Bài 8. Khí quyển, sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo>
1. Trình bày khái niệm khí quyển. Nêu dẫn chứng về vai trò của khí quyển đối với sự sống trên Trái Đất. 2. Nhận xét sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt năm từ Xích đạo đến vĩ độ 70 độ ở bán cầu Bắc. Giải thích vì sao có sự thay đổi đó. 3. Nêu sự khác nhau về biên độ nhiệt năm giữa các trạm khí tượng cùng vĩ độ trên hình 8.1. Giải thích tại sao có biên độ nhiệt khác biệt giữa lục địa và đại dương...
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...
? mục I
Trả lời câu hỏi mục I trang 39 SGK Địa lí 10
Dựa vào thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy:
- Trình bày khái niệm khí quyển.
- Nêu dẫn chứng về vai trò của khí quyển đối với sự sống trên Trái Đất.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin trong mục 1 (Khái niệm) và dựa vào hiểu biết của bản thân.
Lời giải chi tiết:
- Khái niệm: Khí quyển là lớp không khí bao quanh Trái Đất, luôn chịu ảnh hưởng của Vũ trụ, trước hết là Mặt Trời.
- Dẫn chứng về vai trò của khí quyển đối với sự sống trên Trái Đất:
+ Tầng đối lưu:
Chứa 80% khối lượng không khí của khí quyển, ¾ lượng hơi nước, cung cấp ôxy và duy trì sự sống của sinh vật, con người.
Hấp thụ 1 phần bức xạ mặt trời, nhờ đó ban ngày đỡ nóng, ban đêm đỡ lạnh, là hạt nhân ngưng tụ tạo thành mây, mưa,…
+ Tầng bình lưu có lớp ôdôn với tác dụng hấp thụ các tia bức xạ có hại cho sức khỏe, sự sống của con người và sinh vật.
? mục II
Trả lời câu hỏi 1 mục II trang 40 SGK Địa lí 10
Dựa vào bảng 8, kiến thức đã học và thông tin trong bài, em hãy:
- Nhận xét sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt năm từ Xích đạo đến vĩ độ 70o ở bán cầu Bắc.
- Giải thích vì sao có sự thay đổi đó.
Phương pháp giải:
- Quan sát bảng 8, chú ý sự tăng/giảm nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt năm theo vĩ độ => Đưa ra nhận xét.
- Đọc thông tin mục 1 (Phân bố theo vĩ độ).
Giải chi tiết:
- Nhận xét:
+ Nhiệt độ trung bình năm khác nhau ở các vĩ độ: Xích đạo (24,5oC), vĩ tuyến 20oB (25,0oC) và giảm dần đến vĩ tuyến 70oB (-10,4oC).
+ Biên độ nhiệt năm tăng dần từ Xích đạo (1,8oC) đến vĩ tuyến 70oB (32,3oC).
- Giải thích:
+ Nhiệt độ trung bình năm khác nhau ở các vĩ độ do Trái Đất dạng hình cầu, góc chiếu của tia sáng mặt trời đến các vĩ độ khác nhau.
+ Càng về vĩ độ cao, góc chiếu của tia sáng mặt trời càng nhỏ, lượng nhiệt nhận được càng ít. Đồng thời, thời gian chiếu sáng giữa các mùa càng chênh lệch nên biên độ nhiệt năm càng lớn.
Trả lời câu hỏi 2 mục II trang 40 SGK Địa lí 10
Dựa vào hình 8.1 và thông tin trong bài, em hãy:
- Nêu sự khác nhau về biên độ nhiệt năm giữa các trạm khí tượng cùng vĩ độ trên hình 8.1.
- Giải thích tại sao có biên độ nhiệt khác biệt giữa lục địa và đại dương.
Hình 8.1. Biên độ nhiệt năm thay đổi theo vị trí gần hay xa đại dương
Phương pháp giải:
Quan sát hình 8.1, so sánh biên độ nhiệt giữa 4 địa điểm, chú ý đến vị trí của các địa điểm gần hay xa biển để giải thích (liên quan đến khả năng hấp thụ và phản xạ nhiệt của lục địa và đại dương).
Giải chi tiết:
- Trên cùng vĩ độ trên hình 8.1, biên độ nhiệt năm giữa các trạm khí tượng tăng dần từ tây sang đông (từ biển vào sâu trong đất liền). Cụ thể, biên độ nhiệt năm của Va-len-xi-a là 9oC, tiếp đến Pô-dơ-nan (21oC), Vac-xa-va (23oC) và cao nhất là Cuôc-xcơ (29oC).
