Quan niệm nhân sinh, lí tưởng sống được thể hiện trong bài thơ còn có ý nghĩa đối với thế hệ trẻ hiện nay không? Hãy chia sẻ suy nghĩ của em về vấn đề bằng một đoạn văn (10-12 dòng)
Đọc kĩ nội dung văn bản và trả lời câu hỏi
Cách 1
Lưu biệt khi xuất dương là tiếng lòng đầy tự hào của người chí sĩ giàu lòng yêu nước, thương dân, dám xả thân vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đọc đoạn trích, người đọc có thể cảm nhận sâu sắc cảm hứng yêu nước và bản lĩnh chiến đấu và lí tưởng anh hùng của nhà chí sĩ Phan Bội Châu. Ông luôn quan niệm ý thức cái tôi đầy tinh thần trách nhiệm với non sông, đất nước, khát vọng xoay chuyển càn khôn, không chịu khuất phục trước số phận, hoàn cảnh. Quan niệm nhân sinh, lí tưởng sống đẹp luôn là bài học có ý nghĩa đối với thế hệ trẻ hiện nay đặc biệt là trong bối cảnh đất nước ta hòa bình và ngày càng phát triển hiện nay. Những người chủ nhân tương lai của đất nước cần luôn phải có nhận thức rõ ràng về vai trò và trách nhiệm của mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước và có thái độ phê phán với những người có lối sống tiêu cực. Đồng thời, mỗi người cần phải tích lũy kiến thức, rèn luyện các kĩ năng cần thiết để hoàn thiện bản thân góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp.
Cách 2Quan niệm nhân sinh, lí tưởng sống được thể hiện trong bài thơ mang một ý nghĩa rất lớn đối với thế hệ trẻ hiện nay. Ngày nay đất nước đã lập lại hòa bình, sứ mệnh của mỗi người dân mà đặc biệt là thế hể trẻ - mần non tương lai của đất nước, cần ý thức rõ trách nhiệm của mình. Ấy chính là từ bỏ lười biếng hay để “cuộc sống xoay vần” mà phải hành động, chăm chỉ học hành, không ngừng sáng tạo, đổi mới để góp phần đưa đến những gì tốt đẹp nhất cho đất nước, cống hiến hết mình, đưa đất nước đi lên phát triển. Trong cuộc sống, cần có cái nhìn linh hoạt, tránh chủ quan duy ý chí, thực hành rập khuôn, mà cần có cái nhìn tiến bộ, thiết thực, bằng cách tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại thông qua việc tìm kiếm và học hỏi.
Cách 3Em tin rằng quan niệm nhân sinh, lí tưởng sống được thể hiện trong bài thơ còn có ý nghĩa đối với thế hệ trẻ ngày nay. Những giá trị mà bài thơ mang lại như lòng yêu nước, tinh thần không ngại khó khăn, quyết tâm theo đuổi ước mơ và kỳ vọng lớn là những điều mà thế hệ trẻ cần học hỏi và tiếp nối. Bài thơ cũng khích lệ thế hệ trẻ phải tự tin, kiên trì và không ngại thách thức để đạt được mục tiêu của mình. Đây chính là những giá trị quý giá mà thế hệ trẻ cần phải nắm bắt và phát huy trong cuộc sống hiện đại ngày nay.
Các bài tập cùng chuyên đề
Phan Bội Châu cùng quê với nhà thơ nào dưới đây?
-
A.
Tố Hữu
-
B.
Hạ Chi Trương
-
C.
Hồ Chí Minh
-
D.
Ai-ma-tốp
Tìm hiểu tác giả, bối cảnh thời đại và hoàn cảnh Phan Bội Châu sáng tác bài Lưu biệt khi xuất dương.
So sánh phần Phiên âm, Dịch nghĩa với phần Dịch thơ để thấy được điểm tương đồng và thay đổi giữa bản dịch và nguyên tác, từ đó hiểu sâu hơn bài thơ.
