Bài 1. Môn Địa lí với định hướng nghề nghiệp trang 5, 6 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức với cuộc sống>
Đặc điểm cơ bản nhất của môn Địa lí là. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm của môn Địa lí? Môn Địa lí có liên quan đến nhiều ngành nghề khác nhau trong xã hội là do. Những nhóm ngành nghề nào sau đây liên quan chặt chẽ đến kiến thức môn Địa lí? Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai? Hãy sửa các câu sai. Hãy sử dụng các cụm từ sau để hoàn thành đoạn văn dưới đây. Ghép các ô bên trái với ô bên phải sao cho phù hợp với ngành nghề liên quan đến môn Địa lí. Tại sao một trong
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...
Câu 1 1.1
1.1 Đặc điểm cơ bản nhất của môn Địa lí là
A. môn xã hội.
B. mang tính tổng hợp.
C. môn tự nhiên.
D. liên quan đến bản đồ
Phương pháp giải:
Các đặc điểm cơ bản của môn Địa lí gồm:
- Thuộc nhóm môn KHXH.
- Môn học mang tính tổng hợp.
- Có mối liên quan với môn học khác.
=> Chọn ra đặc điểm cơ bản nhất.
Lời giải chi tiết:
Đặc điểm cơ bản nhất của môn Địa lí là mang tính tổng hợp vì môn Địa lí bao gồm cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.
=> Chọn đáp án B.
Câu 1 1.2
Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm của môn Địa lí?
A. Địa lí được học ở tất cả các cấp học phổ thông.
B. Địa lí là môn học thuộc nhóm môn khoa học xã hội.
C. Môn Địa lí mang tính tổng hợp.
D. Địa lí là môn độc lập, không có mối liên quan với các môn học khác.
Phương pháp giải:
Các đặc điểm cơ bản của môn Địa lí gồm:
- Thuộc nhóm môn KHXH.
- Môn học mang tính tổng hợp.
- Có mối liên quan với môn học khác.
Lời giải chi tiết:
- Phát biểu không đúng khi nói về đặc điểm của môn Địa lí: Địa lí là môn độc lập, không có mối liên quan với các môn học khác.
- Giải thích: Môn Địa lí có mối liên quan với các môn Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học và các môn Lịch sử, Giáo dục kinh tế và pháp luật,…
=> Chọn đáp án D.
Câu 1 1.3
Môn Địa lí có liên quan đến nhiều ngành nghề khác nhau trong xã hội là do
A. nội dung môn Địa lí mang tính tổng hợp.
B. ra đời từ rất sớm.
C. là môn học độc lập.
D. vai trò quan trọng của môn Địa lí.
Phương pháp giải:
Chú ý đến đặc điểm của môn Địa lí.
Lời giải chi tiết:
Nội dung môn Địa lí mang tính tổng hợp do gồm cả lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.
=> Liên quan đến nhiều ngành nghề khác nhau trong xã hội.
=> Chọn đáp án A.
Câu 1 1.4
1.4. Những nhóm ngành nghề nào sau đây liên quan chặt chẽ đến kiến thức môn Địa lí?
A. Dân số, tài nguyên, môi trường.
B. Thể dục, thể thao, văn hóa.
C. Lịch sử, khảo cổ, công tác xã hội.
D. Kinh tế, công nghệ, ngoại giao.
Phương pháp giải:
Chú ý đến đặc điểm của môn Địa lí => Chọn nhóm ngành nghề liên quan đến kiến thức địa lí.
Lời giải chi tiết:
Dân số, tài nguyên và môi trường là những nội dung kiến thức quan trọng nhất trong nội dung môn Địa lí.
=> Chọn đáp án A.
Câu 2
Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai? Hãy sửa các câu sai.
a. Địa lí là môn hoc thuộc nhóm môn khoa học tự nhiên.
b. Môn địa lí mang tính tổng hợp, gồm cả lĩnh vực khoa học tự nhiên và lĩnh vực khoa học xã hội.
c. Môn Địa lí có vai trò quan trọng trong đời sống, sản xuất.
d. Kiến thức địa lí hỗ trợ cho nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau trong xã hội.
Phương pháp giải:
- Đọc các câu a, b, c, d.
- Dựa vào kiến thức đã học để nhận xét câu nào đúng, câu nào sai và sửa lại câu sai cho đúng.
Lời giải chi tiết:
- Đáp án: a, Sai; b,c,d: Đúng
- Sửa: Địa lý là môn học thuộc nhóm môn khoa học xã hội.
Câu 3
Hãy sử dụng các cụm từ sau để hoàn thành đoạn văn dưới đây
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn để điền các cụm thích hợp cho trước từ vào chỗ chấm.
Lời giải chi tiết:
(1) khoa học địa lí
(2) kiến thức địa lí
(3) các ngành nghề
(4) có trách nhiệm
Câu 4
Ghép các ô bên trái với ô bên phải sao cho phù hợp với ngành nghề liên quan đến môn Địa lí.
Phương pháp giải:
- Địa lí tự nhiên liên quan đến tài nguyên (đất, nước, khí hậu, địa hình,…), môi trường,…
- Địa lí kinh tế - xã hội liên quan đến các ngành kinh tế, dân số,…
- Địa lí tổng hợp gồm cả tự nhiên và kinh tế - xã hội.
=> Lưu ý: một ngành nghề có thể liên quan đến nhiều kiến thức địa lí.
Lời giải chi tiết:
1 – a, d, e, g, h, i
2 - b, d, e, h, i
3 – a, b, c, d, e, g, h, i
Câu 5
Tại sao một trong những yêu cầu đối với hướng dẫn viên du lịch là phải hiểu biết về địa lí và lịch sử?
Phương pháp giải:
Liên hệ với kiến thức thực tế của bản thân.
Lời giải chi tiết:
Hướng dẫn viên du lịch phải hiểu biết về địa lí và lịch sử vì:
Nhiệm vụ của hướng dẫn viên du lịch là hướng dẫn các đoàn đi tham quan theo các tuyến và các điểm, phải giới thiệu về phong cảnh, điều kiện tự nhiên, con người, di tích danh lam thắng cảnh, phong tục tập quán, văn hóa các vùng miền,...
=> Người hướng dẫn viên du lịch phải trang bị các kiến thức về địa lí và lịch sử để phục vụ nghề nghiệp của mình.
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 10 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 29. Địa lý một số ngành công nghiệp trang 71, 72 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 25. Địa lý ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản trang 63, 64 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 40. Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh trang 94, 95 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 39. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên trang 92, 93 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 37. Địa lý ngành thương mại và ngành tài chính ngân hàng trang 87, 88 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 29. Địa lý một số ngành công nghiệp trang 71, 72 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 25. Địa lý ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản trang 63, 64 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 24. Địa lý ngành nông nghiệp trang 60, 61 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 40. Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh trang 94, 95 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 39. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên trang 92, 93 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức với cuộc sống