Bình luận về Việc thi cử được Phạm Đình Hổ nói đến trong Vũ trung tuỳ bút.


Tác giả có một lôi viết ngắn gọn đầy ấn tượng về sự việc và con người, nêu lên những nhận xét sâu sắc, tinh tế với bao cảm xúc, thể hiện một ngòi bút tài hoa, một tấm lòng mang nặng tình người và tình đời.

       Dưới các triều đại phong kiến nói chung, thi cử luôn là vấn đề rất được coi trọng, đây được coi là con đường chủ yếu để các triều đại tuyển chọn hiền tài cho đất nước và cũng là cơ hội sau bao năm đèn sách với giấc mộng "kinh bang tế thế" của các bậc nam nhi. Tuy nhiên, không phải lúc nào chuyện thi cử cũng công bằng và chọn đúng các bậc hiền nhân quân tử. Trong tác phẩm "Vũ trung tùy bút", ở chương 33: Khoa cử, với lối viết sắc sảo của mình, Phạm Đình Hổ đã kể lại một cách chân thực việc thi cử diễn ra dưới triều Lê - Trịnh.

       Chương truyện không dài nhưng đã đủ phản ánh khá toàn diện về việc khoa cử đương thời. Triều Lê - Trịnh là một triều đại quá nặng về thi cử. Chính vì quá xem trọng khoa tiến sĩ để tuyển chọn hiền tài mà dẫn đến một vấn nạn phổ biến bấy giờ là: "Những người đỗ tiến sĩ vẫn tự xem mình là bậc thanh cao; còn những kẻ văn tài võ lược làm đến bậc công tướng mà không biết tự trọng là tại biến thế". Những người có tài năng thực sự không tham gia vào con đường khoa cử đều không được coi trọng, như cụ Phùng Khắc Khoan vốn là một công thần phải hạ mình vào hàng sĩ tử đi thi mới được cho là vinh hiển, hay Lương Hữu Khánh vốn là bậc văn chương tài danh bị đè nén nên không tham gia thi Đình, không đỗ đại khoa nên dù đã "trải qua những chức trọng yếu, thể diện đã tôn" mà vẫn không được coi trọng. Vì thế, việc thi cử chẳng những không tuyển chọn được hiền tài mà còn sinh ra nhiều "tệ xấu" những người có tên trong sổ đại khoa sinh ra tự phụ là bậc thanh cao. Còn chốn trường thi thì : Vì ganh ghét mà tìm cách đánh trượt, chấm điểm bằng cách nhìn mặt đặt tên. Những người tài giỏi thực sự nhưng không "vừa lòng" các quan chủ khảo thì đều có nguy cơ bị đánh trượt như Ngô Thì Sĩ, Phạm Vĩ Khiêm....

       Chương 33: Khoa cử (trích "Vũ trung tùy bút " - Phạm Đình Hổ) đã giúp người đọc, người nghe phần nào hình dung ra việc thi cử rối ren dưới triều Lê - Trịnh, sự nhiễu nhương còn xảy ra ngay cả ở những kẻ là "hoàng thân quốc thích". Câu chuyện về việc bà chính phi của chúa Trịnh tìm mọi cách để em trai Mậu Dĩnh "dự vào hàng văn thân" phần nào đã phơi bày đúng bản chất của con đường khoa cử dưới triều đại này. Trong quá trình kể về việc khoa cử, tác giả Phạm Đình Hổ đã sử dụng các yếu tố li kỳ vừa phù hợp với tính chất hư cấu của truyện trung đại Việt Nam vừa làm cho câu chuyện thêm sâu sắc và giàu ý nghĩa. Qua chuyện Võ Miêu, Nguyễn Quýnh - những người tài đức được quỷ thần giúp đỡ, tác giả đã kín đáo thể hiện niềm mong muốn của mình về một con đường khoa cử công bằng, chọn được đúng hiền tài cho đất nước.

       Đọc "Vũ trung tùy bút" nói chung và đọc "chương 33: Khoa cử" nói riêng, chúng ta có thể thấy tác giả Phạm Đình Hổ không chỉ là một người có tài văn chương mà hơn hết ông còn là một con người sống có trách nhiệm với quốc gia, dân tộc, xứng đáng là bậc hiền nhân quân tử để người đời sau luôn coi trọng!

Nguồn: Sưu tầm

Loigiaihay.com


Bình chọn:
3.5 trên 6 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 11 - Xem ngay

2K7 tham gia ngay group để nhận thông tin thi cử, tài liệu miễn phí, trao đổi học tập nhé!

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.