Đề kiểm tra 1 tiết Toán 12 chương 2: Hàm số lũy thừa, mũ và logarit - Đề số 2

Đề bài

Câu 1 :

Tính tổng \(T\) tất cả các nghiệm của phương trình \({\left( {x - 3} \right)^{2{x^2} - 5x}} = 1\).

  • A.

    \(T = \dfrac{{17}}{2}.\)

  • B.

    \(T = 4.\)

  • C.

    \(T = \dfrac{{13}}{2}.\)

  • D.

    \(T = \dfrac{{15}}{2}.\)

Câu 2 :

Mệnh đề nào đúng với mọi số thực dương $x,y$?

  • A.

    ${2^{\sqrt x }} = {x^{\sqrt 2 }}$       

  • B.

    ${3^{\sqrt {xy} }} = {\left( {{3^{\sqrt x }}} \right)^{\sqrt y }}$ 

  • C.

    $\dfrac{{{3^{\sqrt[3]{x}}}}}{{{3^{\sqrt[3]{y}}}}} = {3^{\sqrt[3]{{x - y}}}}$       

  • D.

    ${x^{\sqrt 3 }} = {y^{\sqrt 3 }}$ 

Câu 3 :

Cho các số \(a,\ b,\ c\) và \(a,\ c\ne 1\). Khẳng định nào sau đây đúng?

  • A.
    \(\frac{{{\log }_{a}}b}{{{\log }_{a}}c}={{\log }_{b}}c\)                
  • B.
     \(\frac{{{\log }_{a}}b}{{{\log }_{a}}c}={{\log }_{a}}\left( \frac{b}{c} \right)\)             
  • C.
      \(\frac{{{\log }_{a}}b}{{{\log }_{a}}c}={{\log }_{c}}b\)  
  • D.
    \(\frac{{{\log }_{a}}b}{{{\log }_{a}}c}={{\log }_{a}}\left( b-c \right)\)
Câu 4 :

Trong các hàm số sau đây, hàm số nào đồng biến trên các khoảng xác định?

  • A.

    \(y = {x^{ - 4}}\).

  • B.

    \(y = {x^4}\).

  • C.

    $y = {x^{ - \dfrac{3}{4}}}$.

  • D.

    $y = \sqrt[3]{x}$.

Câu 5 :

Giá trị của $x$ thỏa mãn \({\log _{\frac{1}{2}}}(3 - x) = 2\) là

  • A.

    $x=3+\sqrt{2}$               

  • B.

    $x=\dfrac{-11}{4}$         

  • C.

    $x=3-\sqrt{2}$                 

  • D.

    $x=\dfrac{11}{4}$

Câu 6 :

Cho hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}{\left( {\dfrac{2}{3}} \right)^{2x - y}} + 6{\left( {\dfrac{2}{3}} \right)^{\dfrac{{2x - y}}{2}}} - 7 = 0\\{3^{{{\log }_9}\left( {x - y} \right)}} = 1\end{array} \right.\). Chọn khẳng định đúng?

  • A.

    Điều kiện xác định của hệ phương trình là \(x > y > 0\).

  • B.

    Điều kiện xác định của hệ phương trình là \(x > y\).

  • C.

    Điều kiện xác định của hệ phương trình là \(x \ge y\).

  • D.

    Phương trình luôn xác định với mọi \(x,y\).

Câu 7 :

Tập xác định của hàm số \(f\left( x \right) = \sqrt {{{\log }_{\dfrac{1}{2}}}\dfrac{{3 - 2x - {x^2}}}{{x + 1}}} \)  là:

  • A.

    \(D = \left( { - \infty ;\dfrac{{ - 3 - \sqrt {17} }}{2}} \right] \cup \left[ {\dfrac{{ - 3 + \sqrt {17} }}{2}; + \infty } \right)\)

  • B.

    \(D = \left( { - \infty ; - 3} \right) \cup \left( {1; + \infty } \right)\)

  • C.

    \(D = \left( {\dfrac{{ - 3 - \sqrt {17} }}{2}; - 3} \right) \cup \left( {\dfrac{{ - 3 + \sqrt {17} }}{2};1} \right)\)            

  • D.

    \(D = \left[ {\dfrac{{ - 3 - \sqrt {17} }}{2}; - 3} \right) \cup \left[ {\dfrac{{ - 3 + \sqrt {17} }}{2};1} \right)\)

Câu 8 :

Tính giá trị \({\left( {\dfrac{1}{{16}}} \right)^{ - 0,75}} + {\left( {\dfrac{1}{8}} \right)^{ - \frac{4}{3}}},\)ta được kết quả là:

  • A.
    24
  • B.
    12
  • C.
    16
  • D.
    18
Câu 9 :

Công thức nào sau đây là công thức tăng trưởng mũ?

  • A.

    \(T = A.{e^{Nr}}\)                 

  • B.

    \(T = N.{e^{Ar}}\)     

  • C.

    \(T = r.{e^{NA}}\)     

  • D.

    \(T = A.{e^{N - r}}\)

Câu 10 :

Cho số nguyên dương \(n \ge 2\) và các số thực \(a,b\), nếu có \({a^n} = b\) thì:

  • A.

    \(a\) là căn bậc \(b\) của \(n\)  

  • B.

    \(b\) là căn bậc \(a\) của \(n\)

  • C.

    \(a\) là căn bậc \(n\) của \(b\)

  • D.

    \(b\) là căn bậc \(n\) của \(a\)

Câu 11 :

 Mệnh đề nào sau đây là mệnh đề đúng ?

  • A.

    \({{\left( 2-\sqrt{2} \right)}^{3}}<{{\left( 2-\sqrt{2} \right)}^{4}}\)           

  • B.

    \({{\left( 4-\sqrt{2} \right)}^{3}}<{{\left( 4-\sqrt{2} \right)}^{4}}\)

  • C.

    \({{\left( \sqrt{11}-\sqrt{2} \right)}^{6}}>{{\left( \sqrt{11}-\sqrt{2} \right)}^{7}}\)

  • D.

    \({{\left( \sqrt{3}-\sqrt{2} \right)}^{4}}<{{\left( \sqrt{3}-\sqrt{2} \right)}^{5}}\)

Câu 12 :

Đề thi THPT QG – 2021 lần 1– mã 104

Tập xác định của hàm số \(y = {8^x}\)

  • A.
    \(\mathbb{R}\backslash \left\{ 0 \right\}\)
  • B.
    \(\mathbb{R}\)
  • C.
    \(\left[ {0; + \infty } \right)\)
  • D.
    \(\left( {0; + \infty } \right)\)
Câu 13 :

Tìm tập nghiệm $S$ của bất phương trình ${2^{x - 1}} > {\left( {\dfrac{1}{{16}}} \right)^{\frac{1}{x}}}$ .

