Đề bài

Tìm hiểu tác giả, bối cảnh thời đại và hoàn cảnh Phan Bội Châu sáng tác bài Lưu biệt khi xuất dương.

Phương pháp giải

Đọc phần chú thích của văn bản.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Cách 1

- Tác giả Phan Bội Châu

a. Tiểu sử, cuộc đời:

+ Tên thật: Phan Văn San, hiệu Sào Nam

+ Quê quán: Đan Nhiễm, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

+ Cuộc đời: 

- Trước 1905: Hoạt động trong nước

- Từ 1905- 1925: Hoạt động bôn ba ở nước ngoài

- Từ 1925-1940: bị thực dân Pháp bắt cóc và xử án chung thân

b. Sự nghiệp văn chương:

+  Ông là cây bút xuất sắc của văn chương Cách mạng. Các tác phẩm chính: Việt Nam vong quốc sử, Hải ngoại huyết thư, Ngục trung thư, Trùng Quang tâm sử,...

+ Phong cách sáng tác: hình thức cổ điển nhưng vẫn mới mẻ. Là vũ khí để tuyên truyền cổ động, thơ văn ông đã làm rung động biết bao con tim yêu nước

- Bối cảnh thời đại: 

Bối cảnh lịch sử đất nước:

+ Chủ quyền đất nước đã hoàn toàn mất vào tay giặc

+ Phong trào Cần vương thất bại

+ Chế độ phong kiến suy sụp

+ Những ảnh hưởng từ nước ngoài: Ảnh hưởng tư tưởng dân chủ tư sản từ nước ngoài đang tràn vào Việt Nam ngày càng mạnh qua con đường Trung Hoa, Nhật Bản và trực tiếp từ Pháp, từ các nước phương Tây.

- Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1905, khi tác giả chuẩn bị sang Nhật Bản tìm một con đường cứu nước mới, là lời từ giã với bạn bè, đồng chí

Cách 2

- Tác giả : Phan Bội Châu (1867-1940)

+ Quê quán : xã Xuân Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

+ Phong cách nghệ thuật : Văn chương ông mang đậm tính dân tộc, nêu cao tinh thần yêu nước. Tác phẩm văn học là một vũ khí để tuyên truyền, cổ động tinh thần toàn dân, phát triển cách mạng.

+ Một số tác phẩm tiêu biểu : “Việt Nam vong quốc sử”, “Hải ngoại huyết thư”, “Ngục trung thư”, “Trùng Quang tâm sử”, “Phan Sào Nam văn tập”, “Phan Bội Châu niên biểu”,....

- Hoàn cảnh sáng tác “Lưu biệt khi xuất dương” : Phong trào Cần Vương thất bại, con đường cứu nước theo tư tưởng phong kiến do các sĩ phu lãnh đạo không còn đúng đắn. Trước tình thế đó, một số nhà Nho, đi đầu là Phan Bội Châu đã tìm con đường cứu nước mới theo lối dân chủ Tư sản. Năm 1905, ông quyết định sang Nhật Bản để tìm ra con đường cứu nước, nhân dịp đó, ông đã viết nên bài thơ này.

Cách 3

*Tác giả Phan Bội Châu

- Phan Bội Châu (1867 – 1940) tên thật là Phan Văn San hiệu là Sào Nam, quê tại Đan Nhiễm, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

- Phan Bội Châu là một nhà yêu nước, nhà cách mạng lớn nhất của dân tộc Việt Nam trong vòng 20 năm đầu thế kỉ XX.

- Phan Bội Châu là một trong những nhà Nho Việt Nam đầu tiên nuôi ý tưởng đi tìm một con đường cứu nước mới.

- Ông là cây bút xuất sắc của văn chương Cách mạng. Các tác phẩm chính: Việt Nam vong quốc sử, Hải ngoại huyết thư, Ngục trung thư, Trùng Quang tâm sử…

- Phong cách sáng tác: hình thức cổ điển nhưng vẫn mới mẻ. Là vũ khí để tuyên truyền, cổ động, thơ văn ông đã làm rung động biết bao con yêu nước.

*Bối cảnh thời đại - Bối cảnh lịch sử đất nước:

- Chủ quyền đất nước đã hoàn toàn mất vào tay giặc

- Phong trào Cần Vương thất bại

- Chế độ phong kiến suy sụp

- Những ảnh hưởng từ nước ngoài: ảnh hưởng tư tưởng dân chủ tư sản từ nước ngoài đang tràn vào Việt Nam ngày càng mạnh qua con đường Trung Hoa, Nhật Bản và trực tiếp từ Pháp, từ các nước phương Tây.

