Bài 7. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Mỹ La-tinh trang 16, 17, 18, 19 SBT Địa lí 11 Cánh diều>
Đặc điểm nào sau đây không đúng với vị trí địa lí của khu vực Mỹ La-tinh?
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
Câu 1
Đặc điểm nào sau đây không đúng với vị trí địa lí của khu vực Mỹ La-tinh?
A. Nằm ở cả bán cầu Bắc và bán cầu Nam.
B. Tiếp giáp với ba đại dương.
C. Tiếp giáp với Mê-hi-cô ở phía bắc.
D. Tiếp giáp với vịnh Mê-hi-cô
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: C
Khu vực Mỹ La-tinh tiếp giáp với Hoa Kỳ và Ca-na-đa ở phía Bắc.
Câu 2
Đại bộ phận lãnh thổ đất liền của khu vực Mỹ La-tinh được bao bọc bởi:
A. Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Nam Đại Dương.
B. Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Nam Đại Dương.
C. Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Nam Đại Dương.
D. Thái Bình Dương, Bắc Băng Dương và Nam Đại Dương.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: B
Đại bộ phận lãnh thổ đất liền của khu vực Mỹ La-tinh được bao bọc bởi: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Nam Đại Dương.
Câu 3
Phần đất liền của khu vực Mỹ La-tinh tiếp giáp với quốc gia nào sau đây?
A. Hoa Kỳ.
B. Ca-na-đa.
C. Mê-hi-cô.
D. Cu-ba.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A
Phần đất liền của khu vực Mỹ La-tinh tiếp giáp với Hoa Kỳ.
Câu 4
Khu vực Mỹ La-tinh án ngữ tuyến đường biển quan trọng nối
A. Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương qua kênh đào Pa-na-ma.
B. Thái Bình Dương với Đại Tây Dương qua eo biển Bê-rinh.
C. Thái Bình Dương với Đại Tây Dương qua kênh đào Xuy-ê.
D. Thái Bình Dương với Đại Tây Dương qua kênh đào Pa-na-ma.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: D
Khu vực Mỹ La-tinh án ngữ tuyến đường biển quan trọng nối Thái Bình Dương với Đại Tây Dương qua kênh đào Pa-na-ma.
Câu 5
“Vành đai lửa Thái Bình Dương” đi qua
A. vùng ven biển phía nam khu vực Mỹ La-tinh.
B. toàn bộ lãnh thổ khu vực Mỹ La-tinh.
C. vùng ven biển phía tây khu vực Mỹ La-tinh.
D. vùng ven biển phía đông khu vực Mỹ La-tinh.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: C
“Vành đai lửa Thái Bình Dương” đi qua vùng ven biển phía tây khu vực Mỹ La-tinh.
Câu 6
Hoàn thành bảng theo mẫu sau:
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên |
Đặc điểm |
Địa hình, đất |
......................................................... |
Khí hậu |
......................................................... |
Sông, hồ |
......................................................... |
Biển |
......................................................... |
Sinh vật |
......................................................... |
Khoáng sản |
......................................................... |
Lời giải chi tiết:
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên |
Đặc điểm |
Địa hình, đất |
- Các đồng bằng và sơn nguyên chiếm phần lớn diện tích khu vực. - Các dãy núi trẻ cao, đồ sộ tập trung chủ yếu ở phía tây. - Địa hình có sự phân hóa từ đông sang tây. |
Khí hậu |
- Có nhiều đới và kiểu khí hậu khác nhau: + Đới khí hậu xích đạo và cận xích đạo ở quần đảo Ăng-ti, sơn nguyên Guy-a-na, đồng bằng La-nốt và phần lớn đồng bằng A-ma-dôn; + Đới khí hậu nhiệt đới chiếm phần lớn eo đất Trung Mỹ và khu vực chí tuyến Nam ở lục địa Nam Mỹ; + Đới khí hậu cận nhiệt nhỏ ở phía nam lục địa Nam Mỹ; - Một số nơi: hoang mạc A-ta-ca-ma có khí hậu khô hạn; đồng bằng A-ma-dôn có khí hậu ẩm ướt, vùng núi cao có khí hậu khắc nghiệt. - Ở khu vực Trung Mỹ và vùng biển Ca-ri-bê có một số thiên tai. |
Sông, hồ |
- Có nhiều hệ thống sông lớn. - Có một số hồ như: Ni-ca-ra-gua, Ma Chi-qui-ta, Ti-ti-ca-ca. |
Biển |
- Có vùng biển rộng lớn, bao gồm các biển thuộc Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, vịnh Mê-hi-cô và biển Ca-ri-bê. - Vùng biển có nhiều tiềm năng để phát triển tổng hợp kinh tế biển. |
Sinh vật |
- Có diện tích rừng lớn nhất thế giới và có nhiều kiểu rừng khác nhau. - Có hệ động vật phong phú với nhiều loại đặc hữu. |
Khoáng sản |
- Tài nguyên khoáng sản đa dạng, nhiều loại có trữ lượng lớn, như: sắt, đồng, dầu mỏ,… |
Câu 7
Hoàn thành sơ đồ theo mẫu sau để thấy được ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực Mỹ La-tinh.