  • A.

    \((0, + \infty )\)

  • B.

    \(( - \infty , + \infty )\)

  • C.

    \((2, + \infty )\)           

  • D.

    \(( - \infty ,0)\)

Câu 14 :

Hàm số \(y = {\log _a}x\) và \(y = {\log _b}x\) có đồ thị như hình vẽ bên:

Đường thẳng \(y = 3\) cắt hai đồ thị tại các điểm có hoành độ \({x_1},\,\,{x_2}.\) Biết rằng \({x_2} = 2{x_1},\) giá trị của \(\dfrac{a}{b}\) bằng:

  • A.

    \(\dfrac{1}{2}\)

  • B.

    \(\sqrt 3 \)

  • C.

    \(2\)

  • D.

    \(\sqrt[3]{2}\)

Câu 15 :

Với \(a,\,b\) là các số thực dương bất kì, \({\log _2}\dfrac{a}{{{b^2}}}\) bằng:

  • A.

    \(2{\log _2}\dfrac{a}{b}\)

  • B.

    \(\dfrac{1}{2}{\log _2}\dfrac{a}{b}\)

  • C.

    \({\log _2}a - 2{\log _2}b\)

  • D.

    \({\log _2}a - {\log _2}\left( {2b} \right)\)

Câu 16 :

Cho hàm số \(f\left( x \right) = {\left( {{x^{1 + \dfrac{1}{{2{{\log }_4}x}}}} + {8^{\dfrac{1}{{3{{\log }_{{x^2}}}2}}}} + 1} \right)^{\dfrac{1}{2}}} - 1\)  với \(0 < x \ne 1\). Tính giá trị biểu thức \(P = f\left( {f\left( {2018} \right)} \right)\).

  • A.

    \(P = 2016\)                

  • B.

    \(P = 1009\)

  • C.

    \(P = 2018\)    

  • D.

    \(P = {2018^2}\) 

Câu 17 :

Một người mua xe máy với giá 45 triệu đồng. Biết rằng giá trị khấu hao tài sản xe giảm 60% mỗi năm. Hỏi sau bao nhiêu năm thì giá trị xe chỉ còn 5 triệu đồng?

  • A.
    \(2\) năm.
  • B.
    \(2,5\) năm.
  • C.
    \(3\) năm.
  • D.
    \(3,5\) năm.
Câu 18 :

Gọi \(m,M\) lần lượt là GTNN, GTLN của hàm số \(y = {e^{2 - 3x}}\) trên đoạn \(\left[ {0;2} \right]\). Mệnh đề nào sau đây đúng?

  • A.

    \(m + M = 1\)

  • B.

    \(M - m = e\)    

  • C.

    \(M.m = \dfrac{1}{{{e^2}}}\)

  • D.

    \(\dfrac{M}{m} = {e^2}\)

Câu 19 :

Tìm số các giá trị nguyên không dương của tham số \(m\) để hàm số \(y = \dfrac{{m\ln x - 2}}{{\ln x + m - 3}}\) đồng biến trên \(\left( {{e^2}; + \infty } \right)\) là

  • A.
    \(2\)
  • B.
    vô số
  • C.
    \(0\)  
  • D.
    \(1\)  
Câu 20 :

Tính tổng \(T\) tất cả các nghiệm của phương trình \({4.9^x} - {13.6^x} + {9.4^x} = 0\).

  • A.

    \(T = 2\).

  • B.

    \(T = 3\).

  • C.

    \(T = \dfrac{{13}}{4}\).

  • D.

    \(T = \dfrac{1}{4}\).

Câu 21 :

Xét hệ phương trình  \(\left\{ \begin{array}{l}{2^x} - {2^y} = y - x\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 1 \right)\\{x^2} + xy + {y^2} = 3\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 2 \right)\end{array} \right.\)có nghiệm \(\left( {x;y} \right)\). Khi đó phát biểu nào sau đây đúng:

  • A.

    \({x^2} + {y^2} = 2\)

  • B.

    \(x - y = 2\)     

  • C.

    \(x + y = 2\)

  • D.

    \(xy = 2\)

Câu 22 :

Tìm tập nghiệm $S$ của bất phương trình ${\log _{\frac{1}{2}}}\left( {x + 2} \right) - {\log _{\frac{1}{{\sqrt 2 }}}}(x) > {\log _2}({x^2} - x) - 1$

  • A.

    $S = \left( {2; + \infty } \right)$

  • B.

    $S=(1;2)$

  • C.

    $S=(0;2)$

  • D.

    $S = \left( {1;2} \right]$

Câu 23 :

Thầy C gửi \(5\) triệu đồng vào ngân hàng với lãi suất \(0,7\% \)/tháng. Chưa đầy một năm thì lãi suất tăng lên thành \(1,15\% \)/tháng. Tiếp theo, sáu tháng sau lãi suất chỉ còn \(0,9\% \)/tháng. Thầy C tiếp tục gửi thêm một số tháng nữa rồi rút cả vỗn lẫn lãi được 5787710,707 đồng. Hỏi thầy C đã gửi tổng thời gian bao nhiêu tháng?

  • A.
    \(18\) tháng.
  • B.
    \(17\) tháng.
  • C.
    \(16\) tháng.
  • D.
    \(15\) tháng.
Câu 24 :

Cho \(x;y\) là hai số thực dương thỏa  mãn \(x \ne y\) và \({\left( {{2^x} + \dfrac{1}{{{2^x}}}} \right)^y} < {\left( {{2^y} + \dfrac{1}{{{2^y}}}} \right)^x}.\) Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức \(P = \dfrac{{{x^2} + 3{y^2}}}{{xy - {y^2}}}\).

  • A.
    \(\min P = \dfrac{{13}}{2}.\)
  • B.
    \(\min P = \dfrac{9}{2}.\)
  • C.
    \(\min P =  - 2.\)
  • D.
    \(\min P = 6.\)
Câu 25 :

Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để phương trình \({\log _2}\left( {{5^x} - 1} \right).{\log _4}\left( {{{2.5}^x} - 2} \right) = m\) có nghiệm \(x \ge 1\) ?

  • A.

    \(m \in \left[ {2; + \infty } \right)\)

  • B.

    \(m \in \left[ {3; + \infty } \right)\)

  • C.

    \(m \in \left( { - \infty ;2} \right]\)

  • D.

    \(m \in \left( { - \infty ;3} \right]\)

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Tính tổng \(T\) tất cả các nghiệm của phương trình \({\left( {x - 3} \right)^{2{x^2} - 5x}} = 1\).

  • A.

