Đề kiểm tra 1 tiết Toán 12 chương 7: Phương pháp tọa độ trong không gian - Đề số 1

Đề bài

Câu 1 :

Trong không gian với hệ tọa độ $Oxyz$ , cho điểm $M$ thỏa mãn hệ thức  \(\overrightarrow {OM}  = 2\vec i + \vec j\). Tọa độ của điểm  $M$ là

  • A.

    $M\left( {0;2;1} \right)$

  • B.

    $M\left( {1;2;0} \right)$

  • C.

    $M\left( {2;0;1} \right)$         

  • D.

    $M\left( {2;1;0} \right)$

Câu 2 :

Cho đường thẳng $d$ có phương trình $d:\left\{ \begin{array}{l}x = 2t\\y = 1 - t\\z = 3 + t\end{array} \right.$ và mặt phẳng $(P)$ có phương trình $(P):x + y + z - 10 = 0$. Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?

  • A.

    $d$ nằm trong $(P)$           

  • B.

    $d$ song song với $(P)$

  • C.

    $d$ vuông góc với $(P)$

  • D.

    $d$ tạo với $(P)$ một góc nhỏ hơn \({45^0}\)            

Câu 3 :

Trong không gian với hệ tọa độ $Oxyz$, cho mặt cầu $\left( S \right):{x^2} + {y^2} + {z^2} - 2{\rm{x}} - 4y + 4{\rm{z}} - 16 = 0$ và đường thẳng $d:\dfrac{{x - 1}}{1} = \dfrac{{y + 3}}{2} = \dfrac{z}{2}$. Mặt phẳng nào trong các mặt phẳng sau chứa $d$ và tiếp xúc với mặt cầu $(S)$.

  • A.

    $\left( P \right):2x - 2y + z - 8 = 0$

  • B.

    $\left( P \right): - 2x + 11y - 10{\rm{z}} - 105 = 0$

  • C.

    $\left( P \right):2x - 11y + 10z - 35 = 0$

  • D.

    \(\left( P \right) :  - 2x + 2y - z + 11 = 0\)

Câu 4 :

Hai véc tơ không cùng phương \(\overrightarrow a ,\overrightarrow b \) được gọi là cặp véc tơ chỉ phương (VTCP) của \(\left( P \right)\) nếu giá của chúng:

  • A.

    nằm trong \(\left( P \right)\)

  • B.

    song song \(\left( P \right)\) 

  • C.

    nằm trong \(\left( P \right)\) hoặc song song với \(\left( P \right)\).  

  • D.

    vuông góc \(\left( P \right)\)

Câu 5 :

Trong không gian $Oxyz$, cho hình bình hành $ABCD$ với  $A\left( {0,1,1} \right),{\rm{ }}B\left( { - 2,3,1} \right)$ và $C\left( {4, - 3,1} \right)$. Phương trình nào không phải là phương trình tham số của đường chéo $BD$.

  • A.

    \(\left\{ \begin{array}{l}x =  - 2 + t\\y = 3 - t\\z = 1\end{array} \right.\)      

  • B.

    \(\left\{ \begin{array}{l}x = 2 - t\\y =  - 1 + t\\z = 1\end{array} \right.\)      

  • C.

    \(\left\{ \begin{array}{l}x = 2 - 2t\\y =  - 1 + 2t\\z = 1\end{array} \right.\)  

  • D.

    \(\left\{ \begin{array}{l}x =  - 2 + t\\y = 3 + t\\z = 1\end{array} \right.\)  

Câu 6 :

Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), cho các điểm \(A\left( {0;0;2} \right)\), \(B\left( {1;0;0} \right)\), \(C\left( {2;2;0} \right)\) và \(D\left( {0;m;0} \right)\). Điều kiện cần và đủ của \(m\) để khoảng cách giữa hai đường thẳng \(AB\) và \(CD\) bằng \(2\) là:

  • A.

    \(\left[ \begin{array}{l}m = 4\\m =  - 2\end{array} \right.\).

  • B.

    \(\left[ \begin{array}{l}m =  - 4\\m = 2\end{array} \right.\).

  • C.

    \(\left[ \begin{array}{l}m = 4\\m = 2\end{array} \right.\).

  • D.

    \(\left[ \begin{array}{l}m =  - 4\\m =  - 2\end{array} \right.\).

Câu 7 :

Trong không gian với hệ trục tọa độ $Oxyz$, cho các phương trình sau, phương trình nào không phải là phương trình của mặt cầu?

  • A.

    \({x^2} + {y^2} + {z^2} - 2x - 2y - 2z - 8 = 0.\)          

  • B.

    \({(x + 1)^2} + {(y - 2)^2} + {(z - 1)^2} = 9.\)

  • C.

    \(2{x^2} + 2{y^2} + 2{z^2} - 4x + 2y + 2z + 16 = 0\)

  • D.

    \(3{x^2} + 3{y^2} + 3{z^2} - 6x + 12y - 24z + 16 = 0\)

Câu 8 :

Trong không gian với hệ tọa độ $Oxyz$, phương trình nào dưới đây là phương trình chính tắc của đường thẳng \(d:\left\{ \begin{array}{l}x = 1 + 2t\\y = 3t\\z =  - 2 + t\end{array} \right.\)

  • A.

    \(\dfrac{{x + 1}}{2} = \dfrac{y}{3} = \dfrac{{z - 2}}{1}\)

  • B.

    \(\dfrac{{x - 1}}{1} = \dfrac{y}{3} = \dfrac{{z + 2}}{{ - 2}}\) 

  • C.

    \(\dfrac{{x + 1}}{1} = \dfrac{y}{3} = \dfrac{{z - 2}}{{ - 2}}\)               

  • D.

    \(\dfrac{{x - 1}}{2} = \dfrac{y}{3} = \dfrac{{z + 2}}{1}\)

Câu 9 :

Trong không gian $Oxyz$, cho mặt phẳng $\left( P \right):x - y + 3 = 0$. Vec-tơ nào sau đây không là vecto pháp tuyến của mặt phẳng $\left( P \right)$ .

  • A.

    \(\vec a = (3, - 3,0)\)    

  • B.

    \(\vec a = (1, - 2,3)\)

  • C.

    \(\vec a = ( - 1,1,0)\)  

  • D.

    \(\vec a = (1, - 1,0)\)

Câu 10 :

Trong không gian với hệ tọa độ $Oxyz$ cho mặt phẳng \((P):4x + y - 2 = 0\) . Đường thẳng nào trong các đường thẳng sau vuông góc với mặt phẳng $(P)$.

  • A.

    $d:\dfrac{{x - 1}}{1} = \dfrac{{y + 1}}{{ - 1}} = \dfrac{{z - 2}}{2}$           

  • B.

    $d:\dfrac{{x - 3}}{4} = \dfrac{{y - 1}}{1} = \dfrac{z}{2}$

  • C.

    $d:\dfrac{{x - 4}}{1} = \dfrac{{y - 1}}{1} = \dfrac{z}{1}$   

  • D.

    $(d):\left\{ \begin{array}{l}x = 4t\\y = t\\z = 0\end{array} \right.$

Câu 11 :

Cho \(\overrightarrow a  = \left( {5;1;3} \right),\overrightarrow b  = \left( { - 1; - 3; - 5} \right)\) là cặp VTCP của mặt phẳng \(\left( P \right)\). Véc tơ nào sau đây là một véc tơ pháp tuyến của \(\left( P \right)\)?

  • A.

    \(\left( {1;2;0} \right)\)

  • B.

    \(\left( {2;11; - 7} \right)\)

  • C.

    \(\left( {4; - 22; - 14} \right)\)

  • D.

    \(\left( {2;2; - 4} \right)\)

Câu 12 :

Trong không gian với hệ tọa độ $Oxyz$, cho đường thẳng \(d:\dfrac{x}{1} = \dfrac{{y - 1}}{2} = \dfrac{{z + 1}}{{ - 1}}\)  và điểm $A\left( {5,4, - 2} \right)$. Phương trình mặt cầu đi qua điểm $A$ và có tâm là giao điểm của $d$ với mặt phẳng $(Oxy)$ là

  • A.

    \((S):{(x + 1)^2} + {(y + 1)^2} + {z^2} = 65.\)           

  • B.

    \((S):{(x + 1)^2} + {(y - 1)^2} + {z^2} = 9.\)

  • C.

    \((S):{(x - 1)^2} + {(y + 2)^2} + {z^2} = 64.\)

  • D.

