Các phương pháp cụ thể


Với ý nghĩa chung nhất, phương pháp được hiểu là cách thức đề cập tới hiện thực, cách thức nghiên cứu các hiện tượng của tự nhiên và của xã hội. Phương pháp là hệ thống các nguyên tắc điều chỉnh nhận thức và hoạt động cải tạo thực tiễn xuất phát từ các quy luật vận động của khách thể được nhận thức.

Các phương pháp cụ thể

Với ý nghĩa chung nhất, phương pháp được hiểu là cách thức đề cập tới hiện thực, cách thức nghiên cứu các hiện tượng của tự nhiên và của xã hội. Phương pháp là hệ thống các nguyên tắc điều chỉnh nhận thức và hoạt động cải tạo thực tiễn xuất phát từ các quy luật vận động của khách thể được nhận thức.

Giữa phương pháp nghiên cứu và nội dung nghiên cứu có mối liên hệ mật thiết và chi phối lẫn nhau: phương pháp phải trên cơ sở vận động của bản thân nội dung; nội dung nào phương pháp đấy. Vì vậy, ngoài các nguyên tắc phương pháp luận chung, với một nội dung cụ thể cần phải vận dụng một phương pháp nghiên cứu cụ thể phù hợp. Trong đó, việc vận dụng phương pháp lịch sử (nghiên cứu sự vật và hiện tượng theo quá trình phát sinh, tồn tại, phát triển) và phương pháp lôgích (nghiên cứu một cách tổng quát nhằm tìm ra được cái bản chất vốn có của sự vật, hiện tượng và khái quát thành lý luận) là hết sức cần thiết trong nghiên cứu, giảnq dạy, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh.

Vận dụng phương pháp liên ngành trong nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh. Là một nhà khoa học, nhà tư tưởng, Hồ Chí Minh đã thể hiện tư tưởng của mình như một hệ thống, bao quát nhiều lĩnh vực: tư tưởng triết học, tư tưởng kinh tế, tư tưởng chính trị, tư tưởng quân sự, tư tưởng văn hóa, tư tưởng đạo đức..., trong mỗi lĩnh vực lại có thể tìm thấy những hệ thống nhỏ. Trước một đối tượng nghiên cứu đa dạng và phong phú nhiều mặt như vậy thì không một lĩnh vực nào có đủ năng lực bao quát hết để đưa ra một bức tranh tổng thể về tư tưởng Hồ Chí Minh. Vì thế, cần thiết phải áp dụng các phương pháp liên ngành khoa học xã hội nhân văn, lý luận chính trị để nghiên cứu hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, cũng như mỗi tác phẩm lý luận riêng biệt của Người.

Để nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh đạt được trình độ khoa học ngày một cao hơn cần phải đổi mới và hiện đại hóa các phương pháp nghiên cứu cụ thể, trên cơ sở không ngừng phát triển, hoàn thiện về lý luận và phương pháp luận khoa học nói chung. Trong nghiên cứu hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh hiện nay, các phương pháp cụ thể thường được áp dụng có hiệu quả là: phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, thống kê trắc lượng, văn bản học, điều tra điền dã, phỏng vấn nhân chứng lịch sử, V.V.. Mỗi phương pháp khi vận dụng vào nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh có những đặc điểm và đặt ra các yêu cầu khác nhau. Việc vận dụng các phương pháp và kết hợp các phương pháp cụ thể phải căn cứ vào nội dung nghiên cứu.

 


Bình chọn:
4 trên 6 phiếu
  • Khái niệm và hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh?

    Theo nghĩa phổ thông nhất, tư tưởng là suy nghĩ, ý nghĩ. Thế nhưng trong cụm từ “tư tưởng Hồ Chí Minh”, thuật ngữ “tư tưởng” có ý nghĩa ở tầm khái quát triết học. Nó được dùng với nghĩa là “học thuyết”, là một hệ thống những quan điểm, quan niệm, luận điểm được xây dựng trên một nền tảng triết học nhất quán, đại biểu cho ý chí

  • Các nguyên tắc có tính chất phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu của môn học tư tưởng Hồ Chí Minh

    Nghiên cứu, giảng dạy, học tập bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh phải trên cơ sở thế giới quan, phương pháp luận khoa học chủ nghĩa Mác - Lênin và bản thân các quan điểm có giá trị phương pháp luận của Hồ Chí Minh. Trong đó, các nguyên lý triết học Mác - Lênin với tư cách là phương pháp luận chung của các ngành khoa học cần phải được quán triệt thật sự, thấu đáo trong nghiên cứu bộ môn này.

  • Cơ sở phương pháp luận

    Nghiên cứu, giảng dạy, học tập môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh phải trên cơ sở thế giới quan, phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin và bản thân các quan điểm có giá trị phương pháp luận của Hồ Chí Minh. Trong đó,các nguyên lý triết học Mác—Lênin với tư cách là phương pháp luận chung của các ngành khoa học