    \(T = \dfrac{{17}}{2}.\)

  • B.

    \(T = 4.\)

  • C.

    \(T = \dfrac{{13}}{2}.\)

  • D.

    \(T = \dfrac{{15}}{2}.\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xét lần lượt các trường hợp cơ số bằng \(1\) và cơ số khác \(1\), tìm nghiệm trong từng trường hợp và kết luận.

Lời giải chi tiết :

Ta xét các trường hợp sau:

TH1. \(x - 3 = 1 \Leftrightarrow x = 4\) thỏa mãn phương trình.

TH2: \(x-3=-1\Leftrightarrow x = 2\) thỏa mãn phương trình.

TH3. \(\left\{ \begin{array}{l}x - 3 \ne 0\\2{x^2} - 5x = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 0\\x = \dfrac{5}{2}\end{array} \right.\).

Vậy phương trình đã cho có ba nghiệm \(x = 0;x=2;{\rm{ }}x = \dfrac{5}{2};{\rm{ }}x = 4\) \( \Rightarrow T = \dfrac{{17}}{2}\)

Câu 2 :

Mệnh đề nào đúng với mọi số thực dương $x,y$?

  • A.

    ${2^{\sqrt x }} = {x^{\sqrt 2 }}$       

  • B.

    ${3^{\sqrt {xy} }} = {\left( {{3^{\sqrt x }}} \right)^{\sqrt y }}$ 

  • C.

    $\dfrac{{{3^{\sqrt[3]{x}}}}}{{{3^{\sqrt[3]{y}}}}} = {3^{\sqrt[3]{{x - y}}}}$       

  • D.

    ${x^{\sqrt 3 }} = {y^{\sqrt 3 }}$ 

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

${2^{\sqrt x }} \ne {x^{\sqrt 2 }}$ nên A sai.

${3^{\sqrt {xy} }} = {3^{\sqrt x .\sqrt y }} = {\left( {{3^{\sqrt x }}} \right)^{\sqrt y }}$ nên B đúng.

$\dfrac{{{3^{\sqrt[3]{x}}}}}{{{3^{\sqrt[3]{y}}}}} = {3^{\sqrt[3]{x} - \sqrt[3]{y}}} \ne {3^{\sqrt[3]{{x - y}}}}$ nên C sai.

${x^{\sqrt 3 }} \ne {y^{\sqrt 3 }}$ nếu $x \ne y$  nên D sai.

Câu 3 :

Cho các số \(a,\ b,\ c\) và \(a,\ c\ne 1\). Khẳng định nào sau đây đúng?

  • A.
    \(\frac{{{\log }_{a}}b}{{{\log }_{a}}c}={{\log }_{b}}c\)                
  • B.
     \(\frac{{{\log }_{a}}b}{{{\log }_{a}}c}={{\log }_{a}}\left( \frac{b}{c} \right)\)             
  • C.
      \(\frac{{{\log }_{a}}b}{{{\log }_{a}}c}={{\log }_{c}}b\)  
  • D.
    \(\frac{{{\log }_{a}}b}{{{\log }_{a}}c}={{\log }_{a}}\left( b-c \right)\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Áp dụng các công thức cơ bản của hàm số logarit: \({{\log }_{a}}c={{\log }_{a}}b.{{\log }_{b}}c.\)

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(\frac{{{\log }_{a}}b}{{{\log }_{a}}c}=\frac{{{\log }_{a}}c.{{\log }_{c}}b}{{{\log }_{a}}c}={{\log }_{c}}b.\)

Câu 4 :

Trong các hàm số sau đây, hàm số nào đồng biến trên các khoảng xác định?

  • A.

    \(y = {x^{ - 4}}\).

  • B.

    \(y = {x^4}\).

  • C.

    $y = {x^{ - \dfrac{3}{4}}}$.

  • D.

    $y = \sqrt[3]{x}$.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Tính đạo hàm của mỗi hàm số rồi xét dấu đạo hàm trên khoảng xác định \(D\).

Nếu \(y' \ge 0\) và bằng \(0\) tại hữu hạn điểm thuộc \(D\) thì hàm số đồng biến trên \(D\).

Lời giải chi tiết :

Hàm số \(y = {x^{ - 4}}\) có tập xác định là \(\mathbb{R}\backslash \left\{ 0 \right\}\) và có \(y' =  - 4{x^{ - 5}}\) nên không đồng biến trên các khoảng xác định (đồng biến trên \(\left( { - \infty ,0} \right)\) và nghịch biến trên \(\left( {0, + \infty } \right)\)), loại A.

Hàm số \(y = {x^{ - \dfrac{3}{4}}}\) có tập xác định là \(\left( {0, + \infty } \right)\) và có \(y' =  - \dfrac{3}{4}{x^{ - \dfrac{7}{4}}} < 0,\forall x \in \left( {0, + \infty } \right)\) nên không đồng biến trên từng khoảng xác định, loại B.

Hàm số \(y = {x^4}\) có tập xác định là \(\mathbb{R}\) và có \(y' = 4{x^3}\) nên không đồng biến trên các khoảng xác định, loại C.

Hàm số \(y = \sqrt[3]{x}\) có tập xác định là \(\mathbb{R}\) và có \(y' = \dfrac{1}{{3\sqrt[3]{{{x^2}}}}} > 0\) nên hàm số đồng biến trên các khoảng xác định.

Câu 5 :

Giá trị của $x$ thỏa mãn \({\log _{\frac{1}{2}}}(3 - x) = 2\) là

  • A.

    $x=3+\sqrt{2}$               

  • B.

    $x=\dfrac{-11}{4}$         

  • C.

    $x=3-\sqrt{2}$                 

  • D.

    $x=\dfrac{11}{4}$

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sử dụng phương pháp giải phương trình logarit cơ bản \({\log _a}x = m\left( {0 < a \ne 1} \right) \Leftrightarrow x = {a^m}\)

Lời giải chi tiết :

Phương trình tương đương với:

\(3 - x = {\left( {\dfrac{1}{2}} \right)^2} \Leftrightarrow x = \dfrac{{11}}{4}\)

Vậy $x = \dfrac{{11}}{4}$.

Câu 6 :

Cho hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}{\left( {\dfrac{2}{3}} \right)^{2x - y}} + 6{\left( {\dfrac{2}{3}} \right)^{\dfrac{{2x - y}}{2}}} - 7 = 0\\{3^{{{\log }_9}\left( {x - y} \right)}} = 1\end{array} \right.\). Chọn khẳng định đúng?

  • A.

    Điều kiện xác định của hệ phương trình là \(x > y > 0\).

  • B.

    Điều kiện xác định của hệ phương trình là \(x > y\).

  • C.

    Điều kiện xác định của hệ phương trình là \(x \ge y\).

  • D.

    Phương trình luôn xác định với mọi \(x,y\).

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Biểu thức \(y = {\log _a}f\left( x \right)\) xác định nếu \(f\left( x \right)\) xác định và \(f\left( x \right) > 0\).

Lời giải chi tiết :

Điều kiện: \(x - y > 0 \Leftrightarrow x > y\). Do đó B đúng và các đáp án còn lại sai.

Câu 7 :

Tập xác định của hàm số \(f\left( x \right) = \sqrt {{{\log }_{\dfrac{1}{2}}}\dfrac{{3 - 2x - {x^2}}}{{x + 1}}} \)  là:

  • A.

    \(D = \left( { - \infty ;\dfrac{{ - 3 - \sqrt {17} }}{2}} \right] \cup \left[ {\dfrac{{ - 3 + \sqrt {17} }}{2}; + \infty } \right)\)

  • B.

    \(D = \left( { - \infty ; - 3} \right) \cup \left( {1; + \infty } \right)\)

  • C.

    \(D = \left( {\dfrac{{ - 3 - \sqrt {17} }}{2}; - 3} \right) \cup \left( {\dfrac{{ - 3 + \sqrt {17} }}{2};1} \right)\)            

  • D.

    \(D = \left[ {\dfrac{{ - 3 - \sqrt {17} }}{2}; - 3} \right) \cup \left[ {\dfrac{{ - 3 + \sqrt {17} }}{2};1} \right)\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Hàm số \(y = {\log _a}x\) xác định \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x > 0\\0 < a \ne 1\end{array} \right.\)

Hàm số \(y = \sqrt A \) xác định \( \Leftrightarrow A \ge 0\)

Hàm số có dạng \(\dfrac{A}{B}\) xác định khi và chỉ khi \(B \ne 0\).

Lời giải chi tiết :

Hàm số \(f\left( x \right) = \sqrt {{{\log }_{\dfrac{1}{2}}}\dfrac{{3 - 2x - {x^2}}}{{x + 1}}} \) xác định

\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{\log _{\dfrac{1}{2}}}\dfrac{{3 - 2x - {x^2}}}{{x + 1}} \ge 0\\\dfrac{{3 - 2x - {x^2}}}{{x + 1}} > 0\\x + 1 \ne 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{\log _{\dfrac{1}{2}}}\dfrac{{3 - 2x - {x^2}}}{{x + 1}} \ge {\log _{\dfrac{1}{2}}}1\\\dfrac{{ - \left( {x - 1} \right)\left( {x + 3} \right)}}{{x + 1}} > 0\\x + 1 \ne 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\dfrac{{3 - 2x - {x^2}}}{{x + 1}} \le 1\\\left[ \begin{array}{l}x <  - 3\\ - 1 < x < 1\end{array} \right.\\x \ne  - 1\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\dfrac{{3 - 2x - {x^2} - x - 1}}{{x + 1}} \le 0\\\left[ \begin{array}{l}x <  - 3\\ - 1 < x < 1\end{array} \right.\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\dfrac{{ - {x^2} - 3x + 2}}{{x + 1}} \le 0\\\left[ \begin{array}{l}x <  - 3\\ - 1 < x < 1\end{array} \right.\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\left[ \begin{array}{l}\dfrac{{ - 3 - \sqrt {17} }}{2} \le x \le  - 1\\x \ge \dfrac{{ - 3 + \sqrt {17} }}{2}\end{array} \right.\\\left[ \begin{array}{l}x <  - 3\\ - 1 < x < 1\end{array} \right.\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}\dfrac{{ - 3 - \sqrt {17} }}{2} \le x <  - 3\\\dfrac{{ - 3 + \sqrt {17} }}{2} \le x < 1\end{array} \right.\end{array}\)

Vậy tập xác định của phương trình là \(D = \left[ {\dfrac{{ - 3 - \sqrt {17} }}{2}; - 3} \right) \cup \left[ {\dfrac{{ - 3 + \sqrt {17} }}{2};1} \right)\)

Câu 8 :

Tính giá trị \({\left( {\dfrac{1}{{16}}} \right)^{ - 0,75}} + {\left( {\dfrac{1}{8}} \right)^{ - \frac{4}{3}}},\)ta được kết quả là:

  • A.
    24
  • B.
    12
  • C.
    16
  • D.
    18

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng công thức \(\dfrac{1}{{{x^m}}} = {x^{ - m}},\,\,{\left( {{x^m}} \right)^n} = {x^{mn}}\).

Lời giải chi tiết :

\({\left( {\dfrac{1}{{16}}} \right)^{ - 0,75}} + {\left( {\dfrac{1}{8}} \right)^{ - \frac{4}{3}}} = {16^{0,75}} + {8^{\frac{4}{3}}} = {\left( {{2^4}} \right)^{\frac{3}{4}}} + {\left( {{2^3}} \right)^{\frac{4}{3}}} = {2^3} + {2^4} = 24\).

Câu 9 :

Công thức nào sau đây là công thức tăng trưởng mũ?

  • A.

    \(T = A.{e^{Nr}}\)                 

  • B.

    \(T = N.{e^{Ar}}\)     

  • C.

    \(T = r.{e^{NA}}\)     

  • D.

    \(T = A.{e^{N - r}}\)

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Công thức lãi kép (hoặc công thức tăng trưởng mũ):

\(T = A.{e^{Nr}}\), ở đó \(A\) là số tiền gửi ban đầu, \(r\) là lãi suất, \(N\) là số kì hạn.

Câu 10 :

Cho số nguyên dương \(n \ge 2\) và các số thực \(a,b\), nếu có \({a^n} = b\) thì:

  • A.

    \(a\) là căn bậc \(b\) của \(n\)  

  • B.

    \(b\) là căn bậc \(a\) của \(n\)

  • C.

    \(a\) là căn bậc \(n\) của \(b\)

  • D.

    \(b\) là căn bậc \(n\) của \(a\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Cho số thực \(b\) và số nguyên dương \(n\left( {n \ge 2} \right)\). Số \(a\) được gọi là căn bậc \(n\) của số \(b\) nếu \({a^n} = b\).

Lời giải chi tiết :

Cho số thực \(b\) và số nguyên dương \(n\left( {n \ge 2} \right)\). Nếu có \({a^n} = b\) thì \(a\) được gọi là căn bậc \(n\) của \(b\).

Câu 11 :

 Mệnh đề nào sau đây là mệnh đề đúng ?

  • A.

    \({{\left( 2-\sqrt{2} \right)}^{3}}<{{\left( 2-\sqrt{2} \right)}^{4}}\)           

  • B.

