Bài 3. Nguyên tố hóa học trang 14, 15, 16 Vở thực thành khoa học tự nhiên 7>
Thực hiện hoạt động Nhận biết nguyên tố hóa học dựa vào số proton trong SGK KHTN 7 và trả lời câu hỏi: 1. Em có thể xếp được bao nhiêu ô vuông? Trong tự nhiên, có một số loại nguyên tử mà trong hạt nhân cùng có một proton nhưng có thể có số neutron khác nhau: không có neutron, có một hoặc hai neutron.
CH tr 14 3.1
Thực hiện hoạt động Nhận biết nguyên tố hóa học dựa vào số proton trong SGK KHTN 7 và trả lời câu hỏi:
1. Em có thể xếp được bao nhiêu ô vuông?
2. Các nguyên tử nào thuộc cùng một nguyên tố hóa học?
Phương pháp giải:
Dựa vào
Các nguyên tử có cùng số proton sẽ thuộc cùng 1 nguyên tố
Lời giải chi tiết:
1.
Các nguyên tử có cùng số proton sẽ thuộc cùng 1 nguyên tố.
CH tr 14 3.2
Trong tự nhiên, có một số loại nguyên tử mà trong hạt nhân cùng có một proton nhưng có thể có số neutron khác nhau: không có neutron, có một hoặc hai neutron. Hãy giải thích tại sao các loại nguyên tử này đều thuộc về một nguyên tố hóa học là hydrogen.
Phương pháp giải:
Dựa vào
- Các nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân đều thuộc cùng một nguyên tố hóa học.
- Các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học có thể có số neutron khac nhau.
Lời giải chi tiết:
- Nguyên tố Hydrogen có 1 proton trong hạt nhân.
- Các nguyên tử có số neutron khác nhau: 0 neutron, 1 hoặc 2 neutron nhưng trong hạt nhân đều cùng có 1 proton
CH tr 15 3.3
Số hiệu nguyên tử oxygen là 8. Số proton trong hạt nhân nguyên tử của nguyên tố oxygen là bao nhiêu?
Phương pháp giải:
Dựa vào
Số proton trong hạt nhân chính là số hiệu nguyên tử.
Lời giải chi tiết:
- Số proton trong hạt nhân chính là số hiệu nguyên tử.
CH tr 15 3.4
Nguồn gốc tên gọi của một số nguyên tố có nhiều ứng dụng trong cuộc sống: đồng, sắt và nhôm.
Phương pháp giải:
Dựa vào
Tên gọi copper của đồng có xuất xứ tiếng Latin cyprium (tên hòn đảo).
- Tên nhôm có nguồn gốc từ tên cổ của phèn (là kali nhôm sunfat).
- Iron (sắt) có xuất xứ Latin từ ferrum, nghĩa là kim loại. Kí hiệu hóa học cho sắt – Fe.
Lời giải chi tiết:
- Tên gọi copper của đồng có xuất xứ tiếng Latin cyprium, theo tên hòn đảo Cyprus, đó là hải cảng xuất khẩu đồng quan trọng vào thời xa xưa. Tên gọi sau đó được rút gọn thành cuprum, đó là gốc gác của kí hiệu nguyên tố Cu của đồng.
- Tên nhôm có nguồn gốc từ tên cổ của phèn (là kali nhôm sunfat), có tên tiếng anh là aluminum, kí hiệu Al.
- Iron (sắt) là một từ Anglo-Saxon. Kí hiệu hóa học cho sắt - Fe, có xuất xứ Latin từ ferrum, nghĩa là kim loại.
CH tr 15 3.5
Quan sát các đồ vật đã chuẩn bị trong hoạt động Nhận biết nguyên tố hóa học có mặt xung quanh ta.
