Đề kiểm tra 15 phút Toán 12 chương 1: Hàm số - Đề số 3

Đề bài

Câu 1 :

Cho hàm số \(y = \dfrac{5}{3}{x^3} - {x^2} + 4\) có đồ thị \((C)\). Tiếp tuyến của \((C)\) tại điểm có hoành độ \({x_0} = 3\) có hệ số góc là:

  • A.
    3
  • B.
    40
  • C.
    39
  • D.
    51
Câu 2 :

 Đồ thị hàm số \(y={{x}^{3}}-3{{x}^{2}}+2x-1\) cắt đồ thị hàm số \(y={{x}^{2}}-3x+1\) tại hai điểm phân biệt \(A,\,\,B.\) Tính độ dài \(AB.\)

  • A.
     \(AB=3.\)         
  • B.
    \(AB=2\sqrt{2}.\)         
  • C.
    \(AB=2.\)        
  • D.
    \(AB=1.\)
Câu 3 :

Đề thi THPT QG - 2021 - mã 103

Đồ thị của hàm số \(y =  - {x^3} + 2{x^2} - 1\) cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng:

  • A.

    \(3\)

  • B.

    \(1\)

  • C.

    \( - 1\)

  • D.

    \(0\)

Câu 4 :

Tiệm cận đứng của đồ thị hàm số \(y = \dfrac{{5x + 1}}{{3x - 2}}\) là

  • A.

    \(x = \dfrac{2}{3}\)

  • B.

    \(y =  - \dfrac{2}{3}\)

  • C.

    \(y = \dfrac{5}{3}\)

  • D.

    \(x =  - \dfrac{2}{3}\)

Câu 5 :

Cho hàm số $y = f\left( x \right)$ có bảng biến thiên:

Khẳng định nào sau đây là đúng?

  • A.

    Đồ thị hàm số có tiệm cận đứng là $x = \dfrac{{ - 1}}{2}$

  • B.

    Đồ thị hàm số có tiệm cận đứng là $x = \dfrac{1}{2}$ 

  • C.

    Hàm số luôn đồng biến trên $R$

  • D.

    Đồ thị hàm số có tiệm cận ngang là $y = \dfrac{1}{2}$

Câu 6 :

Cho hàm số $y = f\left( x \right)$ có bảng biến thiên như sau. Khẳng định nào dưới đây là sai?

  • A.

    Đồ thị hàm số có tiệm cận đứng là $x = 1$  

  • B.

    Hàm số không có cực trị

  • C.

    Đồ thị hàm số có tiệm cận ngang là $y = 2$

  • D.

    Hàm số đồng biến trên $R$

Câu 7 :

Hàm số \(y = \dfrac{{\sqrt {{x^2} - 2x + 1} }}{{x - 1}}\) xác định khi

  • A.

    \(x \in R\)

  • B.

    \(x \ne 1\)

  • C.

    \(x > 1\)

  • D.

    \(x \ne  - 1\)

Câu 8 :

Hàm số nào dưới đây không có cực trị?

  • A.

    \(y = \dfrac{{x - 2}}{{x + 1}}\)

  • B.

    \(y = {x^2}\)

  • C.

    \(y = {x^3} - 3x\)

  • D.

    \(y =  - {x^4}\)

Câu 9 :

Đồ thị hàm số \(y = \dfrac{{2x + b}}{{cx + d}}\) như hình vẽ bên:

Chọn kết luận đúng:

  • A.
    \(b + c + d = 1\)
  • B.
    \(b + c + d = 3\)
  • C.
    \(b + c + d = 5\)
  • D.
    \(b + c + d = 10\)
Câu 10 :

Cho hàm số $y = \dfrac{{3x + 1}}{{x + 2}}\left( C \right).$ Các đường tiệm cận của (C) cùng với 2 trục tọa độ tạo thành hình chữ nhật có diện tích bằng:

  • A.

    $8$ đvdt  

  • B.

    $6$ đvdt

  • C.

    $4$ đvdt

  • D.

    $10$ đvdt 

Câu 11 :

Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\) có đồ thị như hình vẽ. Với các giá trị nào của tham số m thì phương trình  \(f\left( {\left| x \right|} \right) = 3m + 1\) có bốn nghiệm phân biệt.

  • A.
    \(m > 2.\)
  • B.
    \(m <  - 1.\)
  • C.