    \({{\left( 4-\sqrt{2} \right)}^{3}}<{{\left( 4-\sqrt{2} \right)}^{4}}\)

  • C.

    \({{\left( \sqrt{11}-\sqrt{2} \right)}^{6}}>{{\left( \sqrt{11}-\sqrt{2} \right)}^{7}}\)

  • D.

    \({{\left( \sqrt{3}-\sqrt{2} \right)}^{4}}<{{\left( \sqrt{3}-\sqrt{2} \right)}^{5}}\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

\({a^x} < {a^y} \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}a > 1\\x < y\end{array} \right.\\\left\{ \begin{array}{l}0 < a < 1\\x > y\end{array} \right.\end{array} \right.\)

Lời giải chi tiết :

\(0<2-\sqrt{2}<1\Rightarrow {{\left( 2-\sqrt{2} \right)}^{3}}>{{\left( 2-\sqrt{2} \right)}^{4}}\Rightarrow \)Đáp án A sai.

\(4-\sqrt{2}>1\Rightarrow {{\left( 4-\sqrt{2} \right)}^{3}}<{{\left( 4-\sqrt{2} \right)}^{4}}\Rightarrow \)Đáp án B đúng.

\(\sqrt{11}-\sqrt{2}>1\Rightarrow {{\left( \sqrt{11}-\sqrt{2} \right)}^{6}}<{{\left( \sqrt{11}-\sqrt{2} \right)}^{7}}\Rightarrow \) Đáp án C sai.

\(0<\sqrt{3}-\sqrt{2}<1\Rightarrow {{\left( \sqrt{3}-\sqrt{2} \right)}^{4}}>{{\left( \sqrt{3}-\sqrt{2} \right)}^{5}}\Rightarrow \)Đáp án D sai.

Câu 12 :

Đề thi THPT QG – 2021 lần 1– mã 104

Tập xác định của hàm số \(y = {8^x}\)

  • A.
    \(\mathbb{R}\backslash \left\{ 0 \right\}\)
  • B.
    \(\mathbb{R}\)
  • C.
    \(\left[ {0; + \infty } \right)\)
  • D.
    \(\left( {0; + \infty } \right)\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Tập xác định của hàm số mũ \(y = {a^x}\)\(\mathbb{R}\)

Lời giải chi tiết :

Tập xác định của hàm số \(y = {8^x}\)\(\mathbb{R}\)

Câu 13 :

Tìm tập nghiệm $S$ của bất phương trình ${2^{x - 1}} > {\left( {\dfrac{1}{{16}}} \right)^{\frac{1}{x}}}$ .

  • A.

    \((0, + \infty )\)

  • B.

    \(( - \infty , + \infty )\)

  • C.

    \((2, + \infty )\)           

  • D.

    \(( - \infty ,0)\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Biến đổi đưa bất phương trình đã cho về dạng cơ bản \({2^x} > {2^y}\) . Sử dụng tính đồng biến, nghịch biến của hàm số mũ:

            Khi \(a > 1\) thì \({a^x} > {a^y} \Leftrightarrow x > y\)

            Khi \(0 < a < 1\) thì \({a^x} > {a^y} \Leftrightarrow x < y\)

Lời giải chi tiết :

Ta có

\({2^{x - 1}} > {\left( {\dfrac{1}{{16}}} \right)^{\frac{1}{x}}} \Leftrightarrow {2^{x - 1}} > {\left( {{2^{ - 4}}} \right)^{\frac{1}{x}}} \Leftrightarrow {2^{x - 1}} > {2^{ - \frac{4}{x}}} \)

$\Leftrightarrow x - 1 >  - \dfrac{4}{x} \Leftrightarrow x + \dfrac{4}{x} - 1 > 0 \Leftrightarrow \dfrac{{{x^2} - x + 4}}{x} > 0$

Vì ${x^2} - x + 4 > 0$ nên suy ra $x > 0$ 

Câu 14 :

Hàm số \(y = {\log _a}x\) và \(y = {\log _b}x\) có đồ thị như hình vẽ bên:

Đường thẳng \(y = 3\) cắt hai đồ thị tại các điểm có hoành độ \({x_1},\,\,{x_2}.\) Biết rằng \({x_2} = 2{x_1},\) giá trị của \(\dfrac{a}{b}\) bằng:

  • A.

    \(\dfrac{1}{2}\)

  • B.

    \(\sqrt 3 \)

  • C.

    \(2\)

  • D.

    \(\sqrt[3]{2}\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào đồ thị hàm số, xác định các giá trị của \({x_1},\,{x_2}\) theo \(a\) và \(b.\)  Từ đó tính giá trị của \(\dfrac{a}{b}.\)

Lời giải chi tiết :

Dựa vào đồ thị hàm số ta thấy \({x_1}\) là nghiệm của phương trình hoành độ giao điểm \({\log _b}{x_1} = 3 \Leftrightarrow {x_1} = {b^3}.\)

Và \({x_2}\) là nghiệm của phương trình hoành độ giao điểm \({\log _a}{x_2} = 3 \Leftrightarrow {x_2} = {a^3}.\)

Theo đề bài ta có: \({x_2} = 2{x_1} \Rightarrow {a^3} = 2{b^3} \Leftrightarrow \dfrac{{{a^3}}}{{{b^3}}} = 2 \Leftrightarrow \dfrac{a}{b} = \sqrt[3]{2}.\)

Câu 15 :

Với \(a,\,b\) là các số thực dương bất kì, \({\log _2}\dfrac{a}{{{b^2}}}\) bằng:

  • A.

    \(2{\log _2}\dfrac{a}{b}\)

  • B.

    \(\dfrac{1}{2}{\log _2}\dfrac{a}{b}\)

  • C.

    \({\log _2}a - 2{\log _2}b\)

  • D.

    \({\log _2}a - {\log _2}\left( {2b} \right)\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng các công thức: \(lo{g_a}\dfrac{b}{c} = lo{g_a}b - lo{g_a}c;\,\,\,{\log _{{a^m}}}b = \dfrac{1}{m}{\log _a}b;\,\,\,{\log _a}{b^n} = n{\log _a}b.\)

Lời giải chi tiết :

Ta có: \({\log _2}\dfrac{a}{{{b^2}}} = {\log _2}a - {\log _2}{b^2} = {\log _2}a - 2{\log _a}b.\)

Câu 16 :

Cho hàm số \(f\left( x \right) = {\left( {{x^{1 + \dfrac{1}{{2{{\log }_4}x}}}} + {8^{\dfrac{1}{{3{{\log }_{{x^2}}}2}}}} + 1} \right)^{\dfrac{1}{2}}} - 1\)  với \(0 < x \ne 1\). Tính giá trị biểu thức \(P = f\left( {f\left( {2018} \right)} \right)\).

