Bài 22. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Nhật Bản trang 49, 50, 51 SBT Địa lí 11 Cánh diều>
Bốn đảo lớn của Nhật Bản là
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
Câu 1
Bốn đảo lớn của Nhật Bản là
A. Hô-cai-đô, Hôn-su, Ô-đai-ba, Kiu-xiu.
B. Hô-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu.
C. Hô-cai-đô, Hôn-su, Oa-ca-su, Kiu-xiu.
D. Hộ-cai-đô, Hôn-su, Ka-si-kô, Kiu-xiu.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: B
Bốn đảo lớn của Nhật Bản là Hô-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu.
Câu 2
Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm vị trí địa lí của Nhật Bản?
A. Được bao bọc bởi các biển và đại dương.
B. Lãnh thổ kéo dài khoảng từ 20°25’B đến khoảng 45°33’B.
C. Nằm trong khu vực kinh tế phát triển năng động.
D. Nằm trong khu vực ổn định của vỏ Trái Đất.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: D
Nhật Bản nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương nên chịu tác động của nhiều thiên tai ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất.
Câu 3
Vị trí địa lí đã tạo điều kiện thuận lợi cho Nhật Bản phát triển mạnh các ngành kinh tế nào?
A. Các ngành kinh tế biển.
B. Các ngành công nghiệp công nghệ cao.
C. Ngành công nghiệp khai thác khoáng sản
D. Các ngành công nghiệp chế biến.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A
Vị trí địa lí đã tạo điều kiện thuận lợi cho Nhật Bản phát triển mạnh các ngành kinh tế biển
Câu 4
Dân cư Nhật Bản phân bố tập trung ở
A. trung tâm của hai đảo Hôn-su và Xi-cô-cư.
B. trung tâm của hai đảo Hôn-su và Hô-cai-đô.
C. ven bờ Thái Bình Dương của hai đảo Hộ-cai-đô và Kiu-xiu.
D. các thành phố và vùng đồng bằng bằng ven biển.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: D
Dân cư Nhật Bản phân bố tập trung ở các thành phố và vùng đồng bằng bằng ven biển.
Câu 5
Ghép ý ở cột A với ý ở cột B để thành một câu đúng.
Lời giải chi tiết:
Ghép các thông tin theo thứ tự sau:
1-C |
2-A |
3-B |
4-D |
Câu 6
Cho nhận xét sau: “Nhật Bản là quốc gia có điều kiện tự nhiên không thuận lợi như nhiều quốc gia khác”. Trình bày những khó khăn của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Nhật Bản.
Lời giải chi tiết:
- Khó khăn của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Nhật Bản:
+ Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ, có nhiều núi lửa, các đồng bằng nhỏ và hẹp.
+ Thường có mưa to, có bão, động đất và núi lửa.
+ Các sông ngắn, dốc.
+ Nghèo khoáng sản.
Câu 7
Hoàn thành bảng theo mẫu sau về đặc điểm dân cư và tác động của dân cư đến phát triển kinh tế - xã hội Nhật Bản.
Đặc điểm |
Kinh tế |
Xã hội |
...................... |
...................... |
...................... |
Lời giải chi tiết:
Đặc điểm |
Kinh tế |
Xã hội |
- Nhật Bản là nước đông dân. - Tỉ lệ gia tăng dân số thấp và có xu hướng giảm. - Cơ cấu dân số già. - Phân bố dân cư không đều. - Tỉ lệ dân thành thị cao và tăng nhanh - Nhật Bản có các dân tộc: Ya-ma-tô, Riu-kiu và Ai-nu. Tôn giáo chính là đạo Shin-tô và đạo Phật. |
- Cơ cấu dân số già dẫn đến thiếu nguồn lao động cho các hoạt động kinh tế. |
- Các tôn giáo có ảnh hưởng lớn đến xã hội và đời sống hàng ngày của người dân. |
Câu 8
Quan sát hình sau:
a) Hoàn thành bảng theo mẫu sau vào vở ghi.
Số dân |
Tên đô thị |
Từ 10 triệu người trở lên |
.................................................... |
Từ 5 đến dưới 10 triệu người |
.................................................... |
Dưới 5 triệu người |
.................................................... |
b) Nhận xét về sự phân bố dân cư và các đô thị của Nhật Bản.
Lời giải chi tiết:
♦ Yêu cầu a)
Số dân |
Tên đô thị |
Từ 10 triệu người trở lên |
Tô-ky-ô; Ô-xa-ca |
Từ 5 đến dưới 10 triệu người |
Phu-cu-ô-ca; Na-gôi-a |
Dưới 5 triệu người |
Xáp-pô-rô; Xen-đai; I-ô-cô-ha-ma; Ha-ma-mát-xu; Ky-ô-tô; Cô-bê; Hi-rô-si-ma |
♦ Yêu cầu b) Dân cư Nhật Bản phân bố không đều. Dân cư và các đô thị tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng ven biển.
Câu 9
Lựa chọn, tìm hiểu và giới thiệu về một trong những nét văn hoá sau đây của Nhật Bản: trà đạo, lễ hội, trang phục truyền thống.
Lời giải chi tiết:
(*) Tham khảo: văn hóa Trà đạo
- Trà đạo là nét văn hoá truyền thống từ lâu đời và không thể thiếu ở Nhật Bản. Đây là quá trình con người vừa thưởng trà và đàm đạo về triết lí cuộc sống.
- Văn hoá trà đạo nổi lên như một hiện tượng tại Nhật Bản từ khoảng cuối thế kỉ XII, khi sư thầy Ei-sai đến Trung Hoa học đạo và mang hạt giống của loại trà này về, trồng ở trong sân chùa.
- Khi thưởng thức trà, người Nhật còn kết hợp với tinh thần thiền của đạo Phật, nâng tầm quá trình này trở thành nghệ thuật trà đạo.
- Bài 23. Kinh tế Nhật Bản trang 52, 53, 54, 55 SBT Địa lí 11 Cánh diều
- Bài 24. Thực hành: Viết báo cáo về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản trang 56 SBT Địa lí 11 Cánh diều
- Bài 25. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Trung Quốc trang 57, 58, 59 SBT Địa lí 11 Cánh diều
- Bài 26. Kinh tế Trung Quốc trang 60, 61, 62, 63 SBT Địa lí 11 Cánh diều
- Bài 27. Thực hành viết báo cáo về sự thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc trang 65 SBT Địa lí 11 Cánh diều
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 27. Thực hành viết báo cáo về sự thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc trang 65 SBT Địa lí 11 Cánh diều
- Bài 26. Kinh tế Trung Quốc trang 60, 61, 62, 63 SBT Địa lí 11 Cánh diều
- Bài 25. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Trung Quốc trang 57, 58, 59 SBT Địa lí 11 Cánh diều
- Bài 24. Thực hành: Viết báo cáo về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản trang 56 SBT Địa lí 11 Cánh diều
- Bài 23. Kinh tế Nhật Bản trang 52, 53, 54, 55 SBT Địa lí 11 Cánh diều
- Bài 27. Thực hành viết báo cáo về sự thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc trang 65 SBT Địa lí 11 Cánh diều
- Bài 26. Kinh tế Trung Quốc trang 60, 61, 62, 63 SBT Địa lí 11 Cánh diều
- Bài 25. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Trung Quốc trang 57, 58, 59 SBT Địa lí 11 Cánh diều
- Bài 24. Thực hành: Viết báo cáo về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản trang 56 SBT Địa lí 11 Cánh diều
- Bài 23. Kinh tế Nhật Bản trang 52, 53, 54, 55 SBT Địa lí 11 Cánh diều