    \((S):{(x + 1)^2} + {(y - 1)^2} + {(z + 2)^2} = 65.\) 

Câu 13 :

Điểm \(M\) thỏa mãn \(\overrightarrow {OM}  = \overrightarrow i  - 3\overrightarrow j  + \overrightarrow k \) có tọa độ:

  • A.

    \(M\left( {1;1; - 3} \right)\)    

  • B.

    \(M\left( {1; - 1; - 3} \right)\)

  • C.

    \(M\left( {1; - 3;1} \right)\)

  • D.

    \(M\left( { - 1; - 3;1} \right)\)

Câu 14 :

Trong không gian với hệ tọa độ  $Oxyz$, cho mặt cầu $(S)$ có phương trình \({(x + 1)^2} + {(y - 1)^2} + {(z - 2)^2} = 4\). Phương trình nào sau đây là phương trình của mặt cầu đối xứng với mặt cầu $(S)$ qua trục $Oz$.

  • A.

    \({(x - 1)^2} + {(y + 1)^2} + {(z - 2)^2} = 4\)

  • B.

    \({(x - 1)^2} + {(y - 1)^2} + {(z - 2)^2} = 4\)

  • C.

    \({(x + 1)^2} + {(y + 1)^2} + {(z - 2)^2} = 4\)

  • D.

    \({(x + 1)^2} + {(y - 1)^2} + {(z + 2)^2} = 4\)

Câu 15 :

Trong không gian với hệ tọa độ $Oxyz$, cho mặt cầu $\left( S \right):{x^2} + {y^2} + {z^2} + 2x - 4y + 6z + 5 = 0$. Tiếp diện của $(S)$ tại điểm $M(-1;2;0)$ có phương trình là:

  • A.

    $2x+y=0$                 

  • B.

    $x = 0$ 

  • C.

    $y = 0$

  • D.

    $z = 0$

Câu 16 :

Trong không gian với hệ trục tọa độ $Oxyz$, cho ba điểm $A\left( {1;2; - 1} \right),B\left( {2; - 1;3} \right),C\left( { - 3;5;1} \right)$. Tìm tọa độ điểm $D$ sao cho tứ giác $ABCD$ là hình bình hành.

  • A.

    $D\left( { - 2;8; - 3} \right)$  

  • B.

    $D\left( { - 4;8; - 5} \right)$

  • C.

    $D\left( { - 2;2;5} \right)$

  • D.

    $D\left( { - 4;8; - 3} \right)$.

Câu 17 :

 Trong không gian Oxyz, cho \(M\left( -1;3;4 \right)\), mặt phẳng (P) đi qua M cắt các trục Ox, Oy, Oz tại các điểm A, B, C sao cho M là trực tâm \(\Delta ABC\). Thể tích khối tứ diện OABC bằng

  • A.

     \(\frac{8788}{3}\).

  • B.

    \(\frac{4394}{3}\).

  • C.

     \(\frac{2197}{9}\).

  • D.

     \(\frac{4394}{9}\).

Câu 18 :

Cho hai điểm \(A\left( {1; - 2;0} \right),B\left( {0;1;1} \right)\), độ dài đường cao \(OH\) của tam giác \(OAB\) là:

  • A.

    \(3\sqrt {19} \)

  • B.

    \(\dfrac{{3\sqrt {19} }}{{13}}\)

  • C.

    \(\sqrt 6 \)

  • D.

    \(\dfrac{{\sqrt {66} }}{{11}}\) 

Câu 19 :

Trong không gian tọa độ \(Oxyz\) cho \(d:\dfrac{{x - 1}}{{ - 3}} = \dfrac{{y - 3}}{2} = \dfrac{{z - 1}}{{ - 2}}\) và mặt phẳng \(\left( P \right):x - 3y + z - 4 = 0\). Phương trình hình chiếu của \(d\) trên \(\left( P \right)\) là:

  • A.

    $\dfrac{{x + 3}}{2} = \dfrac{{y + 1}}{{ - 1}} = \dfrac{{z - 1}}{1}$              

  • B.

    $\dfrac{{x - 2}}{{ - 2}} = \dfrac{{y + 1}}{1} = \dfrac{{z - 1}}{1}$

  • C.

    $\dfrac{{x + 5}}{2} = \dfrac{{y + 1}}{1} = \dfrac{{z - 1}}{{ - 1}}$

  • D.

    $\dfrac{x}{2} = \dfrac{{y + 1}}{1} = \dfrac{{z - 1}}{1}$ 

Câu 20 :

Trong không gian với hệ tọa độ  $Oxyz$, cho các điểm  $A\left( {1,2, - 4} \right);{\rm{ }}B\left( {1, - 3,1} \right){\rm{ }} và {\rm{ }}C\left( {2,2,3} \right)$. Mặt cầu $(S) $ đi qua  $A,B,C$ và có tâm thuộc mặt phẳng $(xOy) $ có bán kính là :

  • A.

    \(\sqrt {34} \)

  • B.

    \(\sqrt {26} \)

  • C.

    $34$

  • D.

    $26$

Câu 21 :

Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\) cho mặt phẳng \(\left( P \right):x - 2y + 2z - 3 = 0\) và mặt cầu \(\left( S \right):{x^2} + {y^2} + {z^2} + 2x - 4y - 2z + 5 = 0\). Giả sử \(M \in \left( P \right)\) và \(N \in \left( S \right)\)  sao cho \(\overrightarrow {MN} \) cùng phương với vectơ \(\overrightarrow u  = \left( {1;0;1} \right)\) và khoảng cách \(MN\) lớn nhất. Tính \(MN\) 

  • A.

    \(MN = 3\)   

  • B.

    \(MN = 1 + 2\sqrt 2 \)

  • C.

    \(MN = 3\sqrt 2 \)

  • D.

    \(MN = 14\)

Câu 22 :

Trong không gian với hệ tọa độ $Oxyz$, cho hai đường thẳng \(d:\left\{ \begin{array}{l}x = 2t\\y = t\\z = 4\end{array} \right.\) và \(d':\left\{ \begin{array}{l}x = t'\\y = 3 - t'\\z = 0\end{array} \right.\) . Phương trình mặt cầu có đường kính là đoạn thẳng vuông góc chung của hai đường thẳng $d$ và $d'$ là: 

  • A.

    \({(x - 2)^2} + {y^2} + {z^2} = 4\)

  • B.

    \({(x - 2)^2} + {(y - 1)^2} + {(z - 2)^2} = 2\)  

  • C.

    \({(x - 2)^2} + {(y - 1)^2} + {(z - 2)^2} = 4\)

  • D.

    \({(x + 2)^2} + {(y + 1)^2} + {z^2} = 4\)

Câu 23 :

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, viết phươn trình mặt phẳng \(\left( P \right)\) đi qua điểm \(M\left( {1;2;3} \right)\) và cắt các tia Ox, Oy, Oz lần lượt tại các điểm A, B, C sao cho \(T = \frac{1}{{O{A^2}}} + \frac{1}{{O{B^2}}} + \frac{1}{{O{C^2}}}\) đạt giá trị nhỏ nhất.

  • A.

     \(\left( P \right):\,\,6x - 3y + 2z - 6 = 0\)

  • B.

     \(\left( P \right):\,\,6x + 3y + 2z - 18 = 0\)

  • C.

     \(\left( P \right):\,\,x + 2y + 3z - 14 = 0\)

  • D.

     \(\left( P \right):\,\,3x + 2y + z - 10 = 0\)

Câu 24 :

Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), cho mặt phẳng \(\left( P \right):x + 2y = 0\). Phương trình nào sau đây là phương trình đường thẳng qua \(A\left( { - 1;3; - 4} \right)\) cắt trục \(Ox\) và song song với mặt phẳng \(\left( P \right)\):

  • A.

    \(\left\{ \begin{array}{l}x = 5 + 6t\\y =  - 3t\\z = 4t\end{array} \right.\)

  • B.

    \(\left\{ \begin{array}{l}x =  - 1 + 3t\\y = 3 + t\\z - 4 - t\end{array} \right.\)

  • C.

    \(\dfrac{{x + 1}}{6} = \dfrac{{y - 3}}{2} = \dfrac{{z + 4}}{4}\)

  • D.

    \(\dfrac{{x + 1}}{6} = \dfrac{{y - 3}}{{ - 5}} = \dfrac{{z + 4}}{4}\)

Câu 25 :

Cho điểm $A(0 ; 8 ; 2)$ và mặt cầu $(S)$ có phương trình \((S):{\left( {x - 5} \right)^2} + {\left( {y + 3} \right)^2} + {\left( {z - 7} \right)^2} = 72\) và điểm $B(1 ; 1 ; -9)$. Viết phương trình mặt phẳng $(P)$ qua $A$ tiếp xúc với $(S)$ sao cho khoảng cách từ $B$ đến $(P)$ là lớn nhất. Giả sử \(\overrightarrow n  = \left( {1;m;n} \right)\) là véctơ pháp tuyến của $(P)$. Lúc đó:

  • A.

    \(mn = \dfrac{{276}}{{49}}\)

  • B.

    \(mn =  - \dfrac{{276}}{{49}}\)

  • C.

    \(mn = 4\)

  • D.

    \(mn =  - 4\)

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Trong không gian với hệ tọa độ $Oxyz$ , cho điểm $M$ thỏa mãn hệ thức  \(\overrightarrow {OM}  = 2\vec i + \vec j\). Tọa độ của điểm  $M$ là

  • A.

    $M\left( {0;2;1} \right)$

  • B.

    $M\left( {1;2;0} \right)$

  • C.

    $M\left( {2;0;1} \right)$         

  • D.

    $M\left( {2;1;0} \right)$

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sử dụng định nghĩa điểm \(M\left( {x;y;z} \right) \Leftrightarrow \overrightarrow {OM}  = x.\overrightarrow i  + y.\overrightarrow j  + z.\overrightarrow k \)

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(\overrightarrow {OM}  = 2\vec i + \vec j \Rightarrow \overrightarrow {OM}  = 2.\vec i + 1.\vec j + 0.\overrightarrow k  \Leftrightarrow M\left( {2;1;0} \right)\)

Câu 2 :

Cho đường thẳng $d$ có phương trình $d:\left\{ \begin{array}{l}x = 2t\\y = 1 - t\\z = 3 + t\end{array} \right.$ và mặt phẳng $(P)$ có phương trình $(P):x + y + z - 10 = 0$. Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?

  • A.

    $d$ nằm trong $(P)$           

  • B.

    $d$ song song với $(P)$

  • C.

    $d$ vuông góc với $(P)$

  • D.

    $d$ tạo với $(P)$ một góc nhỏ hơn \({45^0}\)            

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Tìm số giao điểm của $(d)$ và $(P)$

Lời giải chi tiết :

Giả sử $M$ là giao điểm của $(d)$ và $(P)$. 

Lấy \(M \in (d) \Rightarrow M\left( {2t;1 - t;3 + t} \right)\)

Vì \(M \in (P) \Rightarrow 2t + 1 - t + 3 + t - 10 = 0 \Leftrightarrow 2t - 6 = 0 \Leftrightarrow t = 3\)

Suy ra ta có \(M\left( {6; - 2;6} \right)\), suy ra $d$ cắt $(P)$ tại $1$ điểm duy nhất. Do đó, loại đáp án A và B.

Mặt khác giả sử $d \bot (P) \Rightarrow \dfrac{2}{1} = \dfrac{1}{1} = \dfrac{{ - 1}}{1}$(vô lý). Do đó loại C

Câu 3 :

Trong không gian với hệ tọa độ $Oxyz$, cho mặt cầu $\left( S \right):{x^2} + {y^2} + {z^2} - 2{\rm{x}} - 4y + 4{\rm{z}} - 16 = 0$ và đường thẳng $d:\dfrac{{x - 1}}{1} = \dfrac{{y + 3}}{2} = \dfrac{z}{2}$. Mặt phẳng nào trong các mặt phẳng sau chứa $d$ và tiếp xúc với mặt cầu $(S)$.

  • A.

    $\left( P \right):2x - 2y + z - 8 = 0$

  • B.

    $\left( P \right): - 2x + 11y - 10{\rm{z}} - 105 = 0$

  • C.

    $\left( P \right):2x - 11y + 10z - 35 = 0$

  • D.

    \(\left( P \right) :  - 2x + 2y - z + 11 = 0\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Mặt cầu: ${(x - a)^2} + {(y - b)^2} + {(z - c)^2} = {R^2} \Rightarrow I(a;b;c);bkR$

Lời giải chi tiết :

Ta xét mặt cầu $(S):{(x - 1)^2} + {(y - 2)^2} + {(z + 2)^2} = 25$

$\Rightarrow I(1;2; - 2);R = 5$

Điểm $A(1;-3;0)$ thuộc $d$ nên $A \in (P)$ và $d(I;(P)) = 5$ nên thử các đáp án ta thấy C đúng.

Câu 4 :

Hai véc tơ không cùng phương \(\overrightarrow a ,\overrightarrow b \) được gọi là cặp véc tơ chỉ phương (VTCP) của \(\left( P \right)\) nếu giá của chúng:

  • A.

    nằm trong \(\left( P \right)\)

  • B.

    song song \(\left( P \right)\) 

  • C.

    nằm trong \(\left( P \right)\) hoặc song song với \(\left( P \right)\).  

  • D.

    vuông góc \(\left( P \right)\)

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Hai véc tơ \(\overrightarrow a ,\overrightarrow b \left( { \ne \overrightarrow 0 } \right)\) được gọi là cặp véc tơ chỉ phương (VTCP) của \(\left( P \right)\) nếu giá của chúng nằm trong \(\left( P \right)\) hoặc song song với \(\left( P \right)\).

Câu 5 :

Trong không gian $Oxyz$, cho hình bình hành $ABCD$ với  $A\left( {0,1,1} \right),{\rm{ }}B\left( { - 2,3,1} \right)$ và $C\left( {4, - 3,1} \right)$. Phương trình nào không phải là phương trình tham số của đường chéo $BD$.

  • A.

    \(\left\{ \begin{array}{l}x =  - 2 + t\\y = 3 - t\\z = 1\end{array} \right.\)      

  • B.

    \(\left\{ \begin{array}{l}x = 2 - t\\y =  - 1 + t\\z = 1\end{array} \right.\)      

  • C.

    \(\left\{ \begin{array}{l}x = 2 - 2t\\y =  - 1 + 2t\\z = 1\end{array} \right.\)  

  • D.

    \(\left\{ \begin{array}{l}x =  - 2 + t\\y = 3 + t\\z = 1\end{array} \right.\)  

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sử dụng tính chất hai đường chéo của hình bình hành cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường nên \(BD\) đi qua trung điểm \(I\) của \(AC\).

- Tìm tọa độ trung điểm \(I\) của \(AC\).

- Viết phương trình đường thẳng \(BI\) cũng chính là phương trình đường thẳng \(BD\) cần tìm.

Lời giải chi tiết :

Gọi \(I\)  là tâm của hình bình hành $ABCD$. Suy ra \(I\) là trung điểm của $AC$. Ta có $I\left( {2, - 1,1} \right)$.

Phương trình $BI$ cũng chính là phương trình đường chéo $BD$.

+ Phương trình $BI$ nhận \(\overrightarrow {BI}  = (4, - 4,0)\) là vectơ chỉ phương

+ qua điểm $B\left( { - 2,3,1} \right)$ và cũng qua điểm $I\left( {2, - 1,1} \right)$.

Vì phương trình tham số ở câu D có vecto chỉ phương là \((1,1,0)\), đây không là vecto chỉ phương của $BI$.

Câu 6 :

Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), cho các điểm \(A\left( {0;0;2} \right)\), \(B\left( {1;0;0} \right)\), \(C\left( {2;2;0} \right)\) và \(D\left( {0;m;0} \right)\). Điều kiện cần và đủ của \(m\) để khoảng cách giữa hai đường thẳng \(AB\) và \(CD\) bằng \(2\) là:

  • A.

    \(\left[ \begin{array}{l}m = 4\\m =  - 2\end{array} \right.\).

  • B.

    \(\left[ \begin{array}{l}m =  - 4\\m = 2\end{array} \right.\).

  • C.

    \(\left[ \begin{array}{l}m = 4\\m = 2\end{array} \right.\).

  • D.

    \(\left[ \begin{array}{l}m =  - 4\\m =  - 2\end{array} \right.\).

