SBT Địa lí 10 - giải SBT Địa lí 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống Chương 13: Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh

Bài 40. Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh trang 94, 95 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức với cuộc sống


Yếu tố nào dưới đây không thuộc phát triển bền vững?

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1 1.1

Yếu tố nào dưới đây không thuộc phát triển bền vững?

A. Tăng trưởng kinh tế.

B. Tiến bộ xã hội.

C. Bảo vệ môi trường.

D. Khai thác triệt để tài nguyên thiên nhiên.

Phương pháp giải:

Đọc lại thông tin về khái niệm phát triển bền vững và sơ đồ hình 40 SGK trang 111 => chọn đáp án không đúng

 

Lời giải chi tiết:

Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của thế hệ tương lai, trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, đảm bảo tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.
=> Chọn đáp án D

Câu 1 1.2

Phát biểu nào dưới đây chính xác nhất về biểu hiện của tăng trưởng xanh?

A. Tăng trưởng xanh hướng tới việc sử dụng tài nguyên có hạn của Trái Đất một cách hiệu quả hơn, giảm tác động môi trường và giảm bất bình đẳng.

B. Tăng trưởng xanh hướng tới ưu tiên phát triển kinh tế trước và xử lí ô nhiễm môi trường sau.

C. Tăng trưởng xanh dựa vào các nguồn năng lượng hóa thạch, bỏ qua các vấn đề xã hội và môi trường.

D. Tăng trưởng xanh tập trung theo đuổi mục tiêu tăng trưởng GDP nhanh và sử dụng năng lượng nguyên tử.

Phương pháp giải:

Đọc lại thông tin về biểu hiện của tăng trưởng xanh

Lời giải chi tiết:

- Tăng trưởng xanh lấy chính các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu làm động lực cho tăng trưởng kinh tế. 

- Tăng trưởng xanh hướng tới sử dụng nguồn tài nguyên có hạn một cách hiệu quả hơn, tăng năng suất lao động và giảm tác động đến môi trường. 

- Tăng trưởng xanh cũng thể hiện ở việc giảm sự bất bình đẳng thông qua tiêu dùng xanh, đổi mới sản xuất và kinh doanh. 

=> Chọn đáp án A

Câu 1 1.3

Theo em dự án nào sau đây có thể không hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh?

A. Dự án nông nghiệp hữu cơ ở U-gan-đa.

B. Dự án quy hoạch đô thị bền vững ở Bra-xin.

C. Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng sinh thái nông thôn ở Ấn Độ.

D. Dự án khai thác dầu mỏ nhằm phát triển kinh tế ở A-ma-dôn.

Phương pháp giải:

Đọc lại thông tin về khái niệm và biểu hiện của tăng trưởng xanh để xác định dự án không hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh

Lời giải chi tiết:

 Tăng trưởng xanh lấy chính các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu làm động lực cho tăng trưởng kinh tế. Đây là một trong những biểu hiện quan trọng của tăng trưởng xanh => dự án khai thác dầu mỏ không phù hợp với mục tiêu này.

=> Chọn đáp án D

Câu 1 1.4

Hai hình ảnh dưới đây gợi cho em về vấn đề phát triển bền vững nào?

A. Vấn đề ô nhiễm nguồn nước tại các khu đô thị.

B. Phát triển hạ tầng chưa đồng bộ ở các khu đô thi.

C. Sự bất bình đẳng trong xã hội.

D. Tình trạng đói nghèo gia tăng.


Phương pháp giải:

Quan sát tranh để chọn đáp án đúng

Lời giải chi tiết:

2 bức tranh cho thấy sự khác biệt đối lập giữa một bên là đô thị xa hoa, với biệt thư, xe cộ, đường xá khang trang. Một bên là khu nhà sàn sập xệ trên sông đầy rác => bất bình đẳng.

=> chọn đáp án C

Câu 2

Hãy sử dụng các cụm từ sau để hoàn thiện đoạn văn dưới đây

 

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn để điền các cụm thích hợp cho trước từ vào chỗ chấm.

Lời giải chi tiết:

(1) nhu cầu

(2) các thế hệ tương lai

(3) bảo vệ môi trường

(4) phát triển bền vững

Câu 3

Theo em, các vấn đề phát triển bền vững hiện nay nước ta nên tập trung giải quyết vấn đề nào 

Phương pháp giải:

Tìm hiểu kiến thức về vấn đề phát triển bền vững ở nước ta chú ý đến chương trình nghị sự 2030 và liên hệ thực tế.