    \( - 1 < m <- \dfrac{1}{3}.\)

  • D.
    \(1 < m < 2.\)
Câu 12 :

Cho hàm số \(y = \dfrac{{2x - 2}}{{x - 2}}\) có đồ thị là\(\left( C \right)\), \(M\)là điểm thuộc \(\left( C \right)\) sao cho tiếp tuyến của \(\left( C \right)\) tại \(M\)cắt hai đường tiệm cận của \(\left( C \right)\) tại hai điểm \(A\), \(B\) thỏa mãn \(AB = 2\sqrt 5 \). Gọi \(S\) là tổng các hoành độ của tất cả các điểm \(M\)thỏa mãn bài toán. Tìm giá trị của \(S\).

  • A.
    \(6\)
  • B.
    \(5\)
  • C.
    \(8\)
  • D.
    \(7\)

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Cho hàm số \(y = \dfrac{5}{3}{x^3} - {x^2} + 4\) có đồ thị \((C)\). Tiếp tuyến của \((C)\) tại điểm có hoành độ \({x_0} = 3\) có hệ số góc là:

  • A.
    3
  • B.
    40
  • C.
    39
  • D.
    51

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Hệ số góc của tiếp tuyến của đường cong \(y = f(x)\) tại điểm \({x_0}\) bằng \(f'({x_0})\).

Lời giải chi tiết :

\(y = \dfrac{5}{3}{x^3} - {x^2} + 4 \Rightarrow y' = 5{x^2} - 2x\)

\(y'(3) = {5.3^2} - 2.3 = 39\)

Câu 2 :

 Đồ thị hàm số \(y={{x}^{3}}-3{{x}^{2}}+2x-1\) cắt đồ thị hàm số \(y={{x}^{2}}-3x+1\) tại hai điểm phân biệt \(A,\,\,B.\) Tính độ dài \(AB.\)

  • A.
     \(AB=3.\)         
  • B.
    \(AB=2\sqrt{2}.\)         
  • C.
    \(AB=2.\)        
  • D.
    \(AB=1.\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) Viết phương trình hoành độ giao điểm của hai đồ thị hàm số để tìm tọa độ giao điểm và tính khoảng cách.

+) Cho hai điểm \(A\left( {{x}_{1}};\ {{y}_{1}} \right);\ B\left( {{x}_{2}};\ {{y}_{2}} \right)\Rightarrow \left| \overrightarrow{AB} \right|=\sqrt{{{\left( {{x}_{2}}-{{x}_{1}} \right)}^{2}}+{{\left( {{y}_{2}}-{{y}_{1}} \right)}^{2}}}.\)

Lời giải chi tiết :

Phương trình hoành độ giao điểm của \(\left( C \right)\) và \(\left( P \right)\) là \({{x}^{3}}-3{{x}^{2}}+2x-1={{x}^{2}}-3x+1\)

\(\Leftrightarrow {{x}^{3}}-4{{x}^{2}}+5x-2=0\Leftrightarrow \left( x-2 \right){{\left( x-1 \right)}^{2}}=0\Leftrightarrow \left[ \begin{align}  & x=1\,\,\Rightarrow \,\,y\left( 1 \right)=-\,1 \\& x=2\,\,\Rightarrow \,\,y\left( 2 \right)=-\,1 \\ \end{align} \right..\)

Khi đó \(A\left( 1;-\,1 \right),\,\,B\left( 2;-\,1 \right)\) \(\xrightarrow{{}}\,\,\overrightarrow{AB}=\left( 1;0 \right)\Rightarrow AB=1.\)

Câu 3 :

Đề thi THPT QG - 2021 - mã 103

Đồ thị của hàm số \(y =  - {x^3} + 2{x^2} - 1\) cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng:

  • A.

    \(3\)

  • B.

    \(1\)

  • C.

    \( - 1\)

  • D.

    \(0\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đồ thị hàm số \(y =  f(x)\)  cắt trục tung thì giao điểm có hoành độ \(x = 0\)

Thay \(x = 0\) vào $f(x)$ để tìm \(y\).

Lời giải chi tiết :

Đồ thị hàm số \(y =  - {x^3} + 2{x^2} - 1\)  cắt trục tung \( \Rightarrow x = 0\)

Với \(x = 0\) thay vào hàm số  \( \Rightarrow y =  - 1\).

Câu 4 :

Tiệm cận đứng của đồ thị hàm số \(y = \dfrac{{5x + 1}}{{3x - 2}}\) là

  • A.

    \(x = \dfrac{2}{3}\)

  • B.

