Bài 9. Đo tốc độ Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7>
Hãy mô tả cách tiến hành kiểm tra chạy cự li ngắn 60 m của các em trong môn Giáo dục thể chất. Cách tiến hành này có gì giống và khác với cách đo tốc độ được trình bày trong SGK?
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
9.1
Hãy mô tả cách tiến hành kiểm tra chạy cự li ngắn 60 m của các em trong môn Giáo dục thể chất. Cách tiến hành này có gì giống và khác với cách đo tốc độ được trình bày trong SGK?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về đo tốc độ
Lời giải chi tiết:
- Kiểm tra chạy cự li ngắn 60 m của các em trong môn Giáo dục thể chất có thể tiến hành như sau:
+ Lập bảng ghi (tên học sinh, quãng đường, thời gian)
+ Đo độ dài của quãng đường để xác định vạch xuất phát và vạch đích (cách nhau 60m)
+ Đo thời gian chạy ghi kết quả vào bảng.
- So sánh cách kiểm tra chạy cự li ngắn 60 m với cách đo tốc độ được trình bày trong SGK:
So sánh |
Cách đo tốc độ dùng đồng hồ bấm giây |
Cách tiến hành kiểm tra chạy cự li ngắn 60m |
Giống nhau |
- Đều cần dùng thước đo độ dài quãng đường s. Xác định vạch xuất phát và vạch đích. - Đều dùng đồng hồ bấm giây đo thời gian chuyển động. |
|
Khác nhau |
- Cần tính tốc độ dựa vào công thức v=stv=st |
- Không cần tính tốc độ chuyển động, chỉ cần đánh giá yếu tố thời gian (thời gian chạy càng ngắn thì người chạy càng nhanh). |
- Thực hiện 3 lần để lấy giá trị trung bình. |
- Không thể thực hiện phép đo nhiều lần vì sau mỗi lần chạy sức lực của con người sẽ giảm làm kết quả sai lệch. |
9.2
Hãy dựa vào Hình 9.3 SGK KHTN 7 để mô tả sơ lược cách đo tốc độ dùng cổng quang điện và đồng hồ đo thời gian hiện số khi viên bi chuyển động từ cổng quang điện (3) đến cổng quang điện (4).
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về đo tốc độ
Lời giải chi tiết:
Mô tả sơ lược cách đo tốc độ dùng cổng quang điện và đồng hồ hiện số:
+ Khi xe qua cổng quang điện (3) thì đồng hồ hiện số bắt đầu chạy.
+ Khi xe qua cổng quang điện (4) thì đồng hồ hiện số dừng chạy và hiển thị thời gian từ đó xác định được thời gian t mà xe chạy từ cổng quang điện (3) đến cổng quang điện (4).
+ Dùng thước đo khoảng cách từ cổng A đến cổng B để được quãng đường s.
+ Từ đó tính \(v = \frac{s}{t}\)
9.3
Camera của thiết bị “bắn tốc độ” ở Hình 9.4 SGK KHTN 7 ghi và tính được thời gian ô tô chạy từ vạch mốc 1 sang vạch mốc 2 cách nhau 5 m là 0,35 s
a) Hỏi tốc độ của ô tô bằng bao nhiêu?
b) Nếu tốc độ giới hạn của cung đường là 60 km/h thì ô tô này có vượt quá tốc độ giới hạn không?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về đo tốc độ
Lời giải chi tiết:
Tóm tắt
s = 5 m
t = 0,35 s
a) v = ?
b) vmax = 60 km/h, ô tô có vượt quá tốc độ giới hạn không?
Bài giải
a) Tốc độ của ô tô là:
\(v = \frac{s}{t} = \frac{5}{{0,35}} = \frac{{100}}{7}m/s = \frac{{100}}{7}.3,6km/h \simeq 51,43km/h\)
b) Ta có 51,43 km/h < 60 km/h
Vậy tốc độ của ô tô không vượt quá tốc độ giới hạn của cung đường.
9.4
Người lái xe ô tô cần phải làm gì để tốc độ ô tô của mình không vượt quá tốc độ giới hạn?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về đo tốc độ
Lời giải chi tiết:
Để tốc độ ô tô của mình không vượt quá tốc độ giới hạn, người lái xe ô tô cần phải:
- Quan sát các biển báo
- Kiểm tra đồng hồ tốc độ thường xuyên
- Tập trung khi lái xe
- Hiểu rõ giới hạn tốc độ là mức giới hạn chứ không phải mục tiêu cần đạt.
- Di chuyển chậm trong khu dân cư.
9.5
Một người đi xe đạp muốn biết tốc độ đi xe đạp của mình nên đã đi từ cột cây số 8 đến cột cây số 10 và dùng đồng hồ đeo tay để đo thời gian hết 12 min. Hỏi tốc độ của người đi xe đạp là bao nhiêu?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về đo tốc độ
Lời giải chi tiết:
Tóm tắt
S = cột cây số 10 – cột cây số 8 = 10 – 8 = 2 km = 2000 m
t = 12 min = 12 . 60 = 720 s
Bài giải
Tốc độ của người đi xe đạp là
\(v = \frac{s}{t} = \frac{{2000}}{{720}} \approx 2,78\,m/s\)
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 7 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 20. Chế tạo nam châm điện đơn giản Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7
- Bài 19. Từ trường Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7
- Bài 18. Nam châm Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7
- Bài 17. Ảnh hưởng của vật qua gương phẳng Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7
- Bài 16. Sự phản xạ ánh sáng Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7
- Bài 20. Chế tạo nam châm điện đơn giản Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7
- Bài 19. Từ trường Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7
- Bài 18. Nam châm Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7
- Bài 17. Ảnh hưởng của vật qua gương phẳng Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7
- Bài 16. Sự phản xạ ánh sáng Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7