Đề kiểm tra 1 tiết Toán 12 chương 4: Số phức - Đề số 2

Đề bài

Câu 1 :

Giả sử ${z_1};{z_2}$ là hai nghiệm phức của phương trình: ${z^2} - 2z + 5 = 0$ và $A,B$ là các điểm biểu diễn của ${z_1};{z_2}$. Tọa độ trung điểm của đoạn thẳng $AB$ là

  • A.

    $\left( {0;1} \right)$

  • B.

    $(0; - 1)$  

  • C.

    $\left( {1;1} \right)$  

  • D.

    $\left( {1;0} \right)$

Câu 2 :

Cho số phức $z = 2 + 5i$. Tìm số phức \(w = iz + \overline z \).

  • A.

    $w = 7-3i$

  • B.

    $w = -3-3i$

  • C.

    $w = 3 + 7i$

  • D.

    $w = -7-7i$

Câu 3 :

Gọi \({z_1}\) và \({z_2}\) là hai nghiệm phức của phương trình \({z^2} + 2z + 10 = 0\). Tính giá trị biểu thức \(P = {\left| {{z_1}} \right|^2} + {\left| {{z_2}} \right|^2}.\)

  • A.

    \(P = 2\sqrt {10} \).

  • B.

    \(P = 20\).

  • C.

    \(P = 40\).

  • D.

    \(P = \sqrt {10} \).

Câu 4 :

Kí hiệu \(a\), \(b\) lần lượt là phần thực và phần ảo của số phức \(z = i\left( {1 - i} \right).\) Khẳng định nào sau đây là đúng?

  • A.

    \(a = 1,{\rm{ }}b = i.\)

  • B.

    \(a = 1,{\rm{ }}b = 1.\)

  • C.

    \(a = 1,{\rm{ }}b =  - 1.\)

  • D.

    \(a = 1,{\rm{ }}b =  - i.\)

Câu 5 :

Cho phương trình \(2{z^2} - 3iz + i = 0\). Chọn mệnh đề đúng:

  • A.

    \(\Delta  =  - 5i\)          

  • B.

    \(\Delta  =  - 3 - 8i\) 

  • C.

    \(\Delta  = 9 - 8i\) 

  • D.

    \(\Delta  =  - 9 - 8i\)

Câu 6 :

Cho số phức $z$ thỏa mãn $\dfrac{{1 - i}}{{z + 1}} = 1 + i$. Điểm \(M\) biểu diễn của số phức $w = {z^3} + 1$ trên mặt phẳng tọa độ có tọa độ là:

  • A.

    \(M\left( {2; - 3} \right)\).

  • B.

    \(M\left( {2;3} \right)\).

  • C.

    \(M\left( {3; - 2} \right)\).

  • D.

    \(M\left( {3;2} \right)\).

Câu 7 :

Gọi \(M\) là điểm biểu diễn của số phức \(z\), biết tập hợp các điểm \(M\) là phần tô đậm ở hình bên (kể cả biên). Mệnh đề nào sau đây đúng ?

  • A.

    \(z\) có phần ảo không nhỏ hơn phần thực

  • B.

    \(z\) có phần thực không nhỏ hơn phần ảo và có môđun không lớn hơn \(3.\)

  • C.

    \(z\) có phần thực bằng phần ảo.

  • D.

    \(z\) có môđun lớn hơn \(3.\)

Câu 8 :

Tìm các giá trị của tham số thực \(x,\,{\rm{ }}y\) để số phức \(z = {\left( {x + iy} \right)^2} - 2\left( {x + iy} \right) + 5\) là số thực.

  • A.

    \(x = 1\) và \(y = 0\).

  • B.

    \(x =  - 1\).

  • C.

    \(x = 1\) hoặc \(y = 0\).

  • D.

    \(x = 1\).

Câu 9 :

Cho \({z_1},{z_2}\) là hai nghiệm của phương trình \({z^2} + 2iz + i = 0\). Chọn mệnh đề đúng:

  • A.

    \({z_1} + {z_2} = 2i\)

  • B.

    \({z_1}{z_2} =  - 2i\) 

  • C.

    \({z_1}{z_2} = 2i\)

  • D.

    \({z_1} + {z_2} =  - 2i\)

Câu 10 :

Số phức $z$ thỏa mãn $\left| z \right| + z = 0$. Khi đó:

  • A.

    $z$ là số thuần ảo

  • B.

    Môđun của $z$ bằng $1$

  • C.

    $z$ là số thực nhỏ hơn hoặc bằng 0

  • D.

    Phần thực của $z$ là số âm

Câu 11 :

Cho số phức $z = 3 + 2i.$ Tìm phần thực và phần ảo của số phức $\bar z.$

  • A.

    Phần thực bằng $ - 3$ và phần ảo bằng $ - 2i.$

  • B.

    Phần thực bằng $3$ và phần ảo bằng $ - 2.$

  • C.

    Phần thực bằng \(3\) và phần ảo bằng $2i.$

  • D.

    Phần thực bằng \(3\) và phần ảo bằng \(2\).

Câu 12 :

Cho số phức $z = 1 + \sqrt {3}i $. Khi đó

  • A.

    $\dfrac{1}{z} = \dfrac{1}{2} - \dfrac{{\sqrt 3 }}{2}i$

  • B.

    $\dfrac{1}{z} = \dfrac{1}{2} + \dfrac{{\sqrt 3 }}{2}i$

  • C.

    $\dfrac{1}{z} = \dfrac{1}{4} + \dfrac{{\sqrt 3 }}{4}i$.

  • D.

    $\dfrac{1}{z} = \dfrac{1}{4} - \dfrac{{\sqrt 3 }}{4}i$.

Câu 13 :

Trong $C$, cho phương trình $a{z^2} + bz + c = 0(a \ne 0)(*),a,b,c\in R$. Gọi $\Delta  = {b^2} - 4ac$, ta xét các mệnh đề sau:

1) Nếu \(\Delta \)  là số thực âm thì phương trình (*) vô nghiệm

2) Nếu \(\Delta  \ne 0\) thì phương trình (*) có $2$ nghiệm phân biệt

3) Nếu \(\Delta  = 0\) thì phương trình (*) có nghiệm kép

Trong các mệnh đề trên

  • A.

