Truyện ngắn là tác phẩm văn xuôi cỡ nhỏ, ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp; cốt truyện thường không chia thành nhiều tuyến; chi tiết cô đúc; lời văn mang nhiều ẩn ý;…
Đặc điểm nhân vật là những nét riêng của nhân vật trong truyện, thường được thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ,…
Trong truyện ngắn, lời người kể chuyện nhằm giới thiệu, miêu tả nhân vật, bối cảnh; bình luận, dẫn dắt câu chuyện, tạo thành giọng chủ đạo của truyện.
Ví dụ: “Chiều đó, tôi và Phước nấp sẵn trong bụi cây ở ngã tư.”
Lời nhân vật là phương tiện bộc lộ ý nghĩ, tâm trạng, cá tính của nhân vật trong từng tình huống cụ thể, góp phần thể hiện phẩm chất, tính cách nhân vật.
Ví dụ: “Ủa, mày đi đâu đó? Tao đang đi tìm mày nè.”
Lời nhân vật thường có sự phối hợp hài hoà với lời người kể chuyện.
Ví dụ:
Một lần tôi đến thăm cô chú, thằng em trai đã mười bốn, mười lăm tuổi chạy ra mở cửa rồi kêu ầm lên: “Mẹ ơi! Đồng chí Khải đến!”. Cô tôi cau mặt gắt: “Phải gọi là anh Khải, hiểu chưa?”. Bất đồ chú tôi cũng bước tới, nắm tay tôi rồi hỏi hồn nhiên: “Tại sao Chủ nhật trước đồng chí không ra chơi, cả nhà chờ cơm mãi.”. Cô tôi thở dài, quay người đi. Tôi nói: “Nước được độc lập vui quá cô nhỉ?”. Cô trả lời: “Vui hơi nhiều, nói cũng hơi nhiều, phải nghĩ đến làm ăn chứ?”.”
(Một người Hà Nội – Nguyễn Khải)
Các bài khác cùng chuyên mục