Bài 29. Địa lý một số ngành công nghiệp trang 71, 72 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức với cuộc sống>
Các nước khai thác quặng sắt nhiều nhất thế giới là? Hoa Kỳ, Liên Bang Nga, A – rập Xê – út, I – rắc,… là quốc gia
Khai thác than, dầu khí, quặng kim loại Câu 1
1.1 Hoa Kỳ, Liên Bang Nga, A – rập Xê – út, I – rắc,… là quốc gia
A. có sản lượng than lớn nhất thế giới.
B. khai thác dầu chủ yếu của thế giới.
C. khai thác khí tự nhiên chủ yếu của thế giới.
D. khai thác quặng sắt nhiều nhất thế giới.
Phương pháp giải:
Đọc lại kiến thức về sự phân bố ngành công nghiệp khai thác dầu khí mục 1b (SGK trang 81)
Lời giải chi tiết:
Tập trung ở các quốc gia có tài nguyên dầu khí: Hoa Kỳ, Liên bang Nga, A-rập Xê-út, Ca-na-đa, I-rắc,… (dầu mỏ); Hoa Kỳ, Liên bang Nga, I-ran, Ca-ta,…(khí tự nhiên).
=> Chọn đáp án B
1.2 Hoa Kỳ, Liên bang Nga, Ca-ta, I-ran,… là các quốc gia
A. khai thác khí tự nhiên chủ yếu của thế giới.
B. khai thác quặng đồng nhiều nhất thế giới.
C. khai thác quặng bô - xít nhiều nhất thế giới.
D. có sản lượng than lớn nhất thế giới.
Phương pháp giải:
Đọc lại kiến thức về sự phân bố ngành công nghiệp khai thác dầu khí mục 1b (SGK trang 81) và quan sát bản đồ hình 29.1
Lời giải chi tiết:
Tập trung ở các quốc gia có tài nguyên dầu khí: Hoa Kỳ, Liên bang Nga, A-rập Xê-út, Ca-na-đa, I-rắc,… (dầu mỏ); Hoa Kỳ, Liên bang Nga, I-ran, Ca-ta,…(khí tự nhiên).
=> Chọn đáp án A
1.3 Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, In-đô-nê-xi-a, Liên Bang Nga,…là các quốc gia
A. khai thác quặng sắt nhiều nhất thế giới.
B. khai thác quặng đồng nhiều nhất thế giới.
C. khai thác quặng bô - xít nhiều nhất thế giới.
D. có sản lượng than lớn nhất thế giới.
Phương pháp giải:
Đọc lại kiến thức về sự phân bố ngành công nghiệp khai thác than mục 1a (SGK trang 81) và quan sát bản đồ hình 29.1
Lời giải chi tiết:
Các quốc gia có sản lượng than lớn là các quốc gia có nguồn tài nguyên này phong phú: Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, In-đô-nê-xi-a, Liên bang Nga,…
=> Chọn đáp án D
1.4 Các nước khai thác quặng sắt nhiều nhất thế giới là
A. Chi-lê, Hoa Kỳ, Ca-na-đa, Liên Bang Nga,…
B. Ô-xtray-li-a, Gia-mai-ca, Bra-xin,..
C. Liên Bang Nga, Ô-xtray-li-a, Trung Quốc, Ấn Độ, Bra-xin, Hoa Kỳ,…
D. Trung Quốc, Hoa Kỳ, A-rập Xê-út, I-ran,…
Phương pháp giải:
Đọc lại kiến thức về phân bố ngành khai thác các quặng kim loại mục 1c (SGK trang 82) và quan sát bản đồ hình 29.1
Lời giải chi tiết:
Tập trung ở các nước có trữ lượng quặng kim loại nhiều hoặc 1 loại quặng kim loại có trữ lượng quặng lớn: sắt (Liên bang Nga, Ô-xtrây-li-a, Trung Quốc, Ấn Độ, Bra-xin, Hoa Kỳ…), Bô-xít (Ô-xtrây-li-a, Ghi-nê, Xu-ri-nam, Gia-mai-ca, Bra-xin…), đồng (Chi-lê, Mê-hi-cô, Dăm-bi-a,In-đô-nê-xi-a, Hoa Kỳ, Ca-na-đa…),…