Lời giải chi tiết:
(*) Học sinh điền các thông tin sau vào sơ đồ:
♦ Thuận lợi:
- Địa hình, đất:
+ Các đồng bằng đất đai màu mỡ thuận lợi phát triển cây lương thực, cây thực phẩm và chăn nuôi.
+ Các sơn nguyên có diện tích đất ba-dan thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc.
+ Các đảo lớn trong biển Ca-ri-bê có đồng bằng ven biển thích hợp trồng cây công nghiệp, cây ăn quả.
+ Vùng núi có tiềm năng lớn về khoáng sản, thủy điện và du lịch.
- Khí hậu:
+ Đới khí hậu xích đạo và cận xích đạo: thuận lợi cho trồng trọt và phát triển rừng.
+ Đới khí hậu nhiệt đới: tạo điều kiện chăn nuôi gia súc, cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới và rừng.
+ Đới khí hậu cận nhiệt: tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển chăn nuôi gia súc, cây công nghiệp, cây ăn quả cận nhiệt và ôn đới.
- Sông, hồ:
+ Sông có giá trị về thủy điện, giao thông, thủy sản và du lịch tuy nhiên tình trạng lũ lụt gây khó khăn cho đời sống và sản xuất.
+ Hồ có giá trị lớn về mặt giao thông, điều tiết nước và phát triển du lịch
- Vùng biển nhiều tiềm năng phát triển tổng hợp kinh tế biển, như: đánh bắt và nuôi trồng thủy sản; khai thác khoáng sản; vận tải và du lịch biển,…
- Tài nguyên rừng có tiềm năng rất lớn về kinh tế (cung cấp lâm sản, khai thác du lịch), có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường.
- Khoáng sản: Là cơ sở quan trọng để phát triển ngành công nghiệp khai khoáng, cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác và xuất khẩu.
♦ Khó khăn:
- Địa hình gây khó khăn trong việc xây dựng các tuyến giao thông kết nối giữa các khu vực.
- Khí hậu các vùng khắc nghiệt gây khó khăn cho sản xuất và đời sống người dân. Các thiên tai gây ra nhiều thiệt hại cho các quốc gia trong khu vực.
- Biển: một số vấn đề cần giải quyết, như: khai thác thủy sản quá mức, ô nhiễm môi trường…
- Sinh vật: do khai thác gỗ, lấy đất trồng, khai thác khoáng sản nên diện tích và độ che phủ rừng đang bị suy giảm nghiêm trọng.
- Việc khai thác khoáng sản quá mức ở nhiều quốc gia làm cho nguồn tài nguyên này đang dần cạn kiệt và gây ô nhiễm môi trường.
Câu 8
Quan sát hình sau:
a) Dân cư khu vực Mỹ La-tinh tập trung chủ yếu ở khu vực nào?
b) Kể tên ba đô thị đông dân hàng đầu của Mỹ La-tinh.
c) Tại sao dân cư phân bố thưa thớt ở khu vực đồng bằng A-ma-dân?
d) Phân bố dân cư có hưởng như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Mỹ La-tinh?
Lời giải chi tiết:
♦ Yêu cầu a) Dân cư khu vực Mỹ La-tinh tập trung chủ yếu ở các quốc gia thuộc eo đất Trung Mỹ.
