Hình tượng thiên nhiên, con người và cuộc sống kháng chiến ở Việt Bắc được nhà thơ khắc họa qua những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ nào? Hãy giải thích sự độc đáo hoặc nét đặc sắc của một trong các yếu tố nghệ thuật đó.
Tìm các chi tiết miêu tả thiên nhiên, con người và cuộc sống kháng chiến ở Việt Bắc
Cách 1
Hình tượng thiên nhiên, con người và cuộc sống kháng chiến ở Việt Bắc được nhà thơ khắc họa sinh động qua những yếu tố nghệ thuật đặc sắc:
- Ngôn ngữ thơ, hình ảnh thơ đặc sắc:
+ Miêu tả thiên nhiên nơi núi rừng Việt Bắc: bức tranh tứ bình được miêu tả theo một kết cấu đặc biệt đông- xuân- hạ- thu
Mùa đông:
- “Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi”: Sắc xanh trầm lắng tĩnh tại của rừng già được điểm xuyết thêm bằng sắc đỏ của hoa chuối.
- “Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”: hình ảnh tia nắng ánh lên từ con dao gài thắt lưng → dáng vẻ khỏe khoắn, lớn lao của người lao động, với tâm thế làm chủ thiên nhiên, cuộc sống
Mùa xuân:
- “Ngày xuân mơ nở trắng rừng”: cụm từ trắng rừng nhấn mạnh sắc trắng tinh khiết của hoa mơ mở ra một không gian bao la, thoáng mát và tràn đầy sức sống
- Người lao động hiện lên với vẻ đẹp tài hoa, khéo léo và cần mẫn: “Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”, “chuốt từng sợi giang”
Mùa hạ:
- “ve kêu rừng phách đổ vàng”: Màu vàng rực của thiên nhiên dường như chuyển đột ngột qua từ “đổ” hòa quyện với tiếng ve kêu khiến cho cảnh thêm sinh động, có hồn và tưng bừng hơn.
- “Nhớ cô em gái hái măng một mình”: hình ảnh cô gái hái măng một mình thể hiện sự chăm chỉ, chịu thương chịu khó của con người Việt Bắc.
Mùa thu:
- “rừng thu trăng rọi hòa bình”: ánh trăng Việt Bắc mùa thu vô cùng yên bình, trong trẻo hòa vào khung cảnh đó là tiếng hát ân tình thủy chung của người dân dạt dào tình cảm.
+ Cuộc sống kháng chiến ở Việt Bắc: “miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai” : diễn tả cuộc sống kháng chiến vô cùng gian khổ và vô cùng thiếu thốn.
→ Giữa cái nghèo khổ và cơ cực ấy, nhân dân Việt Bắc vẫn một lòng thủy chung, lúc nào cũng kề vai sát cánh cùng cán bộ cách mạnh chiến đấu với một lòng căm thù giặc sâu sắc.
-Tố Hữu đã sử dụng nhiều biện pháp tu từ nghệ thuật để nâng cao, tôn vinh tầm vóc, tư thế anh hùng của đất nước và nhân dân.
+ Biện pháp liệt kê
+ Biện pháp ẩn dụ: “đậm đà lòng son", một hình ảnh ẩn dụ rất đẹp ca ngợi tấm lòng đẹp của người dân Việt Bắc
+ Biện pháp hoán dụ “ núi núi nhớ ai”: rừng núi chính là hình ảnh người ở lại, còn đại từ ai là chỉ người cán bộ về xuôi, nhằm nhấn mạnh tình cảm thắm thiết và nỗi nhớ da diết của nhân dân Việt Bắc đối với những người kháng chiến, với Đảng và chính phủ.
Cách 2- Hình tượng thiên nhiên, con người và cuộc sống kháng chiến ở Việt Bắc đã được nhà thơ khắc hoạ qua :
+ Từ ngữ : Các động từ mạnh : rầm rập, rung , bật thể hiện sức mạnh vô địch của đoàn quân, tạo không khí chiến trận. Kết hợp từ láy : điệp điệp, trùng trùng tạo khí thế mạnh mẽ không thể ngăn cản của đoàn quân.
+ Hình ảnh : Thiên nhiên : rừng nứa bờ tre ; Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê, rừng xanh hoa chuối, ve kêu rừng phách. Con người : người mẹ địu con lễ rẫy bẻ từng bắp ngô; lớp học i tờ; dao gài thắt lưng, nhớ người đan nón, cô em gái hái măng
+ Biện pháp tu từ : So sánh, điệp từ, điệp cú pháp, liệt kê, nhân hóa
→ Nét đặc sắc của biện pháp điệp từ kết hợp điệp cú pháp :
- Điệp cấu trúc : “mình đi, có nhớ…”; “Mình về, có nhớ…”. Tạo âm hưởng ngân vang, như một lời khắc khoải da diết, nhấn mạnh vào nỗi nhớ son sắt của người ra đi và người ở lại.
- Phép điệp từ : “nhớ” nhấn mạnh nỗi nhớ, cảm xúc của người ra đi vẫn luôn hướng về những năm tháng vất vả, gian lao ở quá khứ.