    \(y =  - \dfrac{2}{3}\)

  • C.

    \(y = \dfrac{5}{3}\)

  • D.

    \(x =  - \dfrac{2}{3}\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đồ thị hàm số \(y = \dfrac{{ax + b}}{{cx + d}}\left( {ad - bc \ne 0} \right)\) có tiệm cận đứng là đường thẳng \(x =  - \dfrac{d}{c}\).

Lời giải chi tiết :

Tiệm cận đứng của đồ thị hàm số \(y = \dfrac{{5x + 1}}{{3x - 2}}\) là \(x = \dfrac{2}{3}\)

Câu 5 :

Cho hàm số $y = f\left( x \right)$ có bảng biến thiên:

Khẳng định nào sau đây là đúng?

  • A.

    Đồ thị hàm số có tiệm cận đứng là $x = \dfrac{{ - 1}}{2}$

  • B.

    Đồ thị hàm số có tiệm cận đứng là $x = \dfrac{1}{2}$ 

  • C.

    Hàm số luôn đồng biến trên $R$

  • D.

    Đồ thị hàm số có tiệm cận ngang là $y = \dfrac{1}{2}$

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Quan sát bảng biến thiên, tìm các tiệm cận đứng, tiệm cận ngang của đồ thị hàm số và tìm các khoảng đồng biến, nghịch biến của hàm số.

Lời giải chi tiết :

$x = \dfrac{1}{2}$ là tiệm cận đứng của đồ thị hàm số

$y =  - \dfrac{1}{2}$ là tiệm cận ngang của đồ thị hàm số

Hàm số nghịch biến trên $\left( { - \infty ;\,\dfrac{1}{2}} \right)$$\left( {\dfrac{1}{2};\, + \infty } \right)$

Câu 6 :

Cho hàm số $y = f\left( x \right)$ có bảng biến thiên như sau. Khẳng định nào dưới đây là sai?

  • A.

    Đồ thị hàm số có tiệm cận đứng là $x = 1$  

  • B.

    Hàm số không có cực trị

  • C.

    Đồ thị hàm số có tiệm cận ngang là $y = 2$

  • D.

    Hàm số đồng biến trên $R$

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Quan sát bảng biến thiên và tìm các đường tiệm cận của đồ thị hàm số, các khoảng đồng biến, nghịch biến của hàm số.

Lời giải chi tiết :

A đúng vì đồ thị hàm số có đường tiệm cận đứng là \(x = 1\)

B đúng vì hàm số luôn đồng biến nên không có cực trị

C đúng vì đồ thị hàm số có đường tiệm cận ngang \(y = 2\)

D sai vì hàm số đồng biến trên các khoảng \(\left( { - \infty ;1} \right)\) và \(\left( {1; + \infty } \right)\) chứ không đồng biến trên toàn bộ tập số thực \(\mathbb{R}\)

Câu 7 :

Hàm số \(y = \dfrac{{\sqrt {{x^2} - 2x + 1} }}{{x - 1}}\) xác định khi

  • A.

    \(x \in R\)

  • B.

    \(x \ne 1\)

  • C.

    \(x > 1\)

  • D.

    \(x \ne  - 1\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Tìm điều kiện xác định với chú ý hàm căn thức xác định nếu biểu thức trong căn không âm, hàm phân thức xác định nếu biểu thức ở mẫu khác \(0\).

Lời giải chi tiết :

Hàm số xác định khi \(\left\{ \begin{array}{l}{x^2} - 2x + 1 \ge 0\\x - 1 \ne 0\end{array} \right. \Leftrightarrow x \ne 1\) do \({x^2} - 2x + 1 = {\left( {x - 1} \right)^2} \ge 0\)

Câu 8 :

Hàm số nào dưới đây không có cực trị?

  • A.

    \(y = \dfrac{{x - 2}}{{x + 1}}\)

  • B.

    \(y = {x^2}\)

  • C.

    \(y = {x^3} - 3x\)

  • D.

    \(y =  - {x^4}\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Hàm phân thức bậc nhất trên bậc nhất \(y = \dfrac{{ax + b}}{{cx + d}}\) không có cực trị.

Lời giải chi tiết :

Dễ thấy hàm số \(y = \dfrac{{x - 2}}{{x + 1}}\) là hàm phân thức bậc nhất trên bậc nhất nên không có cực trị.

Ngoài ra, có thể kiểm tra được các cực trị của mỗi hàm số được cho ở ba đáp án B, C, D.