    Không có mệnh đề nào đúng

  • B.

    Có $1$  mệnh đề đúng

  • C.

    Có $2$  mệnh đề đúng

  • D.

    Cả $3$  mệnh đề đều đúng

Câu 14 :

Cho ba điểm \(A,{\rm{ }}B,{\rm{ }}C\) lần lượt biểu diễn ba số phức \({z_1},{\rm{ }}{z_2},{\rm{ }}{z_3}\) với \({z_3} \ne {z_1}\) và \({z_3} \ne {z_2}.\) Biết \(\left| {{z_1}} \right| = \left| {{z_2}} \right| = \left| {{z_3}} \right|\) và \({z_1} + {z_2} = 0.\) Mệnh đề nào sau đây là đúng?

  • A.

    Tam giác \(ABC\) vuông tại \(C\).

  • B.

    Tam giác \(ABC\) đều

  • C.

    Tam giác \(ABC\) vuông cân tại \(C\).

  • D.

    Tam giác \(ABC\) cân tại \(C\).

Câu 15 :

Tìm số phức có phần thực bằng $12$ và mô đun bằng $13$:

  • A.

    $5 \pm 12i$                                 

  • B.

    $12 + 5i$               

  • C.

    $12 \pm 5i$                                

  • D.

    $12 \pm i$

Câu 16 :

Thu gọn số phức $w = {i^5} + {i^6} + {i^7} + ... + {i^{18}}$ có dạng \(a + bi\). Tính tổng \(S = a + b.\)

  • A.

    \(S = 0.\)

  • B.

    \(S = {2^{10}} + 1.\)

  • C.

    \(S = 1\).

  • D.

    \(S = {2^{10}}\).

Câu 17 :

Tính môđun của số phức $z$ biết $\overline z  = \left( {4 - 3i} \right)\left( {1 + i} \right)$.

  • A.

    $\left| z \right| = 25\sqrt 2 $

  • B.

    $\left| z \right| = 7\sqrt 2 $

  • C.

    $\left| z \right| = 5\sqrt 2 $

  • D.

    $\left| z \right| = \sqrt 2 $

Câu 18 :

Kí hiệu \({z_1},{\rm{ }}{z_2},\,{\rm{ }}{z_3}\) và \({z_4}\) là bốn nghiệm phức của phương trình $6{z^4} + 19{z^2} + 15 = 0.$ Tính tổng \(T = \dfrac{1}{{{z_1}}} + \dfrac{1}{{{z_2}}} + \dfrac{1}{{{z_3}}} + \dfrac{1}{{{z_4}}}.\)

  • A.

    $T = \dfrac{1}{{\sqrt 2 }} + i.$

  • B.

    $T = 2\sqrt 2 .$

  • C.

    $T = 0.$

  • D.

    $T =  - \,2.$

Câu 19 :

Cho số phức \({\rm{w}}\)và hai số thực \(a,b\). Biết \({z_1} = {\rm{w}} + 2i\) và \({z_2} = 2w - 3\) là 2 nghiệm phức của phương trình \({z^2} + az + b = 0\). Tính \(T = \left| {{z_1}} \right| + \left| {{z_2}} \right|\).

  • A.

    \(T = 2\sqrt {13} \).    

  • B.

    \(T = \dfrac{{2\sqrt {97} }}{3}\).

  • C.

    \(T = \dfrac{{2\sqrt {85} }}{3}\).        

  • D.

    \(T = 4\sqrt {13} \).

Câu 20 :

Gọi ${z_1}$, ${z_2}$ là hai nghiệm phức của phương trình ${z^2} - 2z + 2 = 0$. Tính giá trị biểu thức $P = z_1^{2016} + z_2^{2016}.$

  • A.

    \(P = {2^{1009}}\).

  • B.

    \(P = {2^{1008}}\).

  • C.

    \(P = 2\).

  • D.

    \(P = 0\).

Câu 21 :

Tập điểm biểu diễn số phức $z$ thỏa mãn ${\left| z \right|^2} = {z^2}$ là:

  • A.

    Cả mặt phẳng                   

  • B.

    Đường thẳng                

  • C.

    Một điểm          

  • D.

    Hai đường thẳng

Câu 22 :

Tìm tập hợp các điểm trên mặt phẳng tọa độ biểu diễn các số phức $z$ thỏa mãn điều kiện \(2|z - 1 - 2i| = |3i + 1 - 2\bar z|\).

  • A.

    Đường thẳng $2x + 14y - 5 = 0$       

  • B.

    Đường thẳng $6x + 1 = 0$

  • C.

    Đường thẳng $3x + 4y + 5 = 0$

  • D.

    Đường thẳng $3x - 4y - 5 = 0$

Câu 23 :

Tìm giá trị nhỏ nhất của \(|z|\), biết rằng \(z\) thỏa mãn điều kiện \(|\dfrac{{4 + 2i}}{{1 - i}}z - 1| = 1\).

  • A.

    \(\sqrt 2 \)       

  • B.

    \(0\)

  • C.

    \( - 1\)

  • D.

    \(\sqrt 3 \).

Câu 24 :

Trong các số phức z thỏa mãn \(\left| {z + 3 + 4i} \right| = 2\) , gọi \({z_0}\) là số phức có mô đun nhỏ nhất. Khi đó:

  • A.

    Không tồn tại số phức

  • B.

    \(\left| {{z_0}} \right| = 2\)     

  • C.

    \(\left| {{z_0}} \right| = 7\)     

  • D.

    \(\left| {{z_0}} \right| = 3.\)

Câu 25 :

Xét số phức \(z\) thỏa mãn \(\left| {z + 2 - i} \right| + \left| {z - 4 - 7i} \right| = 6\sqrt 2 \). Gọi \(m,M\) lần lượt là giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất của \(\left| {z - 1 + i} \right|\). Tính \(P = m + M\).

  • A.

    \(P = \sqrt {13}  + \sqrt {73} \)

  • B.

    \(P = \dfrac{{5\sqrt 2  + 2\sqrt {73} }}{2}\)  

  • C.

