Đề kiểm tra 1 tiết Toán 11 chương 5: Đạo hàm - Đề số 1

Đề bài

Câu 1 :

Cho hàm số \(f\left( x \right) = \left\{ \begin{array}{l}3 - \sqrt {4 - x} \,\,\,khi\,\,x \ne 0\\1\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,khi\,\,x = 0\end{array} \right.\) . Khi đó \(f'\left( 0 \right)\) là kết quả nào sau đây?

  • A.

    \(\dfrac{1}{4}\) 

  • B.

    \(\dfrac{1}{{16}}\) 

  • C.

    \(\dfrac{1}{2}\) 

  • D.

    $2$

Câu 2 :

Tiếp tuyến của đồ thị hàm số hàm số \(y = 2{x^3} + 3{x^2}\) tại điểm có tung độ bằng $5$ có phương trình là?

  • A.

    \(y = 12x - 7\) 

  • B.

    \(y =  - 12x - 7\) 

  • C.

    \(y = 12x + 17\) 

  • D.

    \(y =  - 12x + 17\) 

Câu 3 :

Tiếp tuyến của đồ thị hàm số \(y = \dfrac{{x + 2}}{{x + 1}}\) tại giao điểm với trục tung cắt trục hoành tại điểm có hoành độ là?

  • A.

    \(x =  - 1\) 

  • B.

    \(x = 1\) 

  • C.

    \(x =  - 2\) 

  • D.

    \(x = 2\) 

Câu 4 :

Cho hàm số \(y = \sin x\). Chọn câu sai ?

  • A.

    \(y' = \sin \left( {x + \dfrac{\pi }{2}} \right)\) 

  • B.

    \(y'' = \sin \left( {x + \pi } \right)\) 

  • C.

    \(y''' = \sin \left( {x + \dfrac{{3\pi }}{2}} \right)\) 

  • D.

    \({y^{\left( 4 \right)}} = \sin \left( {2\pi  - x} \right)\) 

Câu 5 :

Tiếp tuyến của đồ thị hàm số \(y = \dfrac{{2x + 1}}{{x - 1}}\) tại điểm có hoành độ bằng $2$ có hệ số góc \(k = ?\) 

  • A.

    \(k =  - 1\)        

  • B.

    \(k =  - 3\) 

  • C.

    \(k = 3\) 

  • D.

    \(k = 5\) 

Câu 6 :

Cho hàm số \(y = {x^2} + 2x\). Chọn mệnh đề đúng:

  • A.

    \(dy = \left( {{x^2} + 2x} \right)'dx\) 

  • B.

    \(dx = \left( {{x^2} + 2x} \right)'dy\) 

  • C.

    \(dy = \left( {{x^2} + 2x} \right)dx\) 

  • D.

    \(dy = \dfrac{1}{{{x^2} + 2x}}dx\)

Câu 7 :

Hàm số \(y = \dfrac{x}{{x - 2}}\) có đạo hàm cấp hai là:

  • A.

    \(y'' = 0\)

  • B.

    \(y'' = \dfrac{1}{{{{\left( {x - 2} \right)}^2}}}\)

  • C.

    \(y'' =  - \dfrac{4}{{{{\left( {x - 2} \right)}^3}}}\)

  • D.

    \(y'' = \dfrac{4}{{{{\left( {x - 2} \right)}^3}}}\)

Câu 8 :

Đạo hàm của hàm số \(y = x\left( {2x - 1} \right)\left( {3x + 2} \right)\left( {\sin x - \cos x} \right)'\) là:

  • A.

    \(y' = \sin x\left( { - 6{x^3} + 17{x^2} + 4x - 2} \right) + \cos x\left( {6{x^3} + 19{x^2} - 2} \right)\)

  • B.

    \(y' = \sin x\left( { - 6{x^3} + 17{x^2} + 4x - 2} \right) - \cos x\left( {6{x^3} + 19{x^2} - 2} \right)\)

  • C.

    \(y' = \sin x\left( {6{x^3} + 19{x^2} - 2} \right) + \cos x\left( { - 6{x^3} + 17{x^2} + 4x - 2} \right)\)

  • D.

    \(y' = \sin x\left( {6{x^3} + 19{x^2} - 2} \right) - \cos x\left( { - 6{x^3} + 17{x^2} + 4x - 2} \right)\)

Câu 9 :

Gọi \(\left( C \right)\) là đồ thị hàm số \(y = {x^4} + x\). Tiếp tuyến của \(\left( C \right)\) vuông góc với \(d:\,\,x + 5y = 0\) có phương trình là:

  • A.

    \(y = 5x - 3\) 

  • B.

    \(y = 3x - 5\) 

  • C.

    \(y = 2x - 3\) 

  • D.

    \(y = x + 4\) 

Câu 10 :

Hàm số nào sau đây có \(y' = 2x + \dfrac{1}{{{x^2}}}\)?

  • A.

    \(y = \dfrac{{{x^3} + 1}}{x}\) 

  • B.

    \(y = \dfrac{{3\left( {{x^2} + x} \right)}}{{{x^3}}}\) 

  • C.

    \(y = \dfrac{{{x^3} + 5x - 1}}{x}\) 

  • D.

    \(y = \dfrac{{2{x^2} + x - 1}}{x}\) 

Câu 11 :

Cho hàm số \(f\left( x \right) = \left\{ \begin{array}{l}2x + 3\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,khi\,\,x \ge 1\\\dfrac{{{x^3} + 2{x^2} - 7x + 4}}{{x - 1}}\,\,khi\,\,x < 1\end{array} \right.\). Giá trị của \(f'\left( 1 \right)\) bằng:

  • A.

    $0$

  • B.

    $4$

  • C.

    $5$

  • D.

    không tồn tại

Câu 12 :

Tính đạo hàm của hàm số \(y = {\left( {{x^7} + x} \right)^2}\)

  • A.

    \(y' = \left( {{x^7} + x} \right)\left( {7{x^6} + 1} \right)\) 

  • B.

    \(y' = 2\left( {{x^7} + x} \right)\)

  • C.

    \(y' = 2\left( {7{x^6} + 1} \right)\)      

  • D.

    \(y' = 2\left( {{x^7} + x} \right)\left( {7{x^6} + 1} \right)\)

Câu 13 :

Với \(f\left( x \right) = {\sin ^3}x + {x^2}\) thì \(f''\left( { - \dfrac{\pi }{2}} \right)\) bằng:

  • A.

    $0$

  • B.

    $1$

  • C.

    $-2$

  • D.

    $5$

Câu 14 :

Cho hàm số \(f\left( x \right) = \left\{ \begin{array}{l}\sqrt x \,\,\,khi\,\,x > 1\\{x^2}\,\,\,\,\,khi\,\,x \le 1\end{array} \right.\). Tính \(f'\left( 1 \right)\) ?

  • A.

    \(\dfrac{1}{2}\) 

  • B.

    $1$

  • C.

    $2$

  • D.

    không tồn tại.

Câu 15 :

Cho hàm số \(f\left( x \right) = \sqrt[3]{x}\). Giá trị của \(f'\left( 8 \right)\) bằng:

  • A.

    \(\dfrac{1}{6}\) 

  • B.