♦ Yêu cầu b) Ba đô thị đông dân hàng đầu: Mê-hi-cô Xi-ti, Bu-ê-nốt Ai-rét, Xao Pao-lô.
♦ Yêu cầu c) Dân cư phân bố thưa thớt ở khu vực đồng bằng A-ma-dôn vì rừng nhiệt đới ẩm nguyên sinh bao phủ phần lớn diện tích khu vực này, không thuận lợi cho con người sinh sống và phát triển kinh tế.
♦ Yêu cầu d) Khu vực đông dân cư thường có các hoạt động kinh tế - xã hội phát triển năng động và ngược lại.
Câu 9
Cho bảng số liệu sau:
a) Nhận xét về tỉ lệ dân thành thị của khu vực Mỹ La-tinh so với một số khu vực, quốc gia khác.
b) Tại sao tỉ lệ dân thành thị của khu vực Mỹ La-tinh cao nhưng chất lượng cuộc sống của người dân chưa tương ứng?
Lời giải chi tiết:
♦ Yêu cầu a) Tỉ lệ dân thành thị của khu vực Mỹ La-tỉnh ở mức cao, cao hơn nhiều so với khu vực Đông Nam Á và gần bằng các nước phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản
♦ Yêu cầu b) Do quá trình đô thị hoá ở khu vực Mỹ La-tỉnh chủ yếu là tự phát, chưa gắn liền với quá trình công nghiệp hoá, dân cư thành thị tăng nhanh chủ khi yếu do di dân từ nông thôn ra thành thị và do lịch sử nhập cư lâu dài nên chất lượng cuộc sống người dân chưa tương xứng.
Câu 10
Quan sát hình sau, hãy tìm hiểu và trình bày về lễ hội này ở khu vực Mỹ La-tinh.
Lời giải chi tiết:
(*) Thông tin tham khảo: Lễ hội Carnival Rio de Janeiro (Bra-xin)
- Lễ hội Carnival thường được tổ chức vào tháng 2 hàng năm trên khắp đất nước Bra-xin. Đây là dịp để các vũ công Samba thể hiện tài năng của mình cũng như tranh tài với nhau để dành vị trí cao nhất của lễ hội. Đây là cuộc trình diễn nghệ thuật có quy mô rất hoành tráng, không chỉ là lớn nhất ở Bra-xin mà còn là một trong những lễ hội lớn nhất - náo nhiệt nhất thế giới.
- Vào thời gian này, khắp đất nước Bra-xin đều tràn ngập sắc màu, mọi người cùng nhau nhảy múa và ăn mừng. Nhưng có lẽ tâm điểm đáng chú ý nhất của lễ hội này sẽ tập trung vào thủ đô Rio de Janeiro, nơi dẫn đầu về quy mô, mức độ hoành tráng và sự náo nhiệt. Thủ đô sẽ là nơi diễn ra các sự kiện chính như lễ diễu hành, màn trình diễn so tài của các vũ công tài năng nhất
- Lễ hội Carnival bắt nguồn từ lễ hội của người LA Mã và Hy Lạp xưa, được tổ chức để chào đón mùa xuân, tôn vinh nét đẹp cuộc sống. Sau đó du nhập qua các nước châu Âu như Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha,... Dần dần các lễ hội này được du nhập vào Bra-xin và được người dân nơi đây yêu thích và phát huy cho đến ngày hôm nay. Hàng năm có hàng triệu du khách từ khắp các nơi trên thế giới đổ về Rio de Janeiro chỉ để được tham dự lễ hội này.
- Có tất cả 4 lễ diễu hành được tổ chức trong xuyên suốt 4 đêm diễn ra lễ hội. Trong đó 2 buổi biểu diễn lớn nhất sẽ diễn ra vào 2 ngày cuối cùng. Đây là lúc mà các vũ công Samba thể hiện hết tài năng của mình để tỏa sáng, đây không chỉ là cuộc đấu giữa các cá nhân mà là còn giữa các trường dạy Samba đứng đầu trên toàn Bra-xin tranh giành nhau danh hiệu vô địch. Đây thực sự là một chương trình kỳ diệu với các biên đạo múa xuất sắc, những bộ trang phục hóa trang đầy màu sắc và không kém phần gợi cảm. Những chiếc xe diễu hành đầy sáng tạo, bắt mắt cùng thứ âm nhạc mê hoặc khiến cơ thể của du khách không thể đứng yên mà phải hòa mình vào đám đông và nhảy múa.