    \(P = 5\sqrt 2  + \sqrt {73} \)  

  • D.

    \(P = \dfrac{{5\sqrt 2  + \sqrt {73} }}{2}\)  

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Giả sử ${z_1};{z_2}$ là hai nghiệm phức của phương trình: ${z^2} - 2z + 5 = 0$ và $A,B$ là các điểm biểu diễn của ${z_1};{z_2}$. Tọa độ trung điểm của đoạn thẳng $AB$ là

  • A.

    $\left( {0;1} \right)$

  • B.

    $(0; - 1)$  

  • C.

    $\left( {1;1} \right)$  

  • D.

    $\left( {1;0} \right)$

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Giải phương trình bậc hai tìm hai nghiệm \({z_1},{z_2}\).

- Số phức \(z = a + bi\) có điểm biểu diễn trên mặt phẳng phức là \(M\left( {a;b} \right)\).

- Tọa độ trung điểm \(I\) của đoạn thẳng \(AB\) là \(\left( {\dfrac{{{x_A} + {x_B}}}{2};\dfrac{{{y_A} + {y_B}}}{2}} \right)\)

Lời giải chi tiết :

Phương trình: ${z^2}-2z + 5 = 0$

Có: $\Delta ' = 1 - 5 =  - 4 = 4{i^2}$

   $ \Rightarrow \sqrt {\Delta '}  = \sqrt {4{i^2}}  = 2i$

\( \Rightarrow \) Phương trình có $2$  nghiệm là: ${z_1} = 1 + 2i;{z_2} = 1 - 2i$

Khi đó: $A\left( {1;2} \right),B(1; - 2)$

Tọa độ trung điểm đoạn thẳng $AB$ là: $\left( {1;0} \right)$

Câu 2 :

Cho số phức $z = 2 + 5i$. Tìm số phức \(w = iz + \overline z \).

  • A.

    $w = 7-3i$

  • B.

    $w = -3-3i$

  • C.

    $w = 3 + 7i$

  • D.

    $w = -7-7i$

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Tìm số phức \(\overline z  = a - bi\).

- Thay \(z,\overline z \) vào \(w\), sử dụng các công thức cộng và nhân số phức để tìm \(w\).

Lời giải chi tiết :

$\overline z = 2 - 5i \Rightarrow w = i\left( {2 + 5i} \right) + 2 - 5i =  - 3 - 3i$.

Câu 3 :

Gọi \({z_1}\) và \({z_2}\) là hai nghiệm phức của phương trình \({z^2} + 2z + 10 = 0\). Tính giá trị biểu thức \(P = {\left| {{z_1}} \right|^2} + {\left| {{z_2}} \right|^2}.\)

  • A.

    \(P = 2\sqrt {10} \).

  • B.

    \(P = 20\).

  • C.

    \(P = 40\).

  • D.

    \(P = \sqrt {10} \).

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Giải phương trình tìm nghiệm.

- Tính mô đun và thay và biểu thức \(P\).

Lời giải chi tiết :

Ta có \({z^2} + 2z + 10 = 0 \Leftrightarrow {\left( {z + 1} \right)^2} = {\left( {3i} \right)^2} \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}z =  - 1 + 3i = {z_1}\\z =  - 1 - 3i = {z_2}\end{array} \right..\)

Suy ra \(P = {\left| {{z_1}} \right|^2} + {\left| {{z_2}} \right|^2} = {\left( {\sqrt {{{\left( { - 1} \right)}^2} + {3^2}} } \right)^2} + {\left( {\sqrt {{{\left( { - 1} \right)}^2} + {{\left( { - 3} \right)}^2}} } \right)^2} = 10 + 10 = 20\).

Câu 4 :

Kí hiệu \(a\), \(b\) lần lượt là phần thực và phần ảo của số phức \(z = i\left( {1 - i} \right).\) Khẳng định nào sau đây là đúng?

  • A.

    \(a = 1,{\rm{ }}b = i.\)

  • B.

    \(a = 1,{\rm{ }}b = 1.\)

  • C.

    \(a = 1,{\rm{ }}b =  - 1.\)

  • D.

    \(a = 1,{\rm{ }}b =  - i.\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Biến đổi \(z\) về dạng \(z = a + bi\) suy ra phần thực và phần ảo.

Lời giải chi tiết :

Ta có \(z = i\left( {1 - i} \right) = i - {i^2} = i - \left( { - 1} \right) = 1 + i \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = 1\\b = 1\end{array} \right..\)

Câu 5 :

Cho phương trình \(2{z^2} - 3iz + i = 0\). Chọn mệnh đề đúng:

  • A.

    \(\Delta  =  - 5i\)          

  • B.

    \(\Delta  =  - 3 - 8i\) 

  • C.

    \(\Delta  = 9 - 8i\) 

  • D.

    \(\Delta  =  - 9 - 8i\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Phương trình bậc hai \(A{z^2} + Bz + C = 0\left( {A \ne 0} \right)\) có biệt thức \(\Delta  = {B^2} - 4AC\).

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(\Delta  = {\left( { - 3i} \right)^2} - 4.2.i = 9{i^2} - 8i =  - 9 - 8i\) 

Câu 6 :

Cho số phức $z$ thỏa mãn $\dfrac{{1 - i}}{{z + 1}} = 1 + i$. Điểm \(M\) biểu diễn của số phức $w = {z^3} + 1$ trên mặt phẳng tọa độ có tọa độ là:

  • A.

    \(M\left( {2; - 3} \right)\).

  • B.

    \(M\left( {2;3} \right)\).

  • C.

    \(M\left( {3; - 2} \right)\).

  • D.

    \(M\left( {3;2} \right)\).

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Tính \(z\) suy ra \(w\) và điểm biểu diễn của \(w\).

Lời giải chi tiết :

Ta có $\dfrac{{1 - i}}{{z + 1}} = 1 + i \Leftrightarrow z + 1 = \dfrac{{1 - i}}{{1 + i}}$ $ \Leftrightarrow z + 1 =  - i \Rightarrow z =  - 1 - i$

Suy ra $w = {z^3} + 1 = {\left( { - 1 - i} \right)^3} + 1 =  - {\left( {1 + i} \right)^3} + 1 = 3 - 2i$

$ \Rightarrow M\left( {3; - 2} \right)$

Câu 7 :

Gọi \(M\) là điểm biểu diễn của số phức \(z\), biết tập hợp các điểm \(M\) là phần tô đậm ở hình bên (kể cả biên). Mệnh đề nào sau đây đúng ?

  • A.

    \(z\) có phần ảo không nhỏ hơn phần thực

  • B.

    \(z\) có phần thực không nhỏ hơn phần ảo và có môđun không lớn hơn \(3.\)

  • C.

    \(z\) có phần thực bằng phần ảo.

  • D.

    \(z\) có môđun lớn hơn \(3.\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Gọi \(z = x + yi{\rm{ }}\left( {x;{\rm{ }}y \in \mathbb{R}} \right)\).

- Tập hợp các điểm bên trong đường tròn tâm O bán kính R là \(x^2+y^2 \le R^2\).

- Tập hợp các điểm bên dưới đường thẳng \(y=x\) là \(y \le x\).

- Nhận xét mối quan hệ của x và y.

Lời giải chi tiết :

Gọi \(z = x + yi{\rm{ }}\left( {x;{\rm{ }}y \in \mathbb{R}} \right)\) và \(M\left( {x;y} \right)\) biểu diễn \(z\) trên mặt phẳng tọa độ.

Phần tô đậm là phần nằm dưới đường thẳng \(y=x\) và trong đường tròn tâm O bán kính 3 nên tọa độ của M thỏa mãn:

 \(\left\{ \begin{array}{l}{x^2} + {y^2} \le 9\\y \le x\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}\sqrt {{x^2} + {y^2}}  \le 3\\y \le x\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}\left| z \right| \le 3\\y \le x\end{array} \right..\)

Câu 8 :

Tìm các giá trị của tham số thực \(x,\,{\rm{ }}y\) để số phức \(z = {\left( {x + iy} \right)^2} - 2\left( {x + iy} \right) + 5\) là số thực.

  • A.

    \(x = 1\) và \(y = 0\).

  • B.

    \(x =  - 1\).

  • C.

    \(x = 1\) hoặc \(y = 0\).

  • D.

    \(x = 1\).

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Số phức \(z = a + bi\) là số thực nếu \(b = 0\).

Lời giải chi tiết :

Ta có \(z = {\left( {x + iy} \right)^2} - 2\left( {x + iy} \right) + 5\)\( = {x^2} + 2ixy - {y^2} - 2x - 2iy + 5\)

\( = \left( {{x^2} - {y^2} - 2x + 5} \right) + 2\left( {xy - y} \right)i.\)

Để \(z\) là số thực \( \Leftrightarrow 2\left( {xy - y} \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}y = 0\\x = 1\end{array} \right.\).

Câu 9 :

Cho \({z_1},{z_2}\) là hai nghiệm của phương trình \({z^2} + 2iz + i = 0\). Chọn mệnh đề đúng:

  • A.

    \({z_1} + {z_2} = 2i\)

  • B.

    \({z_1}{z_2} =  - 2i\) 

  • C.

    \({z_1}{z_2} = 2i\)

  • D.

    \({z_1} + {z_2} =  - 2i\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sử dụng định lý Vi-et cho phương trình bậc hai: \(\left\{ \begin{array}{l}{z_1} + {z_2} =  - \dfrac{B}{A}\\{z_1}{z_2} = \dfrac{C}{A}\end{array} \right.\)

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{z_1} + {z_2} =  - \dfrac{B}{A} = \dfrac{{ - 2i}}{1} =  - 2i\\{z_1}{z_2} = \dfrac{C}{A} = \dfrac{i}{1} = i\end{array} \right.\)

Vậy \({z_1} + {z_2} =  - 2i\).

Câu 10 :

Số phức $z$ thỏa mãn $\left| z \right| + z = 0$. Khi đó:

  • A.

    $z$ là số thuần ảo

  • B.

    Môđun của $z$ bằng $1$

  • C.

    $z$ là số thực nhỏ hơn hoặc bằng 0

  • D.

    Phần thực của $z$ là số âm

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đặt $z = a + bi$ , tính $\left| z \right|$ sau đó thay vào phương trình $\left| z \right| + z = 0$. Từ đó tìm được $a$ và $b$

Lời giải chi tiết :

Đặt $z = a + bi \Rightarrow \left| z \right| = \sqrt {{a^2} + {b^2}} $

Ta có: $\left| z \right| + z = 0 \Leftrightarrow \sqrt {{a^2} + {b^2}}  + a + bi = 0 + 0i$

$ \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}b = 0\\\sqrt {{a^2} + {b^2}}  + a = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}b = 0\\\left| a \right| + a = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}b = 0\\a \le 0\end{array} \right.$

Câu 11 :

Cho số phức $z = 3 + 2i.$ Tìm phần thực và phần ảo của số phức $\bar z.$

  • A.

    Phần thực bằng $ - 3$ và phần ảo bằng $ - 2i.$

  • B.

    Phần thực bằng $3$ và phần ảo bằng $ - 2.$

  • C.

    Phần thực bằng \(3\) và phần ảo bằng $2i.$

  • D.

    Phần thực bằng \(3\) và phần ảo bằng \(2\).

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Số phức liên hợp của số phức \(z = a + bi\) là \(\overline z  = a - bi\).

Lời giải chi tiết :

Từ $z = 3 + 2i$, suy ra $\bar z = 3 - 2i$.

Vậy phần thực bằng \(3\) và phần ảo bằng \( - 2\).

Câu 12 :

Cho số phức $z = 1 + \sqrt {3}i $. Khi đó

  • A.

    $\dfrac{1}{z} = \dfrac{1}{2} - \dfrac{{\sqrt 3 }}{2}i$

  • B.

    $\dfrac{1}{z} = \dfrac{1}{2} + \dfrac{{\sqrt 3 }}{2}i$

  • C.

    $\dfrac{1}{z} = \dfrac{1}{4} + \dfrac{{\sqrt 3 }}{4}i$.

  • D.