Câu 9 :

Đồ thị hàm số \(y = \dfrac{{2x + b}}{{cx + d}}\) như hình vẽ bên:

Chọn kết luận đúng:

  • A.
    \(b + c + d = 1\)
  • B.
    \(b + c + d = 3\)
  • C.
    \(b + c + d = 5\)
  • D.
    \(b + c + d = 10\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Tìm các tiệm cận đứng, ngang của đồ thị hàm số \( \Rightarrow c,d\).

- Tìm điểm đi qua của đồ thị hàm số \( \Rightarrow b\).

- Thay các giá trị tìm được vào kiểm tra các đáp án.

Lời giải chi tiết :

Đồ thị hàm số \(y = \dfrac{{2x + b}}{{cx + d}}\) có \(\left\{ \begin{align}& \xrightarrow{TCN}y=\dfrac{2}{c}=2\Rightarrow c=1 \\  & \xrightarrow{TCD}x=-\dfrac{d}{c}=-\dfrac{d}{1}=-1\Rightarrow d=1 \\ \end{align} \right.\)

Hàm số có dạng \(y = \dfrac{{2x + b}}{{x + 1}}\left( C \right)\).

Ta có điểm \(\left( {0;1} \right) \in \left( C \right)\).

Thay \(x = 0\) và \(y = 1\) vào hàm số ta được \(1 = \dfrac{{2.0 + b}}{{0 + 1}} \Rightarrow b = 1\) \( \Rightarrow b + c + d = 3\).

Câu 10 :

Cho hàm số $y = \dfrac{{3x + 1}}{{x + 2}}\left( C \right).$ Các đường tiệm cận của (C) cùng với 2 trục tọa độ tạo thành hình chữ nhật có diện tích bằng:

  • A.

    $8$ đvdt  

  • B.

    $6$ đvdt

  • C.

    $4$ đvdt

  • D.

    $10$ đvdt 

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Tìm các tiệm cận đứng, ngang của đồ thị hàm số.

- Diện tích hình chữ nhật $S = ab$.

Lời giải chi tiết :

Đồ thị hàm số $y = \dfrac{{3x + 1}}{{x + 2}}$ có:

- Tiệm cận đứng là $x =  - 2$.

- Tiệm cận ngang là $y = 3$.

Diện tích hình chữ nhật được tạo bởi 2 tiệm cận là: $S=\left| -2 \right|.\left| 3 \right|=6$ đvdt

Câu 11 :

Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\) có đồ thị như hình vẽ. Với các giá trị nào của tham số m thì phương trình  \(f\left( {\left| x \right|} \right) = 3m + 1\) có bốn nghiệm phân biệt.

  • A.
    \(m > 2.\)
  • B.
    \(m <  - 1.\)
  • C.

    \( - 1 < m <- \dfrac{1}{3}.\)

  • D.
    \(1 < m < 2.\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Vẽ đồ thị hàm số \(y = f\left( {\left| x \right|} \right)\).

   + Vẽ đồ thị hàm số \(y = f\left( x \right)\).

   + Xóa đi phần đồ thị hàm số nằm ở bên trái trục tung.

   + Lấy đối xứng phần đồ thị hàm số nằm ở bên phải trục tung qua trục tung.

- Biện luận nghiệm để tìm tham số m: Số nghiệm của phương trình \(f\left( {\left| x \right|} \right) = 3m + 1\) là số giao điểm của đồ thị hàm số \(y = f\left( {\left| x \right|} \right)\) và đường thẳng \(y = 3m + 1\) song song với trục hoành.

Lời giải chi tiết :

Dựa vào đồ thị hàm số \(y = f\left( x \right)\) ta suy ra được đồ thị hàm số \(y = f\left( {\left| x \right|} \right)\) như sau:

Số nghiệm của phương trình \(f\left( {\left| x \right|} \right) = 3m + 1\) là số giao điểm của đồ thị hàm số \(y = f\left( {\left| x \right|} \right)\) và đường thẳng \(y = 3m + 1\) song song với trục hoành.

Do đó để phương trình \(f\left( {\left| x \right|} \right) = 3m + 1\) có 4 nghiệm phân biệt thì \( - 2 < 3m + 1 < 0 \Leftrightarrow  - 1 < m <  - \dfrac{1}{3}\).