*Hoàn cảnh sáng tác: 

- Bài thơ Lưu biệt khi xuất dương (hay còn gọi là Xuất dương lưu biệt) được Phan Bội Châu sáng tác trong hoàn cảnh trước khi ông lên đường sang Nhật để từ giã bạn bè, đồng chí. Bài thơ này là một bài thơ tiêu biểu trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Phan Bội Châu, mang ý nghĩa là lời chia tay, từ biệt bạn bè và đồng chí để lên đường sang Nhật, dấy lên phong trào Đông Du.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Phan Bội Châu cùng quê với nhà thơ nào dưới đây?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

So sánh phần Phiên âm, Dịch nghĩa với phần Dịch thơ để thấy được điểm tương đồng và thay đổi giữa bản dịch và nguyên tác, từ đó hiểu sâu hơn bài thơ.

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Chú ý “chí làm trai” và quan niệm sống của nhân vật trữ tình.

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Nghệ thuật đối trong hai câu thực và hai câu luận có tác dụng gì?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

“Chí làm trai” của nhân vật trữ tình được thể hiện như thế nào trong hai câu đề?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Phân tích quan niệm sống của nhân vật trữ tình được thể hiện qua hai câu thực và hai câu luận ( ý thức về cái tôi, quan niệm về vinh nhục, sự từ bỏ cái lỗi thời,…)

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Khát vọng của nhân vật trữ tình được thể hiện như thế nào ở hai câu kết?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong bài thơ: hình tượng thiên nhiên, nghệ thuật đối, bút pháp ước lệ và cường điệu, giọng điệu,…

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Cảm nhận của em về nhân vật trữ tình trong bài thơ Lưu biệt khi xuất dương

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Quan niệm nhân sinh, lí tưởng sống được thể hiện trong bài thơ còn có ý nghĩa đối với thế hệ trẻ hiện nay không? Hãy chia sẻ suy nghĩ của em về vấn đề bằng một đoạn văn (10-12 dòng)

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Ý nào sau đây ĐÚNG khi nói về tác giả Phan Bội Châu?

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Dòng nào dưới đây nói đúng hoàn cảnh ra đời hài thơ “Xuất dương lưu biệt” của Phan Bội Châu?

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Dòng nào sau đây nói đúng năm sinh và năm mất của Phan Bội Châu?

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Địa danh nào sau đây là quê hương của Phan Bội Châu?

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Bài thơ nào dưới đây được sáng tác trong cảnh tù đày cũng đề cập đến chí làm trai giữa vũ trụ bao la?

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Chữ “hi kì” trong câu “Sinh vi nam tử yếu hi kì” nhấn mạnh điều gì trong những điều sau?

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Hình ảnh kì vĩ của bậc nam tử trong 4 câu thơ đầu được vẽ trên một tấm phông rất kì vĩ, tương xứng, đó là tấm phông nào?

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Âm hưởng hào hùng ở 2 câu kết suy cho cùng toát ra từ đâu?

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Nội dung chính của bài thơ là gì?

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Giá trị nghệ thuật của bài thơ là?

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Phan Bội Châu từng bị mắc tội gì trong thi cử?

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Với tội danh trên, Phan Bội Châu đã chịu hình phạt gì?

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Ông được dự khoa thi Hương năm bao nhiêu?

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Phan Bội Châu thường viết về đề tài gì?

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Chọn phương án đúng cho bài Lưu biệt khi xuất dương:

A. Thơ Đường luật thất ngôn, bát cú, luật trắc

B. Thơ Đường luật thất ngôn, tứ tuyệt, luật bằng

C. Thơ Đường luật thất ngôn, bát cú, luật bằng

D. Thơ Đường luật ngũ ngôn, bát cú, luật bằng

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Phân tích quan niệm sống của nhân vật trữ tình qua hai câu thực và câu luận bài Lưu biệt khi xuất dương (ý thức về cá nhân, quan niệm về vinh nhục, sự từ bỏ cái lỗi thời,...)

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Cảm nhận của em về hình tượng nhân vật trữ tình trong hai câu kết bài Lưu biệt khi xuất dương

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Phân tích tác dụng của các yếu tố nghệ thuật trong bài thơ: hình tượng thiên nhiên, nghệ thuật đối, bút pháp ước lệ và cường điệu, giọng điệu…

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về đoạn thơ sau trong bài nói Chơi xuân của Phan Bội Châu:

Giang sơn còn tô vẽ mặt nam nhi,

Sinh thời thế phải xoay nên thời thế.

Phùng xuân hội, may ra, ừ cũng dễ,

Nắm địa cầu vừa một tí con con!

Đạp toang hai cánh càn khôn

Đem xuân vẽ lại cho non nước nhà!

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Tìm đọc trong sách, Internet… các bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão, Chí làm trai của Nguyễn Công Trứ, chỉ ra sự giống và khác nhau về “chí làm trai” ở bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu với hai bài thơ đó.

Xem lời giải >>