Bài 30. Biên tập phim trang 80 SBT Tin học 11 Kết nối tri thức với cuộc sống>
Đánh dấu X vào ô tương ứng với hoạt động biên tập phim trong bảng sau: Hoạt động
Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 11 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
30,1
Đánh dấu X vào ô tương ứng với hoạt động biên tập phim trong bảng sau: Hoạt động
a) Chụp ảnh
b) Chỉnh sửa ảnh
c) Chỉnh sửa âm thanh
d) Tạo phụ đề phim
e) Tạo hiệu ứng chuyển cảnh
f) Căn chỉnh thời gian các phân cảnh
g) Quảng cáo, giới thiệu phim trên các phương tiện truyền thông
h) Xem phim
Lời giải chi tiết:
Các đáp án b, c, d, e, f là các hoạt động biên tập phim.
30,2
Chọn các phương án sai:
A. Tất cả các tư liệu trong ngăn tư liệu đều chắc chắn xuất hiện trong đoạn phim.
B. Khi em xoá một ảnh trong ngăn tư liệu, nếu đoạn phim có sử dụng ảnh đó thì ảnh đó sẽ biến mất trong đoạn phim.
C. Thời lượng của tất cả các phân cảnh trong phim đều bằng nhau.
D. Thời lượng đoạn phim bằng tổng thời lượng các phân cảnh.
E. VideoPad chỉ hỗ trợ chỉnh sửa video và không có tính năng chỉnh sửa âm thanh.
F. Một đoạn phim luôn phải chứa ít nhất một video clip.
G. Luôn phải có ít nhất một tệp âm thanh làm nhạc nền cho phim.
H. Phần mềm VideoPad cho phép xuất bản dự án phim dưới dạng tệp phim mp4.
I. Có thể thay đổi thứ tự các phân cảnh trong một đoạn phim.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A, C, E, F, G.
A. Tất cả các tư liệu trong ngăn tư liệu đều chắc chắn xuất hiện trong đoạn phim.
C. Thời lượng của tất cả các phân cảnh trong phim đều bằng nhau.
E. VideoPad chỉ hỗ trợ chỉnh sửa video và không có tính năng chỉnh sửa âm thanh.
F. Một đoạn phim luôn phải chứa ít nhất một video clip.
G. Luôn phải có ít nhất một tệp âm thanh làm nhạc nền cho phim.
Giải thích: A sai vì người dùng có thể đưa nhiều ảnh hoặc video vào ngăn tư liệu nhưng chỉ sử dụng một phần để đưa vào phim.
C sai vì thời lượng của tất cả các phân cảnh trong phim không nhất thiết phải bằng nhau, người dùng hoàn toàn tự điều chỉnh được thời lượng mỗi phân cảnh cho phù hợp với nội dung phim.
E sai vì VideoPad có tính năng cho phép người dùng chỉnh sửa âm thanh.
F sai vì một đoạn phim không nhất thiết phải chứa một video clip.
G sai vì một đoạn phim có thể không có nhạc nền hoặc có nhạc nền được tạo bởi nhiều hơn một tệp âm thanh.
30,3
Việc chỉnh sửa một ảnh trong đoạn phim có thể được thực hiện tại khu vực nào của phần mềm VideoPad?
(1) Ngăn tư liệu; (2) Ngăn tiến trình; (3) Ngăn xem trước.
A. Cả (1), (2) và (3).
C. (2) hoặc (3).
B. (1) và (2).
D. (1) hoặc (3).
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: B. (1) và (2). (1) Ngăn tư liệu; (2) Ngăn tiến trình;
30,4
Thời lượng phim được hiển thị ở đâu trong phần mềm VideoPad?
A. Trên tiêu đề của phim.
C. Trên màn hình chính.
B. Trên thanh công cụ.
D. Trên mỗi phân cảnh.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: D. Trên mỗi phân cảnh. Vì ở đó hiển thị thời lượng phim được hiển thị trong phần mềm video.
30,5
Cần sử dụng hiệu ứng nào dưới đây để làm cho âm lượng nhạc nền của đoạn phim nhỏ dần khi kết thúc?
Cần sử dụng hiệu ứng nào dưới đây để làm cho âm lượng nhạc nền của đoạn phim nhỏ dần khi kết thúc?
A. Fade In.
B. Fade Out.
C. Fade Cross.
D. Fade Entire clip.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: B. Fade Out.
30,6
Chọn phương án đúng.
A. Người dùng có thể thay đổi kiểu chữ, màu sắc, kích thước của phụ đề phim trong VideoPad bằng cách sử dụng công cụ định dạng văn bản (Format) trong hộp thoại tạo phụ đề (hộp thoại Subtitles).
B. Người dùng có thể thay đổi kiểu chữ, màu sắc, kích thước của phụ đề phim trong VideoPad bằng cách chọn mẫu phụ đề có sẵn.