- Giải thích: Lục địa hấp thụ và phản xạ nhiệt nhanh hơn, còn đại dương thì ngược lại. Va-len-xi-a nằm ven Đại Tây Dương nên có biên độ nhiệt năm thấp nhất, các địa điểm càng nằm sâu trong nội địa, biên độ nhiệt năm càng lớn.
Trả lời câu hỏi 3 mục II trang 40 SGK Địa lí 10
Dựa vào hình 8.2 và thông tin trong bài, em hãy:
- Trình bày sự thay đổi nhiệt độ theo độ cao ở tầng đối lưu.
- Cho biết nhiệt độ còn phụ thuộc vào những yếu tố nào của địa hình. Chứng minh.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 8.2 và đọc thông tin trong mục 3 (Phân bố theo địa hình).
Giải chi tiết:
- Sự thay đổi nhiệt độ theo độ cao ở tầng đối lưu:
+ Nhiệt độ không khí giảm dần theo độ cao, trung bình cứ lên cao 100 m nhiệt độ giảm 0,6oC.
+ Nguyên nhân: càng lên cao, không khí càng loãng, không hấp thụ và giữ được nhiều nhiệt.
- Nhiệt độ còn phụ thuộc vào độ dốc và hướng phơi của sườn núi:
+ Sườn núi có độ dốc lớn, góc nhập xạ nhỏ => nhận được lượng nhiệt ít hơn và ngược lại.
+ Sườn núi đón ánh sáng mặt trời, nhiệt độ cao hơn sườn khuất ánh sáng mặt trời.
Luyện tập
Giải bài luyện tập 1 trang 41 SGK Địa lí 10
Em hãy vẽ sơ đồ thể hiện phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất theo vĩ độ, theo lục địa, đại dương và theo địa hình.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học về phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất để vẽ sơ đồ.
Giải chi tiết:
Giải bài luyện tập 2 trang 41 SGK Địa lí 10
Em hãy cho biết yếu tố địa hình ảnh hưởng như thế nào tới sự phân bố nhiệt độ.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học về phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất theo địa hình.
Giải chi tiết:
Yếu tố địa hình ảnh hưởng tới sự phân bố nhiệt độ thông qua độ cao, độ dốc và hướng phơi của sườn núi:
- Độ cao: trung bình cứ lên cao 100 m, nhiệt độ giảm 0,6oC.
- Độ dốc: sườn núi có độ dốc lớn, góc nhập xạ nhỏ, nhận được lượng nhiệt ít hơn sườn núi có độ dốc nhỏ.
- Hướng phơi của sườn núi: sườn đón ánh sáng mặt trời có nhiệt độ cao hơn sườn khuất ánh sáng mặt trời.
Vận dụng
Giải bài vận dụng trang 41 SGK Địa lí 10
Em hãy tìm thông tin và sưu tầm hình ảnh về những địa điểm có nhiệt độ cao nhất và thấp nhất trên thế giới.
Phương pháp giải:
Sưu tầm thông tin trên Internet, sách báo,…
Lời giải chi tiết:
* Địa điểm có nhiệt độ cao nhất trên thế giới
Biểu đồ nhiệt độ thế giới
- Tới nay, nhiệt độ cao nhất là 56,7oC ghi nhận ở Death Valley, bang California, Mỹ năm 1913.
- Nhiệt độ cao nhất ở châu Phi là 55oC ghi nhận ở Kebili, Tunisia năm 1931.
- Iran giữ kỷ lục ở châu Á với mức 54oC năm 2017.
- Năm 2020, đảo Seymour ở Nam Cực ghi nhận nhiệt độ cao nhất là 20,7oC.
Nguồn: baotintuc.vn
* Địa điểm có nhiệt độ thấp nhất trên thế giới
Nhiệt độ trung bình ở ngôi làng lạnh nhất thế giới có người sinh sống vào tháng 1 khoảng -50 độ C
Chỉ nằm cách vòng cực Bắc khoảng 350 km nên vùng Oymyakon dọc theo sông Indigirka (Nga) có khí hậu cận cực vô cùng giá lạnh.
Nơi đây lạnh tới mức một chiếc nhiệt kế ngoài trời đã vỡ vụn khi mức nhiệt từng hạ xuống -62oC.
Nhưng con số đó vẫn chưa phải là kỷ lục lạnh ở Oymyakon. Vào tháng 1/1924, nơi này từng ghi nhận nền nhiệt ngoài trời hạ xuống -71,2oC. Đây cũng là nhiệt độ thấp nhất cho bất cứ khu vực nào có người sinh sống lâu dài trên Trái Đất, đồng thời thấp nhất ở khu vực Bắc bán cầu.
Nguồn: baoquocte.vn
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 10 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục