Bài 10. Đồ thị quãng đường - thời gian Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7>
Hãy dựa vào Bảng 10.1 SGK KHTN 7 để trả lời các câu hỏi sau:
10.1
Hãy dựa vào Bảng 10.1 SGK KHTN 7 để trả lời các câu hỏi sau:
a) Trong 3 h đầu, ô tô chạy với tốc độ bao nhiêu km/h?
b) Trong khoảng thời gian nào thì ô tô dừng lại để hành khách nghỉ ngơi?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về Đồ thị quãng đường - thời gian
Lời giải chi tiết:
a) Trong 3 h đầu, ô tô chạy với tốc độ là: \(v = \frac{s}{t} = \frac{{180}}{3} = 60km/h\)
b)Trong khoảng thời gian từ 3 h đến 4 h tiếp theo thì ô tô dừng lại để hành khách nghỉ ngơi vì quãng đường trong khoảng thời gian này không thay đổi.
10.2
Đồ thị quãng đường – thời gian trong 4 h đầu của ô tô trong Bảng 10.1 SGK KHTN 7 được vẽ như hình dưới đây. Xác định các điểm E và G lần lượt tương ứng với quãng đường đi được sau 5 h và 6 h; vẽ các đường nối hai điểm D và E, hai điểm E và G trong hình. Nhận xét về các đường nối này.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về Đồ thị quãng đường - thời gian
Lời giải chi tiết:
Từ bảng số liệu 10.1 dưới đây ta xác định được các điểm E và G như ở đồ thị.
Nhận xét: Các đường nối này là đường thẳng nằm nghiêng.
10.3
Từ đồ thị ở Hình 10.2 SGK KHTN 7:
a) Mô tả lại bằng lời chuyển động của ô tô trong 4 h đầu.
b) Xác định tốc độ của ô tô trong 3 h đầu.
c) Xác định quãng đường ô tô đi được sau 1 h 30 min từ khi khởi hành.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về Đồ thị quãng đường - thời gian
Lời giải chi tiết:
a) Mô tả bằng lời chuyển động của ô tô trong 4 h đầu:
Trong 3 h đầu tiên, ô tô đi được quãng đường 180 km. Sau đó, 1 h tiếp theo ô tô dừng lại để hành khách nghỉ ngơi.
b)Tốc độ của ô tô trong 3 h đầu là: 180 : 3 = 60 (km/h)
c)Quãng đường ô tô đi được sau 1 h 30 min từ khi khởi hành là
s = 60 . 1,5 = 90 km.
10.4
Lúc 6 h sáng, bạn A đi bộ từ nhà ra công viên để tập thể dục cùng các bạn. Trong 15 min đầu, A đi thong thả được 1000 m thì gặp B. A đứng lại nói chuyện với B trong 5 min. Chợt A nhớ ra là các bạn hẹn mình bắt đầu tập thể dục ở công viên vào lúc 6 h 30 min nên vội vã đi nốt 1000 m còn lại và đến công viên vào đúng lúc 6 h 30 min.
a) Vẽ đồ thị quãng đường – thời gian của bạn A trong suốt hành trình 30 min đi từ nhà đến công viên.
- Lập bảng ghi quãng đường đi được theo thời gian:
Thời gian (s) |
||||
Quãng đường (m) |
- Vẽ đồ thị quãng đường – thời gian:
b) Xác định tốc độ của bạn A trong 15 min đầu và 10 min cuối của hành trình.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về Đồ thị quãng đường - thời gian
Lời giải chi tiết:
a) Bảng ghi quãng đường đi được theo thời gian:
Thời gian (s) |
0 |
15 min |
20 min |
30 min |
Quãng đường (m) |
0 |
1000 |
1000 |
2000 |
Đồ thị quãng đường – thời gian:
b)
- Dựa vào đồ thị, ta thấy trong 15 phút đầu bạn A đi được quãng đường 1000 m.
Tốc độ của bạn A trong 15 min đầu là: \(v = \frac{s}{t} = \frac{{1000}}{{15.60}} \approx 1,11m/s\)
- Trong 10 phút cuối (từ phút thứ 20 tới phút thứ 30) bạn A đi được quãng đường là 1000 m.
Tốc độ của bạn A trong 10 min cuối là: \(v = \frac{s}{t} = \frac{{1000}}{{5.60}} \approx 3,33m/s\)
10.5
Một ô tô chuyển động thẳng trên ba đoạn đường. Đoạn đường thứ nhất chạy với tốc độ 15 m/s, đoạn đường thứ hai chạy với tốc độ 10 m/s và đoạn đường thứ ba chạy với tốc độ 5 m/s, mỗi đoạn đường đều chạy hết 10 min.
a) Vẽ đồ thị quãng đường – thời gian của chuyển động.
b) Muốn ô tô chạy hết ba đoạn đường nói trên với tốc độ không đổi trong 20 min thì tốc độ của ô tô phải bằng bao nhiêu?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về Đồ thị quãng đường - thời gian
Lời giải chi tiết:
Tóm tắt
a) Vẽ đồ thị s – t
b) t = 20 min, s = s1 + s2 + s3 (m) thì v = ?
Bài giải
a) Bảng ghi quãng đường đi được (s) theo thời gian (t):
t (min) |
0 |
10 |
20 |
30 |
s (m) |
0 |
9000 |
15000 |
18000 |
Đồ thị quãng đường – thời gian
b) Muốn ô tô chạy hết ba đoạn đường nói trên với tốc độ không đổi trong 20 min thì tốc độ của ô tô phải bằng \(v = \frac{s}{t} = \frac{{18000}}{{20.60}} = 15\,m/s\)
10.6
Hình bên biểu diễn đồ thị quãng đường – thời gian của hai xe ô tô đi từ địa điểm A đến địa điểm B. Đoạn thẳng (I) là đồ thị quãng đường – thời gian của xe ô tô tải. Đoạn thẳng (II) là đồ thị quãng đường – thời gian của xe ô tô con. Dựa vào đồ thị hãy mô tả chuyển động của hai ô tô nói trên.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về Đồ thị quãng đường - thời gian
Lời giải chi tiết:
Dựa vào đồ thị ta thấy:
+ Chuyển động của hai xe ô tô là chuyển động thẳng đều vì đường biểu diễn của cả hai xe đều là đường thẳng nằm nghiêng.
+ Tốc độ của xe ô tô con (II) lớn hơn tốc độ của xe ô tô tải (I) vì xe (II) xuất phát sau xe (I) một giờ mà cả hai xe cùng gặp nhau lúc 3 h tại vị trí 120 km.
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 7 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 20. Chế tạo nam châm điện đơn giản Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7
- Bài 19. Từ trường Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7
- Bài 18. Nam châm Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7
- Bài 17. Ảnh hưởng của vật qua gương phẳng Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7
- Bài 16. Sự phản xạ ánh sáng Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7
- Bài 20. Chế tạo nam châm điện đơn giản Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7
- Bài 19. Từ trường Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7
- Bài 18. Nam châm Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7
- Bài 17. Ảnh hưởng của vật qua gương phẳng Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7
- Bài 16. Sự phản xạ ánh sáng Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7