  • A.

    \(P = 2016\)                

  • B.

    \(P = 1009\)

  • C.

    \(P = 2018\)    

  • D.

    \(P = {2018^2}\) 

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng các công thức biến đổi logarit \({\log _a}{a^n} = n;{\log _a}b = \dfrac{1}{{{{\log }_b}a}};{a^{{{\log }_a}b}} = b\)

Lời giải chi tiết :

Ta có:

\(\begin{array}{l}{x^{1 + \dfrac{1}{{2{{\log }_4}x}}}} = {x^{1 + \dfrac{1}{{{{\log }_2}x}}}} = {x^{1 + {{\log }_x}2}} = {x^{{{\log }_x}2x}} = 2x\\{8^{\dfrac{1}{{3{{\log }_{{x^2}}}2}}}} = {2^{3.\dfrac{1}{{3{{\log }_{{x^2}}}2}}}} = {2^{\dfrac{1}{{{{\log }_{{x^2}}}2}}}} = {2^{{{\log }_2}{x^2}}} = {x^2}\end{array}\)

Khi đó \(f\left( x \right) = {\left( {{x^2} + 2x + 1} \right)^{\dfrac{1}{2}}} - 1 = {\left( {{{\left( {x + 1} \right)}^2}} \right)^{\dfrac{1}{2}}} - 1 = x \Rightarrow f\left( x \right) = x\)

Do đó \(P = f\left( {f\left( {2018} \right)} \right) = f\left( {2018} \right) = 2018\).

Câu 17 :

Một người mua xe máy với giá 45 triệu đồng. Biết rằng giá trị khấu hao tài sản xe giảm 60% mỗi năm. Hỏi sau bao nhiêu năm thì giá trị xe chỉ còn 5 triệu đồng?

  • A.
    \(2\) năm.
  • B.
    \(2,5\) năm.
  • C.
    \(3\) năm.
  • D.
    \(3,5\) năm.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Lập công thức tổng quát cho giá trị xe sau \(n\) năm. Từ đó tìm được \(n\).

Lời giải chi tiết :

Gọi số năm để xe có giá trị 5 triệu đồng là \(n\left( {n \in {N^*}} \right)\)

Sau \(n\) năm giá trị xe còn lại là: \({T_n} = {T_0}{\left( {1 - 60\% } \right)^n}\)  với \({T_n}\) là giá xe sau \(n\) năm, \({T_o}\) là giá xe ban đầu

Khi đó ta có:  \(5 = 45.0,{4^n} \Rightarrow 0,{4^n} = \dfrac{1}{9}\) nên \(n = {\log _{0,4}}\dfrac{1}{9} \approx 2,39\)

Vậy sau 2,5 năm giá trị xe chỉ còn 5 triệu đồng

Câu 18 :

Gọi \(m,M\) lần lượt là GTNN, GTLN của hàm số \(y = {e^{2 - 3x}}\) trên đoạn \(\left[ {0;2} \right]\). Mệnh đề nào sau đây đúng?

  • A.

    \(m + M = 1\)

  • B.

    \(M - m = e\)    

  • C.

    \(M.m = \dfrac{1}{{{e^2}}}\)

  • D.

    \(\dfrac{M}{m} = {e^2}\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Bước 1: Tính \(y'\), tìm các nghiệm \({x_1},{x_2},...,{x_n} \in \left[ {a;b} \right]\) của phương trình \(y' = 0\).

- Bước 2: Tính \(f\left( a \right),f\left( b \right),f\left( {{x_1}} \right),...,f\left( {{x_n}} \right)\).

- Bước 3: So sánh các giá trị vừa tính ở trên và kết luận GTLN, GTNN của hàm số.

+ GTNN \(m\) là số nhỏ nhất trong các giá trị tính được.

+ GTLN \(M\) là số lớn nhất trong các giá trị tính được.

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(f'\left( x \right) =  - 3{e^{2 - 3x}} < 0,\forall x \in R\).

Do đó hàm số \(f\left( x \right)\) lên tục và nghịch biến trên \(\left[ {0;2} \right]\).

Do đó \(m = \mathop {\min }\limits_{\left[ {0;2} \right]} f\left( x \right) = f\left( 2 \right) = \dfrac{1}{{{e^4}}};M = \mathop {\max }\limits_{\left[ {0;2} \right]} f\left( x \right) = f\left( 0 \right) = {e^2} \Rightarrow M.m = \dfrac{1}{{{e^2}}}\) 

Câu 19 :

Tìm số các giá trị nguyên không dương của tham số \(m\) để hàm số \(y = \dfrac{{m\ln x - 2}}{{\ln x + m - 3}}\) đồng biến trên \(\left( {{e^2}; + \infty } \right)\) là

  • A.
    \(2\)
  • B.
    vô số
  • C.
    \(0\)  
  • D.
    \(1\)  

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Đặt ẩn phụ\(t = \ln x\), đưa hàm số về hàm số ẩn \(t\).

- Tìm điều kiện của ẩn phụ.

- Hàm số \(y = f\left( x \right)\) đồng biến trên khoảng \(\left( {a;b} \right)\)  khi nó xác định và liên tục trên khoảng \(\left( {a;b} \right)\)  đồng thời\(f'\left( x \right) \ge 0,\forall x \in \left( {a;b} \right)\). (Dấu ‘=’ chỉ xảy ra tại một số hữu hạn điểm).

- Tìm các giá trị nguyên không dương của \(m\) thỏa mãn.

Lời giải chi tiết :

Đặt \(t = \ln x,\,\,\,t \in \mathbb{R}.\) Hàm số đã cho trở thành \(y = \dfrac{{mt - 2}}{{t + m - 3}}\,\,\,\left( {t \ne 3 - m} \right)\) (1)

Xét hàm số \(t = \ln x\) với\(x \in \left( {{e^2}; + \infty } \right)\)ta có: \(t'\left( x \right) = \dfrac{1}{x} > 0\,\,\forall x \in \left( {{e^2}; + \infty } \right)\).

Do đó hàm số \(t = \ln x\) đồng biến trên khoảng \(\left( {{e^2}; + \infty } \right)\), do đó ta có: \(t \in \left( {2; + \infty } \right)\).

Yêu cầu bài toán trở thành : Tìm số các giá trị nguyên không dương của tham số \(m\) để hàm số \(y = f\left( t \right) = \dfrac{{mt - 2}}{{t + m - 3}}\) đồng biến trên khoảng \(\left( {2; + \infty } \right)\).

