Bài 26. Kinh tế Trung Quốc trang 60, 61, 62, 63 SBT Địa lí 11 Cánh diều>
Năm 2020, GDP của Trung Quốc
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
Câu 1
Năm 2020, GDP của Trung Quốc
A. đứng đầu thế giới.
B. đứng thứ hai thế giới, sau Hoa Kỳ.
C. đứng thứ ba thế giới, sau Hoa Kỳ và Nga.
D. đứng thứ tư thế giới, sau Hoa Kỳ, Nga và Anh.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: B
Năm 2020, GDP của Trung Quốc đứng thứ hai thế giới, sau Hoa Kỳ.
Câu 2
Tại sao tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc giảm mạnh nhưng GDP vẫn tăng trong giai đoạn 2010 - 2020?
A. Vì GDP ngày càng lớn.
B. Vì có nguồn thu từ bên ngoài lớn.
C. Vì sự phát triển nhanh của công nghiệp.
D. Vì du lịch phát triển mang lại nhiều lợi nhuận
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A
Do GDP ngày càng lớn nên tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc giảm mạnh nhưng GDP vẫn tăng trong giai đoạn 2010 - 2020
Câu 3
Quan sát hình sau:
Cho biết cơ cấu kinh tế của Trung Quốc đang chuyển dịch theo hướng nào sau đây.
A. Giảm tỉ trọng của nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; tăng tỉ trọng của công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
B. Giảm tỉ trọng của nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản và dịch vụ; tăng tỉ trọng của công nghiệp, xây dựng.
C. Giảm tỉ trọng của nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản và công nghiệp, xây dựng; tăng tỉ trọng của dịch vụ.
D. Tăng tỉ trọng của nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản và công nghiệp, xây dựng; giảm tỉ trọng của ngành dịch vụ.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: C
Cho biết cơ cấu kinh tế của Trung Quốc đang chuyển dịch theo hướng: giảm tỉ trọng của nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản và công nghiệp, xây dựng; tăng tỉ trọng của dịch vụ.
Câu 4
Vị thế của nền kinh tế Trung Quốc trên thế giới được thể hiện ở biểu hiện nào sau đây?
A. Ngành nông nghiệp được chú ý phát triển.
B. Tổng trị giá thương mại đứng đầu thế giới.
C. Thu hút đầu tư nước ngoài ngày càng lớn.
D. Phát triển mạnh kinh tế ở vùng duyên hải.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: B
Vị thế của nền kinh tế Trung Quốc trên thế giới được thể hiện ở: tổng trị giá thương mại đứng đầu thế giới.
Câu 5
Cho biết các ý nói về nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Trung Quốc sau đây là đúng hay sai.
A. Đưa ra được các chính sách kịp thời để khuyến khích phát triển nông nghiệp.
B. Hạn chế đầu tư nông nghiệp để phát triển công nghiệp.
C. Hiện đại hoá trang thiết bị, khuyến khích các xí nghiệp vừa và nhỏ.
D. Tăng cường thu hút vốn, khoa học - công nghệ, kinh nghiệm quản lí từ bên ngoài.
E. Xoá bỏ sản xuất nhỏ lẻ, thủ công; tập trung vào các ngành mũi nhọn, mang lại lợi nhuận cao.
G. Coi trọng thị trường trong nước.
H. Đóng cửa để thúc đẩy các ngành kinh tế trong nước.
Lời giải chi tiết:
A - Đúng |
B - Sai |
C- Đúng |
D - Đúng |
E - Sai |
G - Đúng |
H - Sai |
Câu 6
Quan sát hình sau:
a) Hoàn thành bảng theo mẫu sau vào vở ghi.
Trung tâm công nghiệp |
Các ngành công nghiệp chính |
Thượng Hải |
Đóng tàu, luyện kim màu, luyện kim đen, thực phẩm, hoá chất, điện tử - tin học, chế tạo máy bay. |
................... |
............................................................................ |
b) Nhận xét sự phân bố công nghiệp của Trung Quốc.
Lời giải chi tiết:
♦ Yêu cầu a)
Trung tâm công nghiệp |
Các ngành công nghiệp chính |
Thượng Hải |
Đóng tàu, luyện kim màu, thực phẩm, hóa chất,… |
Phúc Châu |
Thực phẩm, đóng tàu, hoá chất, dệt - may. |
Thanh Đảo |
Sản xuất ô tô, luyện kim đen, hoá chất, dệt - may, điện tử - tin học. |
Bắc Kinh |
Dệt - may, sản xuất ô tô, cơ khí, điện tử - tin học, hoá chất, nhiệt điện. |
Lan Châu |
Cơ khí, hoá chất, dệt - may, luyện kim màu, khai thác than đá, khai thác đồng. |
♦ Yêu cầu b) Các trung tâm công nghiệp và các ngành công nghiệp của Trung Quốc phân bố chủ yếu ở miền Đông.
Câu 7
Quan sát hình sau:
a) Kể tên các cây trồng, vật nuôi chính ở Trung Quốc
b) Tại sao sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc lại tập trung chủ yếu ở miền Đông?
Lời giải chi tiết:
♦ Yêu cầu a)
- Các cây trồng chính của Trung Quốc: ngô, khoai tây, củ cải đường, thuốc lá, bông, lúa gạo, lúa mì, đậu tương, mía, chè,...
- Các vật nuôi chính của Trung Quốc: dê, lợn, gia cầm, trâu,...
♦ Yêu cầu b) Nông nghiệp của Trung Quốc tập trung chủ yếu ở miền Đông do có các điều kiện về địa hình, đất đai, thuỷ lợi, nguồn nước, giao thương,... thuận lợi.
Câu 8
Cho bảng số liệu sau:
a) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ của Trung Quốc năm 2000 và năm 2020.
b) Nhận xét về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của Trung Quốc.
Lời giải chi tiết:
♦ Yêu cầu a)
♦ Yêu cầu b) Nhận xét
- Giai đoạn 2000 - 2020, trị giá xuất khẩu, nhập khẩu của Trung Quốc tăng lên nhanh chóng.
- Trị giá và cơ cấu trị giá xuất khẩu luôn lớn hơn nhập khẩu. Trung Quốc là nước xuất siêu.
- Bài 27. Thực hành viết báo cáo về sự thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc trang 65 SBT Địa lí 11 Cánh diều
- Bài 9. EU - Một liên kết kinh tế khu vực lớn. Vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới trang 21, 22, 23 SBT Địa lí 11 Cánh diều
- Bài 25. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Trung Quốc trang 57, 58, 59 SBT Địa lí 11 Cánh diều
- Bài 24. Thực hành: Viết báo cáo về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản trang 56 SBT Địa lí 11 Cánh diều
- Bài 23. Kinh tế Nhật Bản trang 52, 53, 54, 55 SBT Địa lí 11 Cánh diều
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 27. Thực hành viết báo cáo về sự thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc trang 65 SBT Địa lí 11 Cánh diều
- Bài 26. Kinh tế Trung Quốc trang 60, 61, 62, 63 SBT Địa lí 11 Cánh diều
- Bài 25. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Trung Quốc trang 57, 58, 59 SBT Địa lí 11 Cánh diều
- Bài 24. Thực hành: Viết báo cáo về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản trang 56 SBT Địa lí 11 Cánh diều
- Bài 23. Kinh tế Nhật Bản trang 52, 53, 54, 55 SBT Địa lí 11 Cánh diều
- Bài 27. Thực hành viết báo cáo về sự thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc trang 65 SBT Địa lí 11 Cánh diều
- Bài 26. Kinh tế Trung Quốc trang 60, 61, 62, 63 SBT Địa lí 11 Cánh diều
- Bài 25. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Trung Quốc trang 57, 58, 59 SBT Địa lí 11 Cánh diều
- Bài 24. Thực hành: Viết báo cáo về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản trang 56 SBT Địa lí 11 Cánh diều
- Bài 23. Kinh tế Nhật Bản trang 52, 53, 54, 55 SBT Địa lí 11 Cánh diều