Cho điểm \(M({x_0};{y_0};{z_0})\).
- Điểm đối xứng của M qua trục Ox có toạ độ \(M({x_0}; - {y_0}; - {z_0})\).
- Điểm đối xứng của M qua trục Oy có toạ độ \(M( - {x_0};{y_0}; - {z_0})\).
- Điểm đối xứng của M qua trục Oz có toạ độ \(M( - {x_0}; - {y_0};{z_0})\).
Mẹo dễ nhớ: Lấy đối xứng qua trục nào thì giữ nguyên toạ độ ứng với trục đó. Ví dụ, lấy đối xứng qua Ox thì giữ nguyên hoành độ; đổi dấu tung độ và cao độ.
Ví dụ minh hoạ:
Cho điểm M(1;-2;3).
- Điểm đối xứng của M qua trục Ox có toạ độ M(1;2;-3).
- Điểm đối xứng của M qua trục Oy có toạ độ M(-1;-2;-3).
- Điểm đối xứng của M qua trục Oz có toạ độ M(-1;2;3).
Cho điểm \(M({x_0};{y_0};{z_0})\).
- Điểm đối xứng của M qua mặt phẳng (Oxy) có toạ độ \(M({x_0};{y_0}; - {z_0})\).
- Điểm đối xứng của M qua mặt phẳng (Oyz) có toạ độ \(M( - {x_0};{y_0};{z_0})\).
- Điểm đối xứng của M qua mặt phẳng (Ozx) có toạ độ \(M({x_0}; - {y_0};{z_0})\).
Mẹo dễ nhớ: Mặt phẳng (Oxy) không chứa trục Oz (thiếu z) thì ta lấy số đối \( - {z_0}\) của cao độ \({z_0}\). Tương tự với các mặt phẳng khác.
Ví dụ minh hoạ:
Cho điểm M(1;-2;3).
- Điểm đối xứng của M qua mặt phẳng (Oxy) có toạ độ M(1;-2;-3).
- Điểm đối xứng của M qua mặt phẳng (Oyz) có toạ độ M(-1;-2;3).
- Điểm đối xứng của M qua mặt phẳng (Ozx) có toạ độ (1;2;3).