Đề bài

Phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong bài thơ: hình tượng thiên nhiên, nghệ thuật đối, bút pháp ước lệ và cường điệu, giọng điệu,…

Phương pháp giải

Đọc kĩ nội dung văn bản và trả lời câu hỏi

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Cách 1

- Hình tượng thiên nhiên kì vĩ, lớn lao: “biển Đông”, “ngọn gió dài”, “ngàn đợt sóng bạc” →  Gợi ra một bối cảnh không gian rộng lớn, khoáng đạt.

+ Sóng của biển cả cũng chính là con sóng của nhiệt huyết đang dâng trào, chắp cánh cho ý chí vượt đại dương tìm đường cứu nước thêm phần tự tin. Từ đó, càng thể hiện rõ khát vọng lớn lao và cao cả. 

+ Tầm vóc con người trở nên kì vĩ, lớn lao nổi bật hẳn trên cái nền của thiên nhiên bởi sự kiêu hãnh, tráng chí hùng mạnh bên trong tâm hồn nhân vật trữ tình.

+ Câu thơ cuối chứa đựng một hình ảnh hào hùng, lãng mạn thể hiện khát vọng lên đường của người chí sĩ yêu nước, từ đó khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng tự tôn dân tộc, nhiệt huyết của một thế hệ sau này. 

- Nghệ thuật đối: xuất hiện trong hai câu thực và hai câu luận 

+ Sự đối lập về ý trong câu thơ “Ư bách niên trung tu hữu ngã”. “Tu hữu ngã” nghĩa là phải có ta. Tác giả tự xưng bản thân mình là “ta” một cách ngạo nghễ.

→  Ý thức trách nhiệm của cái tôi cá nhân trước thời cuộc, ý thức rõ vai trò, tầm quan trọng của cá nhân đối với vận mệnh trăm năm. Điều này đối lập với sự tự cao cá nhân.

+ Câu thơ “Non sông đã chết, sống thêm nhục” sử dụng cặp từ đối nhau “sống- chết”

→  Nhận thức về tình trạng của đất nước hiện nay: Triều đại phong kiến đã suy sụp, đổ nát, khi mà cả vua lẫn quan ai nấy đều hèn nhát, sợ sệt, chỉ ham vinh hoa phú quý mà chấp nhận để kẻ thù chà đạp đất nước. Từ đó, tác giả thể hiện quan niệm về vinh nhục: Đối với một nhà nho yêu nước, sự suy sụp, đớn đau của dân tộc và sự ngang tàn của thực dân là một nỗi nhục nhã vô cùng

Hai câu thơ thực đối với hai câu luận làm nổi bật lên quan niệm sống của nhân vật trữ tình: ý thức trách nhiệm của cái tôi cá nhân, vai trò của cá nhân trong bối cảnh thời đại lịch sử của đất nước.

- Giọng thơ sâu lắng, tâm huyết mà sục sôi, hào hùng để khắc họa rõ nét khát vọng sống hào hùng, mãnh liệt của nhân vật trữ tình

Cách 2

- Hình tượng thiên nhiên :

+ Hình ảnh “con gió lớn” tượng trưng cho làn gió mới, con đường mới ở chân trời hy vọng, tác giả mong muốn có thể học hỏi nhiều điều từ Nhật Bản.

+ Cảnh tượng “Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi”, mang đến cho người đọc khung cảnh kỳ vĩ của thiên nhiên trong ngày người chí sĩ ra đi, thể hiện tầm vóc lớn lao, tâm hồn cao đẹp, kiêu hãnh, hùng tráng của người ra đi nổi bật hẳn lên trên cái nền sóng nước, mây trời.

- Nghệ thuật đối :

+ Hai câu thực : sự đối nhau hài hòa giữa sự vô hạn của thời gian và sự hữu hạn của đời người. Trong một trăm năm hữu hạn ấy, người nam nhi phải thực hiện được chí làm trai và cũng trong ngàn năm sau đó phải để lại được tiếng thơm cho đời

+ Hai câu luận : Sự đối nhau giữa sống và chết, cái tồn tại và không tồn tại. Khi non sông đã chết, sống cũng không ích gì. Sách Thánh Hiền còn đó nhưng không thể đấu lại súng đạn quân thù. Chính sự đối lập này đã thể hiện một tư tưởng vô cùng tiến bộ của Phan Bội Châu - một nhà Nho vốn đề cao tư tưởng Nho giáo.

- Giọng điệu : Giọng thơ nhiệt huyết, lay động này đã tiếp thêm sức mạnh, đã thổi bùng khát khao cho biết bao kẻ sĩ thời ấy có mong muốn thực hiện chí lớn vì sự nghiệp dân tộc của mình.

Cách 3

- Hình tượng thiên nhiên: Hình ảnh “trường phong” (ngọn gió dài), “thiên trùng bạch lãng” (ngàn đợt sóng bạc) tạo nên không gian rộng lớn, kì vĩ, phù hợp với hành động cao cả, tầm vóc phi thường của chủ thể trữ tình

- Nghệ thuật đối: Bài thơ sử dụng nghệ thuật đối một cách tinh tế, tạo nên sự tương phản mạnh mẽ giữa hai câu thực và hai câu luận. Sự đối lập giữa hai câu thực và hai câu luận tạo nên một sự tương phản mạnh mẽ, giúp làm nổi bật ý nghĩa của bài thơ.

