Đề bài

Gió chướng được tác giả miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh nào trong văn bản Trở gió?

Phương pháp giải

Đọc kĩ văn bản, chú ý các đoạn viết về gió chướng theo gợi ý:

- Âm thanh của gió được tác giả miêu tả như thế nào?

- Tác giả đã sử dụng những từ ngữ, hình ảnh nào để làm nổi bật “tính cách”, “tâm trạng”, “cảm xúc” của gió chướng?

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Cách 1

Nhà văn đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa để miêu tả gió chướng, làm cho gió chướng hiện lên sống động, giống như con người: hơi thở gió rất gần; âm thanh ấy sẽ sàng từng giọt tinh tang, thoảng và e dè, như ai đó đứng đằng xa ngoắc tay nhẹ một cái, như đang ngại ngần không biết người xưa có còn nhớ ta không; mừng húm; hừng hực; dạt dào; cồn cào; nồng nhiệt; dịu dàng…

Cách 2

- Gió chướng được tác giả miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh:

+ Mới đầu thì gió nhẹ nhàng, e dè thông qua âm thanh chuông gió “âm thanh từng giọt tinh tang, thoảng và e dè”.

+ Về sau gió thành dòng, vội vàng, gấp rút. Gió mạnh cồn cào, nồng nhiệt mà cũng “thiệt dịu dàng”.

Cách 3

Gió chướng được tác giả miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh:

  • hơi thở gió rất gần;
  • âm thanh ấy sẽ càng từng giọt tinh tang, thoảng và e dè, như ai đó đứng đằng xa ngoắc tay nhẹ một cái, như đang ngại ngần không biết người xưa có còn nhớ ta không;
  • mừng húm;
  • hừng hực, dạt dào;
  • Cồn cào. Nồng nhiệt. Mà thiệt dịu dàng

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Nội dung chính của văn bản Trở gió là gì?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Hãy chỉ ra những biểu hiện của tâm trạng “lộn xộn, ngổn ngang” ở nhân vật “tôi” khi gió chướng về trong văn bản Trở gió. Theo em, lí do nào khiến nhân vật “tôi” luôn mong ngóng, chờ đợi gió chướng?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Vì sao tác giả khẳng định “mùa gió chướng cũng là mùa thu hoạch” trong văn bản Trở gió?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Câu văn cuối cùng của văn bản Trở gió gợi cho em suy nghĩ gì?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Nêu cảm nhận của em về tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện trong văn bản Trở gió.

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Những chi tiết, hình ảnh được tác giả sử đụng để miêu tả gió chướng trong Trở gió.

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Biểu hiện của tâm trạng “lộn xộn, ngổn ngang” ở nhân vật “tôi” khi gió chướng về trong văn bản Trở gió:

Lí do nhân vật “tôi” luôn mong ngóng, chờ đợi gió chướng:

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Lí do tác giả khẳng định “mùa gió chướng cũng là mùa thu hoạch” trong văn bản Trở gió:

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Suy nghĩ của em về câu văn cuối cùng trong văn bản Trở gió:

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Cảm nhận của em về tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện trong văn bản Trở gió:

Xem lời giải >>