Bài 18. Nam châm Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7>
Đưa nam châm thẳng và nam châm hình chữ U lại gần các vật sắt, thép, đồng, nhôm, gỗ (Hình 18.2 SGK KHTN 7).
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
18.1
Đưa nam châm thẳng và nam châm hình chữ U lại gần các vật sắt, thép, đồng, nhôm, gỗ (Hình 18.2 SGK KHTN 7).
a) Hai đầu nam châm hút vật liệu nào và không hút vật liệu nào?
b) Các vật liệu đặt ở đầu hay ở giữa của nam châm thì bị hút mạnh nhất?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về Nam châm
Lời giải chi tiết:
a, Hai đầu nam châm hút vật liệu là sắt, thép và không hút vật liệu là gỗ, đồng, nhôm.
b, Các vật liệu đặt ở hai đầu của nam châm thì bị hút mạnh nhất.
18.2
Qua hai thí nghiệm ở mục I SGK KHTN 7:
1. Một đầu kim luôn chỉ hướng …, một đầu kim luôn chỉ hướng ….
2. Từ kết quả các thí nghiệm có thể rút ra các tính chất gì của nam châm?
3. Nêu cách dùng kim nam châm xác định các hướng Nam, Bắc, Đông, Tây ở trong phòng học.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về Nam châm
Lời giải chi tiết:
1. Một đầu kim luôn chỉ hướng Bắc, một đầu kim luôn chỉ hướng Nam.
2. Từ kết quả các thí nghiệm có thể rút ra nam châm có tính chất từ.
3. Khi kim nam châm nằm cân bằng:
+ Đầu kim nam châm màu đỏ chỉ về đâu thì đó là hướng Bắc.
+ Đầu kim nam châm màu xanh (hoặc trắng) chỉ về đâu thì đó là hướng Nam.
+ Hướng Đông nằm phía bên phải hướng Bắc - Nam.
+ Hướng Tây nằm phía bên trái hướng Bắc - Nam.
18.3
Làm thế nào để xác định cực Bắc và cực Nam của một nam châm khi trên nam châm này không đánh dấu cực?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về Nam châm
Lời giải chi tiết:
Ta có thể xác định cực Bắc và cực Nam của một nam châm khi trên nam châm này không đánh dấu cực như sau:
- Cách 1: Đặt nam châm trên miếng xốp rồi thả vào chậu nước, sao cho nam châm nổi trên mặt nước. Nam châm sẽ quay tự do, đến khi nằm cân bằng trên mặt nước thì:
+ Một đầu của nam châm hướng về phía Bắc => đó là cực Bắc của nam châm.
+ Đầu còn lại hướng về phía Nam => đó là cực Nam của nam châm.
- Cách 2: Treo nam châm bằng một sợi dây chỉ mềm sao cho thanh nam châm nằm ngang. Nam châm sẽ quay tự do, đến khi nằm cân bằng thì:
+ Một đầu của nam châm hướng về phía Bắc => đó là cực Bắc của nam châm.
+ Đầu còn lại hướng về phía Nam => đó là cực Nam của nam châm.
- Cách 3: Sử dụng một thanh nam châm khác đã được đánh dấu hai cực.
+ Đưa cực Bắc của thanh nam châm này lại gần 1 trong 2 cực của thanh nam châm cần xác định, nếu hai thanh nam châm hút nhau thì cực bị hút của thanh nam châm này là cực Nam, cực còn lại là cực Bắc.
- Ngược lại đẩy nhau thì xác định được cực đó là cực Bắc và cực còn lại là cực Nam.
18.4
Qua thí nghiệm có thể rút ra kết luận gì về sự tương tác giữa hai nam châm?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về Nam châm
Lời giải chi tiết:
Khi đưa hai thanh nam châm lại gần nhau, nếu hai cực cùng tên thì đẩy nhau, hai cực khác tên thì hút nhau.
18.5
Từ thí nghiệm, rút ra nhận xét gì về tác dụng của một nam châm lên một kim nam châm?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về Nam châm
Lời giải chi tiết:
Kim nam châm đặt gần nam châm sẽ chịu tác dụng của nam châm làm cho kim nam châm nằm theo một hướng xác định.
18.6
Hãy khoanh vào từ “Đúng” hoặc “Sai” các câu dưới đây nói về nam châm
STT |
Nói về nam châm |
Đánh giá |
|
1 |
Nam châm hút được tất cả các vật bằng kim loại. |
Đúng |
Sai |
2 |
Nam châm nào cũng có 2 cực: một cực gọi là cực Bắc, một cực gọi là cực Nam. |
Đúng |
Sai |
3 |
Hai nam châm cứ để gần nhau là hút nhau. |
Đúng |
Sai |
4 |
Kim nam châm đặt gần một nam châm luôn luôn nằm thăng bằng theo một hướng xác định. |
Đúng |
Sai |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về Nam châm
Lời giải chi tiết:
STT |
Nói về nam châm |
Đánh giá |
|
1 |
Nam châm hút được tất cả các vật bằng kim loại. |
Đúng |
|
2 |
Nam châm nào cũng có 2 cực: một cực gọi là cực Bắc, một cực gọi là cực Nam. |
Sai |
|
3 |
Hai nam châm cứ để gần nhau là hút nhau. |
Đúng |
|
4 |
Kim nam châm đặt gần một nam châm luôn luôn nằm thăng bằng theo một hướng xác định. |
Sai |
18.7
Một thanh nam châm bị gãy làm hai thì
A. một nửa là cực Bắc, một nửa là cực Nam.
B. cả hai nửa đều mất từ tính.
C. mỗi nửa đều là một nam châm có hai cực Bắc – Nam.
D. hai nửa này sẽ tự hút nhau, trở thanh một nam châm ban đầu.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về Nam châm
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: C
Một thanh nam châm bị gãy làm hai thì mỗi nửa là một thanh nam châm độc lập và có hai cực Bắc – Nam.
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 7 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 20. Chế tạo nam châm điện đơn giản Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7
- Bài 19. Từ trường Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7
- Bài 18. Nam châm Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7
- Bài 17. Ảnh hưởng của vật qua gương phẳng Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7
- Bài 16. Sự phản xạ ánh sáng Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7
- Bài 20. Chế tạo nam châm điện đơn giản Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7
- Bài 19. Từ trường Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7
- Bài 18. Nam châm Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7
- Bài 17. Ảnh hưởng của vật qua gương phẳng Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7
- Bài 16. Sự phản xạ ánh sáng Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7