C. Không thể thay đổi kiểu chữ, màu sắc, kích thước của phụ đề.
D. VideoPad không có tính năng tạo phụ đề phim.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A. Người dùng có thể thay đổi kiểu chữ, màu sắc, kích thước của phụ đề phim trong VideoPad bằng cách sử dụng công cụ định dạng văn bản (Format) trong hộp thoại tạo phụ đề (hộp thoại Subtitles).
30,7
Chọn phương án ghép đúng:
Người dùng có thể căn chỉnh thời lượng của nhiều phân cảnh cùng một lúc bằng cách
A. chọn tất cả các phân cảnh và nhập giá trị thời lượng mới vào hộp thoại chỉnh sửa phân cảnh.
B. kéo và thả điểm bắt đầu và kết thúc của các phân cảnh trên dải thời gian.
C. sử dụng công cụ căn chỉnh thời lượng phân cảnh có sẵn trong VideoPad.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A. chọn tất cả các phân cảnh và nhập giá trị thời lượng mới vào hộp thoại chỉnh sửa phân cảnh.
30,8
Thực hành: Mở tệp phim chúc mừng sinh nhật bạn mà em đã thực hiện ở Bài 29 và thực hiện các yêu cầu dưới đây để đoạn phim hấp dẫn hơn:
a) Bổ sung thêm 2 đến 3 ảnh hoặc một video clip kỉ niệm của em với bạn vào đoạn phim.
b) Căn chỉnh thời lượng và hiệu ứng chuyển cảnh cho các ảnh hoặc video clip mới bổ sung.
c) Tạo nhạc nền là bài hát mà em hoặc bạn yêu thích.
d) Bổ sung phụ đề và định dạng màu chữ, cỡ chữ của phụ đề phù hợp với đoạn phim.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là:
Mở tệp phim chúc mừng sinh nhật bạn mà em đã thực hiện ở Bài 29.
a) Bổ sung thêm 2 đến 3 ảnh hoặc một video clip kỉ niệm của em với bạn vào đoạn phim. Lưu ý về độ phân giải, kích thước cũng như chất lượng của ảnh và video. Thao tác bổ sung ảnh thực hiện tương tự như các bước hướng dẫn ở Nhiệm vụ 1 trong sách giáo khoa, cụ thể:
Nháy nút phải chuột tại vị trí trống bất kì trong ngăn tư liệu, khi bảng chọn hiện ra, chọn Add files.
– Một hộp thoại hiện ra cho phép em chọn thêm tư liệu để đưa vào dự án. – Các tư liệu mới sẽ được đưa vào ngăn tư liệu.
– Kéo từng tư liệu mới thả vào ngăn tiến trình tại vị trí mà em muốn.
b) Thực hiện tương tự như các bước hướng dẫn ở Nhiệm vụ 3 và Nhiệm vụ 4 để căn chỉnh thời lượng và hiệu ứng chuyển cảnh cho các ảnh hoặc video clip mới bồ sung.
c) Để tạo nhạc nền bằng bài hát bất kì, em cần đưa tệp bài hát đó vào phim thay thế cho tệp nhạc nền đang có sẵn. Sau đây là gợi ý cách thực hiện:
– Tải tệp bài hát của em vào ngăn Audio files, lưu ý sử dụng định dạng mà phần mềm chấp nhận, chẳng hạn mp3.
– Trong ngăn tiến trình, tìm xem lớp âm thanh (Audio track) nào đang chứa nhạc nền của đoạn phim mà em cần thay thế, chọn đoạn âm thanh đó rồi nhấn phím Delete để xoá. Tiếp theo, kéo tập bài hát của em từ ngăn Audio files vào vị trí tập âm thanh vừa xoá. Xem và nghe lại đoạn phim trong ngăn xem trước, chỉnh sửa nhạc nền như đã thực hiện ở Nhiệm vụ 2 trong sách giáo khoa nếu cần. d) Thực hiện tương tự các bước ở Nhiệm vụ 5 trong sách giáo khoa để bổ sung phụ đề cho đoạn phim của em. Em có thể dễ dàng tự khám phá cách định dạng màu chữ, cỡ chữ của phụ đề phù hợp cho đoạn phim bằng các công cụ trong bảng lệnh Format (xem vị trí lệnh Format tại Hình 30.6 trong sách giáo khoa).


Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 30. Biên tập phim trang 80 SBT Tin học 11 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 29. Khám phá phần mềm làm phim trang 76 SBT Tin học 11 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 28. Tạo ảnh động trang 76 SBT Tin học 11 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 27. Công cụ vẽ và một số ứng dụng trang 75 SBT Tin học 11 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 26. Phương pháp làm mịn dần trong thiết kế chương trình trang 79 SBT Tin học 11 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 30. Biên tập phim trang 80 SBT Tin học 11 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 29. Khám phá phần mềm làm phim trang 76 SBT Tin học 11 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 28. Tạo ảnh động trang 76 SBT Tin học 11 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 27. Công cụ vẽ và một số ứng dụng trang 75 SBT Tin học 11 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 26. Phương pháp làm mịn dần trong thiết kế chương trình trang 79 SBT Tin học 11 Kết nối tri thức với cuộc sống