Việt Bắc là một bài thơ hiện đại nhưng lại thấm đẫm chất dân gian. Hãy chỉ ra các biểu hiện của tính dân gian, tính hiện đại trong đoạn trích.
Đọc kĩ nội dung tác phẩm và tìm các biểu hiện tính dân gian, tính hiện đại trong đoạn trích
Cách 1
- Tính dân gian:
+ Phát huy nhiều thế mạnh của thể thơ lục bát truyền thống: Cấu tứ bài thơ là cấu tứ đối đáp trong ca dao với hai nhân vật trữ tình ta và mình.
+ Tác phẩm Việt Bắc còn thấm sâu nội dung tư tưởng, cảm xúc mang phong vị dân gian: đó là tình cảm gắn bó, chia sẻ nhau trong cảnh khó khăn, đề cao ân tình, đạo lý thủy chung...vốn là những nét đẹp của dân tộc Việt Nam thường thể hiện qua kho tàng văn học dân gian
+ Nhịp thơ uyển chuyển, linh hoạt, cân xứng, kết hợp hài hòa, dễ nhớ, thấm sâu vào tâm tư.
+ Tố Hữu đã sử dụng nhiều hình ảnh quen thuộc trong ca dao, dân ca nhưng lại thích hợp với khung cảnh và tâm trạng của những người kháng chiến
-Tính hiện đại: Nội dung hào hùng sử thi
+ Miêu tả bức tranh tứ bình nơi Việt Bắc: theo bút pháp cổ điển của bức tranh tứ bình trung đại (xuân, hạ, thu, đông), một câu tả hoa, một câu tả người.
→ Con người ở đây không phải là “ngư, tiều, canh, mục” mà là những con người lao động cụ thể về không gian, thời gian. Thiên nhiên hiện lên tươi đẹp, sinh động, đa màu sắc, được gợi lại bằng bút pháp chấm phá, đặc tả.
→ Con người hiện lên vừa cụ thể vừa phiếm chỉ; cần cù trong lao động, thủy chung trong kháng chiến.
+ Không miêu tả theo trình tự quy luật bốn mùa xuân – hạ – thu – đông: bắt đầu là mùa đông và kết thúc đoạn thơ bằng hình ảnh mùa thu: “Rừng thu trăng rọi hòa bình”. Mùa thu trong thơ cách mạng đã khoác lên màu áo mình một quan niệm mới: mùa của thắng lợi, mùa của hòa bình, được khởi sáng lên từ mùa thu Cách mạng tháng Tám, 1945.
Cách 2- Tính dân gian thể hiện qua :
+ Kết cấu : Bài thơ được kết cấu theo lối đối đáp thường thấy trong dân ca, ca dao.
+ Hình thức : Bài thơ được trình bày dưới hình thức câu lục bát – hình thức quen thuộc của ca dao.
+ Sử dụng từ ngữ : Đại từ nhân xưng “mình” - “ta” thường thấy trong ca dao
- Tính hiện đại thể hiện qua :
+ Lời thơ : đọc Việt Bắc ta không chỉ nhận thấy lời thơ bình lặng, da diết của ca dao, mà Việt Bắc là sự kết hợp giữa cái diết da của nỗi nhớ, cùng với sự hối hả, rộn ràng, thể hiện qua những câu hỏi dồn dập, nặng nghĩa, nặng tình.
+ Giọng điệu : giọng hùng ca, tình ca được khởi phát lên từ âm vang chiến thắng của dân tộc nên nhuốm hơi thở thời sự, mang không khí sử thi làm nên chất hiện đại cho bài thơ.
+ Ngắt nhịp : Ở một số câu thơ 8 chữ, Tố Hữu đã biến tấu cách ngắt nhịp của thể lục bát là 2/2/2/2 thành ngắt nhịp đôi 4/4. Chính điều đó làm cho nhịp thơ trở nên nhanh, khỏe, rộn ràng, xao động hơn : “Mười lăm năm ấy – thiết tha mặn nồng”; “Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn”
Các bài tập cùng chuyên đề
Con đường thơ của Tố Hữu được đánh dấu bằng 5 tập thơ chính. Sắp xếp nào sau đây đúng theo trình tự thời gian sáng tác của tập thơ đó?
Đáp án nào sau đây không phải nội dung thơ của Tố Hữu?
Nhận xét nào sau đây phù hợp với nội dung tập thơ Từ ấy của Tố Hữu?
Tố Hữu xuất thân trong một gia đình như thế nào?
Đáp án nào không phải phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu?
Bốn câu thơ sau là lời của ai?
“-Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?”
Bài thơ Việt Bắc được ra đời trong hoàn cảnh nào?
Vị trí của đoạn trích trong bài thơ Việt Bắc là:
Giá trị nội dung của bài thơ Việt Bắc là:
Bài thơ Việt Bắc được viết theo thể thơ nào?
Bài thơ Việt Bắc sử dụng lối đối đáp giao duyên của:
Việt Bắc sử dụng cặp đại từ xưng hô nào?
Tích vào đáp án không phải là giá trị nghệ thuật của bài thơ Việt Bắc:
Địa danh nào sau đây là quê hương của Tố Hữu?
Thơ ca Tố Hữu có sự thống nhất với?
Đâu là nhận xét đúng nhất về thơ Tố Hữu?
Bài thơ nào sau đây không phải là của nhà thơ Tố Hữu?
Tố Hữu nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm bao nhiêu?
Đâu là nhận định đúng về phong cách sáng tác của Tố Hữu?
“Mình”, “ta” trong bốn dòng thơ đầu là những ai?
Người ở lại đang gợi nhắc những kỉ niệm nào?
Những kỷ niệm nào đã sống lại theo nỗi nhớ của nhân vật trữ tình?
Hãy tưởng tượng bức tranh thiên nhiên và con người trong đoạn thơ này.
Những địa danh lịch sử và không khí chiến đấu, chiến thắng đã được tái hiện thế nào qua những vần thơ lục bát này?
Người ở lại muốn gửi tâm tư gì với người về?
Người về đã đáp lại những suy nghĩ của người ở lại thế nào?
Dựa vào hình thức trình bày của văn bản và sự xuất hiện luân phiên các từ xưng hô “mình”, “ta”, hãy xác định kết cấu của tác phẩm. Kết cấu đó gợi cho liên tưởng đến thể loại nào của văn học dân gian?
“Mình”, “ta” trong bài thơ này là những ai? Dựa vào yếu tố nào trong văn bản và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ để xác định điều đó?
Tâm trạng bao trùm của cả “mình” và “ta” trong đoạn trích là gì? Từ tâm trạng ấy, những kỉ niệm nào đã ùa về? ( Ví dụ: kỉ niệm về thiên nhiên Việt Bắc,…)
Hình tượng thiên nhiên, con người và cuộc sống kháng chiến ở Việt Bắc được nhà thơ khắc họa qua những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ nào? Hãy giải thích sự độc đáo hoặc nét đặc sắc của một trong các yếu tố nghệ thuật đó.