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Khoảng cách \(AB\) và \(CD\) được tính theo công thức \(d\left( {AB,CD} \right) = \dfrac{{\left| {\left[ {\overrightarrow {AB} ;\overrightarrow {CD} } \right].\overrightarrow {AC} } \right|}}{{\left| {\left[ {\overrightarrow {AB} ;\overrightarrow {CD} } \right]} \right|}}.\)

Lời giải chi tiết :

Ta có \(\overrightarrow {AB}  = \left( {1;0; - 2} \right)\), \(\overrightarrow {CD}  = \left( { - 2;m - 2;0} \right)\) và \(\overrightarrow {AC}  = \left( {2;2; - 2} \right)\).

Suy ra \(\left[ {\overrightarrow {AB} ;\overrightarrow {CD} } \right] = \left( {2m - 4;4;m - 2} \right)\).

Do đó \(d\left[ {AB,CD} \right] = \dfrac{{\left| {\left[ {\overrightarrow {AB} ;\overrightarrow {CD} } \right].\overrightarrow {AC} } \right|}}{{\left| {\left[ {\overrightarrow {AB} ;\overrightarrow {CD} } \right]} \right|}} \Leftrightarrow \dfrac{{\left| {2\left( {2m - 4} \right) + 8 - 2\left( {m - 2} \right)} \right|}}{{\sqrt {{{\left( {2m - 4} \right)}^2} + {4^2} + {{\left( {m - 2} \right)}^2}} }} = 2\)

\( \Leftrightarrow \left| {2m + 4} \right| = 2\sqrt {5{m^2} - 20m + 36}  \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}m = 4\\m = 2\end{array} \right.\).

Câu 7 :

Trong không gian với hệ trục tọa độ $Oxyz$, cho các phương trình sau, phương trình nào không phải là phương trình của mặt cầu?

  • A.

    \({x^2} + {y^2} + {z^2} - 2x - 2y - 2z - 8 = 0.\)          

  • B.

    \({(x + 1)^2} + {(y - 2)^2} + {(z - 1)^2} = 9.\)

  • C.

    \(2{x^2} + 2{y^2} + 2{z^2} - 4x + 2y + 2z + 16 = 0\)

  • D.

    \(3{x^2} + 3{y^2} + 3{z^2} - 6x + 12y - 24z + 16 = 0\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Điều kiện cần và đủ để \({x^2} + {y^2} + {z^2} + 2ax + 2by + 2cz + d = 0\) là phương trình mặt cầu là \({a^2} + {b^2} + {c^2} - d > 0\)

Lời giải chi tiết :

Phương trình đáp án B có dạng \({\left( {x - a} \right)^2} + {\left( {y - b} \right)^2} + {\left( {z - c} \right)^2} = {R^2}\) với \(a =  - 1,b = 2,c = 1\) và \(R = 3\) là phương trình mặt cầu.

Phương trình đáp án A có dạng \({x^2} + {y^2} + {z^2} + 2ax + 2by + 2cz + d = 0\) với \(a =  - 1,b =  - 1,c =  - 1,d =  - 8\)  có \(R = \sqrt {{a^2} + {b^2} + {c^2} - d}  = \sqrt {11} \) là một phương trình mặt cầu.

Xét phương án C có

\(2{x^2} + 2{y^2} + 2{z^2} - 4x + 2y + 2z + 16 = 0 \Leftrightarrow {x^2} + {y^2} + {z^2} - 2x + y + z + 8 = 0\).

Phương trình có dạng \({x^2} + {y^2} + {z^2} + 2ax + 2by + 2cz + d = 0\) với \(a = 1,b =  - \dfrac{1}{2},c =  - \dfrac{1}{2},d = 8\) có \({a^2} + {b^2} + {c^2} - d = 1 + \dfrac{1}{4} + \dfrac{1}{4} - 8 < 0.\)

Không phải là phương trình mặt cầu.

Câu 8 :

Trong không gian với hệ tọa độ $Oxyz$, phương trình nào dưới đây là phương trình chính tắc của đường thẳng \(d:\left\{ \begin{array}{l}x = 1 + 2t\\y = 3t\\z =  - 2 + t\end{array} \right.\)

  • A.

    \(\dfrac{{x + 1}}{2} = \dfrac{y}{3} = \dfrac{{z - 2}}{1}\)

  • B.

    \(\dfrac{{x - 1}}{1} = \dfrac{y}{3} = \dfrac{{z + 2}}{{ - 2}}\) 

  • C.

    \(\dfrac{{x + 1}}{1} = \dfrac{y}{3} = \dfrac{{z - 2}}{{ - 2}}\)               

  • D.

    \(\dfrac{{x - 1}}{2} = \dfrac{y}{3} = \dfrac{{z + 2}}{1}\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Tìm điểm đi qua và VTCP của đường thẳng.

- Viết phương trình chính tắc của đường thẳng \(\dfrac{{x - {x_0}}}{a} = \dfrac{{y - {y_0}}}{b} = \dfrac{{z - {z_0}}}{c}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(d:\left\{ \begin{array}{l}x = 1 + 2t\\y = 3t\\z =  - 2 + t\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}M\left( {1;0; - 2} \right)\\\overrightarrow u  = \left( {2;3;1} \right)\end{array} \right. \Rightarrow \dfrac{{x - 1}}{2} = \dfrac{y}{3} = \dfrac{{z + 2}}{1}\)

Câu 9 :

Trong không gian $Oxyz$, cho mặt phẳng $\left( P \right):x - y + 3 = 0$. Vec-tơ nào sau đây không là vecto pháp tuyến của mặt phẳng $\left( P \right)$ .

  • A.

    \(\vec a = (3, - 3,0)\)    

  • B.

    \(\vec a = (1, - 2,3)\)

  • C.

    \(\vec a = ( - 1,1,0)\)  

  • D.

    \(\vec a = (1, - 1,0)\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Mặt phẳng $\left( P \right):ax + by + cz + d = 0$ nhận vectơ \(\vec n = (a,b,c)\) là một vectơ pháp tuyến thì $\left( P \right)$ cũng nhận vectơ \(k.\vec n\) làm vectơ pháp tuyến.

Lời giải chi tiết :

Nhận thấy \((P):x - y + 3 = 0\) nhận \(\overrightarrow n  = \left( {1; - 1;0} \right)\) làm véc tơ pháp tuyến nên các véc tơ \(\overrightarrow a  = \left( {3; - 3;0} \right),\overrightarrow a  = \left( { - 1;1;0} \right)\) cũng là các véc tơ pháp tuyến của \(\left( P \right)\).

Câu 10 :

Trong không gian với hệ tọa độ $Oxyz$ cho mặt phẳng \((P):4x + y - 2 = 0\) . Đường thẳng nào trong các đường thẳng sau vuông góc với mặt phẳng $(P)$.

  • A.

    $d:\dfrac{{x - 1}}{1} = \dfrac{{y + 1}}{{ - 1}} = \dfrac{{z - 2}}{2}$           

  • B.

    $d:\dfrac{{x - 3}}{4} = \dfrac{{y - 1}}{1} = \dfrac{z}{2}$

  • C.

    $d:\dfrac{{x - 4}}{1} = \dfrac{{y - 1}}{1} = \dfrac{z}{1}$   

  • D.

    $(d):\left\{ \begin{array}{l}x = 4t\\y = t\\z = 0\end{array} \right.$

Đáp án : D

Phương pháp giải :

$(P)$ vuông góc với $d$, suy ra $\overrightarrow {{n_P}} $ cùng phương $\overrightarrow {{u_d}} $.

Lời giải chi tiết :

$\left( P \right)$ vuông góc với $d \Leftrightarrow \overrightarrow {{n_P}} //\overrightarrow {{u_d}}  \Leftrightarrow \overrightarrow {{n_P}}  = k.\overrightarrow {{u_d}} $.

Ta có: \(\overrightarrow {{n_P}}  = \left( {4;1;0} \right)\) và trong các đáp án chỉ có đáp án D thỏa mãn $\overrightarrow {{n_P}} $ cùng phương $\overrightarrow {{u_d}} $.

Câu 11 :

Cho \(\overrightarrow a  = \left( {5;1;3} \right),\overrightarrow b  = \left( { - 1; - 3; - 5} \right)\) là cặp VTCP của mặt phẳng \(\left( P \right)\). Véc tơ nào sau đây là một véc tơ pháp tuyến của \(\left( P \right)\)?

  • A.

    \(\left( {1;2;0} \right)\)

  • B.

    \(\left( {2;11; - 7} \right)\)

  • C.

    \(\left( {4; - 22; - 14} \right)\)

  • D.