=> Chọn đáp án C
1.5 Các nước khai thác quặng đồng nhiều nhất thế giới là
A. Ô-xtray-li-a, Gia-mai-ca, Bra-xin,..
B. Chi-lê, Mê-hi-cô, Dăm-bi-a, In-đô-nê-xi-a, Hoa Kỳ, Ca-na-đa,…
C. Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a,…
D. Liên Bang Nga, Ca-ta, Ấn Độ, I-ran,…
Phương pháp giải:
Đọc lại kiến thức về phân bố ngành khai thác các quặng kim loại mục 1c (SGK trang 82) và quan sát bản đồ hình 29.1
Lời giải chi tiết:
Tập trung ở các nước có trữ lượng quặng kim loại nhiều hoặc 1 loại quặng kim loại có trữ lượng quặng lớn: sắt (Liên bang Nga, Ô-xtrây-li-a, Trung Quốc, Ấn Độ, Bra-xin, Hoa Kỳ…), Bô-xít (Ô-xtrây-li-a, Ghi-nê, Xu-ri-nam, Gia-mai-ca, Bra-xin…), đồng (Chi-lê, Mê-hi-cô, Dăm-bi-a, In-đô-nê-xi-a, Hoa Kỳ, Ca-na-đa…),…
=> Chọn đáp án B
Khai thác than, dầu khí, quặng kim loại Câu 2
Ghép ô bên trái với ô bên phải sao cho phù hợp.
Phương pháp giải:
Đọc lại kiến thức về vai trò của ngành khai thác than và dầu khí
Lời giải chi tiết:
v Khai thác than
+ Nguồn năng lượng truyền thống và cơ bản.
+ Nhiên liệu trong các ngành công nghiệp nhiệt điện, luyện kim, công nghiệp hóa chất,…
v Khai thác dầu khí
+ Nguồn năng lượng truyền thống và cơ bản.
+ Nguyên liệu để sản xuất nhiều loại hóa phẩm, dược phẩm.
+ Là mặt hàng xuất khẩu đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn của nhiều quốc gia.
=> Đáp án: 1 – a,c; 2 – b,d,e,g
Khai thác than, dầu khí, quặng kim loại Câu 3
Đặc điểm nào dưới đây thuộc ngành khai thác dầu, khí?
A. Công nghiệp khai thác gắn với cuộc cách mạng công nghệ lần thứ nhất.
B. Các mỏ nằm sâu trong lòng đất, việc khai thác phụ thuộc vào sự tiến bộ của kĩ thuật khoan sâu.
C. Sản lượng và giá sản phẩm có tác động mạnh tới sự phát triển của thị trường thế giới.
D. Việc khai thác và sử dụng ảnh hưởng lớn tới môi trường và tác động tới biến đổi khí hậu, đòi hỏi cần có nguồn năng lượng tái tạo để thay thế.
Phương pháp giải:
Đọc các câu A,B,C,D và dựa vào kiến thức đã học về đặc điểm của ngành khai thác dầu, khí.
Lời giải chi tiết:
+ Việc khai thác phụ thuộc vào sự tiến bộ của kĩ thuật khoan sâu.
+ Sản lượng và giá dầu khí có tác động mạnh tới sự phát triển kinh tế thế giới.
+ Khai thác dầu khí ảnh hưởng lớn đến môi trường và biến đổi khí hậu toàn cầu.
=> Chọn đáp án B,C,D
Khai thác than, dầu khí, quặng kim loại Câu 4
Kể tên một số kim loại của các nhóm quặng: kim loại đen, kim loại màu, kim loại quý, kim loại hiếm
Phương pháp giải:
Dựa vào hiểu biết của bản thân hoặc tìm kiếm trên internet
Lời giải chi tiết:
- Kim loại đen: sắt, mangan
- Kim loại màu: đồng, thiếc, kẽm, nhôm, niken
- Kim loại quý: vàng, bạc
- Kim loại hiếm: kim cương, đất hiếm
Điện lực Câu 1
1.1 Một trong những thước đo để đánh giá trình độ phát triển của một quốc gia là
A. sản lượng điện của quốc gia đó
B. sản lượng điện bình quân đầu người của quốc gia đó.
C. số nhà máy điện trong nước.
D. hệ thống truyền tải điện trong nước.
Phương pháp giải:
Đọc lại kiến thức về vai trò của ngành công nghiệp điện mục 2 (SGK trang 82)
Lời giải chi tiết:
+ Điện là nguồn năng lượng không thể thiếu trong xã hội hiện đại.
+ Cơ sở để tiến hành cơ khí hóa, tự động hoá trong sản xuất.
+ Điều kiện thiết yếu để đáp ứng nhiều nhu cầu trong đời sống xã hội, đảm bảo an ninh quốc gia.
+ Sản lượng điện bình quân trên đầu người là một trong những thước đo để đánh giá trình độ phát triển của một quốc gia
=> Chọn đáp án B
1.2 Vai trò nào dưới đây không phải của công nghiệp điện lực?
A. là nguồn năng lượng không thể thiếu trong xã hội hiện đại.
B. là cơ sở để tiến hành cơ khí hóa, tự động hóa trong sản xuất.
C. là điều kiện thiết yếu để đáp ứng nhiều nhu cầu trong đời sống xã hội.
D. là nguồn xuất khẩu thu ngoại tệ của hầu hết các quốc gia.
Phương pháp giải:
Đọc lại kiến thức về vai trò của ngành công nghiệp điện mục 2 (SGK trang 82)
Lời giải chi tiết:
+ Điện là nguồn năng lượng không thể thiếu trong xã hội hiện đại.
+ Cơ sở để tiến hành cơ khí hóa, tự động hoá trong sản xuất.
+ Điều kiện thiết yếu để đáp ứng nhiều nhu cầu trong đời sống xã hội, đảm bảo an ninh quốc gia.
+ Sản lượng điện bình quân trên đầu người là một trong những thước đo để đánh giá trình độ phát triển của một quốc gia
=> Chọn đáp án D
1.3 Các nước trên thế giới có cơ cấu điện khác nhau, phụ thuộc vào
A. điều kiện tự nhiên, trình độ kĩ thuật, chính sách phát triển,…
B. vị trí địa lí, đặc điểm và sự phân bố dân cư, số đô thị,…
C. điều kiện tự nhiên, trình độ văn hóa của dân cư, thói quen sử dụng năng lượng,…
D. vị trí địa lí, sự phát triển công nghiệp, trình độ kĩ thuật,…
Phương pháp giải:
Đọc lại kiến thức về đặc điểm của ngành công nghiệp điện mục 2 (SGK trang 82)
Lời giải chi tiết:
Đặc điểm:
+ Các nước có cơ cấu điện năng khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, trình độ kĩ thuật, chính sách phát triển,…
+ Đòi hỏi vốn đầu tư lớn, đặc biệt là hệ thống truyền tải điện.
+ Sản phẩm không lưu giữ được.
=> Chọn đáp án A
1.4 Sản phẩm công nghiệp điện lực có đặc điểm là
A. phong phú, đa dạng.
B. khó di chuyển từ địa điểm này sang địa điểm khác.
C. không lưu giữ được.
D. quá trình sản xuất ít đòi hỏi về trình độ kĩ thuật.
Phương pháp giải:
Đọc lại kiến thức về đặc điểm của ngành công nghiệp điện mục 2 (SGK trang 82)
Lời giải chi tiết:
Đặc điểm:
+ Các nước có cơ cấu điện năng khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, trình độ kĩ thuật, chính sách phát triển,…
+ Đòi hỏi vốn đầu tư lớn, đặc biệt là hệ thống truyền tải điện.
+ Sản phẩm không lưu giữ được.
=> Chọn đáp án C
Điện lực Câu 2
Trình bày sự phân bố của sản xuất điện trên thế giới
Phương pháp giải:
Đọc lại kiến thức về đặc điểm của ngành công nghiệp điện mục 2 (SGK trang 82) và quan sát bản đồ hình 29.2
Lời giải chi tiết:
- Tập trung ở các nước phát triển và một số nước đang phát triển (Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Liên bang Nga, Ấn Độ, Ca-na-đa, Đức, Hàn Quốc,…) do nhu cầu sử dụng điện trong sản xuất và đời sống ở các nước này lớn.
- Các hoạt động sản xuất điện sử dụng năng lượng mới, hiện đại như điện nguyên tử, năng lượng tái tạo mới phát triển ở các quốc gia có trình độ cao như: điện nguyên tử (Hoa Kỳ, các quốc gia EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ,…), năng lượng tái tạo (Hoa Kỳ, Trung Quốc, Anh,..)
- Nhiệt điện phát triển mạnh ở các quốc gia có sản lượng than lớn hoặc khí tự nhiên lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Liên bang Nga, Ô-xtray-li-a…
- Thủy điện phát triển gắn với nguồn thủy năng sông suối.
Điện lực Câu 3
Kể tên một số nước trên thế giới có sản lượng điện bình quân trên đầu người từ 10000 kWh/người trở lên năm 2019.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 29.2 đọc chú thích và dựa vào nền màu (màu cam đậm nhất)
Lời giải chi tiết:
Các nước trên thế giới có sản lượng điện bình quân trên đầu người từ 10000 kWh/người trở lên năm 2019 là Hoa Kỳ, Ca-na-đa, Ả-rập Xê-út, Ô-xtray-lia,…
Điện lực Câu 4
Cho bảng số liệu sau:
- Vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng dầu mỏ và điện của thế giới, giai đoạn 2000 - 2019.