    $\dfrac{1}{z} = \dfrac{1}{4} - \dfrac{{\sqrt 3 }}{4}i$.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Cho số phức  $ z = a + bi\Rightarrow \dfrac{1}{z} = \dfrac{1}{{a + bi}} = \dfrac{{a - bi}}{{(a - bi)(a + bi)}} = \dfrac{{a - bi}}{{{a^2} - {{(bi)}^2}}} = \dfrac{{a - bi}}{{{a^2} + {b^2}}}$

Lời giải chi tiết :

Ta có: $z = 1 + \sqrt 3 i \Rightarrow \dfrac{1}{z} = \dfrac{1}{{1 + \sqrt 3 i}} = \dfrac{{1 - \sqrt 3 i}}{{(1 - \sqrt 3 i)(1 + \sqrt 3 i)}} $

$= \dfrac{{1 - \sqrt 3 i}}{{{1^2} - {{(\sqrt 3 i)}^2}}} = \dfrac{{1 - \sqrt 3 i}}{4} = \dfrac{1}{4} - \dfrac{{\sqrt 3 }}{4}i$

Câu 13 :

Trong $C$, cho phương trình $a{z^2} + bz + c = 0(a \ne 0)(*),a,b,c\in R$. Gọi $\Delta  = {b^2} - 4ac$, ta xét các mệnh đề sau:

1) Nếu \(\Delta \)  là số thực âm thì phương trình (*) vô nghiệm

2) Nếu \(\Delta  \ne 0\) thì phương trình (*) có $2$ nghiệm phân biệt

3) Nếu \(\Delta  = 0\) thì phương trình (*) có nghiệm kép

Trong các mệnh đề trên

  • A.

    Không có mệnh đề nào đúng

  • B.

    Có $1$  mệnh đề đúng

  • C.

    Có $2$  mệnh đề đúng

  • D.

    Cả $3$  mệnh đề đều đúng

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Phương pháp giải phương trình bậc hai trên tập số phức: $a{x^2} + bx + c = 0\left( {a \ne 0,a,b,c \in R} \right)$

- Tính \(\Delta  = {b^2} - 4ac\).

+ \(\Delta  > 0\) thì phương trình có hai nghiệm thực phân biệt \({x_{1,2}} = \dfrac{{ - b \pm \sqrt \Delta  }}{{2a}}\).

+ \(\Delta  = 0\) thì phương trình có nghiệm kép \({x_{1,2}} =  - \dfrac{b}{{2a}}\).

+ \(\Delta  < 0\) thì phương trình có hai nghiệm phức phân biệt \({x_{1,2}} = \dfrac{{ - b \pm i\sqrt { - \Delta } }}{{2a}}\).

Lời giải chi tiết :

1) Sai vì nếu \(\Delta  < 0\) thì phương trình có $2$  nghiệm phức

2) Đúng

3) Đúng

Vậy có $2$  mệnh đề đúng

Câu 14 :

Cho ba điểm \(A,{\rm{ }}B,{\rm{ }}C\) lần lượt biểu diễn ba số phức \({z_1},{\rm{ }}{z_2},{\rm{ }}{z_3}\) với \({z_3} \ne {z_1}\) và \({z_3} \ne {z_2}.\) Biết \(\left| {{z_1}} \right| = \left| {{z_2}} \right| = \left| {{z_3}} \right|\) và \({z_1} + {z_2} = 0.\) Mệnh đề nào sau đây là đúng?

  • A.

    Tam giác \(ABC\) vuông tại \(C\).

  • B.

    Tam giác \(ABC\) đều

  • C.

    Tam giác \(ABC\) vuông cân tại \(C\).

  • D.

    Tam giác \(ABC\) cân tại \(C\).

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Biểu diễn hình học các điểm biểu diễn \({z_1},{z_2},{z_3}\) và nhận xét tam giác \(ABC\).

Lời giải chi tiết :

Giả sử \(\left| {{z_1}} \right| = \left| {{z_2}} \right| = \left| {{z_3}} \right| = R.\)

Khi đó \(A,{\rm{ }}B,{\rm{ }}C\) nằm trên đường tròn \(\left( {O;R} \right)\).

Do \({z_1} + {z_2} = 0\) nên hai điểm \(A,{\rm{ }}B\) đối xứng nhau qua \(O.\) Như vậy điểm \(C\) nằm trên đường tròn đường kính \(AB\) (bỏ đi hai điểm \(A\) và \(B\)) hay tam giác \(ABC\) vuông tại \(C\).

Câu 15 :

Tìm số phức có phần thực bằng $12$ và mô đun bằng $13$:

  • A.

    $5 \pm 12i$                                 

  • B.

    $12 + 5i$               

  • C.

    $12 \pm 5i$                                

  • D.

    $12 \pm i$

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Mô đun số phức \(z = a + bi\) là \(\left| z \right| = \sqrt {{a^2} + {b^2}} \) 

Lời giải chi tiết :

Ta có: \({\left| z \right|^2} = {a^2} + {b^2} \Leftrightarrow {b^2} = {\left| z \right|^2} - {a^2} \Leftrightarrow b = \pm \sqrt {{{\left| z \right|}^2} - {a^2}} \)

Vậy phần ảo của số phức đó là $ b=\pm \sqrt {{{13}^2} - {{12}^2}}  =  \pm 5$.

Câu 16 :

Thu gọn số phức $w = {i^5} + {i^6} + {i^7} + ... + {i^{18}}$ có dạng \(a + bi\). Tính tổng \(S = a + b.\)

  • A.

    \(S = 0.\)

  • B.

    \(S = {2^{10}} + 1.\)

  • C.

    \(S = 1\).

  • D.

    \(S = {2^{10}}\).

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng công thức tính tổng \(n\) số hạng đầu của cấp số nhân \({S_n} = u_1.\dfrac{{1 - {q^n}}}{{1 - q}}\).

Lời giải chi tiết :

Ta có $w = {i^5}\left( {1 + i + {i^2} + {i^3} + ... + {i^{13}}} \right) $ $= i.\left( {1 + i + {i^2} + {i^3} + ... + {i^{13}}} \right).$

Dễ thấy $T = 1 + i + {i^2} + {i^3} + ... + {i^{13}}$ là tổng của cấp số nhân có $14$ số hạng, trong đó số hạng đầu tiên ${u_1} = 1$, công bội $q = i$.