1. Hãy đọc tên những nguyên tố hóa học mà em biết trong các đồ vật trên.
2. Viết kí hiệu hóa học và nêu một số ứng dụng của những nguyên tố hóa học đó.
Đồ vật |
Nguyên tố hóa học |
Kí hiệu hóa học |
Ứng dụng của nguyên tố hóa học |
|
|
|
|
|
|
|
|
Phương pháp giải:
Dựa vào
Tham khảo Bảng 3.1 trang 21.
Lời giải chi tiết:
Đồ vật |
Nguyên tố hóa học |
Kí hiệu hóa học |
Ứng dụng của nguyên tố hóa học |
Dây đồng |
Copper |
Cu |
Làm dây điện, đúc tượng, đúc chuông, chi tiết máy, chế tạo các thiết bị dùng trong công nghiệp đóng tàu biển. |
Thước nhôm |
Aluminium |
Al |
Làm xoong, nồi; làm vật liệu chế tạo máy bay, ô tô, tên lửa…; trang trí nội thất; hàn đường ray. |
CH tr 16 3.6
Đọc thông tin trong Bảng 3.1 SGK KHTN 7 và trả lời câu hỏi:
1. Hãy tìm nguyên tố có kí hiệu chỉ gồm một chữ cái và nguyên tố có kí hiệu gồm hai chữ cái. Kí hiệu nguyên tố nào không liên quan tới tên IUPAC của nó?
2. Hãy viết tên một số nguyên tố có trong thành phần không khí.
Phương pháp giải:
Dựa vào
1. Đọc thông tin Bảng 3.1.
2. Thành phần không khí: oxygen, nitrogen…
Lời giải chi tiết:
1.
- Nguyên tố có kí hiệu chỉ gồm 1 chữ cái: hydrogen, boron, carbon, nitrogen, oxygen, fluorine, phosphorus, sulfur, potassium.
- Nguyên tố có kí hiệu gồm 2 chữ cái: helium, lithium, beryllium, neon, sodium, magnesium, aluminium, silicon, chlorine, argon, calcium.
- Kí hiệu nguyên tố không liên quan tới tên IUPAC: sodium (Na), potassium (K).
2.
Một số nguyên tố có trong thành phần không khí: nitrogen (N), oxygen (O), argon (Ar).
CH tr 16 3.7
Hãy cho biết tại sao người ta gọi nguyên tố có số điện tích hạt nhân bằng 4 là helium.
Phương pháp giải:
Dựa vào
Số đơn vị điện tích hạt nhân, kí hiệu là Z, bằng tổng số hạt proton có trong hạt nhân.
Lời giải chi tiết:
Số đơn vị điện tích hạt nhân, kí hiệu là Z, bằng tổng số hạt proton có trong hạt nhân.
Đề sai, helium có số điện tích hạt nhân là 2.
CH tr 16 3.8
Một nguyên tố là kim loại nhẹ, dẻo, sáng bạc, được sử dụng nhiều trong cuộc sống ( làm xoong nồi, khung cửa, máy bay…).Hãy cho biết tên và kí hiệu hoá học của nguyên tố.
Phương pháp giải:
Dựa vào
Dữ kiện đề bài cho là kim loại nhẹ, dẻo, sáng bạc và được dùng nhiều trong cuộc sống => Liên hệ hiểu biết tìm ra được kim loại
Lời giải chi tiết:
Kim loại nhẹ, dẻo, sáng bạc và được dùng nhiều trong cuộc sống ( làm xoong nồi, khung cửa, máy bay…) có tên gọi là Aluminium (Nhôm).
Kí hiệu hoá học: Al
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 7 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 20. Chế tạo nam châm điện đơn giản Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7
- Bài 19. Từ trường Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7
- Bài 18. Nam châm Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7
- Bài 17. Ảnh hưởng của vật qua gương phẳng Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7
- Bài 16. Sự phản xạ ánh sáng Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7
- Bài 20. Chế tạo nam châm điện đơn giản Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7
- Bài 19. Từ trường Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7
- Bài 18. Nam châm Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7
- Bài 17. Ảnh hưởng của vật qua gương phẳng Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7
- Bài 16. Sự phản xạ ánh sáng Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7