- Nêu nhận xét.
Phương pháp giải:
- Xác định dạng biểu đồ: biểu đồ thể hiện 2 đối tượng có đơn vị khác nhau nên vẽ biểu đồ kết hợp - cột đơn (thể hiện sản lượng dầu mỏ) và đường (thể hiện sản lượng điện). Chú ý chia khoảng cách năm
- Nhận xét:
+ Nhận xét khái quát về sự thay đổi sản lượng.
+ Nhận xét về tốc độ thay đổi các đối tượng.
Lời giải chi tiết:
- Vẽ biểu đồ:
Biểu đồ sản lượng dầu mỏ và điện của thế giới, giai đoạn 2000 - 2019
- Nhận xét:
Trong giai đoạn 2000 – 2019, sản lượng dầu mỏ và điện của thế giới đều tăng liên tục:
+ Dầu mỏ tăng từ 3605,5 triệu tấn (2000) -> năm 2010 đạt 3983,4 triệu tấn -> năm 2019 đạt 4484,5 triệu tấn.
+ Điện năm 2000 đạt 15555,3 tỉ Kwh -> năm 2010 đạt 21570,7 tỉ Kwh -> năm 2019 đạt 27004,7 tỉ Kwh.
=> Do nhu cầu về dầu mỏ và điện trên thế giới cho sản xuất và tiêu dùng ngày càng lớn.
Điện tử, tin học Câu 1
1.1 Công nghiệp điện tử, tin học có vai trò đặc biệt quan trọng hơn cả ở hiện tại cũng như tương lai do
A. tạo ra nhiều sản phẩm cao cấp, có giá trị xuất khẩu cao
B. sản phẩm phục vụ cho quá trình sản xuất của nhiều ngành kinh tế cũng như đời sống dân cư.
C. tạo ra những thay đổi lớn trong phương thức sản xuất và đời sống xã hội, hỗ trợ tái tạo và bảo vệ môi trường tự nhiên.
D. tạo ra mối quan hệ rộng rãi giữa các quốc gia cùng như cộng đồng dân cư thế giới.
Phương pháp giải:
Đọc lại kiến thức về vai trò của ngành công nghiệp điện tử, tin học mục 3 (SGK trang 83)
Lời giải chi tiết:
+ Tạo ra những thay đổi lớn trong phương thức sản xuất, đời sống xã hội, cũng như hỗ trợ tái tạo và bảo vệ môi trường tự nhiên.
+ Ngành công nghiệp mũi nhọn ở nhiều nước, đem lại giá trị tăng cao, đồng thời là thước đo trình độ phát triển kinh tế, kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới.
=> Chọn đáp án C
1.2 Đặc điểm nào dưới đây không thuộc ngành công nghiệp điện tử, tin học?
A. Là ngành công nghiệp trẻ, phát triển mạnh từ cuối thế kỉ XX.
B. Đòi hỏi lực lượng lao động có trình độ chuyên môn, kĩ thuật cao.
C. Sản phẩm phong phú, đa dạng, luôn thay đổi về chất lượng và mẫu mã theo hướng hiện đại.
D. Sử dụng nhiều năng lượng gây ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu.
Phương pháp giải:
Đọc lại kiến thức về đặc điểm của ngành công nghiệp điện tử, tin học mục 3 (SGK trang 83) => chọn đáp án không chính xác
Lời giải chi tiết:
+ Ngành công nghiệp trẻ, đòi hỏi lực lượng lao động có trình độ chuyên môn, kĩ thuật cao.
+ Sản phẩm phong phú, đa dạng, luôn thay đổi về chất lượng và mẫu mã theo hướng hiện đại hóa.
+ Ngành ít gây ô nhiễm môi trường.
=> Chọn đáp án D
Điện tử, tin học Câu 2
. Các nhận định dưới đây là đúng hay sai?
a, Công nghiệp điện tử tin học đã trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn của nhiều nước trên thế giới.
b, Mặt tiêu cực của công nghiệp điện tử, tin học là biến xã hội loại người trở thành thế giới ảo.
c, Công nghiệp điện tử, tin học là thước đo trình độ phát triển kinh tế, kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới.