Do đó $T = {u_1}\dfrac{{1 - {q^{14}}}}{{1 - q}} = 1.\dfrac{{1 - {i^{14}}}}{{1 - i}} = \dfrac{{1 + 1}}{{1 - i}}$ $ = \dfrac{{2\left( {1 + i} \right)}}{{1 + 1}} = 1 + i$

Vậy \(w = i\left( {1 + i} \right) =  - 1 + i \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}a =  - 1\\b = 1\end{array} \right.\) \( \Rightarrow S = a + b = 0\)

Câu 17 :

Tính môđun của số phức $z$ biết $\overline z  = \left( {4 - 3i} \right)\left( {1 + i} \right)$.

  • A.

    $\left| z \right| = 25\sqrt 2 $

  • B.

    $\left| z \right| = 7\sqrt 2 $

  • C.

    $\left| z \right| = 5\sqrt 2 $

  • D.

    $\left| z \right| = \sqrt 2 $

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Áp dụng công thức $z = a + bi \Rightarrow \overline z  = a - bi;\left| z \right| = \left| {\overline z } \right| = \sqrt {{a^2} + {b^2}} $

Lời giải chi tiết :

Ta có: $\overline z  = \left( {4 - 3i} \right)\left( {1 + i} \right) = 7 + i \Rightarrow z = 7 - i \Rightarrow \left| z \right| = \sqrt {50}  = 5\sqrt 2 $

Câu 18 :

Kí hiệu \({z_1},{\rm{ }}{z_2},\,{\rm{ }}{z_3}\) và \({z_4}\) là bốn nghiệm phức của phương trình $6{z^4} + 19{z^2} + 15 = 0.$ Tính tổng \(T = \dfrac{1}{{{z_1}}} + \dfrac{1}{{{z_2}}} + \dfrac{1}{{{z_3}}} + \dfrac{1}{{{z_4}}}.\)

  • A.

    $T = \dfrac{1}{{\sqrt 2 }} + i.$

  • B.

    $T = 2\sqrt 2 .$

  • C.

    $T = 0.$

  • D.

    $T =  - \,2.$

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Giải phương trình tìm các nghiệm \({z_1},{z_2},{z_3},{z_4}\).

- Thay vào tính giá trị biểu thức và kết luận.

Lời giải chi tiết :

Phương trình $6{z^4} + 19{z^2} + 15 = 0$ $ \Leftrightarrow \left( {2{z^2} + 3} \right)\left( {3{z^2} + 5} \right) = 0$ $ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}2{z^2} =  - \,3\\3{z^2} =  - \,5\end{array} \right.$

$ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}{z^2} =  - \dfrac{3}{2}\\{z^2} =  - \dfrac{5}{3}\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}{z^2} = \dfrac{{3{i^2}}}{2}\\{z^2} = \dfrac{{5{i^2}}}{3}\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}z =  \pm \,\dfrac{{i\sqrt 6 }}{2}\\z =  \pm \,\dfrac{{i\sqrt {15} }}{3}\end{array} \right.$ $ \Rightarrow T = \dfrac{2}{{i\sqrt 6 }} - \dfrac{2}{{i\sqrt 6 }} + \dfrac{3}{{i\sqrt {15} }} - \dfrac{3}{{i\sqrt {15} }} = 0$

Câu 19 :

Cho số phức \({\rm{w}}\)và hai số thực \(a,b\). Biết \({z_1} = {\rm{w}} + 2i\) và \({z_2} = 2w - 3\) là 2 nghiệm phức của phương trình \({z^2} + az + b = 0\). Tính \(T = \left| {{z_1}} \right| + \left| {{z_2}} \right|\).

  • A.

    \(T = 2\sqrt {13} \).    

  • B.

    \(T = \dfrac{{2\sqrt {97} }}{3}\).

  • C.

    \(T = \dfrac{{2\sqrt {85} }}{3}\).        

  • D.

    \(T = 4\sqrt {13} \).

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nếu \({z_1};{z_2}\) là hai nghiệm phức của phương trình \({z^2} + az + b = 0\) thì \({z_1} = \overline {{z_2}} \).

Lời giải chi tiết :

Đặt \({\rm{w}} = x + yi\). Khi đó:

\(\begin{array}{l}{z_1} = x + yi + 2i = x + \left( {y + 2} \right)i;{z_2} = 2(x + yi) - 3 = \left( {2x - 3} \right) + 2yi \\ \Rightarrow {z_2} = \left( {2x - 3} \right) - 2yi\\{z_1} = \overline {{z_2}}  \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 2x - 3\\y + 2 =  - 2y\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 3\\y =  - \dfrac{2}{3}\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}{z_1} = 3 + \dfrac{4}{3}i\\{z_2} = 3 - \dfrac{4}{3}i\end{array} \right. \\ \Rightarrow T = \left| {{z_1}} \right| + \left| {{z_2}} \right| = \sqrt {{3^2} + {{\left( {\dfrac{4}{3}} \right)}^2}}  + \sqrt {{3^2} + {{\left( { - \dfrac{4}{3}} \right)}^2}}  = \dfrac{{2\sqrt {97} }}{3}\end{array}\)

Câu 20 :

Gọi ${z_1}$, ${z_2}$ là hai nghiệm phức của phương trình ${z^2} - 2z + 2 = 0$. Tính giá trị biểu thức $P = z_1^{2016} + z_2^{2016}.$

  • A.

    \(P = {2^{1009}}\).

  • B.

    \(P = {2^{1008}}\).

  • C.

    \(P = 2\).

  • D.

    \(P = 0\).

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Giải phương trình tìm nghiệm.

- Thay vào tính giá trị biểu thức.

Lời giải chi tiết :

Biệt số $\Delta  = 4 - 8 =  - 4 = {\left( {2i} \right)^2}$.

Do đó phương trình có hai nghiệm phức: ${z_1} = \dfrac{{2 - 2i}}{2} = 1 - i$ và ${z_2} = \dfrac{{2 + 2i}}{2} = 1 + i$.

