Bài 14. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Tây Nam Á trang 35, 36 SBT Địa lí 11 Cánh diều>
Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm vị trí địa lí của khu vực Tây Nam Á?
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
Câu 1
Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm vị trí địa lí của khu vực Tây Nam Á?
A. Là cầu nối của ba châu lục Á, Âu và Phi.
B. Kéo dài từ khoảng vĩ độ 12°B đến khoảng vĩ độ 42°B.
C. Án ngữ tuyến đường biển quốc tế nối Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.
D. Nằm trong khu vực có nhiều bão và áp thấp nhiệt đới nhất trên Trái Đất.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: D
Vị trí địa lí của khu vực Tây Nam Á
+ Là cầu nối của ba châu lục Á, Âu và Phi.
+ Kéo dài từ khoảng vĩ độ 12°B đến khoảng vĩ độ 42°B.
+ Án ngữ tuyến đường biển quốc tế nối Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.
Câu 2
Tây Nam Á tiếp giáp với các biển là:
A. Biển Đen, biển Ca-xpi, Biển Đỏ, biển A-ráp, biển Địa Trung Hải.
B. Biển Đen, Biển Đông, biển Gia-va, biển Ban-đa, Biển Chết.
C. Biển Bắc, Biển Đông, Biển Đỏ, biển Ca-xpi, biển Địa Trung Hải.
D. Biển A-ráp, biển Ca-xpi, biển Trung Hoa, biển An-đa-man, biển Ben-gan.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A
Tây Nam Á tiếp giáp với các biển là: Biển Đen, biển Ca-xpi, Biển Đỏ, biển A-ráp, biển Địa Trung Hải.
Câu 3
Đặc điểm nổi bật trong vị trí địa lí của khu vực Tây Nam Á là
A. nằm trong khu vực có nhiều thiên tai nhất thế giới.
B. nằm trên đường di lưu và di cư của các luồng sinh vật.
C. nằm trên “vành đai lửa Thái Bình Dương”.
D. nằm trong khu vực có trữ lượng dầu mỏ và khí tự nhiên lớn bậc nhất thế giới.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: D
Đặc điểm nổi bật trong vị trí địa lí của khu vực Tây Nam Á là nằm trong khu vực có trữ lượng dầu mỏ và khí tự nhiên lớn bậc nhất thế giới.
Câu 4
Địa hình chủ yếu của khu vực Tây Nam Á là
A. đồng bằng và đồi núi.
B. núi và sơn nguyên.
C. đồi núi thấp và cao nguyên.
D. các dãy núi cao đồ sộ.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: B
Địa hình chủ yếu của khu vực Tây Nam Á là núi và sơn nguyên.
Câu 5
Khu vực Tây Nam Á nằm chủ yếu trong đới khí hậu
A. nhiệt đới lục địa và cận nhiệt đới.
B. cận nhiệt lục địa và ôn đới lục địa.
C. ôn đới lục địa và nhiệt đới gió mùa.
D. nhiệt đới gió mùa và cận nhiệt địa trung hải.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A
Khu vực Tây Nam Á nằm chủ yếu trong đới khí hậu nhiệt đới lục địa và cận nhiệt đới.
Câu 6
Hoàn thành bảng theo mẫu sau để thể hiện những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển kinh tế - xã hội khu vực Tây Nam Á.
