Cảm nhận của em về nhân vật trữ tình trong bài thơ Lưu biệt khi xuất dương
Đọc kĩ nội dung văn bản và trả lời câu hỏi
Cách 1
- Hình tượng nhân vật trữ tình với vẻ đẹp lãng mạn và hào hùng qua tư tưởng tiến bộ, mới mẻ và những khát vọng lớn lao, mạnh mẽ:
+ Quan niệm mới mẻ và chí làm trai (hai câu đầu): Đã mang trọng trách nam nhi thì “phải lạ ở trên đời”, dám đương đầu mọi khó khăn, thử thách. Mỗi người phải tự quyết định tương lai của mình, phải trở thành người chủ động trước thời thế chứ không thụ động hay phụ thuộc vào hoàn cảnh.
→ Ý chí hào hùng của nam nhân mọi thời đại.
+ Ý thức về trách nhiệm lớn lao và vị thế của mình trong xã hội: Hiểu được thời thế, hoàn cảnh lịch sử đất nước lúc bấy giờ
→ Thôi thúc nhân vật làm những điều to lớn, giúp ích cho đất nước, ra đi để tìm đường cứu nước
→ Sự tự tin đã làm nên vẻ đẹp lãng mạn và sự ý thức về tầm vóc lớn lao đã tạo nên vẻ đẹp hào hùng cho nhân vật trữ tình.
+ Khát vọng mạnh mẽ, táo bạo về một cuộc ra đi hoành tráng: Con người như hòa quyện vào thiên nhiên, trở thành trung tâm của bức tranh. Sóng của biển cả cũng chính là con sóng của nhiệt huyết đang dâng trào, chắp cánh cho ý chí vượt đại dương tìm đường cứu nước thêm phần tự tin.
- Hình tượng nhân vật trữ tình với tình yêu thiết tha, sâu nặng và cháy bỏng:
+ Nói về chí làm trai, về tư thế và tầm vóc của mình, về khao khát hành động trong hoàn cảnh đất nước mất chủ quyền.
→ Tình yêu nước cháy bỏng.
Cách 2Trong “Lưu biệt khi xuất dương”, nhân vật trữ tình ý thức về cái tôi cá nhân, về vị trí, vai trò và trách nhiệm của mình trong cuộc đời hay rộng lớn hơn là đối với đất nước. Nhân vật ý thức được nỗi đau mất nước và những đau xót của một dân tộc bị kìm kẹp, bị áp bức. Chính bởi vậy, trong nhân vật khát khao tìm ra một con đường giải phóng dân tộc, từ đó, một tư tưởng sâu sắc, tiến bộ được ra đời. Qua đây, em cảm nhận nhân vật trữ tình không chỉ là một người có lòng yêu nước vô cùng tận, có chí làm trai mà còn là một nhà Nho thức thời, có cái nhìn tỉnh táo và một lòng quyết tâm mạnh mẽ của người chí sĩ yêu nước trong thời điểm xuất dương đi tìm đường cứu nước, sẵn sàng hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Cách 3Nhân vật trữ tình trong bài thơ Lưu biệt khi xuất dương để lại cho em một ấn tượng sâu sắc. Em cảm nhận được sự kiên trì và quyết tâm của nhân vật khi ông quyết tâm “làm trai phải lạ ở trên đời”, không chấp nhận cuộc sống bình thường mà luôn theo đuổi những ước mơ và kỳ vọng lớn. Điều này cho thấy nhân vật có một tinh thần không ngại khó khăn, không ngại thách thức, luôn sẵn lòng vượt qua mọi rào cản để đạt được mục tiêu của mình.
Đồng thời, em cũng cảm nhận được tình yêu quê hương, đất nước sâu sắc của nhân vật. Điều này thể hiện qua khát vọng lớn lao của nhân vật: không chỉ bộc lộ tấm lòng yêu nước, mà còn nêu lên một tinh thần sẵn sàng chống giặc cứu nước. Điều này cho thấy nhân vật có một lòng yêu nước mãnh liệt, luôn coi trọng lợi ích của quê hương, đất nước trên hết.
Tóm lại, nhân vật trữ tình trong bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương” của Phan Bội Châu đã để lại cho em một ấn tượng sâu sắc về một người trai tráng, một nhà cách mạng đầy nhiệt huyết và quyết tâm, luôn sẵn lòng vì quê hương, đất nước. Đây chính là một tấm gương sáng cho thế hệ trẻ ngày nay.