Suy ra       $z_1^{2016} = {\left( {1 - i} \right)^{2016}} = {\left[ {{{\left( {1 - i} \right)}^2}} \right]^{1008}} = {\left( { - 2i} \right)^{1008}} = {\left( { - 2} \right)^{1008}}.{i^{1008}} = {2^{1008}}.1 = {2^{1008}}$;

                   $z_2^{2016} = {\left( {1 + i} \right)^{2016}} = {\left[ {{{\left( {1 + i} \right)}^2}} \right]^{1008}} = {\left( {2i} \right)^{1008}} = {2^{1008}}.{i^{1008}} = {2^{1008}}.1 = {2^{1008}}$.

Vậy $P = z_1^{2016} + z_2^{2016} = {2^{1008}} + {2^{1008}} = {2^{1009}}$.

Câu 21 :

Tập điểm biểu diễn số phức $z$ thỏa mãn ${\left| z \right|^2} = {z^2}$ là:

  • A.

    Cả mặt phẳng                   

  • B.

    Đường thẳng                

  • C.

    Một điểm          

  • D.

    Hai đường thẳng

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Bước 1: Gọi số phức \(z = x + yi\left( {x,y \in R} \right)\) có điểm biểu diễn là \(M\left( {x;y} \right)\).

Bước 2: Thay \(z = x + yi\) vào điều kiện đã cho dẫn đến phương trình liên hệ giữa \(x,y\).

Bước 3: Kết luận:

- Phương trình đường thẳng: \(Ax + By + C = 0\)

- Phương trình đường tròn: \({x^2} + {y^2} - 2ax - 2by + c = 0\)

- Phương trình parabol: \(y = a{x^2} + bx + c\) hoặc \(x = a{y^2} + by + c\)

- Phương trình elip: \(\dfrac{{{x^2}}}{{{a^2}}} + \dfrac{{{y^2}}}{{{b^2}}} = 1\)

Lời giải chi tiết :

Đặt $z = x + yi{\rm{ }}\left( {x,y \in R} \right)$ thì ${\left| z \right|^2} = {z^2} \Leftrightarrow {x^2} + {y^2} = {x^2} + 2xyi - {y^2} \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}xy = 0\\{x^2} + {y^2} = {x^2} - {y^2}\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x \in R\\y = 0\end{array} \right.$

Do đó tập điểm biểu diễn $z$ là đường thẳng $y = 0$.

Câu 22 :

Tìm tập hợp các điểm trên mặt phẳng tọa độ biểu diễn các số phức $z$ thỏa mãn điều kiện \(2|z - 1 - 2i| = |3i + 1 - 2\bar z|\).

  • A.

    Đường thẳng $2x + 14y - 5 = 0$       

  • B.

    Đường thẳng $6x + 1 = 0$

  • C.

    Đường thẳng $3x + 4y + 5 = 0$

  • D.

    Đường thẳng $3x - 4y - 5 = 0$

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Phương pháp tìm tập hợp điểm biểu diễn số phức

Bước 1: Gọi số phức \(z = x + yi\) có điểm biểu diễn là \(M(x;y)\)

Bước 2: Thay \(z\) vào đề bài \( \Rightarrow \) Sinh ra một phương trình:

+) Đường thẳng: \(Ax + By + C = 0.\)

+) Đường tròn: \({x^2} + {y^2} - 2ax - 2by + c = 0.\)

+) Parabol: \(y = a.{x^2} + bx + c\)

+) Elip: \(\dfrac{{{x^2}}}{a} + \dfrac{{{y^2}}}{b} = 1\)

Lời giải chi tiết :

Giả sử ta có số phức $z = x + yi$. Thay vào điều kiện \(2|z - 1 - 2i| = |3i + 1 - 2\bar z|\) có

\(2|(x + yi) - 1 - 2i| = |3i + 1 - 2(x - yi)| \Leftrightarrow 2|(x - 1) + (y - 2)i| = |(1 - 2x) + (3 + 2y)i|\) \( \Leftrightarrow 2\sqrt {{{(x - 1)}^2} + {{(y - 2)}^2}}  = \sqrt {{{(1 - 2x)}^2} + {{(3 + 2y)}^2}} \)

\( \Leftrightarrow 4{(x - 1)^2} + 4{(y - 2)^2} = {(1 - 2x)^2} + {(3 + 2y)^2}\)

\( \Leftrightarrow 4{x^2} - 8x + 4 + 4{y^2} - 16y + 16 = 4{x^2} - 4x + 1 + 4{y^2} + 12y + 9\)

\( \Leftrightarrow 4x + 28y - 10 = 0\)

\( \Leftrightarrow 2x + 14y - 5 = 0\)

Câu 23 :

Tìm giá trị nhỏ nhất của \(|z|\), biết rằng \(z\) thỏa mãn điều kiện \(|\dfrac{{4 + 2i}}{{1 - i}}z - 1| = 1\).

  • A.

    \(\sqrt 2 \)       

  • B.

    \(0\)

  • C.

    \( - 1\)

  • D.

    \(\sqrt 3 \).

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Gọi \(z = x + yi\), thay vào điều kiện đề bài tìm mối liên hệ \(x,y\).

Áp dụng phương pháp hình học để tìm điều kiện cho \(\left| z \right|\) đạt GTNN.

Lời giải chi tiết :

Có \(\dfrac{{4 + 2i}}{{1 - i}} = 1 + 3i\). Đặt \(z = x + yi\) thì

\(\dfrac{{4 + 2i}}{{1 - i}}z - 1 = (1 + 3i)(x + yi) - 1 = (x - 3y - 1) + (3x + y)i\)

Điều kiện đã cho trong bài được viết lại thành

\({(x - 3y - 1)^2} + {(3x + y)^2} = 1\)

\( \Leftrightarrow {(x - 3y)^2} - 2(x - 3y) + 1 + {(3x + y)^2} = 1\)

\( \Leftrightarrow 10{x^2} + 10{y^2} - 2x + 6y = 0\)

\( \Leftrightarrow \left( {{x^2} - \dfrac{1}{5}x} \right) + \left( {{y^2} + \dfrac{3}{5}y} \right) = 0\)

\( \Leftrightarrow {\left( {x - \dfrac{1}{{10}}} \right)^2} + {\left( {y + \dfrac{3}{{10}}} \right)^2} = \dfrac{1}{{10}}\) (*)

Điểm biểu diễn \(M(x,y)\) của \(z\) chạy trên đường tròn (*). Cần tìm điểm \(M(x,y)\) thuộc đường tròn này để $OM$ nhỏ nhất.

