Bài 41. Biểu diễn lực Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6>
1. Trong hình 41.1 SGK KHTN 6.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
41.1 Câu 1
1. Trong hình 41.1 SGK KHTN 6.
- Lực mạnh nhất:
- Lực yếu nhất:
- Sắp xếp các lực theo độ lớn tăng dần:
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về biểu diễn lực
Lời giải chi tiết:
1. Trong hình 41.1 SGK KHTN 6.
- Lực mạnh nhất: Lực của người đẩy xe ô tô chết máy
- Lực yếu nhất: Lực của tay em bé ấn nút chuông điện
- Sắp xếp các lực theo độ lớn tăng dần:
Lực của em bé ấn nút chuông điện < Lực của người mẹ kéo cửa phòng < Lực của người bảo vệ đẩy cánh cửa sắt của công viên < Lực của người đẩy xe ô tô chết máy.
41.1 Câu 2
2. Hãy so sánh độ lớn lực kéo của hai đội kéo co trong Hình 41.2a và 41.2b SGK KHTN 6.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về biểu diễn lực
Lời giải chi tiết:
2.
- Trong hình 41.2a: độ lớn lực kéo của 2 đội là bằng nhau vì băng đỏ buộc giữa sợi dây đứng yên.
- Trong hình 41.2b: độ lớn lực kéo của đội bên phải lớn hơn độ lớn lực kéo của đội bên trái vì băng đỏ buộc giữa bị kéo lệch về bên phải.
41.2
- Dự đoán lực dùng để kéo hộp bút của em lên khỏi mặt bàn:
- Lựa chọn lực kế có GHĐ: ……. ĐCNN: ……..
Kết quả đo: ……………
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về biểu diễn lực
Lời giải chi tiết:
- Dự đoán độ lớn lực dùng để kéo hộp bút lên khỏi mặt bàn là: 2,5 N.
- Lựa chọn lực kế có GHĐ: 5N ĐCNN: 0,1N
Kết quả đo: 2,3N
41.3
Mô tả phương và chiều của các lực trong Hình 41.5 SGK KHTN 6:Mô tả phương và chiều của các lực trong Hình 41.5 SGK KHTN 6:
Hình 41.5a:
Hình 41.5b:
Hình 41.5c:
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về biểu diễn lực
Lời giải chi tiết:
- Hình 41.5a: Lực của dây câu tác dụng lên con cá có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên.
- Hình 41.5b: Lực của tay người bắn cung có phương nằm ngang, chiều từ phải qua trái.
- Hình 41.5c: Lực của vận động viên tác dụng lên ván nhảy có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.
41.4 Câu 1
1. Hãy nêu các đặc trưng của các lực vẽ trong mặt phẳng đứng dưới đây theo tỉ lệ xích 1 cm ứng với 1N.
Các đặc trưng của lực:
a) Phương …..; chiều……; độ lớn……
b) Phương …..; chiều……; độ lớn……
c) Phương …..; chiều……; độ lớn……
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về biểu diễn lực
Lời giải chi tiết:
1.
Các đặc trưng của lực:
a) Phương: nằm ngang; chiều: từ trái sang phải; độ lớn: 2 N (vì độ dài của mũi tên trong hình bằng 2 cm).
b) Phương: thẳng đứng; chiều: từ trên xuống dưới; độ lớn: 2 N (vì độ dài của mũi tên trong hình bằng 2 cm).
c) Phương:hợp với phương nằm ngang 1 góc 450; chiều: từ trái sang phải; độ lớn: 1,5 N (vì độ dài của mũi tên trong hình bằng 1,5 cm).
41.4 Câu 2
2. Vẽ mũi tên biểu diễn các lực ở hình dưới.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về biểu diễn lực
Lời giải chi tiết:
2.
a) Lực của nam châm tác dụng lên kẹp giấy (0,5 N) có:
- Gốc: tại kẹp giấy
- Phương: trùng với phương của lực hút của nam châm.
- chiều: từ trên xuống dưới
- Tỉ lệ xích: quy ước 1 cm ứng với 0,25 N thì mũi tên có độ dài là: 2 cm và được biểu diễn như sau:
b) Lực của lực sĩ tác dụng lên quả tạ (50 N) có:
- Gốc: tại quả tạ
- Phương: thẳng đứng.
- Chiều: từ dưới lên trên
- Tỉ lệ xích: quy ước 1 cm ứng với 10 N thì mũi tên có độ dài là: 5 cm và được biểu diễn như sau:
c) Lực của dây cao su tác dụng lên viên đạn đất (mỗi dây 6 N) có:
- Gốc: tại viên đạn
- Phương: trùng với phương của lực tác dụng (phương của dây cao su)
- Chiều: từ dưới lên trên
- Tỉ lệ xích: quy ước 1 cm ứng với 3 N thì mũi tên có độ dài là: 2 cm và được biểu diễn như sau:
41.5
Hãy xác định phương, chiều và độ lớn của các lực biểu diễn trong hình bên, biết tỉ lệ xích là 1 cm ứng với 10N.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về biểu diễn lực
Lời giải chi tiết:
- Các đặc trưng của lực biểu diễn ở hình a):
+ Phương: thẳng đứng
+ Chiều: từ trên xuống dưới
+ độ lớn: 20N (vì độ dài của mũi tên là 2cm)
- Các đặc trưng của lực biểu diễn ở hình b):
+ Phương: hợp với phương thẳng đứng 600
+ Chiều: từ trên xuống dưới
+ độ lớn: 20N (vì độ dài của mũi tên là 2cm)
- Bài 42. Biến dạng của lò xo Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6
- Bài 43. Trọng lượng, lực hấp dẫn Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6
- Bài 44. Lực ma sát Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6
- Bài 45. Lực cản của nước Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6
- Bài 40. Lực là gì? Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 6 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 55. Ngân Hà Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6
- Bài 54. Hệ Mặt Trời Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6
- Bài 53. Mặt Trăng Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6
- Bài 52. Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. Thiên thể Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6
- Bài 51. Tiết kiệm năng lượng Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6
- Bài 55. Ngân Hà Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6
- Bài 54. Hệ Mặt Trời Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6
- Bài 53. Mặt Trăng Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6
- Bài 52. Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. Thiên thể Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6
- Bài 51. Tiết kiệm năng lượng Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6