    \(\dfrac{1}{{12}}\) 

  • C.

    \( - \dfrac{1}{6}\) 

  • D.

    \( - \dfrac{1}{{12}}\)

Câu 16 :

Cho hàm số \(f\left( x \right) = \left\{ \begin{array}{l}a{x^2} + bx\,\,khi\,\,x \ge 1\\2x - 1\,\,\,\,\,\,\,khi\,\,x < 1\end{array} \right.\). Tìm $a, b$ để hàm số có đạo hàm tại $x = 1.$

  • A.

    \(a =  - 1,b = 0\) 

  • B.

    \(a =  - 1,b = 1\)           

  • C.

    \(a = 1,b = 0\) 

  • D.

    \(a = 1,b = 1\)

Câu 17 :

Cho hàm số \(f\left( x \right) = {x^3} - 3{x^2} + 1\). Đạo hàm của hàm số f(x) âm khi và chỉ khi

  • A.

    \(0 < x < 2\) 

  • B.

    \(x < 1\)           

  • C.

    \(x < 0\) hoặc \(x > 1\) 

  • D.

    \(x < 0\) hoặc \(x > 2\)

Câu 18 :

Cho hàm số \(f\left( x \right) = {\left( {\sqrt x  - \dfrac{1}{{\sqrt x }}} \right)^3}\). Hàm số có đạo hàm \(f'\left( x \right)\) bằng:

  • A.

    \(\dfrac{3}{2}\left( {\sqrt x  + \dfrac{1}{{\sqrt x }} + \dfrac{1}{{x\sqrt x }} + \dfrac{1}{{{x^2}\sqrt x }}} \right)\) 

  • B.

    \(x\sqrt x  - 3\sqrt x  + \dfrac{3}{{\sqrt x }} - \dfrac{1}{{x\sqrt x }}\) 

  • C.

    \(\dfrac{3}{2}\left( { - \sqrt x  + \dfrac{1}{{\sqrt x }} + \dfrac{1}{{x\sqrt x }} - \dfrac{1}{{{x^2}\sqrt x }}} \right)\)             

  • D.

    \(\dfrac{3}{2}\left( {\sqrt x  - \dfrac{1}{{\sqrt x }} - \dfrac{1}{{x\sqrt x }} + \dfrac{1}{{{x^2}\sqrt x }}} \right)\)

Câu 19 :

Đạo hàm cấp $n$ của hàm số \(\dfrac{1}{{ax + b}},\,a \ne 0\) là 

  • A.

    \({y^{\left( n \right)}} = \dfrac{{{2^n}.{a^n}.n!}}{{{{\left( {ax + b} \right)}^{n + 1}}}}\) 

  • B.

    \({y^{\left( n \right)}} = \dfrac{{{{\left( { - 1} \right)}^n}{a^n}n!}}{{{{\left( {x + 1} \right)}^{n + 1}}}}\) 

  • C.

    ${y^{\left( n \right)}} = \dfrac{{{{\left( { - 1} \right)}^n}.n!}}{{{{\left( {ax + b} \right)}^{n + 1}}}}$ 

  • D.

    \({y^{\left( n \right)}} = \dfrac{{{{\left( { - 1} \right)}^n}.{a^n}.n!}}{{{{\left( {ax + b} \right)}^{n + 1}}}}\) 

Câu 20 :

Một chất điểm chuyển động thẳng xác định bởi phương trình \(s = {t^3} - 2{t^2} + 4t + 1\) trong đó $t$ là giây, $s$ là mét. Gia tốc chuyển động khi $t = 2$ là

  • A.

    \(12\,m/{s^2}\) 

  • B.

    \(8\,m/{s^2}\) 

  • C.

    \(7\,m/{s^2}\) 

  • D.

    \(6\,m/{s^2}\) 

Câu 21 :

Số tiếp tuyến của đồ thị hàm số \(y = \dfrac{1}{3}{x^3} - 2{x^2} + 3x + 1\) song song với đường thẳng \(y = 8x + 2\) là:

  • A.

    $1$

  • B.

    $2$

  • C.

    $3$

  • D.

    $0$

Câu 22 :

Số tiếp tuyến đi qua điểm \(A\left( {1; - 6} \right)\) của đồ thị hàm số \(y = {x^3} - 3x + 1\) là:

  • A.

    $3$

  • B.

    $2$

  • C.

    $0$

  • D.

    $1$

Câu 23 :

Tìm $a, b$ để hàm số \(f\left( x \right) = \left\{ \begin{array}{l}a{x^2} + bx + 1\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,khi\,\,x \ge 0\\a\sin x + b\cos x\,\,\,\,khi\,\,x < 0\end{array} \right.\)  có đạo hàm tại điểm \({x_0} = 0\).

  • A.

    \(a = 1,b = 1\) 

  • B.

    \(a =  - 1,b = 1\)           

  • C.

    \(a =  - 1,b =  - 1\)       

  • D.

    \(a = 0,b = 1\)

Câu 24 :

Tính đạo hàm của hàm số sau: \(f\left( x \right) = \left\{ \begin{array}{l}{x^2} - 3x + 1\,\,\,\,khi\,\,x > 1\\2x + 2\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,khi\,\,x \le 1\end{array} \right.\) ta được:

  • A.

    \(f'\left( x \right) = \left\{ \begin{array}{l}2x - 3\,\,\,khi\,\,x > 1\\2\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,khi\,\,x \le 1\end{array} \right.\) 

  • B.

    \(f'\left( x \right) = \left\{ \begin{array}{l}2x - 3\,\,\,khi\,\,x > 1\\2\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,khi\,\,x < 1\end{array} \right.\)

  • C.

    Không tồn tại đạo hàm           

  • D.

    \(f'\left( x \right) = 2x - 3\) 

Câu 25 :

Cho hàm số \(y = \dfrac{{x + 2}}{{x - 1}}\) có đồ thị \(\left( C \right)\). Gọi $d$ là khoảng cách từ điểm \(A\left( {1;1} \right)\) đến một tiếp tuyến bất kỳ của đồ thị \(\left( C \right)\). Tìm giá trị lớn nhất của $d$?

  • A.

    \(3\sqrt 3 \) 

  • B.

    \(2\sqrt 2 \) 

  • C.

    \(\sqrt 6 \) 

  • D.

    \(\sqrt 3 \)

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Cho hàm số \(f\left( x \right) = \left\{ \begin{array}{l}3 - \sqrt {4 - x} \,\,\,khi\,\,x \ne 0\\1\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,khi\,\,x = 0\end{array} \right.\) . Khi đó \(f'\left( 0 \right)\) là kết quả nào sau đây?

  • A.

    \(\dfrac{1}{4}\) 

  • B.

    \(\dfrac{1}{{16}}\) 

  • C.

    \(\dfrac{1}{2}\) 

  • D.

    $2$

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đạo hàm của hàm số \(y = f\left( x \right)\) tại điểm \(x = {x_0}\) là \(f'\left( {{x_0}} \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} \dfrac{{f\left( x \right) - f\left( {{x_0}} \right)}}{{x - {x_0}}}\) (nếu tồn tại).

Lời giải chi tiết :

$f'\left( 0 \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \dfrac{{f\left( x \right) - f\left( 0 \right)}}{{x - 0}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \dfrac{{3 - \sqrt {4 - x}  - 1}}{x} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \dfrac{{2 - \sqrt {4 - x} }}{x} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \dfrac{{4 - 4 + x}}{{x\left( {2 + \sqrt {4 - x} } \right)}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \dfrac{1}{{2 + \sqrt {4 - x} }} = \dfrac{1}{4}$

Câu 2 :

Tiếp tuyến của đồ thị hàm số hàm số \(y = 2{x^3} + 3{x^2}\) tại điểm có tung độ bằng $5$ có phương trình là?

  • A.

    \(y = 12x - 7\) 

  • B.

    \(y =  - 12x - 7\) 

  • C.

    \(y = 12x + 17\) 

  • D.

    \(y =  - 12x + 17\) 

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Tìm điểm thuộc đồ thị hàm số có tung độ bằng $5$.

- Phương trình tiếp tuyến của \(\left( C \right)\) tại điểm \(M\left( {{x_o};{y_0}} \right)\) là: \(y = f'\left( {{x_0}} \right)\left( {x - {x_0}} \right) + {y_0}\)

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l}y = 5 \Leftrightarrow 2{x^3} + 3{x^2} = 5 \Leftrightarrow x = 1 \Rightarrow \left( C \right) \cap Oy = M\left( {1;5} \right)\\y' = 6{x^2} + 6x \Rightarrow y'\left( 1 \right) = 12\end{array}\)

\( \Rightarrow \) Phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số tại điểm \(M\left( {1;5} \right)\) là: \(y = 12\left( {x - 1} \right) + 5 = 12x - 7\)

Câu 3 :

Tiếp tuyến của đồ thị hàm số \(y = \dfrac{{x + 2}}{{x + 1}}\) tại giao điểm với trục tung cắt trục hoành tại điểm có hoành độ là?

  • A.

    \(x =  - 1\) 

  • B.

    \(x = 1\) 

  • C.

    \(x =  - 2\) 

  • D.

    \(x = 2\) 

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Tìm giao điểm của đồ thị hàm số với trục tung.

Viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số tại giao điểm vừa tìm được.

Tìm giao điểm của tiếp tuyến với trục hoành.

Lời giải chi tiết :

\(x = 0 \Rightarrow y = 2 \Rightarrow \) giao điểm của đồ thị hàm số với trục tung là \(M\left( {0;2} \right)\)

\(y' = \dfrac{{ - 1}}{{{{\left( {x + 1} \right)}^2}}} \Rightarrow y'\left( 0 \right) =  - 1\)

\( \Rightarrow \) Phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số tại điểm \(M\left( {0;2} \right)\) là \(y =  - 1\left( {x - 0} \right) + 2 =  - x + 2\,\,\left( d \right)\)

Vậy giao điểm của $\left( d \right)$ với trục hoành là điểm có hoành độ $x = 2$.

Câu 4 :

Cho hàm số \(y = \sin x\). Chọn câu sai ?

  • A.

    \(y' = \sin \left( {x + \dfrac{\pi }{2}} \right)\) 

  • B.

    \(y'' = \sin \left( {x + \pi } \right)\) 

  • C.

    \(y''' = \sin \left( {x + \dfrac{{3\pi }}{2}} \right)\) 

  • D.

    \({y^{\left( 4 \right)}} = \sin \left( {2\pi  - x} \right)\) 

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Tính đạo hàm cấp một, hai, ba, biến đổi các công thức lượng giác và suy ra đáp án sai.

Lời giải chi tiết :

\(y' = \cos x = \sin \left( {x + \dfrac{\pi }{2}} \right) \Rightarrow \) Đáp án A đúng.

\(y'' =  - \sin x = \sin \left( {x + \pi } \right) \Rightarrow \) Đáp án B đúng.

\(y''' =  - \cos x = \sin \left( {x + \dfrac{{3\pi }}{2}} \right) \Rightarrow \) Đáp án C đúng.

Câu 5 :

Tiếp tuyến của đồ thị hàm số \(y = \dfrac{{2x + 1}}{{x - 1}}\) tại điểm có hoành độ bằng $2$ có hệ số góc \(k = ?\) 

  • A.

    \(k =  - 1\)        

  • B.

    \(k =  - 3\) 

  • C.

    \(k = 3\) 

  • D.

    \(k = 5\) 

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Tiếp tuyến của đồ thị hàm số \(y = f\left( x \right)\) tại điểm có hoành độ bằng \({x_0}\)  có hệ số góc \(k = f'\left( {{x_0}} \right)\)

Lời giải chi tiết :

\(y' = \dfrac{{ - 3}}{{{{\left( {x - 1} \right)}^2}}} \Rightarrow k = y'\left( 2 \right) =  - 3\)

Câu 6 :

Cho hàm số \(y = {x^2} + 2x\). Chọn mệnh đề đúng:

  • A.

    \(dy = \left( {{x^2} + 2x} \right)'dx\) 

  • B.

    \(dx = \left( {{x^2} + 2x} \right)'dy\) 

  • C.

    \(dy = \left( {{x^2} + 2x} \right)dx\) 

  • D.

    \(dy = \dfrac{1}{{{x^2} + 2x}}dx\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng công thức tính vi phân của hàm số \(dy = y'dx\).

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(dy = y'dx = \left( {{x^2} + 2x} \right)'dx\).

Câu 7 :

Hàm số \(y = \dfrac{x}{{x - 2}}\) có đạo hàm cấp hai là:

  • A.

    \(y'' = 0\)

  • B.

    \(y'' = \dfrac{1}{{{{\left( {x - 2} \right)}^2}}}\)

  • C.

    \(y'' =  - \dfrac{4}{{{{\left( {x - 2} \right)}^3}}}\)

  • D.

    \(y'' = \dfrac{4}{{{{\left( {x - 2} \right)}^3}}}\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Tính đạo hàm cấp 1, sau đó tính đạo hàm cấp 2.

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l}y' = \dfrac{{1.\left( {x - 2} \right) - x.1}}{{{{\left( {x - 2} \right)}^2}}} = \dfrac{{ - 2}}{{{{\left( {x - 2} \right)}^2}}}\\y'' = \dfrac{{\left( { - 2} \right)'{{\left( {x - 2} \right)}^2} - \left( { - 2} \right).\left( {{{\left( {x - 2} \right)}^2}} \right)'}}{{{{\left( {x - 2} \right)}^4}}} = \dfrac{{4\left( {x - 2} \right)}}{{{{\left( {x - 2} \right)}^4}}} = \dfrac{4}{{{{\left( {x - 2} \right)}^3}}}\end{array}\)

Câu 8 :

Đạo hàm của hàm số \(y = x\left( {2x - 1} \right)\left( {3x + 2} \right)\left( {\sin x - \cos x} \right)'\) là:

  • A.

    \(y' = \sin x\left( { - 6{x^3} + 17{x^2} + 4x - 2} \right) + \cos x\left( {6{x^3} + 19{x^2} - 2} \right)\)

  • B.

    \(y' = \sin x\left( { - 6{x^3} + 17{x^2} + 4x - 2} \right) - \cos x\left( {6{x^3} + 19{x^2} - 2} \right)\)

  • C.

    \(y' = \sin x\left( {6{x^3} + 19{x^2} - 2} \right) + \cos x\left( { - 6{x^3} + 17{x^2} + 4x - 2} \right)\)

  • D.

    \(y' = \sin x\left( {6{x^3} + 19{x^2} - 2} \right) - \cos x\left( { - 6{x^3} + 17{x^2} + 4x - 2} \right)\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

\(y = x\left( {2x - 1} \right)\left( {3x + 2} \right)\left( {\sin x - \cos x} \right)' = \left( {6{x^3} + {x^2} - 2x} \right)\left( {\sin x + \cos x} \right)\) sau đó áp dụng quy tắc tính đạo hàm của 1 tích \(\left( {uv} \right)' = u'v + uv'\)

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l}y = x\left( {2x - 1} \right)\left( {3x + 2} \right)\left( {\sin x - \cos x} \right)' = \left( {6{x^3} + {x^2} - 2x} \right)\left( {\sin x + \cos x} \right)\\ \Rightarrow y' = \left( {6{x^3} + {x^2} - 2x} \right)'\left( {\sin x + \cos x} \right) + \left( {6{x^3} + {x^2} - 2x} \right)\left( {\sin x + \cos x} \right)'\\y' = \left( {18{x^2} + 2x - 2} \right)\left( {\sin x + \cos x} \right) + \left( {6{x^3} + {x^2} - 2x} \right)\left( {\cos x - \sin x} \right)\\y' = \sin x\left( {18{x^2} + 2x - 2 - 6{x^3} - {x^2} + 2x} \right) + \cos x\left( {18{x^2} + 2x - 2 + 6{x^3} + {x^2} - 2x} \right)\\y' = \sin x\left( { - 6{x^3} + 17{x^2} + 4x - 2} \right) + \cos x\left( {6{x^3} + 19{x^2} - 2} \right)\end{array}\)

Câu 9 :

Gọi \(\left( C \right)\) là đồ thị hàm số \(y = {x^4} + x\). Tiếp tuyến của \(\left( C \right)\) vuông góc với \(d:\,\,x + 5y = 0\) có phương trình là:

  • A.

    \(y = 5x - 3\) 

  • B.

    \(y = 3x - 5\) 

  • C.

    \(y = 2x - 3\) 

  • D.

    \(y = x + 4\) 

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Bước 1: Viết phương trình tiếp tuyến \(\left( \Delta  \right)\)  tại điểm có hoành độ \({x_0}\).

Bước 2: Sử dụng công thức \(\Delta  \bot d \Rightarrow f'\left( {{x_0}} \right).\dfrac{{ - 1}}{5} =  - 1\)

Lời giải chi tiết :

Bước 1:

\(d:\,\,x + 5y = 0 \Leftrightarrow y =  - \dfrac{1}{5}x\)

Ta có: \(y = 4{x^3} + 1 \Rightarrow \) Phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số tại điểm có hoành độ \({x_0}\) là:  \(y = \left( {4x_0^3 + 1} \right)\left( {x - {x_0}} \right) + x_0^4 + {x_0}\,\,\left( \Delta  \right)\)

Bước 2:

\(\Delta  \bot d \Rightarrow \left( {4x_0^3 + 1} \right).\dfrac{{ - 1}}{5} =  - 1 \Leftrightarrow 4x_0^3 + 1 = 5 \Leftrightarrow 4x_0^3 = 4 \Leftrightarrow {x_0} = 1\)

\( \Rightarrow \) Phương trình tiếp tuyến cần tìm là:  \(y = 5\left( {x - 1} \right) + 2 = 5x - 3\)

Câu 10 :

Hàm số nào sau đây có \(y' = 2x + \dfrac{1}{{{x^2}}}\)?

  • A.

    \(y = \dfrac{{{x^3} + 1}}{x}\) 

  • B.

    \(y = \dfrac{{3\left( {{x^2} + x} \right)}}{{{x^3}}}\) 

  • C.

    \(y = \dfrac{{{x^3} + 5x - 1}}{x}\) 

  • D.

    \(y = \dfrac{{2{x^2} + x - 1}}{x}\) 

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Tính đạo hàm ở từng đáp án.

Lời giải chi tiết :

Đáp án A: \(y' = \dfrac{{\left( {{x^3} + 1} \right)'.x - \left( {{x^3} + 1} \right)x'}}{{{x^2}}} \) \(= \dfrac{{3{x^2}.x - {x^3} - 1}}{{{x^2}}} = \dfrac{{2{x^3} - 1}}{{{x^2}}}\)

Đáp án B:

\(\begin{array}{l}y = \dfrac{{3\left( {x + 1} \right)}}{{{x^2}}}\\ \Rightarrow y' = 3.\dfrac{{\left( {x + 1} \right)'.{x^2} - \left( {x + 1} \right)\left( {{x^2}} \right)'}}{{{x^4}}}\\ = 3\dfrac{{{x^2} - 2x\left( {x + 1} \right)}}{{{x^4}}}\\ = 3\dfrac{{ - {x^2} - 2x}}{{{x^4}}} =  - 3\dfrac{{x + 2}}{{{x^3}}}\end{array}\)

Đáp án C: \(y' = \dfrac{{\left( {{x^3} + 5x - 1} \right)'.x - \left( {{x^3} + 5x - 1} \right).x'}}{{{x^2}}} \) \(= \dfrac{{\left( {3{x^2} + 5} \right).x - {x^3} - 5x + 1}}{{{x^2}}} \) \(= \dfrac{{2{x^3} + 1}}{{{x^2}}} = 2x + \dfrac{1}{{{x^2}}}\)

Câu 11 :

Cho hàm số \(f\left( x \right) = \left\{ \begin{array}{l}2x + 3\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,khi\,\,x \ge 1\\\dfrac{{{x^3} + 2{x^2} - 7x + 4}}{{x - 1}}\,\,khi\,\,x < 1\end{array} \right.\). Giá trị của \(f'\left( 1 \right)\) bằng:

  • A.

    $0$

  • B.

    $4$

  • C.

    $5$

  • D.

    không tồn tại

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đạo hàm của hàm số \(y = f\left( x \right)\) tại điểm \(x = {x_0}\) là \(f'\left( {{x_0}} \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} \dfrac{{f\left( x \right) - f\left( {{x_0}} \right)}}{{x - {x_0}}}\) (nếu tồn tại).

Lời giải chi tiết :

$\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} \dfrac{{f\left( x \right) - f\left( 1 \right)}}{{x - 1}} $ $= \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} \dfrac{{2x + 3 - 5}}{{x - 1}} $ $= \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} \dfrac{{2x - 2}}{{x - 1}} = 2$

$\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} \dfrac{{f\left( x \right) - f\left( 1 \right)}}{{x - 1}} $ $= \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} \dfrac{{\dfrac{{{x^3} + 2{x^2} - 7x + 4}}{{x - 1}} - 5}}{{x - 1}}$

$ = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} \dfrac{{{x^3} + 2{x^2} - 12x + 9}}{{{{\left( {x - 1} \right)}^2}}} $ $= \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} \dfrac{{\left( {x - 1} \right)\left( {{x^2} + 3x - 9} \right)}}{{{{\left( {x - 1} \right)}^2}}} $ $= \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} \dfrac{{{x^2} + 3x - 9}}{{x - 1}} =  + \infty $

$ \Rightarrow \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} \dfrac{{f\left( x \right) - f\left( 1 \right)}}{{x - 1}} \ne \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} \dfrac{{f\left( x \right) - f\left( 1 \right)}}{{x - 1}}$

Vậy hàm số không tồn tại đạo hàm tại $x = 1.$

Câu 12 :

Tính đạo hàm của hàm số \(y = {\left( {{x^7} + x} \right)^2}\)

  • A.

    \(y' = \left( {{x^7} + x} \right)\left( {7{x^6} + 1} \right)\) 

  • B.

    \(y' = 2\left( {{x^7} + x} \right)\)

  • C.

    \(y' = 2\left( {7{x^6} + 1} \right)\)      

  • D.

    \(y' = 2\left( {{x^7} + x} \right)\left( {7{x^6} + 1} \right)\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) Khai triển hằng đẳng thức bình phương của một tổng.

+) Sử dụng bảng đạo hàm cơ bản và các quy tắc tính đạo hàm: \(\left( {u + v} \right)' = u' + v',\,\,\left( {{x^n}} \right)' = n{x^{n - 1}}\)

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l}y = {\left( {{x^7} + x} \right)^2} = {x^{14}} + 2{x^8} + {x^2}\\ \Rightarrow y' = 14{x^{13}} + 2.8{x^7} + 2x\\ = 14{x^{13}} + 16{x^7} + 2x\\ = 2\left( {7{x^{13}} + 8{x^7} + x} \right)\\ = 2\left( {7{x^{13}} + 7{x^7} + {x^7} + x} \right) \\= 2\left[ {7{x^6}\left( {{x^7} + x} \right) + {x^7} + x} \right]\\= 2\left( {{x^7} + x} \right)\left( {7{x^6} + 1} \right)\end{array}\)

Câu 13 :

Với \(f\left( x \right) = {\sin ^3}x + {x^2}\) thì \(f''\left( { - \dfrac{\pi }{2}} \right)\) bằng:

  • A.

    $0$

  • B.

    $1$

  • C.

    $-2$

  • D.

    $5$

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Tính đạo hàm cấp hai của hàm số trên, sau đó thay \(x =  - \dfrac{\pi }{2}\) và tính \(f''\left( { - \dfrac{\pi }{2}} \right)\)

Lời giải chi tiết :

$\begin{array}{l}f'\left( x \right) = 3{\sin ^2}x\left( {\sin x} \right)' + 2x = 3{\sin ^2}x\cos x + 2x\\f''\left( x \right) = 3.\left( {{{\sin }^2}x} \right)'.\cos x + 3{\sin ^2}x.\left( {\cos x} \right)' + 2\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = 6\sin x\left( {\sin x} \right)'\cos x - 3{\sin ^2}x.\sin x + 2\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = 6\sin x{\cos ^2}x - 3{\sin ^3}x + 2\\f''\left( { - \dfrac{\pi }{2}} \right) = 6\sin \left( { - \dfrac{\pi }{2}} \right){\cos ^2}\left( { - \dfrac{\pi }{2}} \right) - 3{\sin ^3}\left( { - \dfrac{\pi }{2}} \right) + 2 = 3 + 2 = 5.\end{array}$

Câu 14 :

Cho hàm số \(f\left( x \right) = \left\{ \begin{array}{l}\sqrt x \,\,\,khi\,\,x > 1\\{x^2}\,\,\,\,\,khi\,\,x \le 1\end{array} \right.\). Tính \(f'\left( 1 \right)\) ?

  • A.

    \(\dfrac{1}{2}\) 

  • B.

    $1$

  • C.

    $2$

  • D.

    không tồn tại.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đạo hàm của hàm số \(y = f\left( x \right)\) tại điểm \(x = {x_0}\) là \(f'\left( {{x_0}} \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} \dfrac{{f\left( x \right) - f\left( {{x_0}} \right)}}{{x - {x_0}}}\) (nếu tồn tại).

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l}\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} \dfrac{{f\left( x \right) - f\left( 1 \right)}}{{x - 1}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} \dfrac{{\sqrt x  - 1}}{{x - 1}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} \dfrac{1}{{\sqrt x  + 1}} = \dfrac{1}{2}\\\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} \dfrac{{f\left( x \right) - f\left( 1 \right)}}{{x - 1}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} \dfrac{{{x^2} - 1}}{{x - 1}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} \left( {x + 1} \right) = 2\\ \Rightarrow \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} \dfrac{{f\left( x \right) - f\left( 1 \right)}}{{x - 1}} \ne \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} \dfrac{{f\left( x \right) - f\left( 1 \right)}}{{x - 1}}\end{array}\)

Vậy không tồn tại đạo hàm của hàm số tại $x = 1.$

Câu 15 :

Cho hàm số \(f\left( x \right) = \sqrt[3]{x}\). Giá trị của \(f'\left( 8 \right)\) bằng:

  • A.

    \(\dfrac{1}{6}\) 

  • B.

    \(\dfrac{1}{{12}}\) 

  • C.

    \( - \dfrac{1}{6}\) 

  • D.

    \( - \dfrac{1}{{12}}\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Đưa hàm số về dạng \({x^n}\) và áp dụng công thức \(\left( {{x^n}} \right)' = n{x^{n - 1}}\)

+) Thay $x = 8$ và tính \(f'\left( 8 \right)\)

Lời giải chi tiết :

\(f\left( x \right) = \sqrt[3]{x} = {x^{\frac{1}{3}}} \Rightarrow f'\left( x \right) = \dfrac{1}{3}.{x^{\frac{1}{3} - 1}} = \dfrac{1}{3}{x^{ - \frac{2}{3}}} = \dfrac{1}{3}\dfrac{1}{{{x^{\frac{2}{3}}}}} = \dfrac{1}{3}\dfrac{1}{{\sqrt[3]{{{x^2}}}}}\) \(\Rightarrow f'\left( 8 \right) = \dfrac{1}{3}.\dfrac{1}{{\sqrt[3]{{{8^2}}}}} = \dfrac{1}{{12}}\)

Câu 16 :

Cho hàm số \(f\left( x \right) = \left\{ \begin{array}{l}a{x^2} + bx\,\,khi\,\,x \ge 1\\2x - 1\,\,\,\,\,\,\,khi\,\,x < 1\end{array} \right.\). Tìm $a, b$ để hàm số có đạo hàm tại $x = 1.$

  • A.

    \(a =  - 1,b = 0\) 

  • B.

    \(a =  - 1,b = 1\)           

  • C.

    \(a = 1,b = 0\) 

  • D.