    \(\left( {2;2; - 4} \right)\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nếu \(\overrightarrow a ,\overrightarrow b \) là cặp VTCP của \(\left( P \right)\) thì \(\left[ {\overrightarrow a ,\overrightarrow b } \right]\) là một VTPT của \(\left( P \right)\).

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(\overrightarrow a  = \left( {5;1;3} \right),\overrightarrow b  = \left( { - 1; - 3; - 5} \right)\)

\(\left[ {\overrightarrow a ,\overrightarrow b } \right] = \left( {\left| {\begin{array}{*{20}{c}}\begin{array}{l}1\\ - 3\end{array}&\begin{array}{l}3\\ - 5\end{array}\end{array}} \right|;\left| {\begin{array}{*{20}{c}}\begin{array}{l}3\\ - 5\end{array}&\begin{array}{l}5\\ - 1\end{array}\end{array}} \right|;\left| {\begin{array}{*{20}{c}}\begin{array}{l}5\\ - 1\end{array}&\begin{array}{l}1\\ - 3\end{array}\end{array}} \right|} \right) = \left( {4;22; - 14} \right)\)

Do đó \(\overrightarrow n  = \left( {4;22; - 14} \right)\) là một VTPT của \(\left( P \right)\) nên \(\dfrac{1}{2}\overrightarrow n  = \left( {2;11; - 7} \right)\) cũng là một VTPT của \(\left( P \right)\).

Câu 12 :

Trong không gian với hệ tọa độ $Oxyz$, cho đường thẳng \(d:\dfrac{x}{1} = \dfrac{{y - 1}}{2} = \dfrac{{z + 1}}{{ - 1}}\)  và điểm $A\left( {5,4, - 2} \right)$. Phương trình mặt cầu đi qua điểm $A$ và có tâm là giao điểm của $d$ với mặt phẳng $(Oxy)$ là

  • A.

    \((S):{(x + 1)^2} + {(y + 1)^2} + {z^2} = 65.\)           

  • B.

    \((S):{(x + 1)^2} + {(y - 1)^2} + {z^2} = 9.\)

  • C.

    \((S):{(x - 1)^2} + {(y + 2)^2} + {z^2} = 64.\)

  • D.

    \((S):{(x + 1)^2} + {(y - 1)^2} + {(z + 2)^2} = 65.\) 

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Tìm tâm mặt cầu: Tọa độ giao điểm thỏa mãn phương trình đường thẳng và mặt cầu.

- Tính bán kính mặt cầu, từ đó suy ra phương trình mặt cầu.

Lời giải chi tiết :

Giả sử $M$ là giao điểm của $d$ với mặt phẳng $\left( {Oxy} \right)$.

Viết phương trình đường thẳng $d$ dưới dạng tham số \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x = t}&{}\\{y = 1 + 2t}&{}\\{z =  - 1 - t}&{}\end{array}} \right.\)

Ta có $M$ thuộc $d$ nên $M\left( {t,2t + 1, - t - 1} \right)$ .

Vì M thuộc $\left( {Oxy} \right):z = 0$ nên có $ - t - 1 = 0$  hay $t =  - 1$, suy ra $M\left( { - 1, - 1,0} \right)$.

Phương trình mặt cầu cần tìm có tâm $M\left( { - 1, - 1,0} \right)$, bán kính \(MA = \sqrt {{{(5 + 1)}^2} + {{(4 + 1)}^2} + {{( - 2 - 0)}^2}}  = \sqrt {65} \)

Câu 13 :

Điểm \(M\) thỏa mãn \(\overrightarrow {OM}  = \overrightarrow i  - 3\overrightarrow j  + \overrightarrow k \) có tọa độ:

  • A.

    \(M\left( {1;1; - 3} \right)\)    

  • B.

    \(M\left( {1; - 1; - 3} \right)\)

  • C.

    \(M\left( {1; - 3;1} \right)\)

  • D.

    \(M\left( { - 1; - 3;1} \right)\)

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

\(\overrightarrow {OM}  = \overrightarrow i  - 3\overrightarrow j  + \overrightarrow k  \Rightarrow M\left( {1; - 3;1} \right)\).

Câu 14 :

Trong không gian với hệ tọa độ  $Oxyz$, cho mặt cầu $(S)$ có phương trình \({(x + 1)^2} + {(y - 1)^2} + {(z - 2)^2} = 4\). Phương trình nào sau đây là phương trình của mặt cầu đối xứng với mặt cầu $(S)$ qua trục $Oz$.

  • A.

    \({(x - 1)^2} + {(y + 1)^2} + {(z - 2)^2} = 4\)

  • B.

    \({(x - 1)^2} + {(y - 1)^2} + {(z - 2)^2} = 4\)

  • C.

    \({(x + 1)^2} + {(y + 1)^2} + {(z - 2)^2} = 4\)

  • D.

    \({(x + 1)^2} + {(y - 1)^2} + {(z + 2)^2} = 4\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Gọi $(S’)$ là mặt cầu đối xứng với mặt cầu $(S)$ qua trục $Oz$.

Tìm $J$ là điểm đối xứng của tâm mặt cầu $(S)$ qua $Oz$.

(Điểm $M(x;y;z)$ lấy đối xứng qua trục $Oz$ ta được $M'(-x;-y;z)$).

Mặt cầu $(S’)$ có tâm $J$ và bán kính $R$.

Lời giải chi tiết :

$(S)$ có tâm \(I( - 1;1;2)\) và \(R = 2\)

Lấy đối xứng điểm $I$ qua trục $Oz$ ta được \(J(1; - 1;2)\).

$(S’)$ có tâm $J$ và bán kính $R$ có phương trình là: \({(x - 1)^2} + {(y + 1)^2} + {(z - 2)^2} = 4\)

Câu 15 :

Trong không gian với hệ tọa độ $Oxyz$, cho mặt cầu $\left( S \right):{x^2} + {y^2} + {z^2} + 2x - 4y + 6z + 5 = 0$. Tiếp diện của $(S)$ tại điểm $M(-1;2;0)$ có phương trình là:

  • A.

    $2x+y=0$                 

  • B.

    $x = 0$ 

  • C.

    $y = 0$

  • D.

    $z = 0$

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+ Tìm tọa độ tâm $I$ và bán kính $R$  của mặt cầu $\left( S \right)$

+ Phương trình tiếp diện của $\left( S \right)$  tại $M \in \left( S \right)$ đi qua $M$  và nhận $\overrightarrow {IM} $ làm véctơ pháp tuyến

Lời giải chi tiết :

Mặt cầu $\left( S \right)$ có tâm $I\left( { - 1;2; - 3} \right)$ và bán kính $R = 3$

Ta có : $M( - 1;2;0) \in \left( S \right)$

Gọi $\left( \alpha  \right)$  là mặt phẳng tiếp diện của $\left( S \right)$  tại $M$.

Khi đó $\left( \alpha  \right)$  đi qua $M$ và nhận $\overrightarrow {IM} \left( {0;0;3} \right)$ làm véctơ pháp tuyến

Vậy $\left( \alpha  \right):0(x + 1) + 0(y - 2) + 3(z - 0) = 0 \Leftrightarrow z = 0$

Câu 16 :

Trong không gian với hệ trục tọa độ $Oxyz$, cho ba điểm $A\left( {1;2; - 1} \right),B\left( {2; - 1;3} \right),C\left( { - 3;5;1} \right)$. Tìm tọa độ điểm $D$ sao cho tứ giác $ABCD$ là hình bình hành.

  • A.

    $D\left( { - 2;8; - 3} \right)$  

  • B.

    $D\left( { - 4;8; - 5} \right)$

  • C.

    $D\left( { - 2;2;5} \right)$

  • D.

    $D\left( { - 4;8; - 3} \right)$.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Sử dụng công thức tính tọa độ véc tơ \(\overrightarrow {AB}  = \left( {{x_B} - {x_A};{y_B} - {y_A};{z_B} - {z_A}} \right)\)

- Sử dụng điều kiện để tứ giác \(ABCD\) là hình bình hành \( \Leftrightarrow \overrightarrow {AB}  = \overrightarrow {DC} \) 

Lời giải chi tiết :

Có \(\overrightarrow {AB}  = \left( {2 - 1; - 1 - 2;3 + 1} \right) = \left( {1; - 3;4} \right)\) và \(\overrightarrow {DC}  = ( - 3 - {x_D};5 - {y_D};1 - {z_D})\).