Chú ý “chí làm trai” và quan niệm sống của nhân vật trữ tình.
Nghệ thuật đối trong hai câu thực và hai câu luận có tác dụng gì?
“Chí làm trai” của nhân vật trữ tình được thể hiện như thế nào trong hai câu đề?
Phân tích quan niệm sống của nhân vật trữ tình được thể hiện qua hai câu thực và hai câu luận ( ý thức về cái tôi, quan niệm về vinh nhục, sự từ bỏ cái lỗi thời,…)
Khát vọng của nhân vật trữ tình được thể hiện như thế nào ở hai câu kết?
Phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong bài thơ: hình tượng thiên nhiên, nghệ thuật đối, bút pháp ước lệ và cường điệu, giọng điệu,…
Cảm nhận của em về nhân vật trữ tình trong bài thơ Lưu biệt khi xuất dương
Ý nào sau đây ĐÚNG khi nói về tác giả Phan Bội Châu?
-
A.
Phan Bội Châu là một nhà thơ, đồng thời là một nhà yêu nước, nhà Cách mạng lớn của dân tộc
-
B.
Sau khi đậu giải Nguyên, Phan Bội Châu bôn ba khắp nước để tìm con đường giải phóng dân tộc
-
C.
“Tác phẩm của Phan Bội Châu khá đồ sộ và đa dạng nhiều thể loại
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Dòng nào dưới đây nói đúng hoàn cảnh ra đời hài thơ “Xuất dương lưu biệt” của Phan Bội Châu?
-
A.
Phan Bội Châu viết bài thơ này từ biệt bạn bè, đồng chí khi ông chuẩn bị lên đường sang Nhật.
-
B.
Phan Bội Châu từ biệt một số bằng hữu Trung Quốc, khi bị Pháp bắt ở Thượng Hải và đưa về nước xét xử.
-
C.
Phan Bội Châu từ biệt bạn bè ở Trung Kì ra Bắc để chuẩn bị thành lập Duy Tân hội.
-
D.
Phan Bội Châu từ biệt lúc đưa Cường Để lên đường sang Nhật.
Dòng nào sau đây nói đúng năm sinh và năm mất của Phan Bội Châu?
-
A.
Sinh năm 1910, mất năm 1942
-
B.
Sinh năm 1915, mất năm 1951
-
C.
Sinh năm 1867, mất năm 1940
-
D.
Sinh năm 1912, mất năm 1939
Địa danh nào sau đây là quê hương của Phan Bội Châu?
-
A.
Làng Nhân Mục, huyện Từ Liêm, Hà Nội
-
B.
Làng Nhân Mục, huyện Từ Liêm, Hà Nội
-
C.
Làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, Nam Định
-
D.
Làng Đan Nhiệm (xã Nam Hoà), huyện Nam Đàn, Nghệ An
Bài thơ nào dưới đây được sáng tác trong cảnh tù đày cũng đề cập đến chí làm trai giữa vũ trụ bao la?
-
A.
Đập đá Côn Lôn của Phan Châu Trinh
-
B.
Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ
-
C.
Ngắm trăng của Hồ Chí Minh
-
D.
Khi con tu hú của Tố Hữu
Chữ “hi kì” trong câu “Sinh vi nam tử yếu hi kì” nhấn mạnh điều gì trong những điều sau?
-
A.
Tính chất lớn lao, trọng đại, kì vĩ của công việc mà kẻ làm trai phải gánh vác
-
B.
Tính chất lạ lẫm, kì dị của công việc mà kẻ làm trai bị cuốn hút
-
C.
Tính chất độc đáo, đặc biệt của công việc mà kẻ làm trai phải theo đuổi
-
D.
Tính chất lừng lẫy của hiệu quả công việc mà kẻ làm trai có thể tạo ra
Hình ảnh kì vĩ của bậc nam tử trong 4 câu thơ đầu được vẽ trên một tấm phông rất kì vĩ, tương xứng, đó là tấm phông nào?