Vì đường tròn này qua $O$ nên min $OM = 0$ khi \(M \equiv O\) hay $M\left( {0,0} \right)$, do đó $z = 0$ hay $min\left| z \right| = 0$.

Câu 24 :

Trong các số phức z thỏa mãn \(\left| {z + 3 + 4i} \right| = 2\) , gọi \({z_0}\) là số phức có mô đun nhỏ nhất. Khi đó:

  • A.

    Không tồn tại số phức

  • B.

    \(\left| {{z_0}} \right| = 2\)     

  • C.

    \(\left| {{z_0}} \right| = 7\)     

  • D.

    \(\left| {{z_0}} \right| = 3.\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Bước 1: Gọi số phức \(z = x + yi\left( {x,y \in R} \right)\)

- Bước 2: Thay \(z\) và biểu thức đã cho tìm mối quan hệ của \(x,y\) suy ra tập hợp biểu diễn của số phức \(z\).

- Bước 3: Sử dụng mối quan hệ hình học để tìm mô đun số phức cần tìm.

Lời giải chi tiết :

Giả sử $z = a + bi\left( {a,b \in R} \right)$ ta có:

$\left| {z + 3 + 4i} \right| = 2 \Leftrightarrow \left| {(a + 3) + (b + 4)i} \right| = 2 \Leftrightarrow {(a + 3)^2} + {(b + 4)^2} = 4$

Do đó tập hợp điểm biểu diễn số phức $z$ thuộc đường tròn tâm $I\left( { - 3; - 4} \right)$ và bán kính $r = 2$

Từ hình vẽ ta thấy số phức \({z_0}\) có mô đun nhỏ nhất nếu \({z_0}\) có điểm biểu diễn là \(M\).

Ta có: $\overrightarrow {OI}  = ( - 3; - 4)$  nên đường thẳng đi qua \(O\) và \(I\) là $OI:\left\{ \begin{array}{l}x = 3t\\y = 4t\end{array} \right. \Rightarrow M\left( {3t;4t} \right)$

Mặt khác $M \in \left( C \right)$ nên: ${\left( {3t + 3} \right)^2} + {\left( {4t + 4} \right)^2} = 4 \Leftrightarrow 25{t^2} + 50t + 21 = 0 \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}t = \dfrac{{ - 3}}{5}\\t = \dfrac{{ - 7}}{5}\end{array} \right.$

$M\left( {\dfrac{{ - 9}}{5};\dfrac{{ - 12}}{5}} \right)$ hoặc $M\left( {\dfrac{{ - 21}}{5};\dfrac{{ - 28}}{5}} \right)$

$M\left( {\dfrac{{ - 9}}{5};\dfrac{{ - 12}}{5}} \right)$ thuộc $\left( C \right)$  và gần $O$ nhất.

$ \Rightarrow z = \dfrac{{ - 9}}{5} - \dfrac{{12}}{5}i \Rightarrow \left| z \right| = 3$

Câu 25 :

Xét số phức \(z\) thỏa mãn \(\left| {z + 2 - i} \right| + \left| {z - 4 - 7i} \right| = 6\sqrt 2 \). Gọi \(m,M\) lần lượt là giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất của \(\left| {z - 1 + i} \right|\). Tính \(P = m + M\).

  • A.

    \(P = \sqrt {13}  + \sqrt {73} \)

  • B.

    \(P = \dfrac{{5\sqrt 2  + 2\sqrt {73} }}{2}\)  

  • C.

    \(P = 5\sqrt 2  + \sqrt {73} \)  

  • D.

    \(P = \dfrac{{5\sqrt 2  + \sqrt {73} }}{2}\)  

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Gọi $z = x + yi$ và tìm tập hợp điểm biểu diễn số phức $z$ thỏa mãn bài toán. 

- Biểu diễn tập hợp điểm đó trên hệ trục tọa độ từ đó tìm GTLN, GTNN của biểu thức đã cho.

Lời giải chi tiết :

Gọi $z=x+yi\left( x,y\in R \right)$

Trên mặt phẳng tọa độ $Oxy$ gọi $P\left( {x;y} \right)$ là điểm biểu diễn của số phức $z$

Gọi $A\left( {-2;1} \right),B\left( {4;7} \right)$ thì

$\begin{array}{l}AB = 6\sqrt 2  = \left| {z + 2 - i} \right| + \left| {z - 4 - 7i} \right|\\ = \sqrt {{{\left( {x + 2} \right)}^2} + {{\left( {y - 1} \right)}^2}}  + \sqrt {{{\left( {x - 4} \right)}^2} + {{\left( {y - 7} \right)}^2}}  = PA + PB\end{array}$

Suy ra tập hợp các điểm $P$ thỏa mãn chính là đoạn thẳng AB

Có $\left| {z - 1 + i} \right| = \sqrt {{{\left( {x - 1} \right)}^2} + {{\left( {y + 1} \right)}^2}}  = PC$ với $C\left( {1;-1} \right)$

Do đó \(P{C_{\min }}\) khi \(P\) là hình chiếu của \(C\) lên \(AB\) và \(P{C_{\max }}\) khi \(P \equiv B\)

Suy ra $M = CB = \sqrt {73} $.

Ta có: \(AB:\dfrac{{x + 2}}{{4 + 2}} = \dfrac{{y - 1}}{{7 - 1}} \Leftrightarrow x - y + 3 = 0\)\( \Rightarrow m=d\left( {C,AB} \right) = \dfrac{{\left| {1 - \left( { - 1} \right) + 3} \right|}}{{\sqrt {{1^2} + {{\left( { - 1} \right)}^2}} }} = \dfrac{5}{{\sqrt 2 }}\)

$\Rightarrow M + m = \dfrac{{5\sqrt 2  + 2\sqrt {73} }}{2}$

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.