ABCD là hình bình hành khi và chỉ khi \(\overrightarrow {AB}  = \overrightarrow {DC}  \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} - 3 - {x_D} = 1\\5 - {y_D} =  - 3\\1 - {z_D} = 4\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x_D} =  - 4\\{y_D} = 8\\{z_D} =  - 3\end{array} \right.\)

Câu 17 :

 Trong không gian Oxyz, cho \(M\left( -1;3;4 \right)\), mặt phẳng (P) đi qua M cắt các trục Ox, Oy, Oz tại các điểm A, B, C sao cho M là trực tâm \(\Delta ABC\). Thể tích khối tứ diện OABC bằng

  • A.

     \(\frac{8788}{3}\).

  • B.

    \(\frac{4394}{3}\).

  • C.

     \(\frac{2197}{9}\).

  • D.

     \(\frac{4394}{9}\).

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Chứng minh : \(OM\bot \left( ABC \right)\)

- Viết phương trình mặt phẳng \(\left( ABC \right)\), là mặt phẳng đi qua M và nhận \(\overrightarrow{OM}\) là 1 VTPT.

- Tìm tọa độ giao điểm của (ABC) và các trục tọa độ, từ đó tính thể tích khối tứ diện OABC.

Lời giải chi tiết :

+) Ta có: 

\(AM\bot CB\) (vì M là trực tâm tam giác ABC)

\(OA\bot CB\) (vì \(OA\bot OB,\,\,OA\bot OC\Rightarrow OA\bot \left( OBC \right)\Leftrightarrow OA\bot BC\))

\(\Rightarrow BC\bot \left( OMA \right)\Rightarrow BC\bot OM\)

Tương tự, chứng minh được \(AC\bot OM\Rightarrow OM\bot \left( ABC \right)\)

+) Viết phương trình mặt phẳng \(\left( ABC \right)\):

\(M\left( -1;3;4 \right),\,\,\overrightarrow{OM}\left( -1;3;4 \right)\)

Phương trình mặt phẳng (ABC): \(-1\left( x+1 \right)+3\left( y-3 \right)+4\left( z-4 \right)=0\Leftrightarrow -x+3y+4z-26=0\)

+)  Tìm tọa độ các điểm A, B, C:

Cho \(y=z=0\Rightarrow x=26\Rightarrow A\left( 26;0;0 \right)\)

Cho \(x=z=0\Rightarrow y=\frac{26}{3}\Rightarrow B\left( 0;\frac{26}{3};0 \right)\)

Cho \(x=y=0\Rightarrow z=\frac{13}{2}\Rightarrow C\left( 0;0;\frac{13}{2} \right)\)

Thể tích khối tứ diện OABC :  \(V=\frac{1}{6}.26.\frac{26}{3}.\frac{13}{2}=\frac{2197}{9}\).

Câu 18 :

Cho hai điểm \(A\left( {1; - 2;0} \right),B\left( {0;1;1} \right)\), độ dài đường cao \(OH\) của tam giác \(OAB\) là:

  • A.

    \(3\sqrt {19} \)

  • B.

    \(\dfrac{{3\sqrt {19} }}{{13}}\)

  • C.

    \(\sqrt 6 \)

  • D.

    \(\dfrac{{\sqrt {66} }}{{11}}\) 

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Tìm véc tơ chỉ phương \(\overrightarrow u \) của đường thẳng \(AB\).

- Đường cao \(OH\) chính là khoảng cách từ điểm \(O\) đến đường thẳng \(AB\).

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(\overrightarrow {OA}  = \left( {1; - 2;0} \right),\overrightarrow {AB}  = \left( { - 1;3;1} \right)\)

$ \Rightarrow \left[ {\overrightarrow {OA} ,\overrightarrow {AB} } \right] = \left( {\left| {\begin{array}{*{20}{c}}\begin{array}{l} - 2\\3\end{array}&\begin{array}{l}0\\1\end{array}\end{array}} \right|;\left| {\begin{array}{*{20}{c}}\begin{array}{l}0\\1\end{array}&\begin{array}{l}1\\ - 1\end{array}\end{array}} \right|;\left| {\begin{array}{*{20}{c}}\begin{array}{l}1\\ - 1\end{array}&\begin{array}{l} - 2\\3\end{array}\end{array}} \right|} \right) = \left( { - 2; - 1;1} \right)$

Do đó \(OH = d\left( {O,AB} \right) = \dfrac{{\left| {\left[ {\overrightarrow {OA} ,\overrightarrow {AB} } \right]} \right|}}{{\left| {\overrightarrow {AB} } \right|}} = \dfrac{{\sqrt {{2^2} + {1^2} + {1^2}} }}{{\sqrt {{1^2} + {3^2} + {1^2}} }} = \dfrac{{\sqrt {66} }}{{11}}\)

Câu 19 :

Trong không gian tọa độ \(Oxyz\) cho \(d:\dfrac{{x - 1}}{{ - 3}} = \dfrac{{y - 3}}{2} = \dfrac{{z - 1}}{{ - 2}}\) và mặt phẳng \(\left( P \right):x - 3y + z - 4 = 0\). Phương trình hình chiếu của \(d\) trên \(\left( P \right)\) là:

  • A.

    $\dfrac{{x + 3}}{2} = \dfrac{{y + 1}}{{ - 1}} = \dfrac{{z - 1}}{1}$              

  • B.

    $\dfrac{{x - 2}}{{ - 2}} = \dfrac{{y + 1}}{1} = \dfrac{{z - 1}}{1}$

  • C.

    $\dfrac{{x + 5}}{2} = \dfrac{{y + 1}}{1} = \dfrac{{z - 1}}{{ - 1}}$

  • D.

    $\dfrac{x}{2} = \dfrac{{y + 1}}{1} = \dfrac{{z - 1}}{1}$ 

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Viết phương trình mặt phẳng \(\left( Q \right)\) đi qua \(d\) và vuông góc với \(\left( P \right)\).

- Đường thẳng cần tìm là giao tuyến của \(\left( P \right)\) và \(\left( Q \right)\).

Lời giải chi tiết :

Đường thẳng \(d\) đi qua \(A\left( {1;3;1} \right)\) và có VTCP \(\overrightarrow {{u_d}}  = \left( { - 3;2; - 2} \right)\).

Mặt phẳng \(\left( Q \right)\) chứa \(d\) và vuông góc với \(\left( P \right)\) nên \(\overrightarrow {{n_Q}}  = \left[ {\overrightarrow {{n_P}} ,\overrightarrow {{u_d}} } \right]\)

Ta có: \(\overrightarrow {{n_P}}  = \left( {1; - 3;1} \right)\) và \(\overrightarrow {{u_d}}  = \left( { - 3;2; - 2} \right) \Rightarrow \left[ {\overrightarrow {{n_P}} ,\overrightarrow {{u_d}} } \right] = \left( {4; - 1; - 7} \right)\)

Mặt phẳng \(\left( Q \right)\) đi qua \(A\left( {1;3;1} \right)\) và nhận \(\overrightarrow {{n_Q}}  = \left( {4; - 1; - 7} \right)\) làm VTPT nên \(\left( Q \right):4\left( {x - 1} \right) - \left( {y - 3} \right) - 7\left( {z - 1} \right) = 0 \Leftrightarrow 4x - y - 7z + 6 = 0\)

Đường thẳng cần tìm là giao tuyến của \(\left( P \right),\left( Q \right)\).

Dễ thấy điểm \(\left( {0; - 1;1} \right)\) thuộc cả hai mặt phẳng và \(\left[ {\overrightarrow {{n_P}} ,\overrightarrow {{n_Q}} } \right] = \left( {2;1;1} \right)\)

Do đó \(d'\) đi qua \(A\left( {0; - 1;1} \right)\) và có VTCP \(\overrightarrow {{u_{d'}}}  = \left( {2;1;1} \right)\).

Câu 20 :

Trong không gian với hệ tọa độ  $Oxyz$, cho các điểm  $A\left( {1,2, - 4} \right);{\rm{ }}B\left( {1, - 3,1} \right){\rm{ }} và {\rm{ }}C\left( {2,2,3} \right)$. Mặt cầu $(S) $ đi qua  $A,B,C$ và có tâm thuộc mặt phẳng $(xOy) $ có bán kính là :

  • A.

    \(\sqrt {34} \)

  • B.

    \(\sqrt {26} \)

  • C.

    $34$

  • D.

    $26$

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Gọi tọa độ tâm \(I\) thỏa mãn phương trình mặt phẳng.