Các bài tập cùng chuyên đề
Phan Bội Châu cùng quê với nhà thơ nào dưới đây?
Tìm hiểu tác giả, bối cảnh thời đại và hoàn cảnh Phan Bội Châu sáng tác bài Lưu biệt khi xuất dương.
So sánh phần Phiên âm, Dịch nghĩa với phần Dịch thơ để thấy được điểm tương đồng và thay đổi giữa bản dịch và nguyên tác, từ đó hiểu sâu hơn bài thơ.
Chú ý “chí làm trai” và quan niệm sống của nhân vật trữ tình.
Nghệ thuật đối trong hai câu thực và hai câu luận có tác dụng gì?
“Chí làm trai” của nhân vật trữ tình được thể hiện như thế nào trong hai câu đề?
Phân tích quan niệm sống của nhân vật trữ tình được thể hiện qua hai câu thực và hai câu luận ( ý thức về cái tôi, quan niệm về vinh nhục, sự từ bỏ cái lỗi thời,…)
Khát vọng của nhân vật trữ tình được thể hiện như thế nào ở hai câu kết?
Phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong bài thơ: hình tượng thiên nhiên, nghệ thuật đối, bút pháp ước lệ và cường điệu, giọng điệu,…
Quan niệm nhân sinh, lí tưởng sống được thể hiện trong bài thơ còn có ý nghĩa đối với thế hệ trẻ hiện nay không? Hãy chia sẻ suy nghĩ của em về vấn đề bằng một đoạn văn (10-12 dòng)
Ý nào sau đây ĐÚNG khi nói về tác giả Phan Bội Châu?
Dòng nào dưới đây nói đúng hoàn cảnh ra đời hài thơ “Xuất dương lưu biệt” của Phan Bội Châu?
Dòng nào sau đây nói đúng năm sinh và năm mất của Phan Bội Châu?
Địa danh nào sau đây là quê hương của Phan Bội Châu?
Bài thơ nào dưới đây được sáng tác trong cảnh tù đày cũng đề cập đến chí làm trai giữa vũ trụ bao la?
Chữ “hi kì” trong câu “Sinh vi nam tử yếu hi kì” nhấn mạnh điều gì trong những điều sau?
Hình ảnh kì vĩ của bậc nam tử trong 4 câu thơ đầu được vẽ trên một tấm phông rất kì vĩ, tương xứng, đó là tấm phông nào?
Âm hưởng hào hùng ở 2 câu kết suy cho cùng toát ra từ đâu?
Nội dung chính của bài thơ là gì?
Giá trị nghệ thuật của bài thơ là?
Phan Bội Châu từng bị mắc tội gì trong thi cử?
Với tội danh trên, Phan Bội Châu đã chịu hình phạt gì?
Ông được dự khoa thi Hương năm bao nhiêu?
Phan Bội Châu thường viết về đề tài gì?
Chọn phương án đúng cho bài Lưu biệt khi xuất dương:
A. Thơ Đường luật thất ngôn, bát cú, luật trắc
B. Thơ Đường luật thất ngôn, tứ tuyệt, luật bằng
C. Thơ Đường luật thất ngôn, bát cú, luật bằng
D. Thơ Đường luật ngũ ngôn, bát cú, luật bằng
Phân tích quan niệm sống của nhân vật trữ tình qua hai câu thực và câu luận bài Lưu biệt khi xuất dương (ý thức về cá nhân, quan niệm về vinh nhục, sự từ bỏ cái lỗi thời,...)
Cảm nhận của em về hình tượng nhân vật trữ tình trong hai câu kết bài Lưu biệt khi xuất dương
Phân tích tác dụng của các yếu tố nghệ thuật trong bài thơ: hình tượng thiên nhiên, nghệ thuật đối, bút pháp ước lệ và cường điệu, giọng điệu…
Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về đoạn thơ sau trong bài nói Chơi xuân của Phan Bội Châu:
Giang sơn còn tô vẽ mặt nam nhi,
Sinh thời thế phải xoay nên thời thế.
Phùng xuân hội, may ra, ừ cũng dễ,
Nắm địa cầu vừa một tí con con!
Đạp toang hai cánh càn khôn
Đem xuân vẽ lại cho non nước nhà!
Tìm đọc trong sách, Internet… các bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão, Chí làm trai của Nguyễn Công Trứ, chỉ ra sự giống và khác nhau về “chí làm trai” ở bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu với hai bài thơ đó.