- Ngoài những vũ công Samba và các xe diễu hành thì những bộ trang phục đủ sắc màu chính là đặc sản không thể thiếu của mùa lề hội này. Không chỉ giới hạn trong các buổi lễ diễu hành Samba và các trường học dạy Samba mà hầu hết mọi người, từ các vũ công đường phố cho đến người bán vé các buổi khiêu vũ cũng đều khoác lên mình những bộ trang phục lộng lẫy, đầy màu sắc.
Câu 11
Cho bảng số liệu sau:
a) Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực Mỹ La-tinh giai đoạn 1961 - 2021.
b) Rút ra nhận xét và giải thích
Lời giải chi tiết:
♦ Yêu cầu a)
♦ Yêu cầu b)
- Nhận xét: Tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực Mỹ La-tinh nhìn chung còn chậm và có sự biến động trong giai đoạn 1961 - 2021 (dẫn chứng).
- Giải thích:
+ Do hầu hết các nước ở khu vực Mỹ La-tinh trước đây đều là những nước nông nghiệp lạc hậu, đường lối phát triển kinh tế chưa phù hợp và phụ thuộc nhiều vào tư bản nước ngoài.
+ Năm 2020, tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực này có giá trị âm do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 toàn cầu.
Câu 12
Tìm hiểu về một số sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu của khu vực Mỹ La-tinh. Tại sao khu vực này có một số sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu giống với Việt Nam?
Lời giải chi tiết:
- Khu vực Mỹ La-tinh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp, nhiều sản phẩm nông nghiệp của khu vực đã xuất khẩu đến các nước trên thế giới như: cà phê, ca cao, chuối....
- Giải thích: Một số sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu của khu vực Mỹ La-tinh giống với Việt Nam vì nhiều nước trong khu vực này có điều kiện khí hậu tương đồng với nước ta (khí hậu nhiệt đới); thích hợp cho cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới phát triển.
- Bài 10. Thực hành: Viết báo cáo về công nghiệp của Cộng hòa liên bang Đức trang 24 SBT Địa lí 11 Cánh diều
- Bài 11. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Đông Nam Á trang 25, 26, 27, 28, 29 30 SBT Địa lí 11 Cánh diều
- Bài 12. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á trang 31, 32 SBT Địa lí 11 Cánh diều
- Bài 13. Thực hành: Tìm hiểu về hoạt động du lịch và kinh tế đối ngoại của khu vực Đông Nam Á trang 33, 34 SBT Địa lí 11 Cánh diều
- Bài 14. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Tây Nam Á trang 35, 36 SBT Địa lí 11 Cánh diều
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 27. Thực hành viết báo cáo về sự thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc trang 65 SBT Địa lí 11 Cánh diều
- Bài 26. Kinh tế Trung Quốc trang 60, 61, 62, 63 SBT Địa lí 11 Cánh diều
- Bài 25. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Trung Quốc trang 57, 58, 59 SBT Địa lí 11 Cánh diều
- Bài 24. Thực hành: Viết báo cáo về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản trang 56 SBT Địa lí 11 Cánh diều
- Bài 23. Kinh tế Nhật Bản trang 52, 53, 54, 55 SBT Địa lí 11 Cánh diều
- Bài 27. Thực hành viết báo cáo về sự thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc trang 65 SBT Địa lí 11 Cánh diều
- Bài 26. Kinh tế Trung Quốc trang 60, 61, 62, 63 SBT Địa lí 11 Cánh diều
- Bài 25. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Trung Quốc trang 57, 58, 59 SBT Địa lí 11 Cánh diều
- Bài 24. Thực hành: Viết báo cáo về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản trang 56 SBT Địa lí 11 Cánh diều
- Bài 23. Kinh tế Nhật Bản trang 52, 53, 54, 55 SBT Địa lí 11 Cánh diều