Phương pháp giải:
Đọc lại kiến thức về vai trò, đặc điểm của ngành công nghiệp điện tử, tin học để xác định câu đúng? Câu sai.
Lời giải chi tiết:
Đúng: a,c; Sai: b
Điện tử, tin học Câu 3
Hãy nêu một số lĩnh vực chủ yếu trong công nghiệp điện tử, tin học ở: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ.
Phương pháp giải:
Đọc lại kiến thức về phân bố của ngành công nghiệp điện tử, tin học hoặc tìm kiếm thêm trên internet.
Lời giải chi tiết:
- Hoa Kỳ: máy tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm,...
- Nhật Bản: điện tử dân dụng,..
- Hàn Quốc: điện tử dân dụng, thiết bị viễn thông,...
- Trung Quốc: chất bán dẫn, điện tử dân dụng, thiết bị viễn thông, phần mềm,...
- Ấn Độ: phần mềm,...
Sản xuất hàng tiêu dùng, thực phẩm Câu 1
Ghép ô bên trái với ô bên phải sao cho phù hợp.
Phương pháp giải:
Đọc lại kiến thức về vai trò của 2 ngành Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm.
Lời giải chi tiết:
1 – a,b,c; 2- b,c,d,e
Sản xuất hàng tiêu dùng, thực phẩm Câu 2
Hoàn thành bảng theo mẫu sau:
Phương pháp giải:
Đọc lại kiến thức về vai trò và đặc điểm của 2 ngành Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm.
Lời giải chi tiết:
Ngành Tiêu chí |
Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng |
Công nghiệp thực phẩm |
Đặc điểm |
- là ngành đòi hỏi vốn đầu tư ít, hoàn vốn nhanh, thời gian xây dựng cơ sở hạ tầng tương đối ngắn, quy trình sản xuất đơn giản. - Sản xuất hàng tiêu dùng chịu ảnh hưởng lớn từ nhân công, nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm. - Dễ gây ô nhiễm môi trường không khí và nước.
|
- Sản phẩm của ngành công nghiệp thực phẩm rất phong phú, đa dạng. - Nguyên liệu chủ yếu là từ sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. - Các yêu cầu về đảm bảo an toàn thực phẩm ngày càng được chú trọng trong quá trình chế biến, bảo quản.
|
Vai trò |
- Đây là lĩnh vực không thể thiếu được trong cơ cấu công nghiệp của mọi quốc gia. - Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng sản xuất ra các hàng hóa thông dụng phục vụ cuộc sống hàng ngày của người dân và xuất khẩu. - Tận dụng nguồn lao động tại chỗ, huy động sức mạnh của nền kinh tế. |
- Công nghiệp thực phẩm là lĩnh vực cung cấp các sản phẩm nhằm đáp ứng các nhu cầu về ăn, uống của con người. - Thông qua chế biến, góp phần làm thay đổi chất lượng và giá trị của sản phầm nông nghiệp, nhờ đó thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển. - Công nghiệp thực phẩm cũng tạo ra nhiều mặt hàng xuất khẩu, tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động. |
Sản xuất hàng tiêu dùng, thực phẩm Câu 3
Kể tên sản phẩm chính của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm của Việt Nam được xuất khẩu.
Phương pháp giải:
Tìm hiểu trên internet các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và chọn các sản phẩm thuộc ngành sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm
Lời giải chi tiết:
- Sản xuất hàng tiêu dùng: quần áo, giày dép, xơ và sợi dệt…
- Công nghiệp thực phẩm: tôm – cá đông lạnh, các loại sữa (sữa hạt, sữa đậu nành từ thương hiệu Vinamilk, Vinasoy,…), tương ớt, mì ăn liền,…
- Bài 30. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp trang 76, 77SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 31. Tác động của công nghiệp đối với môi trường, phát triển năng lượng tái tạo, định hướng phát triển công nghiệp trong tương lai trang 78 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 28. Vai trò, đặc điểm, cơ cấu ngành công nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp trang 69, 70 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 10 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 29. Địa lý một số ngành công nghiệp trang 71, 72 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 25. Địa lý ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản trang 63, 64 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 40. Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh trang 94, 95 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 39. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên trang 92, 93 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 37. Địa lý ngành thương mại và ngành tài chính ngân hàng trang 87, 88 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 29. Địa lý một số ngành công nghiệp trang 71, 72 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 25. Địa lý ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản trang 63, 64 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 24. Địa lý ngành nông nghiệp trang 60, 61 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 40. Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh trang 94, 95 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 39. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên trang 92, 93 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức với cuộc sống