Phân biệt dã và giã


Cả dã giã đều đúng chính tả. Hai từ này mang ý nghĩa khác nhau nên có cách sử dụng khác nhau

Dã:

  • (động từ) Giải, làm cho bớt dần, cho hết độc (dã rượu

  • (tính từ) Thuộc đồng nội, hoang dại (hoang dã, dã ngoại )

Giã:

  • (động từ) Làm cho giập, nát hoặc tróc lớp ngoài bằng cách cho vào cối và dùng chày nện xuống liên tiếp (giã cua, giã gạo)

  • (danh từ) Lưới to, hình túi, dùng để đánh bắt cá biển(Thuyền kéo giã) 

  • (động từ) chào ra đi (từ giã)

Đặt câu với các từ: 

  • Nước cốt chanh pha với nước ấm dã rượu rất tốt. 

  • Hôm qua, chúng mình đã có một chuyến dã ngoại vô cùng thú vị.

  • Mẹ đang giã cua để nấu canh.

  • Người dân vùng biển sử dụng giã để đánh bắt cá. 

  • Tôi đã phải giã từ quê hương để lên thành phố học tập.

Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
  • Cách dùng khoảng và khoản

    Cả khoảng và khoản đều đúng chính tả. Hai từ này mang ý nghĩa khác nhau nên có cách sử dụng khác nhau

  • Cách dùng phong phanh và phong thanh

    Cả phong phanh và phong thanh đều đúng chính tả. Hai từ này mang ý nghĩa khác nhau nên có cách sử dụng khác nhau

  • Cách dùng xương và sương

    Cả xương và sương đều đúng chính tả. Hai từ này mang ý nghĩa khác nhau nên có cách sử dụng khác nhau

  • Cách dùng sửa và sữa

    Cả sửa và sữa đều đúng chính tả. Hai từ này mang ý nghĩa khác nhau nên có cách sử dụng khác nhau

  • Cách dùng tri thức và trí thức

    Cả tri thức và trí thức đều đúng chính tả. Hai từ này mang ý nghĩa khác nhau nên có cách sử dụng khác nhau

>> Xem thêm