-
A.
Không gian và con người kì vĩ
-
B.
Thời gian và thiên nhiên kì vĩ
-
C.
Không gian và thời gian kì vĩ
-
D.
Thiên nhiên và không gian kì vĩ
Âm hưởng hào hùng ở 2 câu kết suy cho cùng toát ra từ đâu?
-
A.
Từ hình ảnh kì vĩ (trường phong, bạch lãng)
-
B.
Từ cách dùng từ, phối thanh, ngắt nhịp
-
C.
Từ ý, tứ của câu thơ
-
D.
Từ hùng tâm tráng chí của nhân vật trữ tình
Nội dung chính của bài thơ là gì?
-
A.
Bài thơ khắc họa vẻ đẹp lãng mạn của nhà chí sĩ cách mạng những năm đầu thế kỉ XX
-
B.
Bài thơ khắc họa vẻ đẹp hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng những năm đầu thế kỉ XX
-
C.
Thể hiện tư tưởng mới mẻ táo bạo, bầu nhiệt huyết sôi nổi và khát vọng cháy bỏng trong buổi đầu ra đi tìm đường cứu nước
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Giá trị nghệ thuật của bài thơ là?
-
A.
Thể thơ thất ngôn bát cú luật bằng
-
B.
Hình ảnh sinh động và sức truyền tải cao
-
C.
Ngôn ngữ thơ bình dị mà có sức lay động mạnh mẽ
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Phan Bội Châu từng bị mắc tội gì trong thi cử?
-
A.
Trốn thi
-
B.
Mang văn tự trong áo
-
C.
Phạm húy
-
D.
Hối lộ
Với tội danh trên, Phan Bội Châu đã chịu hình phạt gì?
-
A.
Tử hình
-
B.
Chung thân
-
C.
Suốt đời không được dự thi
-
D.
Bỏ kết quả thi
Ông được dự khoa thi Hương năm bao nhiêu?
-
A.
1900
-
B.
1901
-
C.
1902
-
D.
1903
Phan Bội Châu thường viết về đề tài gì?
-
A.
Người nông dân nghèo đói bị vùi dập
-
B.
Người trí thức
-
C.
Vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước
-
D.
Tình yêu nước, thương dân
Chọn phương án đúng cho bài Lưu biệt khi xuất dương:
A. Thơ Đường luật thất ngôn, bát cú, luật trắc
B. Thơ Đường luật thất ngôn, tứ tuyệt, luật bằng
C. Thơ Đường luật thất ngôn, bát cú, luật bằng
D. Thơ Đường luật ngũ ngôn, bát cú, luật bằng
Phân tích quan niệm sống của nhân vật trữ tình qua hai câu thực và câu luận bài Lưu biệt khi xuất dương (ý thức về cá nhân, quan niệm về vinh nhục, sự từ bỏ cái lỗi thời,...)
Cảm nhận của em về hình tượng nhân vật trữ tình trong hai câu kết bài Lưu biệt khi xuất dương
Phân tích tác dụng của các yếu tố nghệ thuật trong bài thơ: hình tượng thiên nhiên, nghệ thuật đối, bút pháp ước lệ và cường điệu, giọng điệu…
Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về đoạn thơ sau trong bài nói Chơi xuân của Phan Bội Châu:
Giang sơn còn tô vẽ mặt nam nhi,
Sinh thời thế phải xoay nên thời thế.
Phùng xuân hội, may ra, ừ cũng dễ,
Nắm địa cầu vừa một tí con con!
Đạp toang hai cánh càn khôn
Đem xuân vẽ lại cho non nước nhà!
Tìm đọc trong sách, Internet… các bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão, Chí làm trai của Nguyễn Công Trứ, chỉ ra sự giống và khác nhau về “chí làm trai” ở bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu với hai bài thơ đó.