- Điệp từ “vui” thể hiện niềm vui to lớn, không khí chiến thắng vang rộn toàn dân, cả đất nước hân hoan hạnh phúc trước chiến thắng của dân tộc.
Cách 3Nhà thơ Tố Hữu đã khắc họa hình tượng thiên nhiên, con người và cuộc sống kháng chiến ở Việt Bắc qua những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ độc đáo và phong phú
-Từ ngữ và hình ảnh: Nhà thơ sử dụng từ ngữ giản dị, mộc mạc, giàu hình ảnh, tạo nên sự gần gũi, hòa hợp với thiên nhiên. Ví dụ, hình ảnh “rừng xanh hoa chuối đỏ tươi” tạo nên sự sáng rực của khu rừng Việt Bắc. Hình ảnh “đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng” làm nổi bật nên sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của con người Việt Bắc.
-Biện pháp tu từ: Nhà thơ đã sử dụng nhiều biện pháp tu từ khéo léo để làm phong phú và sinh động cho bài thơ.
-Điệp từ “nhớ” diễn tả nỗi nhớ tràn đầy, tha thiết
-Hoán dụ “áo chàm” chỉ người dân Việt Bắc, diễn tả tình cảm quân dân gắn bó, tha thiết
-So sánh: “Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu” và “Đêm đêm rầm rập như là đất rung”.
Một trong những yếu tố nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ này là việc sử dụng biện pháp tu từ “hoán dụ”. Nhà thơ đã sử dụng hoán dụ “áo chàm” để chỉ người Việt Bắc. Điều này không chỉ tạo ra một hình ảnh sinh động và gần gũi về người dân Việt Bắc, mà còn phản ánh sự gắn bó sâu sắc, tha thiết giữa quân và dân trong cuộc kháng chiến. Điều này giúp tăng cường sự hiệu quả truyền tải thông điệp của bài thơ, đồng thời tạo ra một nét độc đáo trong phong cách thơ của Tố Hữu
Các bài tập cùng chuyên đề
Con đường thơ của Tố Hữu được đánh dấu bằng 5 tập thơ chính. Sắp xếp nào sau đây đúng theo trình tự thời gian sáng tác của tập thơ đó?
Đáp án nào sau đây không phải nội dung thơ của Tố Hữu?
Nhận xét nào sau đây phù hợp với nội dung tập thơ Từ ấy của Tố Hữu?
Tố Hữu xuất thân trong một gia đình như thế nào?
Đáp án nào không phải phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu?
Bốn câu thơ sau là lời của ai?
“-Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?”
Bài thơ Việt Bắc được ra đời trong hoàn cảnh nào?
Vị trí của đoạn trích trong bài thơ Việt Bắc là:
Giá trị nội dung của bài thơ Việt Bắc là:
Bài thơ Việt Bắc được viết theo thể thơ nào?
Bài thơ Việt Bắc sử dụng lối đối đáp giao duyên của:
Việt Bắc sử dụng cặp đại từ xưng hô nào?
Tích vào đáp án không phải là giá trị nghệ thuật của bài thơ Việt Bắc:
Địa danh nào sau đây là quê hương của Tố Hữu?
Thơ ca Tố Hữu có sự thống nhất với?
Đâu là nhận xét đúng nhất về thơ Tố Hữu?
Bài thơ nào sau đây không phải là của nhà thơ Tố Hữu?
Tố Hữu nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm bao nhiêu?
Đâu là nhận định đúng về phong cách sáng tác của Tố Hữu?
“Mình”, “ta” trong bốn dòng thơ đầu là những ai?
Người ở lại đang gợi nhắc những kỉ niệm nào?
Những kỷ niệm nào đã sống lại theo nỗi nhớ của nhân vật trữ tình?
Hãy tưởng tượng bức tranh thiên nhiên và con người trong đoạn thơ này.
Những địa danh lịch sử và không khí chiến đấu, chiến thắng đã được tái hiện thế nào qua những vần thơ lục bát này?
Người ở lại muốn gửi tâm tư gì với người về?
Người về đã đáp lại những suy nghĩ của người ở lại thế nào?
Dựa vào hình thức trình bày của văn bản và sự xuất hiện luân phiên các từ xưng hô “mình”, “ta”, hãy xác định kết cấu của tác phẩm. Kết cấu đó gợi cho liên tưởng đến thể loại nào của văn học dân gian?
“Mình”, “ta” trong bài thơ này là những ai? Dựa vào yếu tố nào trong văn bản và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ để xác định điều đó?
Tâm trạng bao trùm của cả “mình” và “ta” trong đoạn trích là gì? Từ tâm trạng ấy, những kỉ niệm nào đã ùa về? ( Ví dụ: kỉ niệm về thiên nhiên Việt Bắc,…)
Việt Bắc là một bài thơ hiện đại nhưng lại thấm đẫm chất dân gian. Hãy chỉ ra các biểu hiện của tính dân gian, tính hiện đại trong đoạn trích.