- Mặt cầu tâm \(I\) đi qua \(3\) điểm nếu \(IA = IB = IC\), từ đó tìm \(I\) và suy ra phương trình mặt cầu.

Lời giải chi tiết :

Tâm $I$ thuộc mặt phẳng $\left( {xOy} \right):z = 0$  nên ta có $z = 0$ . Suy ra, giả sử $I\left( {x,y,0} \right)$.

Mặt cầu $\left( S \right)$  qua $A,B,C$ nên ta có \(IA = IB = IC = R\)

Ta có

\(\left\{ \begin{array}{l}I{A^2} = I{B^2}\\I{B^2} = I{C^2}\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{(x - 1)^2} + {(y - 2)^2} + {(4)^2} = {(x - 1)^2} + {(y + 3)^2} + {( - 1)^2}\\{(x - 1)^2} + {(y + 3)^2} + {( - 1)^2} = {(x - 2)^2} + {(y - 2)^2} + {(3)^2}\end{array} \right.\)

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} - 4y + 4 + 16 = 6y + 9 + 1\\ - 2x + 1 + 6y + 9 + 1 =  - 4x + 4 - 4y + 4 + 9\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} - 10y =  - 10\\2x + 10y = 6\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}y = 1\\x =  - 2\end{array} \right.\).

 Vậy $I\left( { - 2,1,0} \right)$.

Có \(IA = \sqrt {26}  = R\) 

Câu 21 :

Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\) cho mặt phẳng \(\left( P \right):x - 2y + 2z - 3 = 0\) và mặt cầu \(\left( S \right):{x^2} + {y^2} + {z^2} + 2x - 4y - 2z + 5 = 0\). Giả sử \(M \in \left( P \right)\) và \(N \in \left( S \right)\)  sao cho \(\overrightarrow {MN} \) cùng phương với vectơ \(\overrightarrow u  = \left( {1;0;1} \right)\) và khoảng cách \(MN\) lớn nhất. Tính \(MN\) 

  • A.

    \(MN = 3\)   

  • B.

    \(MN = 1 + 2\sqrt 2 \)

  • C.

    \(MN = 3\sqrt 2 \)

  • D.

    \(MN = 14\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Giá trị lớn nhất của $MN$ chính là độ dài của vectơ lớn nhất trong các vectơ $\overrightarrow v $ mà phép tịnh tiến vectơ $\overrightarrow v $ biến mặt cầu $(S)$ thành mặt cầu $(S’)$ tiếp xúc với mặt phẳng $(P)$.

Lời giải chi tiết :

$(S)$ có tâm $I(–1;2;1)$ và $R = 1$.

Gọi $\overrightarrow v \left( {t;0;t} \right)$là vectơ cùng phương với vectơ $\overrightarrow u \left( {1;0;1} \right)$ sao cho phép tịnh tiến vectơ đó biến $(S)$ thành $(S’)$ tiếp xúc với $(P)$

Phép tịnh tiến vectơ $\overrightarrow v \left( {t;0;t} \right)$ biến $I$ thành $I’ (–1 + t; 2; 1 + t)$

Suy ra $(S’)$ có tâm $I’$ và bán kính $R’ = R = 1$.

$(S’)$ tiếp xúc $(P)$ $ ⇔ d(I; (P)) = 1 \Leftrightarrow \dfrac{{\left| { - 1 + t - 2.2 + 2\left( {1 + t} \right) - 3} \right|}}{{\sqrt {1 + 4 + 4} }} = 1 \Leftrightarrow \left| {3t - 6} \right| = 3 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}t = 3\\t = 1\end{array} \right.$

Với $t = 3 \Rightarrow \overrightarrow v \left( {3;0;3} \right) \Rightarrow \left| {\overrightarrow v } \right| = 3\sqrt 2 $

Với $t = 1 ⇒ \overrightarrow v \left( {1;0;1} \right) \Rightarrow \left| {\overrightarrow v } \right| = \sqrt 2 $

Vậy giá trị lớn nhất của $MN $ là $3\sqrt 2 $

Câu 22 :

Trong không gian với hệ tọa độ $Oxyz$, cho hai đường thẳng \(d:\left\{ \begin{array}{l}x = 2t\\y = t\\z = 4\end{array} \right.\) và \(d':\left\{ \begin{array}{l}x = t'\\y = 3 - t'\\z = 0\end{array} \right.\) . Phương trình mặt cầu có đường kính là đoạn thẳng vuông góc chung của hai đường thẳng $d$ và $d'$ là: 

  • A.

    \({(x - 2)^2} + {y^2} + {z^2} = 4\)

  • B.

    \({(x - 2)^2} + {(y - 1)^2} + {(z - 2)^2} = 2\)  

  • C.

    \({(x - 2)^2} + {(y - 1)^2} + {(z - 2)^2} = 4\)

  • D.

    \({(x + 2)^2} + {(y + 1)^2} + {z^2} = 4\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Tìm ${\rm{A}} \in {\rm{d}}$ và \(B \in d'\) sao cho $AB$ là đoạn vuông góc chung của hai đường thẳng $d $ và  \( d' \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\overrightarrow {AB} .\overrightarrow {{u_d}} = 0\\\overrightarrow {AB} .\overrightarrow {{u_{d'}}}  = 0\end{array} \right.\)

- Lập phương trình mặt cầu đường kính $AB$.

Lời giải chi tiết :

Lấy ${\rm{A}} \in {\rm{d}} \Rightarrow {\rm{A}}\left( {2a;a;4} \right)$ và \(B \in d' \Rightarrow B\left( {b;3 - b;0} \right)\). Ta có: \(\overrightarrow {AB}  = \left( {b - 2a;3 - a - b; - 4} \right)\)

$AB$ là đoạn vuông góc chung của hai đường thẳng $d$ và $d’$ khi và chỉ khi

\(\left\{ \begin{array}{l}\overrightarrow {AB} .\overrightarrow {{u_d}}  = 0\\\overrightarrow {AB} .\overrightarrow {{u_{d'}}}  = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}2.\left( {b - 2a} \right) + 1.\left( {3 - a - b} \right) + 0.\left( { - 4} \right) = 0\\1.\left( {b - 2a} \right) - 1.\left( {3 - a - b} \right) + 0.\left( { - 4} \right) = 0\end{array} \right. \\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} - 5a + b + 3 = 0\\ - a + 2b - 3 = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = 1\\b = 2\end{array} \right.\)

Suy ra ${\rm{A}}\left( {2;1;4} \right)$, \(B\left( {2;1;0} \right)\) và \(\overrightarrow {AB}  = \left( {0;0; - 4} \right)\)

Phương trình mặt cầu có đường kính là đoạn thẳng vuông góc chung của hai đường thẳng $d$ và $d'$

Có tâm $I$ là trung điểm của $AB$ và bán kính \(R = \dfrac{{AB}}{2}\).

Ta có \(I\left( {2;1;2} \right)\) và \(R = \dfrac{{AB}}{2} = \dfrac{4}{2} = 2\)

 Vậy ta có \({(x - 2)^2} + {(y - 1)^2} + {(z - 2)^2} = 4\)

Câu 23 :

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, viết phươn trình mặt phẳng \(\left( P \right)\) đi qua điểm \(M\left( {1;2;3} \right)\) và cắt các tia Ox, Oy, Oz lần lượt tại các điểm A, B, C sao cho \(T = \frac{1}{{O{A^2}}} + \frac{1}{{O{B^2}}} + \frac{1}{{O{C^2}}}\) đạt giá trị nhỏ nhất.

  • A.

     \(\left( P \right):\,\,6x - 3y + 2z - 6 = 0\)

  • B.

     \(\left( P \right):\,\,6x + 3y + 2z - 18 = 0\)

  • C.

     \(\left( P \right):\,\,x + 2y + 3z - 14 = 0\)

  • D.

     \(\left( P \right):\,\,3x + 2y + z - 10 = 0\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Viết phương trình mặt phẳng (ABC) ở dạng đoạn chắn.

+) Sử dụng BĐT Bunhiacopxki.

+) Tìm điều kiện để dấu đẳng thức xảy ra.

