Bài 27. Thực hành: Vẽ và nhận xét biểu đồ về sản lượng lương thực thế giới trang 68 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức với cuộc sống>
Tính cơ cấu sản lượng lương thực thế giới năm 2000 và năm 2019
Câu 1
Câu 1: Tính cơ cấu sản lượng lương thực thế giới năm 2000 và năm 2019
Phương pháp giải:
- Tính cơ cấu sản lượng tức là tính tỉ trọng sản lượng của các loại cây trong tổng sản lượng lương thực (chiếm bao nhiêu phần %)
- Cách tính: lấy giá trị sản lượng từng cây chia cho tổng sản lượng lương thực của năm.
Ví dụ: tỉ trọng sản lượng của lúa gạo năm 2000 = (598,7 : 2058,7)*100% = 29,1%
Lời giải chi tiết:
Loại cây |
2000 |
2019 |
Lúa gạo |
29,1% |
24,5% |
Lúa mì |
28,4% |
24,8% |
Ngô |
28,7% |
37,3% |
Cây lương thực khác |
13,8% |
13,4 |
Tổng số |
100% |
100% |
Câu 2
Vẽ biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu sản lượng thực của thế giới năm 2000 và 2019
Phương pháp giải:
- Xác định dạng biểu đồ: biểu đồ tròn có bán kính khác nhau (từ khóa “ thể hiện quy mô và cơ cấu”, thời gian 2 năm)
- Tính bán kinh đường tròn
+ Cho biểu đồ tròn năm 2000 có bán kính R1= 2cm.
+ Bán kính biểu đồ tròn năm 2019 có bán R2 trong đó S1 là tổng giá trị sản lượng lúa năm 2000, S2 là tổng giá trị sản lượng lúa năm 2019.
Lời giải chi tiết:
- Bán kính biểu đồ tròn năm 2019
R2 = = 2,4 cm.
- Vẽ biểu đồ
Câu 3
Nhận xét sự thay đổi quy mô và cơ cấu sản lượng lương thực thế giới hai năm 2000 và 2019.
Phương pháp giải:
- Nhận xét khái quát về sản lượng lương thực thế giới (cây nào đóng vai trò quan trọng) và có sự thay đổi qua các năm về quy mô và số lượng
- Nhận xét sự thay đổi quy mô dựa vào số liệu tuyệt đối (tổng sản lượng lượng thực thế giới) (tăng hay giảm? bao nhiêu?)
- Nhận xét sự thay đổi về cơ cấu sản lượng lương thực dựa vào số liệu tương đối (tỉ trọng sản lượng các loại cây) (cây nào tăng? Cây nào giảm)
Lời giải chi tiết:
- Trong cơ cấu sản lượng lương thựcc thế giới hiện nay, lúa gạo – lúa mì và ngô là những cây trồng đóng vai trò quan trọng nhất, chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu, song đang có sự thay đổi qua các năm.
- Về quy mô, sản lượng lương thực thế giới có xu hướng tăng: năm 2000 đạt 2058,7 triệu tấn -> 2019: đạt 3075.9 triệu tấn, tăng thêm 1017.2 triệu tấn.
- Về cơ cấu:
+ Tỉ trọng sản lượng của lúa gạo có xu hướng giảm (từ 29,1% -> 24,5%), tỉ trọng sản lượng lúa mì giảm ( từ 28,4% -> 24,8%), tỉ trọng sản lượng của ngô tăng (28,7% -> 37,3%).
+ Trước đây, năm 2000 lúa gạo có tỉ trọng sản lượng cao nhất, nhưng đến năm 2019 ngô có tỉ trọng sản lượng cao nhất.
- Bài 26. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, một số vấn đề phát triển nông nghiệp hiện đại trên thế giới và định hướng phát triển nông nghiệp trong tương lai trang 66, 67 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 25. Địa lý ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản trang 63, 64 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 24. Địa lý ngành nông nghiệp trang 60, 61 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 23. Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản trang 58, 59 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 10 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 29. Địa lý một số ngành công nghiệp trang 71, 72 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 25. Địa lý ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản trang 63, 64 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 40. Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh trang 94, 95 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 39. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên trang 92, 93 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 37. Địa lý ngành thương mại và ngành tài chính ngân hàng trang 87, 88 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 29. Địa lý một số ngành công nghiệp trang 71, 72 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 25. Địa lý ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản trang 63, 64 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 24. Địa lý ngành nông nghiệp trang 60, 61 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 40. Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh trang 94, 95 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 39. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên trang 92, 93 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức với cuộc sống