- Bút pháp ước lệ và cường điệu: Bút pháp ước lệ được sử dụng để tạo ra một hình ảnh sống động và sinh động về tác giả và sự quyết tâm của ông. Cường điệu được sử dụng để tăng cường hiệu quả của thông điệp, làm cho nó trở nên mạnh mẽ và thuyết phục hơn

- Giọng điệu: Giọng điệu của bài thơ thể hiện sự tự tin, quyết tâm và lòng yêu nước sâu sắc của tác giả. Nó cũng thể hiện sự tương tác giữa tác giả và thế giới xung quanh, tạo ra một không gian sống động và đầy cảm xúc.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Phan Bội Châu cùng quê với nhà thơ nào dưới đây?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Tìm hiểu tác giả, bối cảnh thời đại và hoàn cảnh Phan Bội Châu sáng tác bài Lưu biệt khi xuất dương.

Xem lời giải >>
Bài 3 :

So sánh phần Phiên âm, Dịch nghĩa với phần Dịch thơ để thấy được điểm tương đồng và thay đổi giữa bản dịch và nguyên tác, từ đó hiểu sâu hơn bài thơ.

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Chú ý “chí làm trai” và quan niệm sống của nhân vật trữ tình.

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Nghệ thuật đối trong hai câu thực và hai câu luận có tác dụng gì?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

“Chí làm trai” của nhân vật trữ tình được thể hiện như thế nào trong hai câu đề?

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Phân tích quan niệm sống của nhân vật trữ tình được thể hiện qua hai câu thực và hai câu luận ( ý thức về cái tôi, quan niệm về vinh nhục, sự từ bỏ cái lỗi thời,…)

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Khát vọng của nhân vật trữ tình được thể hiện như thế nào ở hai câu kết?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Cảm nhận của em về nhân vật trữ tình trong bài thơ Lưu biệt khi xuất dương

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Quan niệm nhân sinh, lí tưởng sống được thể hiện trong bài thơ còn có ý nghĩa đối với thế hệ trẻ hiện nay không? Hãy chia sẻ suy nghĩ của em về vấn đề bằng một đoạn văn (10-12 dòng)

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Ý nào sau đây ĐÚNG khi nói về tác giả Phan Bội Châu?

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Dòng nào dưới đây nói đúng hoàn cảnh ra đời hài thơ “Xuất dương lưu biệt” của Phan Bội Châu?

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Dòng nào sau đây nói đúng năm sinh và năm mất của Phan Bội Châu?

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Địa danh nào sau đây là quê hương của Phan Bội Châu?

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Bài thơ nào dưới đây được sáng tác trong cảnh tù đày cũng đề cập đến chí làm trai giữa vũ trụ bao la?

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Chữ “hi kì” trong câu “Sinh vi nam tử yếu hi kì” nhấn mạnh điều gì trong những điều sau?

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Hình ảnh kì vĩ của bậc nam tử trong 4 câu thơ đầu được vẽ trên một tấm phông rất kì vĩ, tương xứng, đó là tấm phông nào?

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Âm hưởng hào hùng ở 2 câu kết suy cho cùng toát ra từ đâu?

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Nội dung chính của bài thơ là gì?

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Giá trị nghệ thuật của bài thơ là?

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Phan Bội Châu từng bị mắc tội gì trong thi cử?

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Với tội danh trên, Phan Bội Châu đã chịu hình phạt gì?

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Ông được dự khoa thi Hương năm bao nhiêu?

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Phan Bội Châu thường viết về đề tài gì?

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Chọn phương án đúng cho bài Lưu biệt khi xuất dương:

A. Thơ Đường luật thất ngôn, bát cú, luật trắc

B. Thơ Đường luật thất ngôn, tứ tuyệt, luật bằng

C. Thơ Đường luật thất ngôn, bát cú, luật bằng

D. Thơ Đường luật ngũ ngôn, bát cú, luật bằng

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Phân tích quan niệm sống của nhân vật trữ tình qua hai câu thực và câu luận bài Lưu biệt khi xuất dương (ý thức về cá nhân, quan niệm về vinh nhục, sự từ bỏ cái lỗi thời,...)

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Cảm nhận của em về hình tượng nhân vật trữ tình trong hai câu kết bài Lưu biệt khi xuất dương

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Phân tích tác dụng của các yếu tố nghệ thuật trong bài thơ: hình tượng thiên nhiên, nghệ thuật đối, bút pháp ước lệ và cường điệu, giọng điệu…

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về đoạn thơ sau trong bài nói Chơi xuân của Phan Bội Châu:

Giang sơn còn tô vẽ mặt nam nhi,

Sinh thời thế phải xoay nên thời thế.

Phùng xuân hội, may ra, ừ cũng dễ,

Nắm địa cầu vừa một tí con con!

Đạp toang hai cánh càn khôn

Đem xuân vẽ lại cho non nước nhà!

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Tìm đọc trong sách, Internet… các bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão, Chí làm trai của Nguyễn Công Trứ, chỉ ra sự giống và khác nhau về “chí làm trai” ở bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu với hai bài thơ đó.

Xem lời giải >>