Câu 14.a, 14.b, 14.c, 14.d phần bài tập bổ sung – Trang 44,45 Vở bài tập Vật lí 7
Giải bài 14.a, 14.b, 14.c, 14.d phần bài tập bổ sung – Trang 44,45 VBT Vật lí 7. Tai ta có thể nghe rõ và to hơn khi nào? ...
2. Bài tập bổ sung
14.a.
Tai ta có thể nghe rõ và to hơn khi nào ?
A. Âm phản xạ đến tai sau âm phát ra.
B. Âm phản xạ gặp vật cản.
C. Âm phản xạ và âm phát ra đến tai cùng một lúc.
D. Âm phản xạ đến trước âm phát ra.
Phương pháp giải:
Vận dụng lí thuyết về phản xạ âm
Lời giải chi tiết:
Tai ta có thể nghe rõ và to hơn khi âm phản xạ và âm phát ra đến tai cùng một lúc
=> Chọn C
14.b.
Điền vào chổ trống để hoàn thành câu sau:
Những vật .... có bề mặt ....... thì phản xạ âm tốt. Những vật ..... có bề mặt ...... thì phản xạ âm kém.
Phương pháp giải:
Sử dụng lí thuyết về vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém:
+ Các vật mềm, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém.
+ Các vật cứng, có bề mặt nhẵn, phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém)
Lời giải chi tiết:
Những vật cứng có bề mặt nhẵn (phẳng) thì phản xạ âm tốt. Những vật mềm (xốp) có bề mặt mấp mô (ghồ nghề) thì phản xạ âm kém.
14.c.
Tại sao khi em nói to xuống một cái giếng sâu, em sẽ nghe thấy tiếng vang ?
.........................................
Phương pháp giải:
Sử dụng lí thuyết về âm phản xạ và tiếng vang: Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp ít nhất là 1/15 giây.
Lời giải chi tiết:
- Trong giếng sâu có âm phản xạ từ mặt nước tới tai chậm hơn âm trực tiếp một khoảng thời gian lớn hơn giây (do giếng đủ sâu) nên ta phân biệt được nó với âm phát ra. Vì vậy, ta nghe được tiếng vang.
14.d.
Tại sao tiếng nói của ta trong một phòng kín và trống trải nghe oang oang không được thật giọng. Tại sao trong phòng có nhiều người hoặc đồ đạc thì tiếng nói thật giọng hơn?
....................................................................
Phương pháp giải:
Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp ít nhất là giây.
Lời giải chi tiết:
+ Khi ở trong phòng trống, kín, tiếng nói của ta nghe oang oang, không rõ giọng vì:
Có ít vật làm mặt chắn phản xạ lại âm thanh (bức tường xung quanh nơi ta đứng). Các âm này đến tai cách âm trực tiếp một khoảng thời gian lớn đủ gây ra tiếng vang, nên ta nghe thấy oang oang.
+ Khi ở trong phòng có nhiều người, vật và đồ đạc thì tiếng nói của ta nghe sẽ rõ hơn vì:
Có nhiều vật phản xạ lại âm thanh đến tai nhanh hơn, khoảng thời gian đến sau âm trực tiếp ngắn hơn giây nên không gây tiếng vang, đồng thời các âm phản xạ này tăng cường cùng với âm trực tiếp nên âm nghe được sẽ rõ và tốt hơn.
Loigiaihay.com
Các bài khác cùng chuyên mục
- Mục I - Phần A - Trang 39,40 Vở bài tập Vật lí 7
- Mục II - Phần A - Trang 40 Vở bài tập Vật lí 7
- Câu 13.1, 13.2, 13.3 phần bài tập trong SBT – Trang 41 Vở bài tập Vật lí 7
- Câu 13.a, 13.b, 13.c phần bài tập bổ sung – Trang 41 Vở bài tập Vật lí 7
- Câu 5.a, 5.b phần bài tập bổ sung – Trang 21 Vở bài tập Vật lí 7