Bài 25. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Trung Quốc trang 57, 58, 59 SBT Địa lí 11 Cánh diều >
Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm vị trí địa lí của Trung Quốc?
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
Câu 1
Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm vị trí địa lí của Trung Quốc?
A. Trung Quốc tiếp giáp với 14 quốc gia.
B. Nằm gần các quốc gia và khu vực có nền kinh tế phát triển năng động.
C. Trung Quốc có cửa ngõ đường biển thông ra Thái Bình Dương.
D. Giáp với hai đại dương lớn là Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: D
Trung Quốc chỉ tiếp giáp với một đại dương (Thái Bình Dương)
Câu 2
Nhận xét nào sau đây đúng với đặc điểm dân cư Trung Quốc?
A. Là nước đông dân, tỉ lệ gia tăng dân số cao và mức độ đô thị hoá chậm.
B. Là nước đông dân, tỉ lệ gia tăng dân số cao, phân bố khá đồng đều.
C. Là nước đông dân, tỉ lệ gia tăng dân số thấp, phân bố rất chênh lệch.
D. Là nước đông dân, phân bố chênh lệch và mức độ đô thị hoá chậm.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: C
- Trung Quốc có số dân đông nhất thế giới, năm 2020 là 1,43 tỉ người, chiếm khoảng 18 % dân số thế giới.
- Do thực hiện chính sách dân số sinh một con trong thời gian dài nên Trung Quốc có tỉ lệ gia tăng dân số giảm khá nhanh.
- Dân cư Trung Quốc phân bố rất chênh lệch, tập trung chủ yếu ở miền Đông, thưa thớt ở miền Tây.
Câu 3
Dân cư Trung Quốc tập trung chủ yếu ở
A. miền Bắc.
B. miền Tây.
C. miền Nam.
D. miền Đông.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: D
- Dân cư Trung Quốc phân bố rất chênh lệch, tập trung chủ yếu ở miền Đông, thưa thớt ở miền Tây.
Câu 4
Cho biết các ý nói về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên của Trung Quốc sau đây là đúng hay sai.
A. Có lãnh thổ rộng lớn, thiên nhiên đa dạng.
B. Thiên nhiên phân hoá rõ rệt theo chiều bắc - nam, đông - tây và độ cao.
C. Lãnh thổ kéo dài từ vòng cực Bắc đến xích đạo.
D. Nằm trong khu vực có nhiều thiên tai như: bão, lũ lụt, hạn hán,...
E. Nằm trong “Vành đai lửa Thái Bình Dương”.
Lời giải chi tiết:
A - Đúng |
B - Đúng |
C - Sai |
D - Đúng |
E - Sai |
Câu 5
Ghép ý ở cột A với ý ở cột B sao cho đúng với đặc điểm địa hình, khí hậu, sinh vật của các miền Trung Quốc.
Lời giải chi tiết:
Ghép các thông tin theo thứ tự sau:
1 - B, E, H, I.
2 – A, C, D, G, K
Câu 6
Hoàn thành bảng theo mẫu sau vào vở ghi để thể hiện thuận lợi, khó khăn của sông, hồ, biển và khoáng sản đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Trung Quốc.
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên |
Thuận lợi |
Khó khăn |
Sông, hồ |
................................ |
................................ |
Biển |
................................ |
................................ |
Khoáng sản |
................................ |
................................ |
Lời giải chi tiết:
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên |
Thuận lợi |
Khó khăn |
Sông, hồ |
- Sông thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, là nguồn thủy năng lớn, cung cấp nước cho đời sống và sản xuất. - Các hồ là nơi dự trữ nguồn nước ngọt quan trọng và có nhiều giá trị đối với nông nghiệp và du lịch. |
- Tình trạng ngập lụt vào mùa lũ |
Biển |
Tạo điều kiện để Trung Quốc phát triển các ngành kinh tế biển: khai thác và đánh bắt thủy sản, công nghiệp chế biến, du lịch,… |
- Môi trường biển đang bị ô nhiễm,… |
Câu 7
Quan sát các hình sau:
Lựa chọn, tìm hiểu và trình bày về một trong các di sản thế giới kể trên của Trung Quốc.
Lời giải chi tiết:
(*) Tham khảo: giới thiệu Tị Thử sơn trang
- Tị Thử Sơn Trang là một tổ hợp cung điện và vườn cảnh dùng để tránh nóng trên núi.
- Tị Thủ Sơn Trang nằm ở huyện Thừa Đức, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc.
- Tổ hợp công trình này được xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 1703 đến năm 1792 dưới triều đại nhà Thanh, với diện tích lên đến 564 ha, gồm hai bộ phận lớn là khu cung điện và khu vườn cảnh.
- Khu cung điện bao gồm: Chính Cung, Đông Cung, Tùng Hạc Trai và Vạn Hác Tùng Phong. Khu vườn cảnh bao gồm hồ, núi, đất bằng.
- Năm 1994, Tị Thử Sơn Trang được UNESCO ghi danh là Di sản thế giới.
- Bài 26. Kinh tế Trung Quốc trang 60, 61, 62, 63 SBT Địa lí 11 Cánh diều
- Bài 27. Thực hành viết báo cáo về sự thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc trang 65 SBT Địa lí 11 Cánh diều
- Bài 9. EU - Một liên kết kinh tế khu vực lớn. Vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới trang 21, 22, 23 SBT Địa lí 11 Cánh diều
- Bài 24. Thực hành: Viết báo cáo về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản trang 56 SBT Địa lí 11 Cánh diều
- Bài 23. Kinh tế Nhật Bản trang 52, 53, 54, 55 SBT Địa lí 11 Cánh diều
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 27. Thực hành viết báo cáo về sự thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc trang 65 SBT Địa lí 11 Cánh diều
- Bài 26. Kinh tế Trung Quốc trang 60, 61, 62, 63 SBT Địa lí 11 Cánh diều
- Bài 25. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Trung Quốc trang 57, 58, 59 SBT Địa lí 11 Cánh diều
- Bài 24. Thực hành: Viết báo cáo về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản trang 56 SBT Địa lí 11 Cánh diều
- Bài 23. Kinh tế Nhật Bản trang 52, 53, 54, 55 SBT Địa lí 11 Cánh diều
- Bài 27. Thực hành viết báo cáo về sự thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc trang 65 SBT Địa lí 11 Cánh diều
- Bài 26. Kinh tế Trung Quốc trang 60, 61, 62, 63 SBT Địa lí 11 Cánh diều
- Bài 25. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Trung Quốc trang 57, 58, 59 SBT Địa lí 11 Cánh diều
- Bài 24. Thực hành: Viết báo cáo về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản trang 56 SBT Địa lí 11 Cánh diều
- Bài 23. Kinh tế Nhật Bản trang 52, 53, 54, 55 SBT Địa lí 11 Cánh diều