Ta có: \(f'\left( t \right) = \dfrac{{m\left( {m - 3} \right) + 2}}{{{{\left( {t + m - 3} \right)}^2}}} = \dfrac{{{m^2} - 3m + 2}}{{{{\left( {t + m - 3} \right)}^2}}}.\)

Hàm số \(y = f\left( t \right)\) đồng biến trên khoảng \(\left( {2; + \infty } \right)\) khi nó xác định trên khoảng \(\left( {2; + \infty } \right)\) đồng thời \(f'\left( t \right) \ge 0,\,\,\,\forall t \in \left( {2; + \infty } \right)\) (Dấu ‘=’ chỉ xảy ra tại một số hữu hạn điểm).

Do đó, \(\left\{ \begin{array}{l}t \ne 3 - m\,\,\forall t \in \left( {2; + \infty } \right)\\{m^2} - 3m + 2 > 0\end{array} \right.\)\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}3 - m \le 2\\\left[ \begin{array}{l}m > 2\\m < 1\end{array} \right.\end{array} \right.\)\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m \ge 1\\\left[ \begin{array}{l}m > 2\\m < 1\end{array} \right.\end{array} \right. \Leftrightarrow m > 2.\) 

Suy ra không có giá trị nguyên không dương nào của \(m\) thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Câu 20 :

Tính tổng \(T\) tất cả các nghiệm của phương trình \({4.9^x} - {13.6^x} + {9.4^x} = 0\).

  • A.

    \(T = 2\).

  • B.

    \(T = 3\).

  • C.

    \(T = \dfrac{{13}}{4}\).

  • D.

    \(T = \dfrac{1}{4}\).

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Chia cả hai vế cho $9^x$.

- Giải phương trình bậc hai ẩn ${\left( {\dfrac{2}{3}} \right)^x}$.

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l}{4.9^x} - {13.6^x} + {9.4^x} = 0 \Leftrightarrow 4 - 13.{\left( {\dfrac{2}{3}} \right)^x} + 9.{\left( {\dfrac{2}{3}} \right)^{2x}} = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}{\left( {\dfrac{2}{3}} \right)^x} = 1\\{\left( {\dfrac{2}{3}} \right)^x} = \dfrac{4}{9}\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 0\\x = 2\end{array} \right. \Rightarrow T = 0 + 2 = 2\end{array}\)

Câu 21 :

Xét hệ phương trình  \(\left\{ \begin{array}{l}{2^x} - {2^y} = y - x\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 1 \right)\\{x^2} + xy + {y^2} = 3\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 2 \right)\end{array} \right.\)có nghiệm \(\left( {x;y} \right)\). Khi đó phát biểu nào sau đây đúng:

  • A.

    \({x^2} + {y^2} = 2\)

  • B.

    \(x - y = 2\)     

  • C.

    \(x + y = 2\)

  • D.

    \(xy = 2\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Biến đổi phương trình \(\left( 1 \right)\) về dạng đặc biệt rồi dùng hàm đặc trưng giải phương trình.

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(\left( 1 \right) \Leftrightarrow {2^x} + x = {2^y} + y\,\,\,\,\,\,\,\,\left( * \right)\)                 

Xét hàm số \(f\left( t \right) = {2^t} + t\) trên \(\mathbb{R},\) ta có: \(f'\left( t \right) = {2^t}\ln 2 + 1 > 0,\,\forall t \in \mathbb{R}.\)

Vậy hàm số \(f\left( t \right)\) đồng biến trên \(\mathbb{R}.\)

Do đó: \(\left( * \right) \Leftrightarrow f\left( x \right) = f\left( y \right) \Leftrightarrow x = y.\)

Thay \(x = y\) vào (2) ta được: \(3{x^2} = 3 \Leftrightarrow {x^2} = 1 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 1 \Rightarrow y = 1\\x =  - 1 \Rightarrow y =  - 1\end{array} \right. \Rightarrow \left( {x;y} \right) = \left( {1;1} \right),\left( { - 1; - 1} \right).\)

Câu 22 :

Tìm tập nghiệm $S$ của bất phương trình ${\log _{\frac{1}{2}}}\left( {x + 2} \right) - {\log _{\frac{1}{{\sqrt 2 }}}}(x) > {\log _2}({x^2} - x) - 1$

  • A.

    $S = \left( {2; + \infty } \right)$

  • B.

    $S=(1;2)$

  • C.

    $S=(0;2)$

  • D.

    $S = \left( {1;2} \right]$

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dùng máy tính thử một số giá trị để loại các đáp án

Lời giải chi tiết :

Thử giá trị  $x = 3:{\log _{\frac{1}{2}}}\left( {x + 2} \right) - {\log _{\frac{1}{{\sqrt 2 }}}}\left( x \right) - {\log _2}\left( {{x^2} - x} \right) + 1 < 0$: Loại đáp án A

Thử giá trị  $x = 2:{\log _{\frac{1}{2}}}\left( {x + 2} \right) - {\log _{\frac{1}{{\sqrt 2 }}}}\left( x \right) - {\log _2}\left( {{x^2} - x} \right) + 1 = 0$: Loại đáp án D

Thử giá trị $x = 0,5$: MATH ERROR: Loại đáp án C

Câu 23 :

Thầy C gửi \(5\) triệu đồng vào ngân hàng với lãi suất \(0,7\% \)/tháng. Chưa đầy một năm thì lãi suất tăng lên thành \(1,15\% \)/tháng. Tiếp theo, sáu tháng sau lãi suất chỉ còn \(0,9\% \)/tháng. Thầy C tiếp tục gửi thêm một số tháng nữa rồi rút cả vỗn lẫn lãi được 5787710,707 đồng. Hỏi thầy C đã gửi tổng thời gian bao nhiêu tháng?

  • A.
    \(18\) tháng.
  • B.
    \(17\) tháng.
  • C.
    \(16\) tháng.
  • D.
    \(15\) tháng.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Gọi x: số tháng gửi với \(r = 0,7\% /\)tháng

y: số tháng gửi với \(r = 0,9\% /\)tháng

\( + )\) Tổng số tháng gửi tiết kiệm: \(x + 6 + y\) (tháng)

\( + )\) Theo đề bài ta có: \(\left[ {\left[ {5000000{{\left( {1 + 0,7\% } \right)}^x}} \right]{{\left( {1 + 1,15\% } \right)}^6}} \right]{\left( {1 + 0,9\% } \right)^y} = 5787710,707\)

\( \Leftrightarrow {\left( {1,007} \right)^x}.{\left( {1,009} \right)^y} = 1,080790424\)

\( \Leftrightarrow {\left( {1,009} \right)^y} = \dfrac{{1,080790424}}{{{{\left( {1,007} \right)}^x}}}\)

\( \Leftrightarrow y = {\log _{1,009}}\dfrac{{1,080790424}}{{{{\left( {1,007} \right)}^x}}} = f\left( x \right)\)

Nhập \(f\left( x \right)\) vào TABLE \(\left\{ \begin{array}{l}F\left( x \right) = {\log _{1,009}}\dfrac{{1,080790424}}{{{{\left( {1,007} \right)}^x}}}\\Start:1\\End:11\\Step:1\end{array} \right.\)

Khi đó bảng giá trị hiện ra x=6 thì y=3,9999.