Lời giải chi tiết:

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển với tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng trong những năm qua. Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện chương trình nghị sự 2030 về sự phát triển bền vững đã đặt ra các chỉ tiêu cụ thể đối với từng mục tiêu phát triển bền vững (17 mục tiêu). Như vậy, có thể thấy tất cả các mục tiêu đều cần được quan tâm giải quyết. Tuy nhiên, chúng ta có thể nhận ra những vấn đề nổi cộm và cấp thiết cần phải được quan tâm không chỉ ở Việt Nam mà còn là vấn đề chung của quốc gia đang phát triển. Đó là vấn đề ô nhiễm môi trường (trên cạn và dưới nước), bất bình đẳng xã hội. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng, do đó, chúng ta cần ưu tiên cho mục tiêu này.

Câu 4

Cho bảng số liệu sau:

- Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu tiêu thụ năng lượng của thế giới năm 2009 và 2019.

- Nhận xét sự thay đổi cơ cấu tiêu thụ năng lượng thế giới năm 2019 so với 2009.

Phương pháp giải:

- Xác định dạng biểu đồ: biểu đồ tròn có bán kính khác nhau (từ khóa “ thể hiện cơ cấu”, số liệu tuyệt đối, thời gian 2 năm).

- Xử lí số liệu: tính cơ cấu nhiên liệu tiêu thụ.

- Tính bán kính đường tròn

+ Cho biểu đồ tròn năm 2009 có bán kính R1= 2cm.

+ Bán kính biểu đồ tròn năm 2019 có bán R2 trong đó S1 là tổng giá trị sản lượng lúa năm 2009, S2 là tổng giá trị sản lượng lúa năm 2019.

- Nhận xét

+ Nhận xét khái quát về mức tiêu thụ năng lượng của thế giới (nhiên liệu nào đóng vai trò quan trọng) và có sự thay đổi qua các năm về cơ cấu

- Nhận xét sự thay đổi quy mô dựa vào số liệu tuyệt đối (tổng mức tiêu thụ năng lượng thế giới) (tăng hay giảm? bao nhiêu?)

- Nhận xét sự thay đổi về cơ cấu tiêu thụ năng lượng của thế giới dựa vào số liệu tương đối (tỉ trọng các nhiên liệu) (loại nào tăng? Loại nào giảm)

- Đánh giá về xu hướng sử dụng năng lượng thế giới

Lời giải chi tiết:

- Xử lí số liệu:

Bảng số liệu thể hiện cơ cấu tiêu thụ năng lượng thế giới năm 2009 và 2019

                             Năm

 

Nhiên liệu

2009

2019

Dầu mỏ

34.8%

33.1%

Khí đốt

21.9%

24.3%

Than đá

29.9%

27.0%

Năng lượng nguyên tử

5.3%

4.3%

Thủy điện

6.4%

6.4%

Năng lượng tái tạo

1.7%

5.0%

Tổng số

100%

100%

 

- Bán kính biểu đồ tròn năm 2019

R2 =  = 2,2 cm.

- Vẽ biểu đồ

- Nhận xét

- Trong cơ cấu mức tiêu thụ năng lượng thế giới hiện nay, dầu mỏ, khí đốt và than đá đóng vai trò quan trọng nhất, chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu, song đang có sự thay đổi qua các năm

- Về quy mô, mức tiêu thụ năng lượng thế giới có xu hướng tăng: năm 2009 đạt 482,81 exjalous -> 2019: đạt 583.9 exjalous, tăng thêm 101.1 exjalous

- Về cơ cấu:

+ Tỉ trọng dầu mỏ có xu hướng giảm (từ 34,8% -> 33,1%), tỉ trọng than đá giảm ( từ 29.9% -> 27%), tỉ trọng khí đốt tăng (21,9% -> 24.2%), năng lượng nguyên tử giảm (5.3% -> 4.3%), tỉ trọng của thủy điện kh thay đổi song tỉ trọng của các nguồn năng lượng tái tạo tăng nhanh (1,7% -> 5,0%) tăng gần gấp 3 lần.

+ Mặc dù giảm tỉ trọng song các nguồn năng lượng hóa thạch như dầu mỏ, khí đốt và than đá vẫn đóng vai trò quan trọng nhất trong việc cung cấp nhiên liệu cho sản xuất trên thế giới. Sự giảm tỉ trọng của các nguồn nhiên liệu trên và sự tăng nhanh của các nguồn năng lượng tái tạo cho thấy xu hướng phát triển bền vững và tăng trưởng xanh trên thế giới đang dần đạt hiệu quả cao.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 10 - Kết nối tri thức - Xem ngay

2k8 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập miễn phí

>> Học trực tuyến Lớp 10 tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.