp quy nạo toán học:

- Bước 1: Chứng minh \(P\left( n \right)\) đúng với \(n = 1\).

- Bước 2: Với \(k\) là một số nguyên dương tùy ý, giả sử \(P\left( n \right)\) đúng với \(n = k\), chứng minh \(P\left( n \right)\) cũng đúng khi \(n = k + 1\).

Do đó ta thấy, ở bước 2, nếu ta giả sử mệnh đề đúng với \(n = k + 1\) thì ta cần chứng minh mệnh đề đúng với \(n = k + 2\).

Câu 10 :

Với mọi số nguyên dương $n$, tổng \({S_n} = 1.2 + 2.3 + 3.4 + ... + n\left( {n + 1} \right)\) là:

  • A.

    \(\dfrac{{n\left( {n + 1} \right)\left( {n + 2} \right)\left( {n + 3} \right)}}{6}\)

  • B.

    \(\dfrac{{n\left( {n + 1} \right)\left( {n + 2} \right)}}{3}\)  

  • C.

    \(\dfrac{{n\left( {n + 1} \right)\left( {n + 2} \right)}}{2}\)

  • D.

    Đáp số khác

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Thử một giá trị bất kì của $n$ thỏa mãn $n$ là số nguyên dương và dự đoán kết quả.

- Chứng minh kết quả vừa dự đoán là đúng bằng phương pháp quy nạp toán học.

Lời giải chi tiết :

Với $n = 1$ ta có: \({S_1} = 1.2 = 2\), do đó đáp án A, C sai.

Ta chứng minh \({S_n} = \dfrac{{n\left( {n + 1} \right)\left( {n + 2} \right)}}{3}\,\,\left( * \right)\) đúng với mọi số nguyên dương $n$.

Giả sử $(*)$ đúng đến $n = k (k \ge 1)$, tức là \({S_k} = 1.2 + 2.3 + 3.4 + ... + k\left( {k + 1} \right) = \dfrac{{k\left( {k + 1} \right)\left( {k + 2} \right)}}{3},\) ta chứng minh $(*)$ đúng đến $n = k + 1$, tức là cần chứng minh \({S_{k + 1}} = 1.2 + 2.3 + 3.4 + ... + \left( {k + 1} \right)\left( {k + 2} \right) = \dfrac{{\left( {k + 1} \right)\left( {k + 2} \right)\left( {k + 3} \right)}}{3},\)

Ta có: 

\(\begin{array}{l}{S_{k + 1}} = 1.2 + 2.3 + 3.4 + ... + k\left( {k + 1} \right) + \left( {k + 1} \right)\left( {k + 2} \right) = \dfrac{{k\left( {k + 1} \right)\left( {k + 2} \right)}}{3} + \left( {k + 1} \right)\left( {k + 2} \right)\\ = \dfrac{{\left( {k + 1} \right)\left( {{k^2} + 2k + 3k + 6} \right)}}{3} = \dfrac{{\left( {k + 1} \right)\left( {{k^2} + 5k + 6} \right)}}{3} = \dfrac{{\left( {k + 1} \right)\left( {k + 2} \right)\left( {k + 3} \right)}}{3}.\end{array}\)

Vậy $(*)$ đúng với mọi số nguyên dương $n$.

Câu 11 :

Cho dãy số \(\left( {{u_n}} \right)\) xác định bởi \({u_1} = 2\) và \({u_n} = 2{u_{n + 1}} - 1,\,\,\forall n \in N^*\) , có tính chất:

  • A.

    là dãy số tăng và bị chặn.

  • B.

    là dãy số giảm và bị chặn.

  • C.

    là dãy số giảm và không bị chặn

  • D.

    là dãy số tăng và không bị chặn.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Tìm số hạng tổng quát và chứng minh dãy số đó tăng (giảm) và bị chặn.

Lời giải chi tiết :

\({u_n} = 2{u_{n + 1}} - 1 \Rightarrow {u_{n + 1}} = \dfrac{{{u_n} + 1}}{2}\)

Ta có: \({u_n} = \dfrac{{{u_{n - 1}} + 1}}{2} \Rightarrow {u_{n + 1}} - {u_n} = \dfrac{{{u_n} + 1}}{2} - {u_n} = \dfrac{{{u_n} + 1}}{2} - \dfrac{{{u_{n - 1}} + 1}}{2} = \dfrac{1}{2}\left( {{u_n} - {u_{n - 1}}} \right)\)

Tương tự ta có \({u_n} - {u_{n - 1}} = \dfrac{1}{2}\left( {{u_{n - 1}} - {u_{n - 2}}} \right)\)

Tiếp tục như vậy ta được:

\(\begin{array}{l}
{u_{n + 1}} - {u_n} = \frac{1}{2}\left( {{u_n} - {u_{n - 1}}} \right)\\
{u_n} - {u_{n - 1}} = \frac{1}{2}\left( {{u_{n - 1}} - {u_{n - 2}}} \right)\\
{u_{n - 1}} - {u_{n - 2}} = \frac{1}{2}\left( {{u_{n - 2}} - {u_{n - 3}}} \right)\\
...\\
{u_4} - {u_3} = \frac{1}{2}\left( {{u_3} - {u_2}} \right)\\
{u_3} - {u_2} = \frac{1}{2}\left( {{u_2} - {u_1}} \right)\\
\Rightarrow \left( {{u_{n + 1}} - {u_n}} \right)\left( {{u_n} - {u_{n - 1}}} \right)\left( {{u_{n - 1}} - {u_{n - 2}}} \right)...\left( {{u_4} - {u_3}} \right)\left( {{u_3} - {u_2}} \right)\\
= \frac{1}{2}\left( {{u_n} - {u_{n - 1}}} \right).\frac{1}{2}\left( {{u_{n - 1}} - {u_{n - 2}}} \right).\frac{1}{2}\left( {{u_{n - 2}} - {u_{n - 3}}} \right)...\frac{1}{2}\left( {{u_3} - {u_2}} \right).\frac{1}{2}\left( {{u_2} - {u_1}} \right)\\
\Rightarrow \left( {{u_{n + 1}} - {u_n}} \right) = {\left( {\frac{1}{2}} \right)^{n - 1}}.\left( {{u_2} - {u_1}} \right)\\
\Leftrightarrow {u_{n + 1}} - {u_n} = \frac{1}{{{2^{n - 1}}}}\left( {{u_2} - {u_1}} \right)
\end{array}\)

Ta có:  \({u_1} = 2{u_2} - 1 \Rightarrow {u_2} = \dfrac{3}{2} \Rightarrow {u_{n + 1}} - {u_n} = \dfrac{1}{{{2^{n - 1}}}}.\left( {\dfrac{3}{2} - 2} \right) =  - \dfrac{1}{{{2^n}}} < 0\) \( \Rightarrow \left( {{u_n}} \right)\) là dãy số giảm.

\({u_{n + 1}} - {u_n} =  - \dfrac{1}{{{2^n}}} \Leftrightarrow {u_{n + 1}} = {u_n} - \dfrac{1}{{{2^n}}}\) .

Mà \({u_n} = 2{u_{n + 1}} - 1\)\( \Rightarrow {u_n} = 2\left( {{u_n} - \dfrac{1}{{{2^n}}}} \right) - 1\)\( \Leftrightarrow {u_n} = 2{u_n} - \dfrac{1}{{{2^{n - 1}}}} - 1 \Leftrightarrow {u_n} = 1 + \dfrac{1}{{{2^{n - 1}}}} < 1 + 1 = 2\)

\( \Rightarrow 1 < {u_n} < 2\)

Do đó \(\left( {{u_n}} \right)\) là dãy số bị chặn.

Câu 12 :

Cho dãy số \(\left( {{x_n}} \right)\) xác định bởi \({x_n} = {2.3^n} - {5.2^n},\,\,\forall n \in N^*\). Mệnh đề nào dưới đây là đúng ?

  • A.

    \({x_{n + 2}} = 5{x_{n + 1}} - 6{x_n}\)       

  • B.

    \({x_{n + 2}} = 6{x_{n + 1}} - 5{x_n}\)      

  • C.

    \({x_{n + 2}} + 5{x_{n + 1}} - 6{x_n} = 0\)

  • D.

    \({x_{n + 2}} + 6{x_{n + 1}} - 5{x_n} = 0\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xác định \({x_{n + 2}},{x_{n + 1}}\) và tìm đẳng thức liên hệ giữa \({x_{n + 2}},{x_{n + 1}},{x_n}\).

Lời giải chi tiết :

Ta có :

\(\begin{array}{l}{x_{n + 1}} = {2.3^{n + 1}} - {5.2^{n + 1}} = {6.3^n} - {10.2^n}\\\,{x_{n + 2}} = {2.3^{n + 2}} - {5.2^{n + 2}} = {18.3^n} - {20.2^n}\end{array}\)

- Đáp án A : $5{x_{n + 1}} - 6{x_n} = 5\left( {{{6.3}^n} - {{10.2}^n}} \right) - 6\left( {{{2.3}^n} - {{5.2}^n}} \right) = {18.3^n} - {20.2^n} = {x_{n + 2}} \Rightarrow $ A đúng.

- Đáp án B: $6{x_{n + 1}} - 5{x_n} = 6\left( {{{6.3}^n} - {{10.2}^n}} \right) - 5\left( {{{2.3}^n} - {{5.2}^n}} \right) = {16.3^n} - {35.2^n} \ne {x_{n + 2}} \Rightarrow B$ sai.

- Đáp án C : ${x_{n + 2}} + 5{x_{n + 1}} - 6{x_n} = {18.3^n} - {20.2^n} + 5\left( {{{6.3}^n} - {{10.2}^n}} \right) - 6\left( {{{2.3}^n} - {{5.2}^n}} \right) = {36.3^n} - {40.2^n} \ne 0 \Rightarrow C$sai.

- Đáp án D : ${x_{n + 2}} + 6{x_{n + 1}} - 5{x_n} = {18.3^n} - {20.2^n} + 6\left( {{{6.3}^n} - {{10.2}^n}} \right) - 5\left( {{{2.3}^n} - {{5.2}^n}} \right) = {44.3^n} - {55.2^n} \ne 0 \Rightarrow D$ sai.

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.