Lời giải chi tiết :

Gọi \(A\left( {a;0;0} \right);\,\,B\left( {0;b;0} \right);\,\,C\left( {0;0;c} \right)\), khi đó phương trình mặt phẳng \(\left( P \right)\) là: \(\frac{x}{a} + \frac{y}{b} + \frac{z}{c} = 1\)

\(M\left( {1;2;3} \right) \in \left( P \right) \Rightarrow \frac{1}{a} + \frac{2}{b} + \frac{3}{c} = 1\)

Áp dụng BĐT Bunhiacopxki ta có:

\(\begin{array}{l}1 = {\left( {\frac{1}{a} + \frac{2}{b} + \frac{3}{c}} \right)^2} \le \left( {\frac{1}{{{a^2}}} + \frac{1}{{{b^2}}} + \frac{1}{{{c^2}}}} \right)\left( {{1^2} + {2^2} + {3^2}} \right)\\ \Leftrightarrow \frac{1}{{{a^2}}} + \frac{1}{{{b^2}}} + \frac{1}{{{c^2}}} \ge \frac{1}{{14}}\\ \Leftrightarrow \frac{1}{{O{A^2}}} + \frac{1}{{O{B^2}}} + \frac{1}{{O{C^2}}} \ge \frac{1}{{14}} \Rightarrow {T_{\min }} = \frac{1}{{14}}\end{array}\)

Dấu = xảy ra \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\frac{1}{a} = \frac{1}{{2b}} = \frac{1}{{3c}}\\\frac{1}{a} + \frac{2}{b} + \frac{3}{c} = 1\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}b = \frac{a}{2}\\c = \frac{a}{3}\\\frac{1}{a} + \frac{4}{a} + \frac{9}{a} = 1\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = 14\\b = 7\\c = \frac{{14}}{3}\end{array} \right. \Rightarrow \left( P \right):\,\,\frac{x}{{14}} + \frac{y}{7} + \frac{{3z}}{{14}} = 1 \Leftrightarrow x + 2y + 3z - 14 = 0\)

Câu 24 :

Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), cho mặt phẳng \(\left( P \right):x + 2y = 0\). Phương trình nào sau đây là phương trình đường thẳng qua \(A\left( { - 1;3; - 4} \right)\) cắt trục \(Ox\) và song song với mặt phẳng \(\left( P \right)\):

  • A.

    \(\left\{ \begin{array}{l}x = 5 + 6t\\y =  - 3t\\z = 4t\end{array} \right.\)

  • B.

    \(\left\{ \begin{array}{l}x =  - 1 + 3t\\y = 3 + t\\z - 4 - t\end{array} \right.\)

  • C.

    \(\dfrac{{x + 1}}{6} = \dfrac{{y - 3}}{2} = \dfrac{{z + 4}}{4}\)

  • D.

    \(\dfrac{{x + 1}}{6} = \dfrac{{y - 3}}{{ - 5}} = \dfrac{{z + 4}}{4}\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Gọi tọa độ giao điểm \(B\) của \(d\) với \(Ox\).

- \(d//\left( P \right) \Rightarrow \overrightarrow {AB} .\overrightarrow {{n_P}}  = 0\)

Lời giải chi tiết :

Mặt phẳng \(\left( P \right)\) có VTPT \(\overrightarrow {{n_P}}  = \left( {1;2;0} \right)\).

Gọi \(d\) là đường thẳng cần tìm. Ta có \(d \cap Ox = B\left( {b;0;0} \right)\).

Suy ra \(d\) có VTCP \(\overrightarrow {AB}  = \left( {b + 1; - 3;4} \right)\).

Do \(d\parallel \left( P \right)\) nên \(\overrightarrow {AB}  \bot \overrightarrow {{n_P}}  \Rightarrow \left( {b + 1} \right).1 + \left( { - 3} \right).2 + 4.0 = 0 \Leftrightarrow b = 5 \Rightarrow B\left( {5;0;0} \right).\)

Đường thẳng cần tìm đi qua hai điểm \(A,{\rm{ }}B\) nên có phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}x = 5 + 6t\\y =  - 3t\\z = 4t\end{array} \right.\).

Câu 25 :

Cho điểm $A(0 ; 8 ; 2)$ và mặt cầu $(S)$ có phương trình \((S):{\left( {x - 5} \right)^2} + {\left( {y + 3} \right)^2} + {\left( {z - 7} \right)^2} = 72\) và điểm $B(1 ; 1 ; -9)$. Viết phương trình mặt phẳng $(P)$ qua $A$ tiếp xúc với $(S)$ sao cho khoảng cách từ $B$ đến $(P)$ là lớn nhất. Giả sử \(\overrightarrow n  = \left( {1;m;n} \right)\) là véctơ pháp tuyến của $(P)$. Lúc đó:

  • A.

    \(mn = \dfrac{{276}}{{49}}\)

  • B.

    \(mn =  - \dfrac{{276}}{{49}}\)

  • C.

    \(mn = 4\)

  • D.

    \(mn =  - 4\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Viết phương trình mặt phẳng \(\left( P \right)\) biết VTPT \(\overrightarrow n  = \left( {1;m;n} \right)\) và đi qua \(A\).

- \(\left( P \right)\) tiếp xúc \(\left( S \right) \Leftrightarrow R = d\left( {I,\left( P \right)} \right)\).

- Tìm GTLN của biểu thức \(d\left( {B,\left( P \right)} \right)\) và suy ra đáp án.

Lời giải chi tiết :

$(S)$ có tâm $I(5;-3;7)$ và bán kính $R= 6\sqrt 2 $

Theo đề bài ta có phương trình $(P)$ có dạng $x+m(y-8)+n(z-2)=0$

Vì $(P)$ tiếp xúc với $(S) $ nên ${\rm{d}}(I,(P)) = \dfrac{{\left| {5 + m( - 3 - 8) + n(7 - 2)} \right|}}{{\sqrt {1 + {m^2} + {n^2}} }} = \dfrac{{\left| {5 - 11m + 5n} \right|}}{{\sqrt {1 + {m^2} + {n^2}} }} = 6\sqrt 2 $

                                                      $\begin{array}{l} \Leftrightarrow \left| {5 - 11m + 5n} \right| = 6\sqrt 2 .\sqrt {1 + {m^2} + {n^2}} \\ \Leftrightarrow 25 + 121{m^2} + 25{n^2} - 110m + 50n - 110mn = 72(1 + {m^2} + {n^2})\\ \Leftrightarrow 49{m^2} - 110m + 50n - 110mn - 47{n^2} - 47 = 0\\ \Leftrightarrow 49{m^2} - 110m(n + 1) - 47{n^2} + 50n - 47 = 0(1)\\\Delta ' = 3025{(n + 1)^2} - 49( - 47{n^2} + 50n - 47) = 5328{n^2} + 3600n + 5328 > 0\end{array}$

Phương trình (*) luôn có  nghiệm

$\begin{array}{l}{\rm{d}}(B,(P)) = \dfrac{{\left| {1 + m(1 - 8) + n( - 9 - 2)} \right|}}{{\sqrt {1 + {m^2} + {n^2}} }} = \dfrac{{\left| {1 - 7m - 11n} \right|}}{{\sqrt {1 + {m^2} + {n^2}} }}\\ =  > d(B,(P))\max  = AB \Leftrightarrow \dfrac{{\left| {1 - 7m - 11n} \right|}}{{\sqrt {1 + {m^2} + {n^2}} }} = 3\sqrt {19}  \Leftrightarrow \sqrt {1 + {m^2} + {n^2}}  = \dfrac{{\left| {1 - 7m - 11n} \right|}}{{3\sqrt {19} }}\end{array}$

Mặt khác $\dfrac{{\left| {5 - 11m + 5n} \right|}}{{6\sqrt 2 }} = \sqrt {1 + {m^2} + {n^2}} $

$\dfrac{{\left| {1 - 7m - 11n} \right|}}{{3\sqrt {19} }}$=$\dfrac{{\left| {5 - 11m + 5n} \right|}}{{6\sqrt 2 }}$

      $\begin{array}{l}72(1 + 49{m^2} + 121{n^2} - 14m - 22n + 154mn) = 171(25 + 121{m^2} + 25{n^2} - 110m + 50n - 110mn)\\ \Leftrightarrow 8(1 + 49{m^2} + 121{n^2} - 14m - 22n + 154mn) = 19(25 + 121{m^2} + 25{n^2} - 110m + 50n - 110mn)\\ \Leftrightarrow  - 1907{m^2} + 493{n^2} + 1978m - 1126n + 3322mn - 467 = 0(2)\end{array}$

Từ (1) và (2) $\Rightarrow m.n= \dfrac{{276}}{{49}}$

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.