Câu 12 :

Cho hàm số \(y = \dfrac{{2x - 2}}{{x - 2}}\) có đồ thị là\(\left( C \right)\), \(M\)là điểm thuộc \(\left( C \right)\) sao cho tiếp tuyến của \(\left( C \right)\) tại \(M\)cắt hai đường tiệm cận của \(\left( C \right)\) tại hai điểm \(A\), \(B\) thỏa mãn \(AB = 2\sqrt 5 \). Gọi \(S\) là tổng các hoành độ của tất cả các điểm \(M\)thỏa mãn bài toán. Tìm giá trị của \(S\).

  • A.
    \(6\)
  • B.
    \(5\)
  • C.
    \(8\)
  • D.
    \(7\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Tìm 2 đường tiệm cận của đồ thị hàm số.

- Gọi \(M\left( {m;\,\dfrac{{2m - 2}}{{m - 2}}} \right)\) thuộc đồ thị hàm số. Viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số tại \(M\).

- Tiếp tuyến của đồ thị hàm số \(y = f\left( x \right)\) tại điểm có hoành độ \(x = {x_0}\) là \(y = f'\left( {{x_0}} \right)\left( {x - {x_0}} \right) + f\left( {{x_0}} \right)\).

- Tìm giao điểm \(A,\,\,B\) của tiếp tuyến với 2 đường tiệm cận.

- Tính độ dài đoạn thẳng \(AB:\) \(AB = \sqrt {{{\left( {{x_B} - {x_A}} \right)}^2} + {{\left( {{y_B} - {y_A}} \right)}^2}} \).

- Giải phương trình tìm \(m\), từ đó tính \(S\).

Lời giải chi tiết :

TXĐ: \(D = \mathbb{R}\backslash \left\{ 2 \right\}\). Đồ thị hàm số có hai đường tiệm cận là \(x = 2\) và \(y = 2\).

Ta có \(y' = \dfrac{{ - 2}}{{{{\left( {x - 2} \right)}^2}}}\). Gọi \(M\left( {m;\,\dfrac{{2m - 2}}{{m - 2}}} \right)\) thuộc đồ thị hàm số.

Phương trình tiếp tuyến \(d\) của \(\left( C \right)\) tại \(M\): \(y = \dfrac{{ - 2}}{{{{\left( {m - 2} \right)}^2}}}\left( {x - m} \right) + \dfrac{{2m - 2}}{{m - 2}}\).

Cho \(x = 2 \Rightarrow y = \dfrac{{ - 2}}{{{{\left( {m - 2} \right)}^2}}}\left( {2 - m} \right) + \dfrac{{2m - 2}}{{m - 2}}\)\( \Leftrightarrow y = \dfrac{2}{{m - 2}} + \dfrac{{2m - 2}}{{m - 2}} = \dfrac{{2m}}{{m - 2}}\).

\( \Rightarrow \) Giao điểm của \(d\) và đường thẳng \(x = 2\) là \(A\left( {2;\,\dfrac{{2m}}{{m - 2}}} \right)\).

Cho \(y = 2 \Rightarrow \dfrac{{ - 2}}{{{{\left( {m - 2} \right)}^2}}}\left( {x - m} \right) + \dfrac{{2m - 2}}{{m - 2}} = 2\).

\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow  - 2\left( {x - m} \right) + \left( {2m - 2} \right)\left( {m - 2} \right) = 2{\left( {m - 2} \right)^2}\\ \Leftrightarrow  - 2x + 2m + 2{m^2} - 6m + 4 = 2{m^2} - 8m + 8\\ \Leftrightarrow 2x = 4m - 4 \Leftrightarrow x = 2m - 2\end{array}\)

\( \Rightarrow \) Giao điểm của \(d\) và đường thẳng \(y = 2\) là \(B\left( {2m - 2;\,2} \right)\).

Ta có: \(AB = 2\sqrt 5  \Leftrightarrow {\left( {2m - 4} \right)^2} + {\left( {2 - \dfrac{{2m}}{{m - 2}}} \right)^2} = 20\)

\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow 4{\left( {m - 2} \right)^2} + \dfrac{{16}}{{{{\left( {m - 2} \right)}^2}}} = 20\\ \Leftrightarrow {\left( {m - 2} \right)^4} - 5{\left( {m - 2} \right)^2} + 4 = 0\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}{\left( {m - 2} \right)^2} = 1\\{\left( {m - 2} \right)^2} = 4\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}m = 3\\m = 1\\m = 4\\m = 0\end{array} \right.\end{array}\)

Vậy \(S = 3 + 1 + 4 + 0 = 8\).

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.