\( + )\) Vì x, y nguyên \( \Rightarrow \)\(\left\{ \begin{array}{l}x = 6\\y = 4\end{array} \right.\)

\( \Rightarrow \) Số tháng gửi tiết kiệm là:

\(  6 + 6 + 4 = 16\) (tháng)

Câu 24 :

Cho \(x;y\) là hai số thực dương thỏa  mãn \(x \ne y\) và \({\left( {{2^x} + \dfrac{1}{{{2^x}}}} \right)^y} < {\left( {{2^y} + \dfrac{1}{{{2^y}}}} \right)^x}.\) Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức \(P = \dfrac{{{x^2} + 3{y^2}}}{{xy - {y^2}}}\).

  • A.
    \(\min P = \dfrac{{13}}{2}.\)
  • B.
    \(\min P = \dfrac{9}{2}.\)
  • C.
    \(\min P =  - 2.\)
  • D.
    \(\min P = 6.\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đưa biểu thức cần tìm giá trị nhỏ nhất về dạng phương trình bậc hai ẩn y.

Lời giải chi tiết :

Ta có

\(\begin{array}{l}P = \dfrac{{{x^2} + 3{y^2}}}{{xy - {y^2}}}\\ \Leftrightarrow Pxy - P{y^2} = {x^2} + 3{y^2}\\ \Leftrightarrow \left( {P + 3} \right){y^2} - Pxy + {x^2} = 0\end{array}\)

Phương trình trên có nghiệm khi

\(\begin{array}{l}\Delta  = {P^2}{x^2} - 4\left( {P + 3} \right){x^2} \ge 0\\ \Leftrightarrow {P^2} - 4P - 12 \ge 0\\ \Rightarrow \left[ \begin{array}{l}P \ge 6\\P \le  - 2\end{array} \right. \Rightarrow MinP = 6\end{array}\)

Dấu bằng xáy ra khi \(\left\{ \begin{array}{l}y = \dfrac{{Px}}{{2\left( {P + 3} \right)}} = \dfrac{x}{3}\\\dfrac{{{x^2} + 3{y^2}}}{{xy - {y^2}}} = 6\end{array} \right. \Rightarrow x = 3y\)

Dễ thấy \(x=3y\) thỏa mãn điều kiện bài cho vì:

$\begin{array}{l}
{\left( {{2^{3y}} + \frac{1}{{{2^{3y}}}}} \right)^y} < {\left( {{2^y} + \frac{1}{{{2^y}}}} \right)^{3y}}\\
\Leftrightarrow {2^{3y}} + \frac{1}{{{2^{3y}}}} < {\left( {{2^y} + \frac{1}{{{2^y}}}} \right)^3}\\
\Leftrightarrow {2^{3y}} + \frac{1}{{{2^{3y}}}} < {2^{3y}} + \frac{1}{{{2^{3y}}}} + {3.2^y}.\frac{1}{{{2^y}}}.\left( {{2^y} + \frac{1}{{{2^y}}}} \right)\\
\Leftrightarrow 0 < 3\left( {{2^y} + \frac{1}{{{2^y}}}} \right)
\end{array}$

Bđt trên luôn đúng với mọi \(y>0\).

Câu 25 :

Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để phương trình \({\log _2}\left( {{5^x} - 1} \right).{\log _4}\left( {{{2.5}^x} - 2} \right) = m\) có nghiệm \(x \ge 1\) ?

  • A.

    \(m \in \left[ {2; + \infty } \right)\)

  • B.

    \(m \in \left[ {3; + \infty } \right)\)

  • C.

    \(m \in \left( { - \infty ;2} \right]\)

  • D.

    \(m \in \left( { - \infty ;3} \right]\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đặt \(t = {\log _2}\left( {{5^x} - 1} \right)\) , tìm tập giá trị của t tương ứng với \(x \ge 1\).

Để phương trình về dạng \(f\left( t \right) = m\,\,\left( * \right)\), khi đó số nghiệm của phương trình (*) chính là số giao điểm của đồ thị hàm số y = f(t) và đường thẳng y = m song song với trục hoành.

Lời giải chi tiết :

ĐK: \({5^x} - 1 > 0 \Leftrightarrow {5^x} > 1 \Leftrightarrow x > 0\)

\(\begin{array}{l}{\log _2}\left( {{5^x} - 1} \right).{\log _4}\left( {{{2.5}^x} - 2} \right) = m\\ \Leftrightarrow {\log _2}\left( {{5^x} - 1} \right).{\log _{{2^2}}}\left[ {2\left( {{5^x} - 1} \right)} \right] = m\\ \Leftrightarrow {\log _2}\left( {{5^x} - 1} \right).\dfrac{1}{2}\left[ {{{\log }_2}2 + {{\log }_2}\left( {{5^x} - 1} \right)} \right] = m\\ \Leftrightarrow \log _2^2\left( {{5^x} - 1} \right) + {\log _2}\left( {{5^x} - 1} \right) = 2m\end{array}\)

Đặt \(t = {\log _2}\left( {{5^x} - 1} \right)\), với \(x \ge 1\) ta có \({5^x} \ge 5 \Rightarrow {5^x} - 1 \ge 4 \Rightarrow {\log _2}\left( {{5^x} - 1} \right) \ge {\log _2}4 = 2\)

Khi đó phương trình trở thành \({t^2} + t = 2m\,\,\left( {t \ge 2} \right)\,\,\,\left( * \right)\). Để phương trình ban đầu có nghiệm \(x \ge 1\) khi và chỉ khi phương trình (*) có nghiệm \(t \ge 2\).

Xét hàm số \(f\left( t \right) = {t^2} + t\) trên \(\left[ {2; + \infty } \right)\), ta có \(f'\left( t \right) = 2t + 1 = 0 \Leftrightarrow t =  - \dfrac{1}{2}\). Lập BBT

Dựa vào BBT ta thấy phương trình (*) có nghiệm \(t \ge 2\) khi và chỉ khi \(2m \ge 6 \Leftrightarrow m \ge 3 \Rightarrow m \in \left[ {3; + \infty } \right)\)

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.