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên |
Thuận lợi |
Khó khăn |
................... |
................... |
................... |
................... |
................... |
................... |
................... |
................... |
................... |
................... |
................... |
................... |
Lời giải chi tiết:
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên |
Thuận lợi |
Khó khăn |
Địa hình và đất |
Vùng đồng bằng có đất phù sa màu mỡ, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và cũng là nơi tập trung đông dân cư. |
Vùng núi không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nên nhiều nước phải đầu tư lớn cho thủy lợi để phát triển sản xuất. |
Khí hậu |
Dân cư và các hoạt động sản xuất tập trung chủ yếu ở các vùng có khí hậu thuận lợi. |
Tại các vùng nội địa, do mưa ít nên dân cư thưa thớt, trồng trọt khó khăn. |
Sông, hồ |
+ Các sông lớn bồi đắp nên vùng đồng bằng màu mỡ, cung cấp nước. + Các hồ có giá trị về du lịch |
Sông thường ngắn và ít nước, nhiều vùng rộng lớn không có dòng chảy thường xuyên. |
Biển |
Tạo thuận lợi mở rộng giao lưu với nhiều nước châu Âu và các khu vực khác của châu Á, phát triển các ngành kinh tế biển |
|
Sinh vật |
Sinh vật nghèo nàn, phân hóa khác nhau giữa các khu vực gây khó khăn trong việc khai thác tài nguyên sinh vật cho phát triển kinh tế. |
|
Khoáng sản |
+ Giàu có về khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ và khí tự nhiên. + Tiềm năng dầu mỏ và khí tự nhiên là thế mạnh trong phát triển kinh tế của nhiều quốc gia. |
|
Câu 7
Cho bảng số liệu sau, hãy rút ra nhận xét về đặc điểm dân cư của khu vực Tây Nam Á.
Lời giải chi tiết:
- Dân cư khu vực Tây Nam Á có một số đặc điểm là:
+ Ít dân, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên vẫn còn cao.
+ Cơ cấu dân số trẻ, tỉ lệ dân số ở nhóm 0 - 14 tuổi khá cao, tỉ lệ dân số ở nhóm từ 65 tuổi trở lên thấp.
+ Tỉ lệ dân thành thị khá cao.
Câu 8
Lựa chọn, tìm hiểu và trình bày một trong những nét đặc thù về trang phục, lễ hội của người dân ở khu vực Tây Nam Á.
Lời giải chi tiết:
- Dân cư khu vực Đông Nam Á phần lớn theo đạo Hồi, trang phục và lễ hội nhiều nét độc đáo. Ví dụ: Trang phục cổ truyền của phụ nữ Hồi giáo có tên gọi là A-bay-a. Nó thường được mặc với một chiếc khăn trùm đầu, rất kín đáo, dài tay và dài tới chân, màu phổ biến là màu đen.
- Bài 15. Thực hành: Viết báo cáo về vấn đề dầu mỏ ở khu vực Tây Nam Á trang 37 SBT Địa lí 11 Cánh diều
- Bài 16. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội trang 38 SBT Địa lí 11 Cánh diều
- Bài 17. Kinh tế Hoa Kỳ trang 39, 40 SBT Địa lí 11 Cánh diều
- Bài 18. Thực hành: Tìm hiểu về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của Hoa Kỳ trang 41 SBT Địa lí 11 Cánh diều
- Bài 19. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Liên Bang Nga trang 43, 44 SBT Địa lí 11 Cánh diều
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 27. Thực hành viết báo cáo về sự thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc trang 65 SBT Địa lí 11 Cánh diều
- Bài 26. Kinh tế Trung Quốc trang 60, 61, 62, 63 SBT Địa lí 11 Cánh diều
- Bài 25. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Trung Quốc trang 57, 58, 59 SBT Địa lí 11 Cánh diều
- Bài 24. Thực hành: Viết báo cáo về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản trang 56 SBT Địa lí 11 Cánh diều
- Bài 23. Kinh tế Nhật Bản trang 52, 53, 54, 55 SBT Địa lí 11 Cánh diều
- Bài 27. Thực hành viết báo cáo về sự thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc trang 65 SBT Địa lí 11 Cánh diều
- Bài 26. Kinh tế Trung Quốc trang 60, 61, 62, 63 SBT Địa lí 11 Cánh diều
- Bài 25. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Trung Quốc trang 57, 58, 59 SBT Địa lí 11 Cánh diều
- Bài 24. Thực hành: Viết báo cáo về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản trang 56 SBT Địa lí 11 Cánh diều
- Bài 23. Kinh tế Nhật Bản trang 52, 53, 54, 55 SBT Địa lí 11 Cánh diều