    \(a = 1,b = 1\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Tìm điều kiện để hàm số liên tục tại $x = 1: $ \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} f\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} f\left( x \right) = f\left( 1 \right)\)

+) Tìm điều kiện để hàm số có đạo hàm tại $x = 1:$ \(f'\left( 1 \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} \dfrac{{f\left( x \right) - f\left( 1 \right)}}{{x - 1}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} \dfrac{{f\left( x \right) - f\left( 1 \right)}}{{x - 1}}\)

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l}\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} f\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} \left( {a{x^2} + bx} \right) = a + b = f\left( 1 \right)\\\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} f\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} \left( {2x - 1} \right) = 1\end{array}\)

Để hàm số liên tục tại $x = 1$ thì \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} f\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} f\left( x \right) = f\left( 1 \right) \Leftrightarrow a + b = 1\,\,\,\left( 1 \right)\)

Khi đó ta có: \(f'\left( 1 \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \dfrac{{f\left( x \right) - f\left( 1 \right)}}{{x - 1}}\)

\(\begin{array}{l}\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} \dfrac{{f\left( x \right) - f\left( 1 \right)}}{{x - 1}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} \dfrac{{a{x^2} + bx - \left( {a + b} \right)}}{{x - 1}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} \dfrac{{a\left( {{x^2} - 1} \right) + b\left( {x - 1} \right)}}{{x - 1}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} \left[ {a\left( {x + 1} \right) + b} \right] = 2a + b\\\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} \dfrac{{f\left( x \right) - f\left( 1 \right)}}{{x - 1}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} \dfrac{{2x - 1 - \left( {a + b} \right)}}{{x - 1}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} \dfrac{{2x - 2}}{{x - 1}} = 2\end{array}\)

Để hàm số có đạo hàm tại $x = 1$ thì \(f'\left( 1 \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} \dfrac{{f\left( x \right) - f\left( 1 \right)}}{{x - 1}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} \dfrac{{f\left( x \right) - f\left( 1 \right)}}{{x - 1}} \Leftrightarrow 2a + b = 2\,\,\,\left( 2 \right)\)

Từ (1) và (2) ta có hệ: \(\left\{ \begin{array}{l}a + b = 1\\2a + b = 2\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = 1\\b = 0\end{array} \right.\)

Câu 17 :

Cho hàm số \(f\left( x \right) = {x^3} - 3{x^2} + 1\). Đạo hàm của hàm số f(x) âm khi và chỉ khi

  • A.

    \(0 < x < 2\) 

  • B.

    \(x < 1\)           

  • C.

    \(x < 0\) hoặc \(x > 1\) 

  • D.

    \(x < 0\) hoặc \(x > 2\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Tính \(f'\left( x \right)\) sau đó giải bất phương trình \(f'\left( x \right) < 0\)

Lời giải chi tiết :

Có: \(f'\left( x \right) = 3{x^2} - 3.2x = 3{x^2} - 6x\)

\(f'\left( x \right) < 0 \Leftrightarrow 3{x^2} - 6x < 0 \Leftrightarrow 0 < x < 2\)

Câu 18 :

Cho hàm số \(f\left( x \right) = {\left( {\sqrt x  - \dfrac{1}{{\sqrt x }}} \right)^3}\). Hàm số có đạo hàm \(f'\left( x \right)\) bằng:

  • A.

    \(\dfrac{3}{2}\left( {\sqrt x  + \dfrac{1}{{\sqrt x }} + \dfrac{1}{{x\sqrt x }} + \dfrac{1}{{{x^2}\sqrt x }}} \right)\) 

  • B.

    \(x\sqrt x  - 3\sqrt x  + \dfrac{3}{{\sqrt x }} - \dfrac{1}{{x\sqrt x }}\) 

  • C.

    \(\dfrac{3}{2}\left( { - \sqrt x  + \dfrac{1}{{\sqrt x }} + \dfrac{1}{{x\sqrt x }} - \dfrac{1}{{{x^2}\sqrt x }}} \right)\)             

  • D.

    \(\dfrac{3}{2}\left( {\sqrt x  - \dfrac{1}{{\sqrt x }} - \dfrac{1}{{x\sqrt x }} + \dfrac{1}{{{x^2}\sqrt x }}} \right)\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sử dụng khai triển hằng đẳng thức \({\left( {a + b} \right)^3}\), đưa các hạng tử về dạng \({x^n}\) và sử dụng công thức \(\left( {{x^n}} \right)' = n{x^{n - 1}}\) .

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l}f\left( x \right) = {\left( {\sqrt x  - \dfrac{1}{{\sqrt x }}} \right)^3} = {\left( {\sqrt x } \right)^3} - 3{\left( {\sqrt x } \right)^2}.\dfrac{1}{{\sqrt x }} + 3\sqrt x {\left( {\dfrac{1}{{\sqrt x }}} \right)^2} - {\left( {\dfrac{1}{{\sqrt x }}} \right)^3}\\f\left( x \right) = {x^{\dfrac{3}{2}}} - 3\sqrt x  + \dfrac{3}{{\sqrt x }} - \dfrac{1}{{{x^{\dfrac{3}{2}}}}}\\f\left( x \right) = {x^{\dfrac{3}{2}}} - 3\sqrt x  + 3{x^{ - \dfrac{1}{2}}} - {x^{ - \dfrac{3}{2}}}\\f'\left( x \right) = \dfrac{3}{2}{x^{\dfrac{3}{2} - 1}} - \dfrac{3}{{2\sqrt x }} + 3.\left( { - \dfrac{1}{2}} \right){x^{ - \dfrac{1}{2} - 1}} + \dfrac{3}{2}{x^{ - \dfrac{3}{2} - 1}}\\f'\left( x \right) = \dfrac{3}{2}\sqrt x  - \dfrac{3}{{2\sqrt x }} - \dfrac{3}{2}{x^{ - \dfrac{3}{2}}} + \dfrac{3}{2}{x^{ - \dfrac{5}{2}}}\\f'\left( x \right) = \dfrac{3}{2}\left( {\sqrt x  - \dfrac{1}{{\sqrt x }} - \dfrac{1}{{x\sqrt x }} + \dfrac{1}{{{x^2}\sqrt x }}} \right)\end{array}\)

Câu 19 :

Đạo hàm cấp $n$ của hàm số \(\dfrac{1}{{ax + b}},\,a \ne 0\) là 

  • A.

    \({y^{\left( n \right)}} = \dfrac{{{2^n}.{a^n}.n!}}{{{{\left( {ax + b} \right)}^{n + 1}}}}\) 

  • B.

    \({y^{\left( n \right)}} = \dfrac{{{{\left( { - 1} \right)}^n}{a^n}n!}}{{{{\left( {x + 1} \right)}^{n + 1}}}}\) 

  • C.

    ${y^{\left( n \right)}} = \dfrac{{{{\left( { - 1} \right)}^n}.n!}}{{{{\left( {ax + b} \right)}^{n + 1}}}}$ 

  • D.

    \({y^{\left( n \right)}} = \dfrac{{{{\left( { - 1} \right)}^n}.{a^n}.n!}}{{{{\left( {ax + b} \right)}^{n + 1}}}}\) 

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Tính đạo hàm các cấp $1,2,3,...$ của hàm số đã cho và rút ra quy luật, sau đó suy ra đạo hàm cấp $n$ của hàm số

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l}y' = \dfrac{{ - a}}{{{{\left( {ax + b} \right)}^2}}}\\y'' = \dfrac{{a.2\left( {ax + b} \right).a}}{{{{\left( {ax + b} \right)}^4}}} = \dfrac{{2{a^2}}}{{{{\left( {ax + b} \right)}^3}}}\\y''' = \dfrac{{ - 2{a^2}.3{{\left( {ax + b} \right)}^2}.a}}{{{{\left( {ax + b} \right)}^6}}} = \dfrac{{ - 2.3.{a^3}}}{{{{\left( {ax + b} \right)}^4}}}\\....\\{y^{\left( n \right)}} = \dfrac{{{{\left( { - 1} \right)}^n}.{a^n}.n!}}{{{{\left( {ax + b} \right)}^{n + 1}}}}\end{array}\)

Câu 20 :

Một chất điểm chuyển động thẳng xác định bởi phương trình \(s = {t^3} - 2{t^2} + 4t + 1\) trong đó $t$ là giây, $s$ là mét. Gia tốc chuyển động khi $t = 2$ là

  • A.

    \(12\,m/{s^2}\) 

  • B.

    \(8\,m/{s^2}\) 

  • C.

    \(7\,m/{s^2}\) 

  • D.

    \(6\,m/{s^2}\) 

Đáp án : B

Phương pháp giải :

\(a = s''\), tính đạo hàm cấp hai của hàm số \(s = {t^3} - 2{t^2} + 4t + 1\), sau đó tính \(a\left( 2 \right)\).

Lời giải chi tiết :

Ta có :

\(\begin{array}{l}a = v' = \left( {s'} \right)' = s''\\s' = 3{t^2} - 4t + 4\\s'' = 6t - 4 = a\\a\left( 2 \right) = 6.2 - 4 = 8\,\,\left( {m/{s^2}} \right)\end{array}\)

Câu 21 :

Số tiếp tuyến của đồ thị hàm số \(y = \dfrac{1}{3}{x^3} - 2{x^2} + 3x + 1\) song song với đường thẳng \(y = 8x + 2\) là:

  • A.

    $1$

  • B.

    $2$

  • C.

    $3$

  • D.

    $0$

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Bước 1: Viết phương trình tiếp tuyến phụ thuộc vào $x_0$

Phương trình tiếp tuyến của \(\left( C \right)\) tại điểm \(M\left( {{x_o};{y_0}} \right)\) là: \(y = f'\left( {{x_0}} \right)\left( {x - {x_0}} \right) + {y_0}\,\,\left( d \right)\)

Bước 2: Sử dụng tính chất \(\left( d \right)//\left( {y = 8x + 2} \right) \Leftrightarrow f'\left( {{x_0}} \right) = 8\)

Lời giải chi tiết :

Bước 1:

\(y' = {x^2} - 4x + 3\)

\( \Rightarrow \) Phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số tại điểm có hoành độ \({x_0}\) là:

\(y = \left( {x_0^2 - 4{x_0} + 3} \right)\left( {x - {x_0}} \right) + \dfrac{1}{3}x_0^3 - 2x_0^2 + 3{x_0} + 1\left( d \right)\)

Bước 2:

\(\left( d \right)//\left( {y = 8x + 2} \right) \Leftrightarrow f'\left( {{x_0}} \right) = 8 \Leftrightarrow x_0^2 - 4{x_0} + 3 = 8\)

\( \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}{{x_0} = 5}\\{{x_0} = {\rm{\;}} - 1}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}{\left( d \right):{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} y = 8\left( {x - 5} \right) + \dfrac{{23}}{3} = 8x - \dfrac{{97}}{3}}\\{\left( d \right):{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} y = 8\left( {x + 1} \right) - \dfrac{{13}}{3} = 8x + \dfrac{{11}}{3}}\end{array}} \right.\)

Vậy có hai tiếp tuyến cần tìm là $2$.

Câu 22 :

Số tiếp tuyến đi qua điểm \(A\left( {1; - 6} \right)\) của đồ thị hàm số \(y = {x^3} - 3x + 1\) là:

  • A.

    $3$

  • B.

    $2$

  • C.

    $0$

  • D.

    $1$

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số tại điểm có hoành độ \({x_0}\,\,\left( d \right)\)

Cho \(A \in \left( d \right)\), tìm \({x_0}\), có bao nhiêu nghiệm \({x_0}\) thì có bấy nhiêu tiếp tuyến của đồ thị hàm số đi qua $A.$

Lời giải chi tiết :

\(y' = 3{x^2} - 3\)

\( \Rightarrow \) Phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số tại điểm \(\left( {{x_0};{y_0}} \right) \in (C)\) là: \(y = \left( {3x_0^2 - 3} \right)\left( {x - {x_0}} \right) + x_0^3 - 3{x_0} + 1\,\,\left( d \right)\)

$\begin{array}{l}A \in d \Rightarrow  - 6 = \left( {3x_0^2 - 3} \right)\left( {1 - {x_0}} \right) + x_0^3 - 3{x_0} + 1\,\,\left( d \right)\\ \Leftrightarrow  - 6 = 3x_0^2 - 3x_0^3 - 3 + 3{x_0} + x_0^3 - 3{x_0} + 1\\ \Leftrightarrow  - 2x_0^3 + 3x_0^2 + 4 = 0 \Leftrightarrow {x_0} = 2\end{array}$

Vậy số tiếp tuyến đi qua điểm \(A\left( {1; - 6} \right)\) của đồ thị hàm số \(y = {x^3} - 3x + 1\) là $1$.

Câu 23 :

Tìm $a, b$ để hàm số \(f\left( x \right) = \left\{ \begin{array}{l}a{x^2} + bx + 1\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,khi\,\,x \ge 0\\a\sin x + b\cos x\,\,\,\,khi\,\,x < 0\end{array} \right.\)  có đạo hàm tại điểm \({x_0} = 0\).

  • A.

    \(a = 1,b = 1\) 

  • B.

    \(a =  - 1,b = 1\)           

  • C.

    \(a =  - 1,b =  - 1\)       

  • D.

    \(a = 0,b = 1\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Trước hết, tìm điều kiện để hàm số liên tục tại $x = 0.$

+) Sử dụng công thức tính đạo hàm bằng định nghĩa.

+) Hàm số có đạo hàm tại $x = 0$ \( \Leftrightarrow \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} \dfrac{{f\left( x \right) - f\left( 0 \right)}}{{x - 0}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ - }} \dfrac{{f\left( x \right) - f\left( 0 \right)}}{{x - 0}} \Leftrightarrow a = 1.\) Sử dụng công thức \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \dfrac{{\sin x}}{x} = 1\) .

Lời giải chi tiết :

Để hàm số có đạo hàm tại $x = 1$ thì trước hết hàm số phải liên tục tại $x = 1.$

Ta có: \(f\left( 0 \right) = 1\)

\(\begin{array}{l}\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} f\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} \left( {a{x^2} + bx + 1} \right) = 1 = f\left( 0 \right)\\\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ - }} f\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ - }} \left( {a\sin x + b\cos x} \right) = b\end{array}\)

Để hàm số liên tục tại $x = 1$ thì \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} f\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ - }} f\left( x \right) = f\left( 0 \right) \Leftrightarrow b = 1\)

Khi đó ta có: \(f'\left( 0 \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \dfrac{{f\left( x \right) - f\left( 0 \right)}}{{x - 0}}\)

\(\begin{array}{l}\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} \dfrac{{f\left( x \right) - f\left( 0 \right)}}{{x - 0}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} \dfrac{{a{x^2} + x + 1 - 1}}{x} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} \left( {ax + 1} \right) = 1\\\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ - }} \dfrac{{f\left( x \right) - f\left( 0 \right)}}{{x - 0}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} \dfrac{{a\sin x + \cos x - 1}}{x} \\ = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ - }} \dfrac{{2a\sin \dfrac{x}{2}\cos \dfrac{x}{2} - 2{{\sin }^2}\dfrac{x}{2}}}{x} \\ = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ - }} \dfrac{{\sin \dfrac{x}{2}}}{{\dfrac{x}{2}}}\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ - }} \left( {a\cos \dfrac{x}{2} - 2\sin \dfrac{x}{2}} \right) = a\end{array}\)

Để tồn tại \(f'\left( 0 \right) \) \(\Leftrightarrow \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} \dfrac{{f\left( x \right) - f\left( 0 \right)}}{{x - 0}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ - }} \dfrac{{f\left( x \right) - f\left( 0 \right)}}{{x - 0}} \Leftrightarrow a = 1.\)

Câu 24 :

Tính đạo hàm của hàm số sau: \(f\left( x \right) = \left\{ \begin{array}{l}{x^2} - 3x + 1\,\,\,\,khi\,\,x > 1\\2x + 2\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,khi\,\,x \le 1\end{array} \right.\) ta được:

  • A.

    \(f'\left( x \right) = \left\{ \begin{array}{l}2x - 3\,\,\,khi\,\,x > 1\\2\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,khi\,\,x \le 1\end{array} \right.\) 

  • B.

    \(f'\left( x \right) = \left\{ \begin{array}{l}2x - 3\,\,\,khi\,\,x > 1\\2\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,khi\,\,x < 1\end{array} \right.\)

  • C.

    Không tồn tại đạo hàm           

  • D.

    \(f'\left( x \right) = 2x - 3\) 

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Tính đạo hàm của hàm số khi \(x > 1\)

+) Tính đạo hàm của hàm số khi \(x < 1\)

+) Sử dụng định nghĩa đạo hàm, xét sự tồn tại của đạo hàm của hàm số tại $x = 1.$

Lời giải chi tiết :

Với \(x > 1\) ta có: \(f\left( x \right) = {x^2} - 3x + 1 \Rightarrow f'\left( x \right) = 2x - 3\)

Với \(x < 1\) ta có : \(f\left( x \right) = 2x + 2 \Leftrightarrow f'\left( x \right) = 2\)

Với $x = 1$ ta có : \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} f\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} \left( {{x^2} - 3x + 1} \right) =  - 1 \ne f\left( 1 \right) = 4 \) \(\Rightarrow \) Hàm số không liên tục tại $x = 1,$ do đó không có đạo hàm tại $x = 1.$

Vậy \(f'\left( x \right) = \left\{ \begin{array}{l}2x - 3\,\,\,khi\,\,x > 1\\2\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,khi\,\,x < 1\end{array} \right.\)

Câu 25 :

Cho hàm số \(y = \dfrac{{x + 2}}{{x - 1}}\) có đồ thị \(\left( C \right)\). Gọi $d$ là khoảng cách từ điểm \(A\left( {1;1} \right)\) đến một tiếp tuyến bất kỳ của đồ thị \(\left( C \right)\). Tìm giá trị lớn nhất của $d$?

  • A.

    \(3\sqrt 3 \) 

  • B.

    \(2\sqrt 2 \) 

  • C.

    \(\sqrt 6 \) 

  • D.

    \(\sqrt 3 \)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Viết phương trình tiếp tuyến $\left( d \right)$ của đồ thị hàm số tại điểm \(M\left( {{x_0};{y_0}} \right)\).

Tính khoảng cách từ điểm $A$ đến $d$.

Tìm GTLN của khoảng cách $d$.

Lời giải chi tiết :

Ta có \(y' = \dfrac{{ - 3}}{{{{\left( {x - 1} \right)}^2}}}\)

\( \Rightarrow \) Phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số tại điểm \(M\left( {{x_0};{y_0}} \right)\) là:

$\begin{array}{l}y = \dfrac{{ - 3}}{{{{\left( {{x_0} - 1} \right)}^2}}}\left( {x - {x_0}} \right) + 1 + \dfrac{3}{{{x_0} - 1}} \\ \Leftrightarrow \dfrac{{ - 3}}{{{{\left( {{x_0} - 1} \right)}^2}}}x - y + \dfrac{{3{x_0}}}{{{{\left( {{x_0} - 1} \right)}^2}}} + 1 + \dfrac{3}{{{x_0} - 1}} = 0\left( \Delta  \right)\\ \Rightarrow d\left( {A;\Delta } \right) = \dfrac{{\left| {\dfrac{{ - 3}}{{{{\left( {{x_0} - 1} \right)}^2}}} - 1 + \dfrac{{3{x_0}}}{{{{\left( {{x_0} - 1} \right)}^2}}} + 1 + \dfrac{3}{{{x_0} - 1}}} \right|}}{{\sqrt {\dfrac{9}{{{{\left( {{x_0} - 1} \right)}^4}}} + 1} }} \\= \dfrac{{\left| {\dfrac{{ - 3 + 3{x_0} + 3{x_0} - 3}}{{{{\left( {{x_0} - 1} \right)}^2}}}} \right|}}{{\sqrt {\dfrac{9}{{{{\left( {{x_0} - 1} \right)}^4}}} + 1} }}\\ = \dfrac{{\dfrac{{\left| {6{x_0} - 6} \right|}}{{{{\left( {{x_0} - 1} \right)}^2}}}}}{{\dfrac{{\sqrt {{{\left( {{x_0} - 1} \right)}^4} + 9} }}{{{{\left( {{x_0} - 1} \right)}^2}}}}} \\= \dfrac{{6\left| {{x_0} - 1} \right|}}{{\sqrt {{{\left( {{x_0} - 1} \right)}^4} + 9} }} \\= 6\sqrt {\dfrac{{{{\left( {{x_0} - 1} \right)}^2}}}{{{{\left( {{x_0} - 1} \right)}^4} + 9}}} \end{array}$

Đặt \(t = {\left( {{x_0} - 1} \right)^2}\,\,\left( {t \ge 0} \right) \Rightarrow d = 6\sqrt {\dfrac{t}{{{t^2} + 9}}} \)

$\begin{array}{l}
{t^2} + 9 \ge 2\sqrt {{t^2}.9} = 6t \Rightarrow \frac{t}{{{t^2} + 9}} \le \frac{t}{{6t}} = \frac{1}{6}\\
\Rightarrow 6.\sqrt {\frac{t}{{{t^2} + 9}}} \le 6.\sqrt {\frac{1}{6}} = \sqrt 6 \\
\Rightarrow {d_{\max }} = \sqrt 6
\end{array}$

Dấu "=" xảy ra khi t=3

$ \Leftrightarrow {\left( {{x_0} - 1} \right)^2} = 3 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
{x_0} - 1 = \sqrt 3 \\
{x_0} - 1 = - \sqrt 3
\end{array} \right. $ $\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
{x_0} = \sqrt 3 + 1\\
{x_0} = - \sqrt 3 + 1
\end{array} \right.$

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.