Đề bài

Cho hai đường thẳng \(\,d:y = x + 2m,\,\,d':y = 3x + 2\)(\(m\) là tham số). Tìm \(m\) để ba đường thẳng \(d,\,d'\) và \(d'':y =  - mx + 2\) phân biệt đồng quy.

  • A.

    \(m =  - 1\)

  • B.

    \(m = 3\)

  • C.

    \(m = 1\)        

  • D.

    \(m = 1,m =  - 3\)

Phương pháp giải

- Tìm giao điểm của \(d\) và \(d'\)

- Thay tọa độ giao điểm vào phương trình \(d''\) tìm \(m\)

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Ta có \({a_d} = 1 \ne {a_{d'}} = 3\) suy ra hai đường thẳng \(d,\,\,d'\)cắt nhau.

Tọa độ giao điểm của hai đường thẳng \(d,\,\,d'\) là nghiệm của hệ phương trình \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{y = x + 2m}\\{y = 3x + 2}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = m - 1}\\{y = 3m - 1}\end{array}} \right.\)  suy ra \(d,\,\,d'\) cắt nhau tại\(M\left( {m - 1;3m - 1} \right)\)

Vì ba đường thẳng \(d,\,\,d',\,\,d''\) đồng quy nên \(M \in d''\) ta có \(3m - 1 =  - m\left( {m - 1} \right) + 2 \Leftrightarrow {m^2} + 2m - 3 = 0 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{m = 1}\\{m =  - 3}\end{array}} \right.\)

\( \bullet \) Với \(m = 1\) ta có ba đường thẳng là \(\,\,d:y = x + 2,\,\,d':y = 3x + 2,\,\,d'':y =  - x + 2,\) phân biệt và đồng quy tại \(M\left( {0;2} \right)\).

\( \bullet \) Với \(m =  - 3\) ta có $d' \equiv d''$ suy ra \(m =  - 3\) không thỏa mãn

Vậy \(m = 1\) là giá trị cần tìm.

Đáp án : C

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Tìm tập xác định của hàm số$y = \dfrac{{x - 2}}{{{x^3} + {x^2} - 5x - 2}}$

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Tìm tập xác định của hàm số $y = \dfrac{{\sqrt {x + 2} }}{{x\sqrt {{x^2} - 4x + 4} }}$

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Tìm tập xác định của hàm số$y = \left\{ \begin{array}{l}\dfrac{1}{x}\quad khi\;x \ge 1\\\sqrt {x + 1} \quad khi\;x < 1\end{array} \right.$

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Cho hàm số: \(y = \dfrac{{mx}}{{\sqrt {x - m + 2}  - 1}}\) với \(m\) là tham số. Tìm \(m\) để hàm số xác định trên \(\left( {0;1} \right)\)

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Xét tính chẵn, lẻ của hàm số \(f(x) = 3{x^3} + 2\sqrt[3]{x}\).

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Xét tính chẵn lẻ của hàm số \(f(x) = \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{ - 1\,\,\,Khi\,\,x < 0}\\{0\,\,\,\,Khi\,\,x = 0}\\{1\,\,\,\,Khi\,\,x > 0}\end{array}} \right.\)

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Tìm \(m\) để hàm số: \(f\left( x \right) = \dfrac{{{x^2}\left( {{x^2} - 2} \right) + \left( {2{m^2} - 2} \right)x}}{{\sqrt {{x^2} + 1}  - m}}\) là hàm số chẵn.

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Tìm \(m\)  để đồ thị hàm số sau nhận gốc tọa độ $O$ làm tâm đối xứng \(y = {x^3} - ({m^2} - 9){x^2} + (m + 3)x + m - 3\).

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Tìm \(m\)  để đồ thị hàm số sau nhận trục tung làm trục đối xứng

\(y = {x^4} - ({m^2} - 3m + 2){x^3} + {m^2} - 1\).

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Xét sự biến thiên của hàm số\(y = \dfrac{3}{{x - 1}}\) trên khoảng \(\left( {1; + \infty } \right)\)

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Xét sự biến thiên của hàm số \(y = \sqrt {4x + 5}  + \sqrt {x - 1} \) trên tập xác định của nó. Áp dụng tìm số nghiệm của phương trình \(\sqrt {4x + 5}  + \sqrt {x - 1}  = 3\)

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Cho hàm số \(y = m{x^3} - 2({m^2} + 1){x^2} + 2{m^2} - m\). Tìm \(m\) để điểm \(M\left( { - 1;2} \right)\) thuộc đồ thị hàm số đã cho

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Cho hàm số \(y = m{x^3} - 2({m^2} + 1){x^2} + 2{m^2} - m\). Tìm các điểm cố định mà đồ thị hàm số đã cho luôn đi qua với mọi \(m\).

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Tịnh tiến đồ thị hàm số \(y = {x^2} + 1\) liên tiếp sang phải $2$ đơn vị và lên trên $1$ đơn vị ta được đồ thị của hàm số nào?

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Nêu cách tịnh tiến đồ thị hàm số \(y =  - 2{x^2}\) để được đồ thị hàm số \(y =  - 2{x^2} - 6x + 3\).

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Cho hàm số bậc nhất có đồ thị là đường thẳng \(d\). Tìm hàm số đó biết $d$ đi qua \(A(1;3),{\rm{ }}B(2; - 1)\)

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Cho hàm số bậc nhất có đồ thị là đường thẳng \(d\). Tìm hàm số đó biết \(d\) đi qua \(C(3; - 2)\) và song song với \(\Delta :3x - 2y + 1 = 0\)

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Cho hàm số bậc nhất có đồ thị là đường thẳng \(d\). Tìm hàm số đó biết \(d\) đi qua \(M(1;2)\) và cắt hai tia \(Ox,Oy\) tại \(P,Q\) sao cho \({S_{\Delta OPQ}}\) nhỏ nhất.

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Cho hàm số bậc nhất có đồ thị là đường thẳng \(d\). Tìm hàm số đó biết \(d\) đi qua \(N\left( {2; - 1} \right)\) và \(d \bot d'\) với \(d':y = 4x + 3\).

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Cho đường thẳng \(d:\,\,y = \left( {m - 1} \right)x + m\) và \(d':y = \left( {{m^2} - 1} \right)x + 6\). Tìm \(m\) để hai đường thẳng $d,\,\,d'$ song song với nhau

Xem lời giải >>